Cách trả lời phỏng vấn qua điện thoại chinh phục nhà tuyển dụng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách trả lời phỏng vấn qua điện thoại chinh phục nhà tuyển dụng

19/04/2015 11:53 AM
243

Cách trả lời phỏng vấn qua điện thoại chinh phục nhà tuyển dụng. Trong quy trình tuyển dụng hiện nay, phỏng vấn qua điện thoại đã trở nên quen thuộc đối với cả nhà tuyển dụng và ứng viên. Đây là bước giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ bộ được về ứng viên và sàng lọc được những ứng viên phù hợp nhất cho buổi phỏng vấn trực tiếp.






CÁCH TRẢ LỜI PHỎNG VẤN QUA ĐIỆN THOẠI TỐT NHẤT

Phỏng vấn qua điện thoại: cần chuẩn bị những gì



Vậy những ứng viên khi được mời phỏng vấn qua điện thoại cần phải chuẩn bị những gì để giành được cơ hội vào vòng trong. Careerlink xin chia sẻ cùng bạn những tuyệt chiêu trả lời phỏng vấn qua điện thoại đạt kết quả tốt nhất. Đồng thời cũng giúp cho nhà tuyển dụng chọn ra được những ứng viên sáng giá nhất cho cuộc phỏng vấn trực tiếp.

Những việc nhà tuyển dụng nên làm

Thông qua điện thoại, người phỏng vấn có thể kiểm tra được ứng viên sẵn sàng với việc phỏng vấn như thế nào? Đồng thời phỏng vấn qua điện thoại sẽ giúp nhà tuyển dụng rút ngắn được thời gian và lựa chọn được những ứng viên tốt nhất cho cuộc phỏng vấn trực tiếp. Để tìm được những ứng viên như vậy, người tuyển dụng cần phải:

1. Cần xem kỹ hồ sơ xin việc của ứng viên để biết được ứng viên của mình là người thế nào: Học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng… sau đó lập danh sách những câu hỏi cần thiết sẽ hỏi ứng viên. Danh sách những câu hỏi sẽ giúp cuộc phỏng vấn diễn ra trôi chảy và hạn chế được thời gian chết trong cuộc phỏng vấn. Điều mà cả người tuyển dụng và ứng viên đều không muốn.

2. Sắp xếp các thông tin cần thiết, những điểm chính và những yêu cầu của công ty về công việc.

Sự chuẩn bị này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng chủ động khi các ứng viên muốn hiểu rõ hơn về công việc và quy trình tuyển dụng của công ty.

3. Nên gọi cho ứng viên đúng giờ đã hẹn. Điều đó thể hiện bạn tôn trọng ứng viên và là người làm việc có nguyên tắc. Trong khi phỏng vấn bạn cần đặt hồ sơ xin việc của ứng viên trước mặt, để đảm bảo rằng bạn đang hỏi đúng người và bạn có thể hỏi kỹ hơn những thông tin về ứng viên.

4. Trong khi phỏng vấn qua điện thoại bạn nên đặt những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu để ứng viên có thể trả lời nhanh. Nếu nhận thấy ứng viên có năng lực thì bạn có thể đặt thêm những câu hỏi khác để biết rõ hơn về ứng viên. Tiếp đó hãy sắp xếp cuộc hẹn trực tiếp tiếp theo với ứng viên nếu thấy ứng viên phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Ứng viên cần làm gì?

Phỏng vấn qua điện thoại là cách để nhà tuyển dụng chọn ra những ứng viên phù hợp nhất cho buổi phỏng vấn trực tiếp. Cơ hội để được mời đến cuộc phỏng vấn trực tiếp có đến với bạn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự chuẩn bị của bạn. Vậy khi nhận được thông báo sẽ được phỏng vấn qua điện thoại thì bạn sẽ làm gì?

1. Thực tập phỏng vấn

Bạn đừng xem nhẹ phỏng vấn qua điện thoại. Nếu không chuẩn bị tốt, bạn sẽ bị loại và cơ hội dành cho những ứng viên khác. Vì vậy, hãy xem phỏng vấn qua điện thoại cũng giống như phỏng vấn trực tiếp, bạn nên thực tập trước bằng cách: hãy tự đặt ra những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi và nhờ ai đó làm người phỏng vấn và bạn trả lời những câu hỏi. Sau đó nhờ họ nhận xét về cách trả lời, giọng nói, âm lượng, tốc độ khi bạn nói xem đã được lưu loát chưa. Đây là yếu tố rất quan trọng để đánh giá một ứng viên.

2. Nếu được hãy chọn thời gian phỏng vấn thích hợp nhất cho mình

Nếu nhà tuyển dụng cho bạn được lựa chọn thời gian phỏng vấn thì bạn hãy chọn ra cho mình thời gian phù hợp nhất trong ngày. Đó là khoảng thời gian mà bạn cảm thấy thoải mái nhất để trả lời những câu hỏi để đảm bảo rằng những câu trả lời của bạn là tốt nhất.

3. Chọn không gian yên tĩnh

Đừng chọn những nơi ồn ào để phỏng vấn. Những tiếng nói chuyện xung quanh, tiếng ồn của xe cộ… sẽ làm giảm hiệu quả của cuộc phỏng vấn. Hãy chọn một căn phòng yên tỉnh, một cái bàn, một cái ghế, giấy và bút để sẵn sàng ghi chép lại những câu hỏi của nhà tuyển dụng hoặc những điều mà bạn chưa hiểu rõ để cuối cuộc phỏng vấn có thể hỏi lại người phỏng vấn

4. Chủ động xưng hô tự tin

Khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn hãy chủ động giới thiệu về bản thân. Đây là cách bạn đang nhắc lại cho nhà tuyển dụng biết thông tin về bạn, thêm vào đó bạn hãy hỏi nhà tuyển dụng xem bạn xưng hô với họ như thế nào cho đúng. Điều này sẽ giúp cho cả bạn và nhà tuyển dụng dễ xưng hô và tạo sự mở đầu cho cuộc phỏng vấn được suôn sẻ.

5. Chuẩn bị những câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng

Mặc dù sẽ không có nhiều thời gian cho cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Nhưng bạn hãy tận dụng cơ hội này để biết rõ hơn về công việc mà bạn ứng tuyển, đó cũng là cách làm cho nhà tuyển dụng tin bạn rất quan tâm tới công việc mà họ đang tuyển dụng.

6. Nên đi lại trong cuộc phỏng vấn và tránh ăn uống bất kỳ thứ gì

Vì phỏng vấn qua điện thoại nên nhà tuyển dụng sẽ không thể nhìn thấy được thái độ, biểu hiện của bạn. Vì vậy, khi trả lời phỏng vấn bạn hãy khiến cho nhà tuyển biết được rằng bạn là một người lịch sự, tôn trọng nhà tuyển dụng và vị trí ứng tuyển.

Việc đi lại trong khi phỏng vấn sẽ giúp cho bạn thấy thoải mái và chủ động hơn là bạn ngồi yên một chỗ nói chuyện. Việc đó có thể cho bạn những câu trả lời hay và sáng tạo.

Trong khi phỏng vấn nếu bạn uống nước, nhai kẹo hay ăn bất kỳ thứ gì có thể khiến cho câu trả lời của bạn bị ngắt quảng, không rõ ràng. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp về cuộc phỏng vấn.

7. Luôn đặt hồ sơ trước mặt

Đừng nghĩ rằng bạn đã nhớ tất cả những gì mình đã viết trong đơn xin việc. Bởi trong khi phỏng vấn có thể bạn sẽ quên đi một số chi tiết nào đó. Vì vậy, để chắc chắn bạn hãy luôn có bản photo hồ sơ đã nộp cho nhà tuyển dụng ở trên tay. Bởi nhà tuyển dụng có thể kiểm tra lại những thông tin bạn ghi trong hồ sơ. Ví dụ như: “Tôi thấy trong hồ sơ bạn ghi là có 3 năm kinh nghiệm làm kế toán, vậy bạn có thể tóm tắt lại công việc mà bạn đã làm trong thời gian đó không?”.

Với những dạng câu hỏi như thế này, bạn đừng chủ quan và cho là dễ. Có thể bạn sẽ không nhớ hết được bạn đã làm những gì và đã viết những gì vào hồ sơ xin viêc. Vậy nếu lúc này có hồ sơ xin việc trên tay thì không có gì là khó khăn.

8. Tránh nói quá nhiều, hắt hơi hay ho

Mặc dù thời gian nhà tuyển dụng dành cho bạn không nhiều, nhưng đó không phải là lý do bạn phải nói thật nhiều khi được hỏi. Những câu hỏi của nhà tuyển dụng lúc này chỉ để xác định lại thông tin và thăm dò về thái độ của bạn đối với công việc. Vì vậy hãy trả lời những câu hỏi ngắn gọn, đúng trọng tâm.

Một điều bạn nên tránh nữa là không nên ho hay hắt hơi trong khi phỏng vấn. Nếu bạn ho hay hắt hơi sẽ khiến cho cuộc phỏng vấn bị gián đoạn, điều này có thể khiến cho nhà tuyển dụng không hài lòng, đánh giá thấp về thái độ, phép lịch sự của bạn.

9. Không tỏ ra hoảng hốt

Khi gặp một câu hỏi khó bạn hãy bình tĩnh và xin nhà tuyển dụng cho ít phút để suy nghĩ chứ không nên tỏ ra hốt hoảng. Bởi khi bạn lo lắng một điều gì thì lời nói và hơi thở sẽ tố cáo bạn và lúc đó nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhận ra. Đừng để người phỏng vấn biết được những điểm yếu nếu bạn được mời phỏng vấn qua điện thoại.

Bạn có được mời phỏng vấn trực tiếp hay không tất cả do bạn quyết định. Vì vậy, đừng để cuộc phỏng vấn qua điện thoại trôi qua một cách vô ích. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là một ứng viên xuất sắc nhất dù họ chưa được gặp bạn trực tiếp.

Để thành công khi phỏng vấn qua điện thoại

Nhà tuyển dụng sử dụng các cuộc phỏng vấn qua điện thoại như một cách kiểm định ứng cử viên cho vị trí họ đang tìm kiếm. Đây cũng là một cách các doanh nghiệp sử dụng để tối ưu chi phí tuyển dụng.


Khi bạn đang trong quá trình tích cực tìm kiếm việc làm, điều quan trọng là cần có một sự chuẩn bị trước. Bạn không biết lúc nào nhà tuyển dụng sẽ liên hệ, dành vài phút để nói chuyện và có một vài câu hỏi bất ngờ dành cho bạn, vì vậy, hãy chuẩn bị để sẵn sàng:

- Chuẩn bị phỏng vấn

Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn qua điện thoại cũng giống như một cuộc phỏng vấn trực tiếp. Bạn phải liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu của mình, tìm kiếm và đưa ra trước các câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn qua điện thoại. Ngoài ra, hãy lên kế hoạch chuẩn bị cả kiến thức chuyên môn,  kỹ năng và một số các lưu ý sau:

Lấy hồ sơ để trong tầm nhìn giúp bạn có thể sẵn sàng trả lời khi có điện thoại.

Liệt kê một danh sách ngắn các thành tựu của bạn để xem xét trước.

Chuẩn bị bút và giấy nhớ.

Kiểm tra điện thoại để tránh không bị gián đoạn.

Nếu thời gian nói chuyện không thuận tiện, có thể yêu cầu một cuộc nói chuyện ở thời điểm khác.

Đảm bảo không gian yên tĩnh để có thể lắng nghe ( đóng cửa, tắt các thiết bị tivi, đài…).

- Thực hành phỏng vấn

Nói chuyện qua điện thoại không hẳn là dễ dàng như chúng ta vẫn tưởng. Sẽ không thừa nếu bạn tự thực hành trước. Nhờ người thân hoặc bạn bè rồi ghi âm lại và tìm ra những lỗi sai để chỉnh sửa và trả lời tốt hơn cho lần chính thức.

- Trong thời gian phỏng vấn

Hãy tránh các yếu tố sau đây để cuộc phỏng vấn qua điện thoại trở nên hoàn hảo hơn:

Không hút thuốc, nhai kẹo cao su, ăn, uống.

Lấy một ly nước để chuẩn bị.

Mỉm cười. Mỉm cười sẽ thể hiện một hình ảnh tích cực cho người nghe và cũng sẽ làm thay đổi giọng điệu của giọng nói của bạn.

Nói chậm, phát âm rõ.

Đừng ngắt lời người phỏng vấn.

Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời, điều này hoàn toàn chấp nhận được..

Đưa ra câu trả lời ngắn gọn, súc tích.

- Sau cuộc phỏng vấn

Ghi lại những lưu ý mà bạn đã hỏi và trả lời.

Hãy nhớ mục tiêu của bạn là có được một cuộc phỏng vấn trực tiếp. Vì vậy, sau cuộc nói chuyện qua điện thoại, hãy nhớ cảm ơn Nhà tuyển dụng và không quên nhắc nhở mong muốn được trao đổi trực tiếp.

5 "mẹo" trả lời phỏng vấn xin việc qua điện thoại


Phỏng vấn tuyển dụng qua điện thoại ngày càng phổ biến vì tiết kiệm được thời gian cũng như trong điều kiện công ty tuyển dụng cách quá xa người đi xin việc! Vì vậy, bạn cũng nên biết 5 "mẹo" sau đây để áp dụng trong trường hợp có thể:

1. Lên kế hoạch trả lời trong thời gian yên tĩnh: Nếu bạn có cơ hội quyết định thời gian phỏng vấn qua điện thoại thì hãy lên kế hoạch vào thời điểm bạn có thể toàn tâm toàn ý cho cuộc phỏng vấn. Còn trong trường hợp ngược lại, 4 điều sau có thể giúp bạn cho cuộc điện thoại phỏng vấn bất ngờ.

2. Có bản sơ yếu lý lịch bên cạnh: Bạn hãy photo và giữ lại một bản sơ yếu lý lịch sau khi đã nộp cho nhà tuyển dụng. Người phỏng vấn sẽ xem bản sơ yếu lý lịch của bạn trước khi phỏng vấn, nên bạn có thể biết trước phần nào những gì họ muốn biết.

3. Chuẩn bị những bản ghi chú: Chuẩn bị những câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản như: "tại sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?" hoặc "tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?"... Hãy tận dụng ưu điểm là bạn đang trả lời qua điện thoại: sử dụng những mẩu ghi chú sẵn để giúp bạn trả lời chính xác và lưu loát những gì bạn muốn.

4. Nghiên cứu kỹ công ty bạn xin việc: Sử dụng Internet, báo chí và điện thoại để biết thêm thông tin về cơ quan mà bạn muốn xin việc. Cơ hội cho bạn sẽ nhiều hơn nếu người tuyển dụng thấy được sự hiểu biết cũng như sự yêu mến của bạn dành cho công ty họ.

5. Tạo sự kết thúc: Khi bạn vừa cúp điện thoại thì bạn không có thể nói thêm bất cứ điều gì nữa. Do vậy, bạn hãy luôn chuẩn bị trong đầu (và có thể ghi ra giấy) điều gì mà bạn sẽ nói khi kết thúc cuộc phỏng vấn. Một lời kết thúc ấn tượng và chân thành sẽ giúp bạn để lại dấu ấn cho nhà tuyển dụng hơn..

10 mẹo gây ấn tượng khi phỏng vấn qua điện thoại

Phỏng vấn qua điện thoại cũng căng thẳng không kém phỏng vấn trực tiếp. Đây là một trong những thử thách đầu tiên mà bạn phải vượt qua nếu bạn muốn chinh phục một nấc thang mới trong sự nghiệp của mình.

Đặc điểm quan trọng của phỏng vấn qua điện thoại là nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn thông qua giọng nói, câu trả lời hay những âm thanh phát ra trong suốt cuộc trò chuyện.

“Nếu như bạn không vượt qua cuộc phỏng vấn điện thoại, bạn sẽ không được nhận vào làm”, Paul Bailo, CEO của Phone Interview Pro và là tác giả của cuốn Cẩm nang kĩ năng phỏng vấn qua điện thoại chia sẻ.
 
Dưới đây là những mẹo vặt nên làm và những điều nên tránh khi phỏng vấn qua điện thoại.

1. Không nhìn vào gương

Nhiều người nghĩ rằng việc nhìn vào gương sẽ giúp họ có thể quan sát những hành vi của mình tốt hơn trong suốt cuộc phỏng vấn nhưng điều này thực ra không chính xác. Khi nhìn vào gương, bạn trở nên quá tập trung vào những hình ảnh trong gương thay vì chú tâm vào cuộc phỏng vấn.Việc làm này cũng sẽ khiến bạn cười nhiều hơn khi nói chuyện và đánh mất sự tự nhiên trong lời nói của mình.

2. Sử dụng một tấm ảnh của người phỏng vấn

Bailo khuyên bạn nên tìm một bức ảnh của người phỏng vấn và đặt nó ở trước mặt trong suốt cuộc phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn có cảm giác như đang nói chuyên trực tiếp với họ và giúp bạn bình tĩnh hơn. Nếu bạn không thể tìm thấy một bức ảnh nào của họ, hãy thay thế bằng một bức ảnh của một người nổi tiếng và nghiêm khắc mà bạn biết.

3. Không nói quá nhiều

Một số người nghĩ rằng việc cố gắng nói nhiều trong cuộc phỏng vấn sẽ giúp họ có được kết quả tốt hơn nhưng điều này là không chính xác.

“Hãy nói ít hơn và chú ý lắng nghe nhiều nhất có thể. Điều đó sẽ giúp bạn hoàn thành cuộc phỏng vấn tốt hơn”, ông Bailo chia sẻ.

Theo ông, cách tốt nhất là ngừng khoảng vài giây trước khi trả lời các câu hỏi. Điều này sẽ cho bạn thời gian để suy nghĩ và giảm bớt những tiếng ậm ừ không cần thiết trong cuộc nói chuyện. Ông ví phỏng vấn điện thoại giống như một điệu nhảy mà người tham gia nên dành thời gian để lắng nghe âm nhạc. Nhà tuyển dụng là những người quyết định điệu nhảy, vì vậy nếu họ muốn nhảy sau thì bạn hãy dẫn dắt họ, còn nếu họ muốn dẫn dắt thì bạn hãy nhảy theo.

“Hãy chắc chắn rằng bạn không để sót bất cứ điều gì mà người phỏng vấn đã nói, dành một vài giây để hiểu kỹ câu hỏi và sau đó chuẩn bị một câu trả lời thật hoàn hảo hơn là thỉnh thoảng bật ra những ý kém thông minh và thiếu suy nghĩ”.

4. Luyện giọng trước cuộc phỏng vấn

Bạn nên luyện giọng trước khi phỏng vấn, điều này đảm bảo cho bạn có một giọng nói trong, khỏe và tự tin. Ngay cả những diễn giả chuyên nghiệp cũng cần luyện giọng trước khi nói. Hãy luyện các âm thanh với cường độ khác nhau. Hát to là một cách hữu hiệu không những giúp giọng khỏe hơn mà còn giúp giảm căng thẳng, tạo cảm giác hưng phấn, sẵn sang cho buổi phỏng vấn.

Trước cuộc phỏng vấn khoảng một giờ, bạn hãy dùng một thìa mật ong để giảm ho hoặc giữ cho giọng nói được rõ ràng và lưu loát. Điều này tốt hơn so với việc bạn chỉ uống nước hoặc cà phê trong suốt cuộc phỏng vấn.

5. Tránh thực hiện cuộc phỏng vấn tại một nơi quá thoải mái

Hãy đảm bảo rằng không gian mà bạn chọn để tiến hành cuộc phỏng vấn sẽ khiến bạn cảm thấy giống như đang ở trong một phòng phỏng vấn trực tiếp. Trước đó, hãy chuẩn bị tất cả những giấy tờ có liên quan và đặt chúng trước mặt. Như vậy trong suốt cuộc phỏng vấn bạn sẽ không cần phải lục tìm. Điều đó sẽ giúp bạn tự tin hơn để đưa ra những câu trả lời thông minh.

6. Lựa chọn trang phục phù hợp

Hãy chọn một bộ trang phục sang trọng dù chỉ là phỏng vấn qua điện thoại. Điều này sẽ cho bạn một niềm tin to lớn rằng bạn có thể chinh phục cả thế giới và giúp bạn phản ứng tự tin hơn trong cuộc phỏng vấn.

7. Thường xuyên nghe radio

Bailo cho biết nghe trên đài phát thanh là cách tốt nhất để luyên tập và giúp tạo nên một buổi phỏng vấn thành công. Trong các chương trình trên đài phát thanh, nhiệm vụ của phát thanh viên là kể cho bạn một câu chuyên mà bạn không thể trực tiếp nhìn thấy.Vì vậy bạn sẽ phải cố gắng để tưởng tượng. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng để có một cuộc phỏng vấn qua điện thoại thành công.

8. Đăng ký thời điểm thực hiện phỏng vấn phù hợp

Không đăng ký trả lời phỏng vấn vào những thời điểm mà khi đó bạn thường đang ngủ, ăn uống hay làm những việc vặt khác. Một số người trong chúng ta có khả năng tập trung rất cao vào buổi sáng nhưng một số khác lại thức dậy muộn hơn và cảm thấy hào hứng khi bắt đầu công việc vào buổi tối. Vì vậy, hãy tự chọn cho mình một thời gian thích hợp khi mà bạn chắc chắn mình làm mọi việc tốt nhất.

9. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn trong 3 ngày

Ngày thứ nhất: Hãy tìm hiểu thông tin về tài chính cũng như những văn hóa của doanh nghiệp mà bạn đang ứng tuyển.

Ngày thứ hai: Sử dụng tất cả những thông tin mà bạn thu thập được và kết hợp chúng với nhau theo môt cách nào đó để sử dụng trong cuộc phỏng vấn, đặc biệt là khi bạn có thể đặt câu hỏi cho người phỏng vấn. Bên cạnh đó, nên chuẩn bị vài câu hỏi điển hình có thể bị hỏi. Bailo đã đưa ra một câu hỏi ví dụ như: “Điều gì khiến bạn tự hào nhất về công ty của mình?” hay “vấn đề nào của công ty khiến bạn mất ngủ?”

Ngày thứ ba: Đây là ngày để bạn chuẩn bị mọi thứ và luyện tập những mẹo phỏng vấn đã được cung cấp trên.

10. Phỏng vấn xong không có nghĩa là kết thúc

Vào cuối cuộc phỏng vấn, hãy để người phỏng vấn biết được bạn muốn được làm ở vị trí đó như thế nào và yêu cầu họ thông báo cho bạn về những bước tiếp theo.

Bailo khuyên bạn nên thực hiện một số việc dưới đây sau cuộc phỏng vấn:

24-48 giờ sau cuộc phỏng vấn: Gửi một email cảm ơn và phân tích lý do tại sao bạn là sự lựa chọn hoàn hảo cho công việc đó.

24-48 giờ sau khi gửi email: Gửi một tấm thiệp viết tay cảm ơn họ, không cần quá cầu kì, tốt nhất là thật đơn giản và rõ ràng.

24-48 giờ sau khi gửi thiệp: Nếu bạn tình cờ đọc được điều gì đó thú vị liên quan đến những gì đã đề cập trong cuộc phỏng vấn, hãy gửi nó tới cho người phỏng vấn cùng với một bản tóm tắt lý do tại sao bạn nghĩ rằng nó thú vị. Điều này sẽ chứng tỏ bạn là một người thông minh và biết chia sẻ suy nghĩ của mình.

Cách thực hiện phỏng vấn hiệu quả qua điện thoại

Đọc E-paper

Các câu hỏi được đặt ra cũng thường không phải là nội dung đề cập đến trong đơn xin việc, đại loại như mức lương yêu cầu và thời gian có thể bắt đầu làm việc. Ứng viên cần chuẩn bị một không gian yên tĩnh để nhận cuộc gọi và cầm sẵn sơ yếu lý lịch.

Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn

Bạn phải chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn qua điện thoại như thể chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn thông thường vậy. Chuẩn bị danh sách các điểm mạnh và điểm yếu, cũng như danh sách các câu trả lời đối với các câu hỏi thông qua cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chuẩn bị các câu trả lời về kinh nghiệm làm việc và kỹ năng.

Luyện tập cách trả lời phỏng vấn

Trả lời phỏng vấn qua điện thoại không hề dễ dàng như bạn vẫn nghĩ. Tốt nhất hãy nhờ bạn thân hoặc người trong gia đình thực hành một cuộc phỏng vấn giả tưởng và hãy ghi âm phần trả lời để có thể nghe lại xem giọng mình thế nào trên điện thoại. Bạn cũng có thể nghe thấy tiếng ậm ừ của mình và bạn phải tập để hạn chế tối đa chúng trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Trong cuộc phỏng vấn

- Không được hút thuốc, nhai kẹo cao su, ăn hoặc uống

- Mỉm cười làm thay đổi giọng của bạn khi trả lời phỏng vấn

- Nói chậm rãi và phát âm một cách rõ ràng

- Xưng chức danh của người phỏng vấn mình (tên đầy đủ của người phỏng vấn). Chỉ gọi họ bằng tên riêng nếu bên tuyển dụng yêu cầu bạn làm như vậy

- Không được ngắt lời người phỏng vấn

- Đưa ra các câu trả lời ngắn gọn

- Nên nhớ rằng mục tiêu của bạn là tiến tới một cuộc phỏng vấn trực tiếp. sau khi cám ơn người phỏng vấn, bạn có thể hỏi họ là liệu mình có thể gặp họ trực tiếp không

- Nhớ hãy nói lời cám ơn.

Sau cuộc phỏng vấn

- Ghi chép lại những câu hỏi của người tuyển dụng và câu trả lời của bạn.



Kỹ năng trả lời phỏng vấn qua điện thoại
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc qua điện thoại
Sau khi phỏng vấn bao lâu thì có kết quả từ nhà tuyển dụng?
Ứng xử trong khi phỏng vấn thế nào là "chuẩn" nhất
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng cực hữu ích
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán
Phong thái khi đi phỏng vấn


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý