Triệu chứng khi bị quai bị bạn nên lưu ý

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Triệu chứng khi bị quai bị bạn nên lưu ý

19/04/2015 11:53 AM
248

Quai bị là bệnh toàn thân biểu hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt. Chúng ta cùng điểm lại một số triệu chứng của bệnh quai bị để phòng tránh nhé!

Bệnh quai bị là gì ?

Quai bị (tiếng Anh: Mumps) dân gian còn gọi là bệnh má chàm bàm là một bệnh toàn thân biểu hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt, thường gặp nhất là các tuyến mang tai. Khoảng 1/3 các trường hợp nhiễm bệnh không gây nên các triệu chứng sưng tuyến nước bọt rõ ràng trên lâm sàng.



Trên 50% bệnh nhân mắc bệnh quai bị có hiện tượng tăng bạch cầu trong dịch não tủy. Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm màng não rõ với các triệu chứng nhức đầu, nôn mửa, cứng cổ…Viêm tinh hoàn (orchitis) là một biến chứng khá thường gặp sau tuổi dậy thì nhưng biến chứng vô sinh thì không thường gặp như nhiều người vẫn lo ngại.

Nguyên nhân gây bệnh Quai bị

Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi.

 Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần. Khi bị nhiễm bệnh, virus nhân lên trong khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết. Virus tăng cao trong huyết thanh khoảng 12-15 ngày sau nhiễm và lan ra các cơ quan khác. Thời gian lây là từ 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.

Triệu chứng bệnh:

-Nhiễm trùng khởi đầu phần nhiều không đột ngột, bệnh nhân thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai. Sau đó một bên tuyến mang tai bắt đầu sưng, rồi 2 – 3 gnày hôm sau lan sang bên kia. Chõ sưng đau nhưng không tấy đỏ, da bóng lên, ấn không lún, không hoá mủ, họng hơi đỏ, lỗ ống Stenon hơi tấy lên.

-Các tuyến nước bọt khác cũng có thể có viêm, nhưng ít khi đơn độc. Trong thơidf gian sốt có thể đến 40 độ. Phần nhiều lui bệnh sau 1 tuần.

-Có thể có viêm tinh hoàn: phần nhièu hậu phát 5 dến 10 ngày sau k hi sưng tuyến mang tai, có thể tieen phát và riêng lẻ phải nghĩ đến bệnh quai bị để khỏi phải chẩn đoán sai. Biểu hiện là có sốt trở lại 39 – 40 dộ. Bệnh nhân trằn trọc, có khi mê sảng. Một bên tinh hoàn sưng to, đau, tấy đỏ lên, nếu cả hai bên bị sưng thì có thể gây vô sinh. Khỏi sau10ngày nhưng phải sau 2 tháng mới bíêt rõ có teo hay không. Phụ nữ có thể có viêm buồng trứng.

-Có thể gặp viêm màng não, viêm não và tuỵ tạng nhưng phần lớn đều tự khỏi không để llại di chứng trong vài ngày.

-Cần phân biệt với viêm tuyến hoá mủ do tạp khuẩn hay gặp trong bệnh thương hàn, nhọt ống tai, nổi hạch ở cổ, viêm xxương hàm, sỏi trong ống Stenon (hiếm)

-Sau giai đoạn khỏi bệnh, hoặc tiêm văcxin thường cơ thể có miễn dịch kéo dài. Hiện nay người ta có thể dùng test da để phát hiện tình trạng có miễn dịch (đã từng mắc bệnh hay được tiêm phòng văcxin). Nếu test này âm tính chứng tỏ cơ thể thiếu hụt miễn dịch qua trung gian tế bào với virut quai bị do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng cơ thể chưa tạo được kháng thể để phòng chống virut.

Phòng và điều trị Quai bị

Đối với mọi bệnh nhân: Cách ly bệnh nhân 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn:  Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động. Dùng corticoid đúng liều, quan trọng nhất là dùng liều lớn khi khởi đầu (60mg Prednisolon), sau đó giảm dần trong 7-10 ngày.

Phẫu thuật giải áp khi tinh hoàn bị chèn ép nhiều. Vaccin phòng bệnh quai bị có tác dụng kích thích cho trẻ em sản sinh kháng thể kháng quai bị kháng thể đạt mức độ cao nhất sau khi tiêm chủng 6 – 7 tuần.  Số lần tiêm: Nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 khi trẻ từ 4-12 tuổi. Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi lần 2 từ 4-12 tuổi.

Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị. Trong trường hợp không có chống chỉ định, vaccin cần được tiêm không muộn hơn 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân. Phòng bệnh quai bị thụ động với globulin miễn dịch, dùng cho người tiếp xúc với virus quai bị mà chưa được tiêm vaccin trước đó.

Biến chứng của Quai bị

Người là vật chủ tự nhiên duy nhất được biết cho đến nay. Virus quai bị được lây truyền chủ yếu do các chất tiết của đường hô hấp. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong thời kỳ niên thiếu. Ở người trưởng thành, bệnh thường có khuynh hướng nặng nề hơn bao gồm viêm tinh hoàn.

Tử vong do quai bị rất thấp, ước tính khoảng 1,6 đến 3,8 trên 10 000 trường hợp nhiễm bệnh. Hơn một nửa số trường hợp tử vong xảy ra ở người trên 19 tuổi. Nhiễm quai bị trong quý 1 của thai kỳ có thể làm tăng khả năng sẩy thai tự nhiên. Mặc dù virus quai bị có thể đi xuyên qua nhau thai, không có bằng chứng cụ thể nào chứng tỏ nhiễm virus quai bị trong thai kỳ có thể gây nên dị tật bẩm sinh.

Trước đây, các vụ dịch thường xảy ra từ tháng Giêng đến tháng Năm ở các vùng khí hậu ôn đới, tuy nhiên ngày nay biểu hiện theo mùa không còn rõ ràng nữa, nghĩa là bệnh có thể xảy ra quanh năm. Tại Hoa kỳ, sau khi vaccine ngừa quai bị được sử dụng, hằng năm có khoảng 500 trường hợp mắc bệnh được ghi nhận. Tại Việt nam, vaccine ngừa quai bị chưa được đưa vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên bệnh còn lưu hành khá cao, thường gây nên những vụ dịch nhỏ ví dụ như trong nhà trẻ, trường học, nhất là các trường nội trú, bán trú.

Bệnh thường thấy ở lứa tuổi từ 5 đến 14 tuổi. Ở trẻ được chủng ngừa quai bị thì hiện tượng viêm tuyến mang tai không phải do quai bị mà do các nguyên nhân khác nêu trên. Cũng giống như vaccine ngừa bệnh sởi, một liều vaccine duy nhất không phải luôn luôn đảm bảo được tình trạng miễn dịch thỏa đáng cho trẻ. Thời kỳ lây truyền mạnh nhất là 2 ngày trước khi có sưng tuyến mang tai và 5 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng này.

Virus quai bị có thể phân lập được tù tuyến mang tai từ 7 ngày trước và kéo dài đến ngày thứ 9 sau khi tuyến mang tai bắt đầu sưng. Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 16 đến 18 ngày nhưng cũng có khi thay đổi từ 12 đến 25 ngày sau khi tiếp xúc nguồn lây.


BỆNH QUAI BỊ Ở NAM GIỚI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý


Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè, tuy nhiên bệnh có thể xảy ra quanh năm kể cả vào mùa thu, đông. Bệnh thường phát triển thành dịch ở những tập thể đông đúc như nhà trẻ, trường học.

Đây là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt nguy hiểm nhất là viêm sưng tinh hoàn, thường là một bên, xảy ra từ 20 - 30% ở nam giới trưởng thành.

Nguyên nhân

Quai bị do virus gây nên, rất dễ lây qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ, cả trẻ lớn chưa được tiêm phòng quai bị và lứa tuổi vị thành niên chưa có miễn dịch quai bị, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Thời gian lây là từ 6 ngày trước khi toàn phát và đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.

Triệu chứng

Khi bị nhiễm virus quai bị, phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu từ 1 - 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Bệnh nhân bị sốt cao (39 – 400C) trong 3 - 4 ngày, chảy nước bọt, sưng vùng mang tai, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là má sưng to, có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc. Tuy nhiên, có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có triệu chứng bệnh lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không biết. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân được miễn dịch suốt đời.

Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể có các biến chứng như: viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy; tổn thương thần kinh; đặc biệt bệnh quai bị ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Phòng và điều trị

Đây là bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các trường hợp mắc bệnh phải được nghỉ ngơi tại chỗ; ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. Khi bị mắc bệnh, người bệnh cần vệ sinh răng miệng thường xuyên; cần được cách ly trong khoảng 2 tuần kể từ khi có triệu chứng sưng ở mang tai. Trẻ em bị bệnh không được đến trường, vì như vậy sẽ là nguồn lây bệnh cho các trẻ khác. Người lớn mắc bệnh cũng cần được cách ly như trẻ nhỏ tại phòng riêng. Các đồ vật có liên quan đến chất tiết mũi, họng cần phải được diệt khuẩn tốt. Có thể giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn, chú ý mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau; nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động. Trường hợp bệnh nhân đã giảm sốt mà sốt trở lại hoặc đau vùng bụng dưới cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị tránh biến chứng nặng hơn.

Để phòng bệnh, ngoài các biện pháp cách ly với người bệnh thì phương pháp tiêm phòng là tốt nhất. Hơn 95% những người được tiêm chủng được miễn dịch rất lâu, có thể suốt đời. Vaccine có thể tiêm bất kỳ lúc nào từ 12 tháng tuổi trở lên. Trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị thì nên tiêm chủng để có thể phòng bệnh tốt nhất cho bản thân và con mình.


MỘT SỐ LƯU Ý KHI TRẺ BỊ QUAI BỊ

Bệnh quai bị hay còn gọi là bệnh viêm tuyến mang tai truyền nhiễm thường xảy ra ở trẻ em khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh.


Mùa đông đến, trẻ nhỏ đứng trước nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến vấn đề hô hấp, trong đó quai bị là một căn bệnh khá phổ biến, dễ mắc phải ở trẻ em lứa tuổi từ 5 đến 14 tuổi. Quai bị gây nên do một số loại virus như virus cúm, virus gây suy giảm miễn dịch ở người, tụ cầu khuẩn … và cũng có thể do các nguyên nhân như: do ăn nhiều tinh bột, phản ứng thuốc và các loại rối loạn chuyển hóa như bệnh đái tháo đường, xơ gan và suy dinh dưỡng …

Trẻ mắc bệnh quai bị thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, sưng quai hàm, đau một hoặc một nhiều tuyến nước bọt mang tai. Trẻ cũng có thể bị sưng tuyến dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm trên. Cha mẹ cần để ý khi trẻ kêu đau và bị sưng tuyến mang tai kéo dài hai ngày hoặc lâu hơn mà không có va chạm gì thì cần đưa trẻ tới cơ quan y tế để được xét nghiệm chẩn đoán bệnh quai bị.

Với những trường hợp nghiêm trọng để lại biến chứng viêm tinh hoàn ở bé trai, sau 7-10 ngày khi bệnh quai bị đã thuyên giảm, trẻ lại bị sốt cao lên tới 390-40oC, tinh hoàn sưng nóng, đỏ và đau.

Cách phòng và chữa bệnh

Quai bị là một bệnh nhẹ nhưng các bậc phụ huynh chớ vì thế mà coi thường. Với những trường hợp đặc biệt, bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là vô sinh nếu không được chữa trị kịp thời. Hiện nay, quai bị chưa có một loại thuốc điều trị đặc hiệu nên ngoài việc đưa ngay trẻ đến cơ quan y tế để kiểm tra, cha mẹ hãy lưu ý:

- Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý:  không cho trẻ vận động nhiều, tạm thời cho trẻ nghỉ học, không động não, ăn uống đầy đủ … Đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ càng cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.

- Cho trẻ ăn thức ăn mềm, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.

- Cho trẻ uống nhiều nước

- Giữ trẻ trong nhà, không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, ít nhất cho đến khi những vùng sưng tấy của trẻ giảm hoàn toàn. Thời gian này khoảng 9 ngày.

- Đắp khăn ấm vào vùng sưng tấy khu vực màng tai.

- Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.

- Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt như paracetamol.

- Trẻ mắc bệnh không cho trẻ đến trường vì trẻ có thể lây bệnh sang cho những bạn khác.

- Để tránh cho trẻ mắc bệnh quai bị khi vào mùa lạnh, cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vắcxin chủng ngừa cho trẻ khi được 12 tháng và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi



Cách điều trị bệnh quai bị ở người lớn nhanh khỏi
Biến chứng bệnh quai bị
Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ
Triệu chứng của bệnh quai bị
Làm sao để hết quai bị và tránh được tối đa di chứng?


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý