Cách dạy con của người Singapore rất đáng học hỏi

seminoon seminoon @seminoon

Cách dạy con của người Singapore rất đáng học hỏi

19/04/2015 11:49 AM
1,019

Cách dạy con của người Singapore rất đáng học  hỏi. Tôi đã học được cách dạy con thành người tiêu dùng thông thái cực hay từ một mẹ người Singapore.



 

CÁCH DẠY CON CỦA NGƯỜI SINGAPORE RẤT ĐÁNG HỌC HỎI

Phục cách mẹ Singapore dạy con tiêu tiền

Dạy trẻ cách tiêu tiền luôn là vấn đề làm tôi bối rối, nhưng từ ngày "thỉnh giáo" cô bạn ngoại quốc của mình, tôi đã không còn phải băn khoăn nhiều nữa.

Việc cho trẻ tiền và quản lý chi tiêu của con luôn làm không ít các ông bố bà mẹ đau đầu. Nhất là trong xã hội hiện nay, khi người lớn quá bận rộn với hàng tỉ thứ việc và không có thời gian quan tâm chăm lo đến con thì việc đưa cho trẻ tiền để con tự mua lại càng trở nên phổ biến. Cũng chính vì vậy là ta bắt gặp không ít những em bé mới 3-4 tuổi đã biết xin tiền, biết tự cầm tiền đi mua bánh kẹo, đồ chơi. Đương nhiên, việc cho con tiêu tiền và cầm tiền không phải là xấu. Thậm chí thông qua đó, chúng ta còn có thể dạy con cách tiết kiệm và quản lý tiền bạc ngay từ tấm bé. Tuy nhiên, làm sao và như thế nào thì không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết cách.

Tôi xin kể ra đây một trải nghiệm cực kỳ thú vị của bản thân khi đến ở 'homestay' tại một gia đình người Singapore trong vòng 1 tuần.

Julia là một trong những người bạn ngoại quốc tôi biết thông qua mạng xã hội facebook. Cô bạn kết hôn đã được 7 năm và có một cậu con trai năm nay vào tiểu học. Nhân dịp hè, Julia cùng chồng mời tôi sang Singapore chơi và ở homestay tại nhà cô ấy. Tôi rất hào hứng với chuyến đi này và muốn khám phá về phương pháp dạy dỗ con cái của người Singapore. Cũng là để hiểu lý do tại sao rất nhiều ông bố bà mẹ hiện nay muốn gửi gắm con mình vào những trường quốc tế Sing tại Việt Nam hay thậm chí là cho con sang Singapore du học.

Ngay hôm đầu tiên tôi đến nhà Julia, tôi đã rất chú ý đến một tờ giấy nhiều màu sắc được dán ngay trong góc học tập của Ben – con trai Julia. Trong tờ giấy đó, tôi quan sát thấy có những dòng ghi mục tiêu ngắn hạn của Ben là sách truyện, đồ chơi, đĩa phim - những khoản cậu nhóc hoàn toàn có thể mua trong tuần hoặc trong tháng. Ngoài ra có các mục tiêu dài hạn như một cây ghi ta, xe đạp mới - những hạng mục mà theo tôi nhận thấy muốn có thì phải tính bằng đơn vị năm.

Khi tôi hỏi Ben về tờ giấy này, cậu bé hào hứng cho tôi biết rằng: Đây chính là danh sách những thứ Ben đã cùng mẹ soạn thảo và tính toán từng khoản tiền cho mỗi hạng mục. Cậu bé đã tự lên kế hoạch tiết kiệm để có thể mua được những gì mình thích mà không cần phải xin xỏ người lớn. Ben tỏ ra vô cùng tự hào khi được tự “hoạch định tài chính” cho bản thân.

dạy con, mẹ Sing, tiêu tiền,

Trẻ nhỏ luôn thích được tự hoạch định tài chính và mua sắm cho bản thân (ảnh minh họa)

Nhớ về cậu con trai Nhật Minh của tôi ở nhà - một “cậu ấm” chính hiệu luôn được ông bà nội chiều chuộng hết mực - con có đủ các loại đồ chơi, rô bốt, máy bay, tàu lượn... do ông bà cho tiền thoải mái mua không cần nghĩ. Tôi và ông xã thì thường xuyên đau đầu vì thói vòi vĩnh tiền bạc và tiêu xài hoang phí con. Tôi quyết tâm học hỏi Julia cách dạy con tiêu tiền.

Cô nàng đương nhiên cũng chẳng “ki bo” gì bí quyết của mình. Julia chia sẻ với tôi rằng tờ giấy hoạch định mục tiêu của Ben ở trong phòng cũng chính là một phần của phương pháp dạy con này. Cho trẻ tiền không hề xấu, cái chính là ta cần cùng con lên danh sách những gì muốn mua và dạy con cách tiêu tiền có trách nhiệm. Mỗi tuần, Ben đều trích ½ số tiền được bố mẹ cho để tiết kiệm cho “kế hoạch lớn”. Số còn lại, Julia để con trai tự quyết định mua sắm.

Vậy là cuối tuần đấy, tôi được cùng cả gia đình Julia đi siêu thị để “ngó nghiêng” cách Ben tiêu tiền. Cậu bé mang theo cả danh sách đồ chơi mình muốn mua và rất sung sướng khi nhìn thấy tất cả trước mắt mình.

Ban đầu, Ben muốn mua tất cả ngay lập tức. Nhưng Julia đã dẫn con đi một vòng để so sánh giá cả giữa các mặt hàng và chỉ cho cậu bé thấy nên chọn hãng nào, ưu điểm của từng loại đồ ra sao. Tuy đã lựa chọn rất cẩn thận nhưng Ben vẫn không đủ tiền mua hết những thứ trong danh sách.

Thấy cậu bé buồn, tôi ngỏ ý với Julia sẽ cho Ben ít tiền nhưng cô nàng gạt đi. Julia nói với tôi rằng “Bố mẹ hoàn toàn có thể mua cho con cái những thứ chúng thích nhưng việc tự mua bằng tiền tiết kiệm của mình sẽ khiến con có trách nhiệm hơn với từng đồng mình kiếm được”. Sau đó Ben đã cân nhắc rất nhiều và quyết định mua chiếc balo và để lại bộ xếp hình khi biết nó sẽ được giảm giá 20% vào tháng tới. Julia lúc đó mới chia sẻ với tôi rằng cô nàng muốn con phải học được thứ tự ưu tiên khi mua đồ cũng như biết được đâu là cái mình cần và đâu là cái mình muốn. Như Ben sắp chuẩn bị đi học tiểu học, vậy cậu bé cần phải mua một chiếc ba lô còn bộ xếp hình, đó chỉ là mong muốn nhất thời của con và hoàn toàn có thể thực hiện vào lúc khác.

Julia còn “bật mí”: một điều không kém phần quan trọng trong việc dạy trẻ cách tiêu tiền tiết kiệm, đó là bố mẹ phải làm gương cho trẻ. Thiết nghĩ tiết kiệm không phải là điều đáng quý ở trẻ, mà còn là ở cả người lớn. Mỗi khi mua đồ mới cho gia đình, Julia luôn hỏi ý kiến Ben để bé thấy mình được tôn trọng và là một “thành-viên-người-lớn” trong gia đình. Tôi đã từng rất ngạc nhiên khi có lần thấy Ben còn góp ý với mẹ rằng việc mua tủ lạnh là không cần thiết vì tủ lạnh nhà mình vẫn dùng tốt, hoặc nhắc nhở bố vì bố quên tắt điện.

Thật đáng nể một cậu nhóc tuy mới 6 tuổi mà đã biết bỏ lợn, biết tiết kiệm và biết đắn đo khi đứng trước mỗi món đồ chơi, thậm chí biết nhắc nhở bố mẹ tiết kiệm tiền trong gia đình.

Khi tôi kể lại phương pháp này với chồng, anh cũng rất ủng hộ và thậm chí còn đi mua ngay cho Nhật Minh một chiếc ví nho nhỏ và một con lợn đất. Chúng tôi cũng đã dùng “bí kíp” của mẹ Sing để biến con thành “nhà tiêu dùng thông thái”.

Theo tôi, chặng đường nuôi dạy con cái sao cho nên người hãy còn nhiều gian nan. Chúng ta phải học hỏi lẫn nhau và đừng dè chừng những rào cản phương Đông - phương Tây, những “theo nội” hay là “sính ngoại”. Bởi trong trường hợp này một người mẹ ngoại quốc đã tặng tôi một bài học thú vị và vô cùng hiệu quả.

THAM KHẢO THÊM:

Cách dạy con của phương tây

Ngày đó đi dạo ở Bờ Hồ (Hà Nội), tôi chứng kiến một cảnh tức cười: Một cô Tây da trắng, chừng 35 tuổi, lững thững đi bộ đến gần Thủy Tạ, đằng sau cô là một bé con tây khóc tức tưởi đi theo. Một bà người Việt chứng kiến sự việc, bực tức kéo tay cô tây, ‘chém gió’ nhắc: “Mẹ cái kiểu gì vậy, con khóc mà cứ lờ tịt!”. Sẵn biết tiếng Anh, tôi dịch đoạn đó cho cô.

Cô Tây quay sang nhờ tôi giải thích cho bà người Việt: “Cháu 3 tuổi rồi, hôm nay trời nắng đẹp, không gắt, cháu ăn sáng no nê, tắm sạch, đại tiểu tiện xong rồi, không ốm đau gì, vậy không có lý gì phải khóc cả! Cháu nó hờn đòi bế vô cớ… không chiều được! Lúc nào cháu thực sự mệt thì mẹ con sẽ cùng nghỉ.”

Con phải tự đi bằng đôi chân của mình

Trong khá nhiều trường hợp, các bậc cha mẹ phương tây khác hẳn các bậc cha mẹ Á đông, trong đó có người Việt, về cách dạy con.

Rời ti mẹ, trẻ con phương tây thường được/bị đặt ngồi trên ghế riêng để tự ăn. Sang nhà nhiều bạn gốc Anglo, tôi thường thấy cháu bé mới hai, ba tuổi, ngồi trên ghế cao, thắt dây bảo hiểm, ăn sáng. Nhiều khi các cậu bỏ thìa, bốc thẳng tay vào bát bột lúa mạch vốc đưa lên miệng, khi vội, các cậu bưng bát úp, “trát luôn” lên mặt, ăn cho nhanh.

Tính tự lập của trẻ con trong các gia đình phương Tây được hun đúc từ rất sớm. (Ảnh minh họa)

Còn ở Việt Nam, ta thấy ông, bà, cha hoặc mẹ của trẻ, mấy năm nay thêm ô-sin, thường bưng bát chạy theo dùng thìa đút cho trẻ nhỏ. Ngay ở các nhà giữ trẻ, các cô nuôi dạy trẻ vẫn hàng ngày tập trung các cháu, xúc đứa này một miếng, đứa kia một miếng… Roi và đũa cả được dùng để thiết lập “đồng thuận.”

Trong gia đình, thiết lập những nền nếp và thời gian biểu thường rất dễ, nhưng thực hiện phải kiên trì.Rachel, người mẹ ở Sydney có cặp sinh đôi trai năm nay 6 tuổi kể: ”Chúng tôi quy định đúng 8.30 tối là các cháu phải vào giường, mẹ hoặc bố sẽ đọc cho một hai trang truyện, rồi ngủ. Nếu không ngủ thì cứ nằm im cho anh/em ngủ.”

Ngược lại, anh chị tôi người Việt trước ở quận Hai Bà Trưng, hiện định cư ở vùng Cabramatta, thản nhiên: “Bố mẹ thức bao lâu thì trẻ con thức bấy nhiêu.” Nhiều khi mải xem phim Hàn Quốc, anh chị bỏ bẵng cho hai con lăn lộn thức tận 11, 12 giờ đêm, lăn ra ngủ khi chúng quá mệt.

Tính tự lập của trẻ con trong các gia đình phương tây (Anglo) ở Sydney cũng được hun đúc bằng cách các cháu được tham gia vào các hoạt động trong nhà. Rửa bát, quét nhà, hút bụi, hoặc đổ rác thường là những phần trong thời gian biểu của trẻ con. Tôi đã đọc ở sách đâu đó rằng lứa tuổi từ 4 đến 6, trẻ con rất muốn bắt chước và hưng phấn làm việc giúp đỡ bố mẹ, cái nết bắt đầu từ đó. Nếu nuông các cháu qua giai đoạn này thì việc tạo nền nếp sẽ khó hơn nhiều.

Trừ những gia đình cực kỳ giàu có, rất hiếm gia đình Úc có người giúp việc. Thảng hoặc có cha mẹ nào quá bận bịu, thì trả tiền có người đến dọn nhà độ vài tiếng một tuần, trong lúc chủ nhà đi vắng. “Cậu cứ tưởng tượng cảnh nhà mình toàn người thân, tự nhiên có ai lạ lẫm đi ngễu nghện trong nhà? Chướng ghê lắm!”, đồng nghiệp Diana của tôi nói.

Một ví dụ về việc ô-sin làm hỏng việc nhà là chuyện hai người bạn tôi: Chồng là kỹ sư xây dựng người Anh, vợ là trưởng phòng PR tài giỏi người Úc-Anglo, sống ở Singapore và sinh cháu Michael, nay 7 tuổi. Do anh lẫn chị đều đi làm cả ngày, nên Michael bị giao phó cho cô giúp việc người Philippines. Sau một thời gian ngắn cháu Michael bắt đầu nói thứ tiếng Anh “bồi” của cô giúp việc, đòi bế, đòi đút thức ăn, và ăn vạ nếu không có ai nựng.

Tập quán ở những vùng đông di dân Việt và Á Đông ở Úc, nói chung, vẫn có thói quen bố mẹ “bao cấp” con cái. Con làm gì bố mẹ cũng đắm đuối giúp, hy sinh tất cả cho học tập. Trong trường trung học của con tôi, ít khi thấy học sinh gốc Á châu tham gia vào các hoạt động ngoại khóa như thể thao, nhạc, họa hay công tác từ thiện do trường tổ chức. Chúng dành phần lớn thời gian vào học thêm, ngay từ lớp 7, để luyện thi đại học(!)


Các bà mẹ người Việt nam lại thường có tâm lý ‘ủm’ con và chăm sóc đến tận răng. (Ảnh minh họa).

Lao động, giao tiếp và tự quyết

Hai “thiếu gia” nhà tôi, hồi 9 và 13 tuổi, nghe trẻ con hàng xóm xui khiến, một hôm về xung phong rửa xe cho bố. Tôi kiếm cho mỗi cậu một đôi găng cao su và dạy cách trộn nước rửa, xoa xà phòng và xì nước. Hai cậu “phá phách” nửa buổi chiều, ướt sũng nước vì chúng vác vòi bơm tấn công nhau, nhưng cũng rửa xong chiếc xe. Rồi chúng khoe rằng có bác hàng xóm, sức yếu, thấy vậy đã sang nhờ lần sau rửa xe của bác, bác hứa trả mỗi cậu 10 đô. Hai cậu giờ rất khoái rửa xe vì vừa có tiền ăn kem, vừa được dịp xịt nước đánh trận.

Những công việc nhỏ quanh khu phố ở Sydney cho trẻ con gồm đi đưa quảng cáo, đẩy xe báo đi bán ngày thứ bảy hoặc chủ nhật, hoặc theo xe bán kem phụ giúp khi nghỉ học. Thi thoảng tôi thấy những toán thiếu niên, lớp 7 lớp 8 đi vào các khu phố quyên tiền giúp người nghèo, người tàn tật, hay tài trợ những chương trình cứu hộ biển ở Sydney. Dĩ nhiên đằng sau các toán thiếu niên đó là cha mẹ hoặc thầy giáo lái xe đưa chúng đi. Họ bao quát cảnh giác, sẵn sàng bảo vệ các cháu nếu có manh nha những nguy hiểm về ấu dâm hay bạo lực.

“Tính tự tin và khả năng suy nghĩ độc lập của trẻ con bắt nguồn từ khả năng giao tiếp. Ví dụ, nếu ai gọi điện đến nhà, cháu nghe điện thoại, nói chuyện đàng hoàng. Biết chào, và cám ơn người đã gọi đến,” cô giáo Jo ở tây Sydney giảng giải.

Lyn, bà mẹ 4 con ở vùng Ryde, tây bắc Sydney nhận xét: “Gặp ai cũng chào, biết cám ơn và giải thích cám ơn ‘vì việc gì?’ (thank you for….) chứ không cám ơn suông, và hiểu thế nào là ‘lời hứa.’ Đã hứa thì phải làm. Không làm thì giải thích vì sao không làm. Đó là những căn bản trong giao tiếp mà trẻ con tuổi nào học cũng không quá sớm.”

Kỹ năng ứng xử và giao tiếp (communication and interpersonal skills) là tiêu chuẩn tiên quyết trong tuyển dụng công việc ở khắp nơi trên thế giới. Giới trẻ phương Tây thường tự tin đi du lịch ba lô hay thoát ly công tác nước ngoài vài tháng đến vài năm nhưng phần nhiều không mắc vòng tội lỗi. Mà dẫu có mắc nạn, thì thường chúng biết tự đứng dậy.

Khi trò chuyện với con cái, tôi thường thấy cha mẹ ở Úc khơi gợi: Về việc này thì con quyết định ra sao? Và các cô cậu nhỏ rất khoái khi được tự quyết định, dẫu sự việc chỉ liên quan tới những điều nho nhỏ như mặc áo màu xanh hay màu đỏ. Cũng có lần tôi thực ấn tượng khi nghe một thiếu nữ 15 tuổi bàn về hoạt động của hội Chữ Thập Đỏ quốc tế ở Đông Timor. Cháu nói đã quyết định sẽ đóng chút ít tiền riêng của cháu vào quỹ giúp đỡ người mù chữ ở đất nước mới mẻ đó.

Tận cùng của giáo dục là gì?

Ước muốn của con người ta là đa dạng, mà hoài bão của tuổi trẻ thật vô bờ bến.

Kiếm vài bộ áo quần hàng hiệu xịn, xe thể thao bóng bẩy và xả láng ở khách sạn năm sao hay tập đi quyên tiền giúp đỡ người nghèo? Chăm lo doanh nghiệp để kiếm việc, dành mua nhà rồi mua thêm nhà cho thuê, hay chu du thế giới học khôn? Quyết chí làm quan hay đắm say vào con đường nghệ thuật thơ ca, văn sĩ hay thể thao? Quyết lấy cho được một tấm chồng giàu hay vợ triệu phú để hãnh tiến, hay vào đại học kiếm bằng PhD… Nhiều, nhiều nữa các lựa chọn.

Lựa chọn nào cũng có lý của nó, miễn trước hết trẻ em phải trở nên con người có giáo dục. “Con tôi lớn, phải thành người tự lập, có bản lĩnh, suy nghĩ độc lập và ứng xử cho ra hồn người”, bạn tôi nói. “Còn nó muốn làm gì, trở thành ai, thành cái gì? Đó phải là quyết định của chính nó.”
 

Bố mẹ Việt dạy con tự lập kiểu Tây như thế nào?


Tôi chưa có gia đình nhưng nhiều năm du học Pháp, sống với những gia đình người Pháp, tôi thấy các cha mẹ trẻ Việt nên học tập kinh nghiệm dạy con của họ.

Tôi nghĩ rằng, khi các bậc phụ huynh Việt Nam áp dụng những biện pháp dạy con kiểu phương Tây một cách khéo léo và biết dung hòa, sẽ giúp con tự lập một cách sớm nhất và bước vào đời một cách đầy chủ động.

1. Con tự làm được những việc của mình

Nếu có dịp sang nước Pháp hay bất cứ nước phương Tây nào, tôi nghĩ nhiều mẹ sẽ khá choáng váng và phải đại khai nhãn giới vì cách nuôi dạy con của họ.

Tôi chưa có gia đình nhưng nhiều năm du học Pháp, sống với những gia đình người Pháp, tôi thấy các cha mẹ trẻ Việt nên học tập kinh nghiệm dạy con của họ.

Tất cả những việc lớn nhỏ liên quan đến cá nhân các con như ăn ở, mặc, ngủ nghỉ, họ đều huấn luyện cho con vào nề nếp đâu vào đó.

Tất cả phải ưu tiên tính tự giác của con lên hàng đầu.

Vì thế, những bà mẹ phương Tây sẵn sàng cho con thời gian tự thích nghi để con tự giác ăn ngủ nghỉ đúng giờ.

Con ngã thì tự đứng dậy, con ăn thì tự xúc ăn dù rơi vãi cũng được. Con mặc thì tự mặc quần áo, dù có thể là mặc quần áo trái.

2. Dạy con tinh thần làm việc hoặc vui chơi theo nhóm

Ở các nước phương Tây, ngay từ khi còn bé, những đứa trẻ đã được phụ huynh dạy cách vui chơi hay làm việc.

Khi những đứa trẻ chơi với nhau, đánh nhau hay xô xát, ba mẹ chúng cũng chẳng bao giờ can thiệp nhiều. Chúng tự hợp thành nhóm nào mà chúng thích.

Khi những đứa trẻ chơi với nhau, đánh nhau hay xô xát, ba mẹ chúng cũng chẳng bao giờ can thiệp nhiều.

3. Bố mẹ không bao giờ bênh khi con mình sai

Khi con mình sai, dù biết là con bị phạt các phụ huynh sẽ rất đau lòng. Nhưng cha mẹ Tây không bao giờ bênh khi con mình sai. Họ cũng không bao giờ dỗ dành trước mặt con cái khi trẻ nhà họ ngã hoặc tự làm đau mình. Chỉ trừ lúc con đau quá thì họ hỏi con để cho cơn đau nhanh chóng quên thôi.

Vì thế, những đứa tr�� phương Tây tuy vẫn có lúc khó bảo nhưng thường không bao giờ biết ăn vạ như các đứa trẻ Việt. Nếu con biết lỗi, con sẽ biết tự xin lỗi mà không cần phải mắng mỏ nhiều.

4. Ông bà không bao giờ can thiệp vào việc dạy con

Ở phương Tây, trách nhiệm dạy con như thế nào là hoàn toàn do bố mẹ. Ông bà nội ngoại không bao giờ được can thiệp vào việc dạy dỗ cháu.

Cha mẹ Tây không bao giờ bênh khi con mình sai.

Nếu thấy cách nuôi dạy con cái có vấn đề, ông bà sẽ chỉ nhắc nhờ bố mẹ khi không có mặt con trẻ. Đặc biệt, khi các thành viên trong gia đình xung đột, không khí căng thẳng, họ cũng rất ít khi để lộ sự mâu thuẫn này trước mặt con cái.

5. Nói chuyện với con như 1 người lớn

Tuy giữa bố mẹ và con cái luôn nghiêm khắc nhưng họ vẫn rất gần gũi và yêu thương nhau.

Thường thì ngay từ khi các bé mới 1 tuổi, cha mẹ Tây đã luôn dạy dỗ và nói chuyện với con như một người lớn và người bạn.

Vì coi con như một người lớn nên họ luôn công bằng, tôn trọng con.

Họ luôn dạy con phải có trách nhiệm với việc mình làm, ý thức việc tiêu xài, quý trọng tiền hay đồ ăn.
 

Phương pháp dạy con ngoan của bà mẹ giỏi


Không ít các ông bố bà mẹ phải đau đầu khi những đứa trẻ yêu quý của họ quậy phá, khóc lóc, họ luôn phải chạy theo dỗ dành, và dù mắng chúng như thế nào thì chúng cũng cứ nũng nịu đòi hỏi, khó nghe lời bạn. Bạn nhìn thấy đứa trẻ nhà hàng xóm thật ngoan, biết nghe lời, và có cử chỉ hành động thật ngoan ngoãn, bố mẹ chúng chỉ cần nói một câu nhẹ nhàng nhưng chúng lại nghe lời một cách vui vẻ, còn con bạn thì ngược lại. Họ có phương pháp dạy con ngoan là gì vậy? hãy cùng tìm hiểu phương pháp dạy con ngoan của bà mẹ giỏi các bạn nhé.

Hãy biết nói “không”

Bạn thấy không, những bà mẹ tây luôn nói với con họ là “No, no” và bọn trẻ ngay lập tức vui vẻ và chấp nhận không làm trái điều bố mẹ chúng đã nhắc, còn con bạn thì ngược lại, dù bạn nói không nhưng chúng vẫn cứ tiếp tục làm những điều chúng muốn. Bạn biết vì sao không? cùng là một cách từ chối đòi hỏi của con cái nhưng lời nói của một bà mẹ tây lại có trọng lượng gấp nhiều lần lời nói của bạn đối với bọn trẻ. Đơn giản vì họ biết cách từ chối một cách thẳng thắn, chắc chắn, còn bạn thì không đâu, không phải cứ nói mắng to tiếng với trẻ con thì chúng mới nghe theo, hãy thay đổi cách từ chối, nói “không” với một giọng điệu vừa phải, chắc chắn, đanh thép, dù chúng đòi hỏi, nũng nịu bạn cũng cần cương quyết từ chối và tỏ thái độ rõ ràng như vậy bọn trẻ mới nhận ra nếu bố mẹ đã nói “không” thì phải chấp hành.

Tôn trọng trẻ

Bạn nên biết, trẻ con như một tờ giấy trắng, bạn vẽ gì lên đó thì tờ giấy sẽ có hình như vậy, nếu như bạn không muốn sau này con bạn nói “bố/mẹ tránh ra” nếu bạn làm vướng đường chúng, thì lúc này bạn nên nói với trẻ một cách tôn trọng với giọng điệu nhẹ nhàng”con làm ơn tránh đường cho bố/mẹ với”, trẻ sẽ học theo bạn ngay lập tức, lần sau nếu một việc tương tự xảy ra trẻ sẽ biết cách cư xử lịch sự và tôn trọng người khác.

Dạy trẻ tính kiên nhẫn

Hãy biết lắng nghe trẻ nói, trẻ thể hiện, sự thích thú của trẻ, mong muốn của trẻ, nhưng không nên thực hiện tất cả các mong muốn của trẻ.

Ví dụ không nên cho trẻ ăn uống vô tội vạ, hãy cho trẻ biết rằng lúc nào được ăn và lúc nào không được ăn, giờ này phải ăn cơm, giờ này được ăn vặt, nếu trẻ vừa ăn xong mà đòi ăn vặt luôn thì bạn nên cho trẻ chơi các thứ khác vui vẻ để trẻ quên đi sự thèm ăn vặt lúc này, đồng thời ra hình phạt nếu còn đòi vậy thì sau sẽ không mua đồ ăn vặt cho trẻ nữa, về sau trẻ sẽ ngoan ngoãn, có kỉ luật hơn và thực hiện theo cách bạn đã đưa ra, trẻ cũng sẽ biết kiên nhẫn chờ đợi để tới giờ ăn vặt, và trẻ biết cách tạo sự chú ý của bản thân qua cái khác để tạm thời quên đi sự ham muốn ăn vặt.

Hoặc nếu như người lớn đang nói chuyện, trẻ chạy vào nói xen vào giữa người lớn, hãy nói “chờ mẹ 2 phút nhé, mẹ đang bận nói chuyện với cô / chú chưa xong”. Cách nói này vừa tế nhị, vừa cứng rắn, để trẻ biết rằng chúng phải chờ đợi để nói chuyện sau.

Giáo dục trẻ ngoan thì bản thân phải làm đúng

Trẻ con sẽ dễ dàng học theo những gì nó biết, bạn phải biết dạy trẻ những câu nói xin lỗi, cảm ơn, xin chào, tạm biệt, và ngay bản thân bạn cũng nên nói những từ đó đúng lúc để trẻ học theo.

Trẻ mắc lỗi thì phải nghiêm khắc nhắc nhở và trừng phạt.

Gần gũi nhưng luôn nhắc nhở trẻ biết rằng cha mẹ mới là người có quyền quyết định.

Nói “không” khi cần thiết để trẻ biết cách đối diện và chấp nhận khi bị cha mẹ từ chối.

Với những phương pháp dạy con ngoan của bà mẹ giỏi, hi vọng các bà mẹ có thể dạy trẻ ngoan ngoãn hơn. Chúc các bà mẹ thành công.


Dạy con tự lập
Bí quyết dạy trẻ thông minh của người Nhật
Dạy con từ thuở lên 3
Nuôi con khỏe dạy con ngoan
Làm sao dạy con biết vâng lời
Dạy trẻ biết đọc sớm đâu có gì khó
Dạy con chào hỏi



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý