Triệu chứng khi bị giời leo

seminoon seminoon @seminoon

Triệu chứng khi bị giời leo

19/04/2015 11:53 AM
557


“Giời leo” là từ dân gian chỉ tổn thương da cấp tính có mụn nước, mụn mủ, bọng nước. Triệu chứng khi bị giời leo là gì, bệnh có nguy hiểm không, chúng ta cùng tham khảo nhé!



BỆNH GIỜI LEO


Nó có thể là viêm da do tiếp xúc với côn trùng hoặc bệnh zona. Tổn thương da cấp  có triệu chứng gần giống nhau nên khi chẳng may mắc phải bệnh nhân thường đánh đồng là bị bệnh giời leo. Do đây là 2 bệnh khác hẳn nhau nên khi mắc, bệnh nhân cần đi khám chứ không nên tự ý dùng thuốc.

Viêm da do côn trùng

Thường thì bệnh bột phát sau khi da tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp (qua quần áo khi phơi dính phải bụi phấn) từ một loại côn trùng. Biểu hiện của tổn thương da thường là xuất hiện  các đám đỏ, phù nề, có mụn nước, mụn mủ phía trên, đôi khi là dịch tiết, chảy nước; có khi là một vệt dài trông giống như bị cào xước.

Bệnh nhân bị bệnh “giời leo”. Ảnh: INTERNET

Các vết tổn thương có nền da sưng phù, ở giữa là các mụn mủ chi chít, xung quanh là quầng đỏ, nổi gờ lên cao hơn mặt da, có thể chỉ có một đám hoặc nhiều đám, thường khu trú ở vùng da hở như mặt, tay, chân và ở cả hai bên thân thể. Bệnh nhân bị rát ở bề mặt da, đôi khi đau nếu có mủ nhiều, có thể hơi ngứa; không bị nhức buốt dưới da, không bị giật nhoi nhói.

Zona

Đây là một bệnh do virus varicella gây nên,  tỉ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 20% dân số. Zona có thể phát ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng tuổi càng cao thì tỉ lệ bệnh càng tăng, đôi khi trẻ em cũng có thể mắc.

Đa số bệnh nhân zona có tiền sử mắc thủy đậu từ bé. Khi thủy đậu đã khỏi, một số virus varicella vẫn còn tồn tại ở trạng thái tiềm ẩn, không gây bệnh, cư trú ở hạch thần kinh. Khi gặp điều kiện thuận lợi như suy giảm miễn dịch, suy nhược cơ thể, các sang chấn tinh thần..., chúng trở lại trạng thái hoạt động, nhân lên, phát triển ra các đầu dây thần kinh cảm giác và gây bệnh. Bệnh zona thường không tái phát, không lây trực tiếp cho người khác, không gây tổn thương các phủ tạng và não.

Lúc đầu, bệnh nhân thường thấy đau và rát ở một vùng da và tổ chức dưới da của bên thân thể. Nhiều bệnh nhân còn bị giật nhoi nhói từng cơn ở các vùng da này. Cảm giác đau rát tồn tại khoảng 1-3 ngày, sau đó nổi lên các mụn nước, tập trung thành từng chùm, nếu không điều trị kịp thời thì sẽ phát triển thành các bọng nước.
Tổn thương ban đầu chỉ là các đám nhỏ phân bố rải rác thành một dải, nếu không điều trị thì lan rộng ra và liên kết với nhau thành một mảng lớn một bên thân thể (cả một vùng ngực hoặc cả một vùng mạng sườn). Thường thì các mụn nước, bọng nước chứa dịch trong nhưng nếu kèm theo nhiễm trùng thì sẽ có mủ, đôi khi gây sốt.

Khi bị “giời leo”, tuyệt đối không gãi, cạo, xát chanh, xát muối, đắp đỗ xanh, gạo nếp…vì sẽ làm cho tổn thương sâu hơn, lan rộng hơn, nhiễm trùng, loét. Có thể tắm rửa hằng ngày nhưng không được xát xà phòng trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Cần kiêng uống rượu, bia và không ăn nhiều gia vị cay, nóng.

Với viêm da do côn trùng, nếu chảy nước, tiết dịch nhiều thì bôi các dung dịch làm dịu da, hút dịch như dalibour, jarish, xanh methylen, castelani... Nếu tổn thương ít tiết dịch, có thể dùng hồ nước hoặc hồ tetraprenisolon... Tổn thương da khô thì bôi một trong các chế phẩm có steroid như: pesancort, flucinar, gentrison, diproson, fobancort... ngày một lần trong 1-2 tuần. Nếu tổn thương có mủ, phải uống amoxicilin hoặc erythromycin, uống sau ăn. Một đợt dùng kháng sinh là 5-7 ngày.

Để giảm phù nề, ngứa và rát, có thể uống một trong các thuốc kháng histamin như phenergan hoặc loratadin trong 5-10 ngày. Hết đợt điều trị, phần lớn các tổn thương khỏi hoàn toàn không để lại sẹo. Một số trường hợp có thể để lại các vết thâm do tăng sắc tố sau viêm, các vết thâm này nhạt màu dần và mất đi trong vòng 3-6 tháng.

Với zona, thời gian trị liệu cho kết quả tốt nhất là trong vòng 48 giờ sau khi có tổn thương da; nếu điều trị trong vòng một tuần đầu thì kết quả có chậm hơn nhưng vẫn tốt. Nếu để muộn quá thì kết quả điều trị kém và có thể để lại các di chứng như: đau kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, thậm chí có những người đau kéo dài đến hết cuộc đời, đặc biệt ở người cao tuổi.
Nếu zona gây tổn thương dây thần kinh số 5 thì có thể gây giảm hoặc mất thị lực hoàn toàn, nếu gây tổn thương dây thần kinh số 7 thì có thể gây liệt mặt, méo miệng. Các biến chứng khác có thể gặp là loét lâu liền, sẹo lồi, sẹo lõm, vết trắng hoặc vết thâm do rối loạn sắc tố sau viêm...

Nếu có điều kiện có thể chiếu tia laser helinion tại chỗ để tổn thương da zona chóng lành và góp phần hồi phục dây thần kinh. Những bệnh nhân đau rát nhiều có thể uống thêm các thuốc giảm đau.

Không nên bôi các loại thuốc mỡ

Nếu tại chỗ tổn thương còn mụn nước, tiết dịch nhiều thì không nên bôi các loại thuốc mỡ vì sẽ làm tăng bám bụi, ứ đọng dịch tiết phù nề. Nên bôi các dung dịch như jarish, dalibour, dung dịch kháng sinh, xanh methylen, castelani... Sau 5-7 ngày tổn thương da khô hơn thì có thể bôi kem acyclovir ngày 3-5 lần. Không được gãi hoặc cạo ra trước khi bôi thuốc. Bắt buộc phải uống đủ liều kháng sinh chống nhiễm khuẩn dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

CÁCH ĐIỀU TRỊ CHỨNG 'GIỜI LEO'

"Từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm là thời điểm bệnh giời leo hoành hành...”- Ths.BS Đinh Doãn Thạch, Trưởng khoa Khám bệnh (BV Da liễu Hà Đông) cho biết.

Tự ý điều trị làm tổn thương sâu hơn

Thống kê tại BV Da liễu Trung ương và BV Da liễu Hà Nội, trung bình mỗi ngày có từ 40- 50 bệnh nhân bị giời leo (hay còn gọi là viêm da do tiếp xúc với côn trùng) đến khám. Tất cả các trường hợp đều có biểu hiện bằng các đám đỏ, có các mụn nước và phỏng nước, ở giữa có một vùng hơi lõm, thậm chí hoại tử kéo dài thành vệt dài 3 – 10cm ở mặt, cổ, đùi, hai cánh tay... ảnh hưởng nặng đến thẩm mỹ. Bệnh nhân có cảm giác nóng rát tại chỗ, ngứa. Có trường hợp bị nhiễm trùng gây phát sốt.

Theo BS. Đinh Doãn Thạch, bệnh giời leo là hiện tượng viêm da cấp tính do chất tiết của côn trùng khi tiếp xúc trực tiếp với da. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, tăng nhiều vào tháng 7 – 10 vì đây là mùa mưa, khí hậu nóng ẩm. Mưa làm ngập ruộng nên các côn trùng ở bờ ruộng, ở các thân cây bay vào nhà theo ánh đèn tiếp xúc với người gây bệnh. Côn trùng thường bám trên người gây rát bỏng ở những vùng da bị tiếp xúc, đặc biệt là ở những vùng da mỏng như mặt, cổ, tay chân. Nguy hiểm nhất là tổn thương ở vùng mắt, nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng đến thị lực, sẹo giác mạc. Nặng hơn, có thể bị tăng nhãn áp về sau dẫn đến mù loà.

Cách điều trị chứng “giời leo”, Sức khỏe đời sống, Gioi leo, benh ngoai da, benh da lieu, phan biet benh gioi leo, suc khoe, bao

Nhiều bệnh nhân đến khám tại BV Da liễu Trung ương vì bị giời leo tấn công. Ảnh: P.T.

“Đa số bệnh nhân là những người làm việc dưới ánh đèn, phần lớn họ đều phát hiện các tổn thương trên da đầu tiên vào buổi sáng. Đáng lo ngại, vì nhầm lẫn giữa bệnh zona và bệnh giời leo nên nhiều người tự mua thuốc điều trị. Cứ 10 bệnh nhân đến khám thì có đến 4 người tự ý sử dụng thuốc sai. Điều này làm tổn thương da sâu hơn, gây phù nề khiến việc điều trị càng phức tạp. Lúc này, bệnh nhân ngoài bôi thuốc phải dùng kháng sinh để phòng nhiễm trùng do tổn thương lan rộng, nổi mủ” – BS Thạch nói.

BS Lê Quang Lộc – nguyên Trưởng khoa Da liễu (BV Xanh Pôn) cho biết, cách phân biệt bệnh giời leo với zona thần kinh không khó nếu để ý kỹ các triệu chứng. Khi bị viêm da tiếp xúc do côn trùng thường ngứa, rát chỉ sau vài phút tiếp xúc với côn trùng, sau đó thì đỏ, phồng rộp lên. Còn với bệnh zona thần kinh là do virus, cảm giác đau nhiều hơn rát, đau giật theo đường dây thần kinh ngoại biên. Giời leo có thể gặp bất kỳ tại vùng da nào trên cơ thể, zona là những vệt tấy đỏ viêm da chạy dọc kéo dài theo dây thần kinh trên cơ thể như dọc cánh tay, dọc thân sườn... Thường tổn thương chỉ ở một bên nửa cơ thể, bên phải hoặc bên trái. Bệnh zona khi bị một lần thường không bị lại nhưng với giời leo thì trong một mùa hè, bệnh nhân có thể bị đi bị lại 3 – 4 lần.

Cách điều trị chứng “giời leo”, Sức khỏe đời sống, Gioi leo, benh ngoai da, benh da lieu, phan biet benh gioi leo, suc khoe, bao

Vết tổn thương ở cổ do giời leo tấn công.

Điều trị bằng cách nào?

BS. Lê Quang Lộc cho biết, khi bị viêm da do côn trùng, người bệnh không nên tùy tiện mua thuốc về bôi, cũng không nên gãi mạnh chỗ bị tổn thương. Ngay sau khi xuất hiện đỏ và ngứa da, cần phải rửa bằng nước sạch hoặc nước muối 0,9% để làm sạch chất gây viêm da từ côn trùng. Không dùng nước xà phòng rửa vì sẽ làm tăng kích ứng da. Đặc biệt, tuyệt đối không bôi các loại thuốc mỡ vào chỗ tổn thương. Nó sẽ làm tăng bám bụi, ứ đọng dịch tiết phù nề khiến bệnh dễ lây lan hơn. Nên bôi bằng hồ nước hoặc thuốc màu, tốt nhất là thuốc màu xanh. Để tránh lây lan, người bệnh nên tránh sờ tay vào chỗ phù nề rồi lại chạm vào vùng da khác hoặc người khác vì chất độc từ côn trùng ở phần da viêm nhiễm sẽ bám vào phần da mới tiếp xúc và gây bệnh.

Một quan niệm sai lầm mà nhiều người cho rằng cần phải kiêng nước nên ngại tắm rửa. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được tắm sạch sẽ, vệ sinh kỹ lưỡng bởi nếu không tắm, chất tiết côn trùng vẫn còn trên da sẽ gây nguy hiểm. Khi tắm mọi người cần phải giữ ấm và tắm nước nóng vì sức đề kháng giảm. Tránh hoạt động mạnh, nghỉ ngơi nhiều để cơ thể có điều kiện chống lại vi khuẩn.

BS Thạch cho hay, nếu điều trị đúng cách, bệnh giời leo thường khỏi nhanh trong 3 - 7 ngày. Mọi người nên dùng các dung dịch làm dịu da như kem kẽm, dung dịch jarish bôi, đắp ngày 2 – 3 lần; có thể thay bằng nước lá khế đun sôi để nguội, hồ nước bôi ngày 2 – 3 lần. Khi có nhiễm khuẩn nên dùng các dung dịch sát khuẩn, mỡ kháng sinh như: Samicason, Begendrem,… Điều trị toàn thân bằng thuốc kháng histamin như: Cetrizin, Loratadin…; thuốc giảm đau khi đau nhiều, có thể dùng Paracetamol, hỗn hợp thần kinh…  Tuyệt đối không tự ý bôi thuốc hoặc nhai gạo nếp, đỗ xanh đắp vào vết phù nề có thể gây nhiễm trùng, để lại sẹo sau này.

Để phòng viêm da tiếp xúc do côn trùng, BS Đinh Doãn Thạch khuyến cáo:

- Khi làm việc dưới ánh đèn cần chú ý tránh phản xạ đập, miết, gãi cào khi có cảm giác côn trùng rơi vào cổ, vào mặt. Vì chất tiết của côn trùng dễ dính vào người gây bệnh.

- Người dân nên chống dịch bằng cách lắp các tấm lưới chống côn trùng vào nhà hoặc khi côn trùng đã vào nhà thì nên tắt điện để chúng tự bay ra.

- Khi rửa mặt, tắm giặt cần giặt sạch khăn mặt hoặc giũ quần áo trước khi mặc, tránh sát miết côn trùng lên da.

- Trước khi đi ngủ cần kiểm tra kỹ phòng ngủ, màn, chăn, chiếu xem có côn trùng không.

- Khi đã mắc viêm da tiếp xúc do côn trùng, người bệnh nên chăm sóc vùng da bị viêm bằng những dụng cụ riêng, tránh lây lan sang các vùng da khác. Nên kiêng các chất kích thích như bia, rượu và thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua…

- Khi bắt đầu cảm thấy rát nóng ở vùng da nào đó có thể chấm dung dịch nước muối, nước vôi để ngăn chặn hình thành phỏng nước, phỏng mủ. Sau đó, nên đến các phòng khám chuyên khoa da liễu để được khám, điều trị kịp thời tránh các biến chứng làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.


MỘT SỐ BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH GIỜI LEO HIỆU QUẢ

Một số bài thuốc dân gian đặc hiệu từ lâu đã là kinh nghiệm điều trị bệnh giời leo rất hiệu quả.

Chữa bệnh giời leo bằng bài thuốc Đông y

Đông y coi zona thuộc chứng đơn hoặc chứng “sang” và cho rằng bệnh là do can, đởm có phong nhiệt hoặc có thấp nhiệt ở bên trong xuất ra ngoài da gây nên. Một nguyên nhân nữa là do độc tà ứ trệ, kinh mạch không thông khiến cho khí trệ huyết ngưng gây đau như kim châm liên tục. Để điều trị bệnh này Đông y dùng phương pháp thanh nhiệt, giải độc.

Bài thuốc 1

Do nhiệt độc: Vùng tổn thương màu đỏ, có thể có nốt ban có nước mọc gom lại một chỗ hoặc giống như dải khăn, người bệnh cảm thấy nóng rát, đêm không ngủ được, họng khô, miệng đắng, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc vàng khô, mạch huyền, sác.

Phép trị: Thanh nhiệt tả hỏa, giải độc, giảm đau.

Dùng bài Đại thanh liên kiều thang gia giảm: Đại thanh diệp 9g, huyền sâm 9g, quán chúng 9g, hoàng cầm 9g, liên kiều 12g, kim ngân hoa 12g, sinh địa 12g, mã xỉ hiện 15g, đơn bì sao 6g, xích thược 6g, lục đậu 15 – 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 2

Chữa bệnh giời leo bằng bài thuốc Đông y

Bài thuốc Kinh phòng bại độc thang, gồm kinh giới, phòng phong, độc hoạt, khương hoạt, tiền hồ, sài hồ, chỉ xác, cát cánh, cam thảo, xuyên khung, bạc hà, mỗi thứ 8 g, thêm bạch phục linh 16 g. Tất cả hợp thành 1 thang, uống hằng ngày. Mỗi thang sắc 2 nước, nước một uống buổi sáng, nước hai vào buổi chiều. Bệnh mới phát thì uống 3 thang, nếu được 5-7 ngày cần uống 8-10 thang.

Bài thuốc 3

Khí trệ huyết ứ: Bào chẩn sắc tối, đau liên tục, môi thâm, móng tay xanh, chân tay lạnh, tinh thần mệt mỏi, da đã lành mà vẫn đau tiếp tục. Lưỡi có điểm ứ huyết hoặc tím.

Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ, hành khí, chỉ thống, giải độc. Dùng bài huyết phủ trục ứ thang gia giảm. Đau nhiều thêm huyền hồ, nhũ hướng, mộc dược, đan sâm. Táo bón thêm đại hoàng. Người cao tuổi cơ thể hư yếu thêm hoàng kỳ, đảng sâm. Bệnh phát ở đầu thêm ngưu bàng tử, cúc hoa (dã), thạch quyết minh. Phát ở ngực sườn thêm qua lâu…



Thuốc chữa bệnh giời leo
Bệnh "giời leo" có gây hại cho thai nhi?
Phụ nữ có thai mắc bệnh Zona
Tìm hiểu về bệnh zona thần kinh
Làm sao để hết ngứa khi bị thủy đậu

(ST)

Bệnh giời leo, một cái tên nghe hơi ghê ghê, tuy ít ai hiểu rõ nghĩa của nó là gì. Cái tên này được dân Việt mình từ xa xưa đặt cho một bệnh trông cũng rất ghê vì đây là một bệnh ngoài da gồm những cụm mụn nước dầy đặc gây đau đớn cho bệnh nhân. Bệnh này có họ hàng với bệnh thủy đậu tức chicken pox. Nên biết về bệnh này, nhất là gần đây, một loại thuốc ngừa đã được tìm ra và cho lưu hành.

Triệu chứng như thế nào ?

1. Đau, cảm giác như bị bỏng, tê, ngứa, bị kim châm, hay rất nhậy cảm ở một vài vùng da.

2. Những mụn nước trên một khoảng da đỏ sẽ xuất hiện vài ngày sau cảm giác đau.

3. Sốt

4. Nhức đầu

5. Ớn lạnh

6. Khó chịu trong bao tử

Thường những mụn nước này chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể,  thành những mảng từ giữa lưng  ra bên hông, vòng tới xương ức. Mảng mụn nước này nằm theo đường đi của một sợi thần kinh, nơi con siêu vi khuẩn gây bệnh nằm “ngủ” từ lâu , chờ dịp “sống” lại gây bệnh. Đôi khi những mụn nước này xuất hiện ở một bên mắt, cổ hay mặt.

Tuy những mụn nước này trông rất giống bệnh thủy đậu, chúng gây ra đau đớn nhiều hơn nhưng lại không ngứa bằng.

Nguyên nhân

Bệnh giời leo gây ra do siêu vi khuẩn varicella-zoster, cùng loại vi khuẩn gây ra bệnh thủy đậu. Thực ra đây là lần xuất hiện thứ hai của siêu vi khuẩn này, sau khi xuất hiện lần đầu gây ra thủy đậu.

Siêu vi varicella-zoster nằm trong nhóm siêu vi herpes. Những siêu vi này có thể nằm yên lặng trong hệ thần kinh của chúng ta sau lần nhiễm trùng đầu tiên, chờ có dịp  gây bệnh lần thứ nhì.

Người nào đã từng bị bệnh thủy đậu đều có thể bị bệnh giời leo. Nếu hệ miễn nhiễm của cơ thể người bệnh chưa hủy diệt hết các siêu vi gây bệnh  thủy đậu, những siêu vi còn lại có thể chui vào hệ thần kinh và nằm bất động nhiều năm. Sau cùng, chúng có thể hoạt động trở lại và đi theo một vùng thần kinh nào đó trên cơ thể gây ra bệnh giời leo.

Cho đến nay, người ta vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân nào khiến con siêu vi hoạt động trở lại và gây bệnh. Bênh giời leo thường xẩy ra nơi người lớn tuổi hoặc những người có hệ miễn nhiễm yếu. Khoảng 1 trong 10 người đã bị thủy đậu có thể bị bệnh giời leo, thường là vào sau 50 tuổi. Đa số chỉ bị giời leo 1 lần, tuy có thể bị trở lại ở một vùng cơ thể khác.

Bệnh giời leo không lây. Tuy nhiên, siêu vi varicella-zoster có thể gây ra bệnh thủy đậu cho người chưa từng mắc bệnh. Do đó, nếu bạn  bị bệnh giời leo, không nên đến gần:

- Người chưa từng bị thủy đậu

- Người có hệ miễn nhiễm yếu do bẩm sinh hay do đang uống thuốc làm giảm miễn nhiễm.

- Trẻ sơ sinh

- Phụ nữ đang mang thai (bệnh thủy đậu trong thời kỳ này có thể nguy hiểm cho em bé trong bụng mẹ)

Bệnh giời leo

Khi nào nên đi gặp bác sĩ ?

Nên gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Nếu chữa ngay, bệnh sẽ mau lành hơn và ít bị biến chứng hơn. Càng phải đi chữa sớm hơn nếu bệnh xẩy ra ở vùng gần mắt vì vết lở ở vùng này có thể đưa đến nhiễm trùng võng mạc khiến bệnh nhân bị mù tạm thời hay vĩnh viễn.

Biến chứng

Biến chứng khó chịu nhất của bệnh giời leo là cảm giác đau đớn nơi vết lở sau khi đã hết bệnh (postherpetic neuralgia), xẩy ra nơi 1 trong 5 người mắc bệnh. Nguyên nhân là vì dây thần kinh bị bệnh đưa ra những tín hiệu sai lạc hoặc tăng cường độ của cảm giác  đau đớn lên óc. Điều này khiến vùng da bị bệnh trở nên rất nhậy cảm. Ở nhiều người, chỉ cần quần áo chạm nhẹ hay một cơn gió thổi qua cũng khiến họ bị đau đớn dữ dội.

Những biến chứng khác: viêm não hoặc những vấn đề về thần kinh khác. Nếu giời leo xẩy ra  trên mặt, bệnh nhân có thể bị giảm thính giác, bị mù tạm thời hay vĩnh viễn hay bị liệt ỏ vài vùng trên mặt. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể bị nhiễm vi trùng ở các vết lở nếu không giữ vệ sinh.

Cách chữa trị như thế nào ?

Bệnh giời leo, giống như bệnh thủy đậu, có thể tự lành sau một vài tuần. Tuy nhiên, nếu được chữa ngay, bệnh nhân có thể lành bệnh nhanh hơn và tránh được nhiều biến chứng.

Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống thuốc giết siêu vi như acyclovir, valacyclovir hay famciclovir, nếu trong vòng 48 tới 72 giờ ngay sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện thì tốt. Nếu bệnh nhân bị đau quá nhiều, bác sĩ có thể cho thuốc giảm đau hoặc thuốc chống trầm cảm loại tricyclic. Thuốc chống giật kinh cũng có thể làm giảm đau.

Bệnh nhân có thể theo những phương cách sau đây để cảm thấy dễ chịu hơn và tránh biến chứng:

- Giữ vùng bị lở thật sạch.

- Nếu bị đau, có thể đắp một mảnh vải ướt lạnh lên vết lở

- Ngâm trong bồn nước ấm hay bôi calamine lotion để giảm ngứa ngáy khó chịu.

- Có thể uống Advil, Motrin... để bớt đau

- Nghỉ ngơi

Phòng ngừa

Từ năm 1995, đa số các trẻ em từ 12 tới 18 tháng đã được chích ngừa bệnh thủy đậu bằng thuốc Varivax rất công hiệu. Sau khi chích, các em cũng có thể bị bệnh nhưn g nhẹ hơn nhiều. Người lớn hay các em tuổi vị thành niên chưa bao giờ bị bệnh cũng có thể chích ngừa.

Một loại chuốc chích ngừa bệnh giời leo cho những người đã  bị bệnh thủy đậu cũng đã được tìm ra và đã ra đời. Bạn có thể hỏi thăm bác sĩ của mình về thuốc ngừa này.

Cách chữa trị Bệnh giời Leo (Zona)

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy.

Ở Việt nam thường gặp bệnh mà dân gian gọi là”Dời leo”, khi vô bệnh viện khám,bác sĩ gọi bị nhiễm virus . Xin Thầy cho biết bệnh này nguyên nhân và cách chữa trị.

Chân thành cám ơn Thầy, chúc Thầy luôn được bình an.

Trả lời :

Bệnh dời leo do virus, chính là thấp nhiệt tạo ra máu trong gan bị nhiễm độc, theo ngũ hành, gan thuộc mộc, phế thuộc kim bảo vệ da, lông. Muốn bảo vệ được da lông, chức năng của phổi phải mạnh, là nhờ mẹ nó là tỳ-vị thổ.

Kiêng ăn những chất cay nóng nhiệt như nhãn, xoài, chôm chôm, mít, sầu riêng, coca, cà phê, chè ngọt, đường, các loại mắm lên men,…nếu tỳ vị thổ ăn những chất này dư thừa thành thấp nhiệt, trong khi đó gan mộc đưa men gan sang tỳ vị để chuyển hóa thức ăn thành phong thấp nhiệt, máu độc trong gan ra da thành lở ngứa ra nước vàng loang tới đâu lở mụn đến đó gọi là dời ăn.

Có 3 cách chữa phối hợp :

1. Nấu nước lá ổi (1 nắm) với 1 lít nước, rửa sát trùng làm săn khô da. Rửa mỗi ngày 2 lần.

2. 100g đậu xanh còn vỏ, ngâm ngập nước 1 đêm cho mềm, xay ra bột, đắp lên chỗ dời leo, vừa giải độc, làm mát da, hút nhiệt, giảm đau ngứa. Đắp xong cột buộc giữ cho đến khi đậu xanh khô, thay thêm lần khác. Mỗi ngày cứ ngâm 100g đậu xanh đắp cho đến khi khỏi bệnh.

3. Nấu nước Hoa Cúc khô uống thay trà mỗi ngày, và tối uống xổ độc trong gan bằng Phan Tả Diệp, xem bài viết đính kèm. Khi đi tiêu, ra phân nhiều, thối khắm là mau khỏi bệnh.

4. Lọc máu và tẩy độc cơ thể bằng Trà Phan Tả Diệp

Ghi chú:

Muốn mau lành da, và thu nhỏ vết Dời Leo, mỗi tối trước khi đi ngủ thoa lên một lớp Dầu Dừa, phục hồi những tế bào da bị hủy hoại, trong thời gian 1 tuần sẽ khỏi bệnh.

- See more at: http://dep365.net/tin-tuc/194/benh-gioi-leo-la-gi-trieu-chung-va-cach-chua-tri.html#sthash.XszDJim7.dpuf
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý