Triệu chứng khi bị thận yếu

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Triệu chứng khi bị thận yếu

19/04/2015 11:53 AM
178

Rất nhiều người mắc bệnh thận mạn nhưng không biết, bởi vì những dầu hiệu ban đầu có thể là rất khó thấy. Chúng ta cùng điểm lại những triệu chứng của bệnh thận suy để bạn đề phòng nhé!



TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SUY THẬN


Có thể mất nhiều năm để bệnh thận mãn (tiếng anh viết tắt là CKD) tiến triển thành suy thận. Một số người mắc bệnh thận mãn sống đến hết đời của họ mà chưa từng tiến tới suy thận

Tuy nhiên, với nhiều người tại bất cứ giai đoạn nào của bệnh thận, thì hiểu biết về nó vẫn là tối ưu. Biết được các dấu hiệu của bệnh thận có thể giúp bạn có được cách điều trị tốt nhất. Nếu bạn hay một ai đó mà bạn biết có từ 1 triệu chứng trở nên trong số các triệu chứng của bệnh thận dưới đây, hay là khi bạn lo rằng bạn có vấn đề với thận của bạn, hãy đi khám bác sĩ để được xét nghiệm máu và nước tiểu. Hãy nhớ rằng, nhiều triệu chứng có thể không do bệnh thận gây nên. Nhưng cách duy nhất để biết nguyên nhân của các triệu chứng mà bạn đang có là đi khám bác sĩ

Triệu chứng thường thấy

Triệu chứng 1: Những thay đổi khi đi tiểu

Thận tạo ra nước tiểu, do vậy khi thận bị hỏng, có thể có những thay đổi đối với nước tiểu như sau:

- Bạn có thể phải thức dậy vào đêm để đi tiểu

- Nước tiểu có bọt hay có nhiều bong bóng. Bạn có thể đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, hay lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt

- Số lần bạn đi tiểu ít hơn bình thường, hay lượng nước tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có màu tối.

- Nước tiểu của bạn có thể có máu

- Bạn có thể cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn

Dưới đây là môt tả của bệnh nhân:

“Khi bạn vào nhà vệ sinh nhiều hơn, bạn không thể đi tiểu hết. Và sau đó bạn vẫn cảm thấy giống như sự căng tức xuôi xuống dưới, thật sự là rất căng tức”

“Nước tiểu là thứ đầu tôi bắt đầu để ý đến. Sau đó tôi vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn và khi vào nhà vệ sinh, tôi không thể đi tiểu. Bạn nghĩ rằng bạn cần phải đi tiểu, nhưng khi vào đến nhà vệ sinh: kết quả là chỉ hai hay ba giọt mà thôi”

“Tôi đi tiểu ra máu. Nước tiểu có màu rất sẫm giống như màu nho. Và khi tôi tới bệnh viện khám, ở đó họ lại nghĩ rằng tôi nói dối về màu của nước tiểu”

Triệu chứng 2: Phù

Những quả thận bị hỏng không loại bỏ chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể bạn khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay

Mô tả của bệnh nhân

“Tôi nhớ rằng tôi bị phù rất nhiều ở cổ chân. Cổ chân của tôi to đến nỗi tôi không thể đi giày nữa”

“Với chị tôi, tóc cô ấy bắt đầu rụng, cô ấy gầy đi, nhưng mặt thì thực sự là căng phồng lên, bạn biết đấy mọi thứ cứ giống như vậy cho đến khi cô ấy phát hiện ra rằng cô ấy mắc bệnh”

“Đi làm việc vào một buổi sáng, cổ chân tôi sưng phồng lên, thực sự là phồng to, và tôi rất rất mệt khi đi bộ đến bến đỗ xe bus. Và lúc đó tôi biết rằng tôi phải đi khám bác sĩ”

Triệu chứng 3: Mệt mỏi

Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin (đọc là a-rith'-ro-po'-uh-tin), hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.

Khi thận bị hỏng (suy), chúng tạo ra ít erythropoietin hơn. Do vậy cơ thể bạn có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu. Và bệnh này có thể điều trị được.

Mô tả của bệnh nhân

“Tôi đột ngột cảm thấy mệt lả và không còn một chút tỉnh nào.”

“Tôi đã ngủ rất nhiều. Tan sở tôi về nhà và lên giường đi ngủ ngay”

“Nó như thể lúc nào bạn cũng cực kì mệt mỏi. Bị mệt, và sức khỏe của bạn như bị chảy đi hết thậm chí khi bạn chẳng làm gì cả”

Triệu chứng 4: ngứa/phát ban ở da

Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi mãu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu của bạn có thể gây ra những trận ngứa ở mức độ nặng.

Mô tả của bệnh nhân:

“Đó không hẳn chỉ là một trận ngứa ở da, mà nó chạy dọc xương. Tôi đã phải dùng bàn chải mà đào lên da thịt. Lưng của tôi rớm máu do bị cào quá nhiều.”

“Da tôi đã bị rách. Tôi đã rất ngứa và gãi rất nhiều”

Triệu chứng 5: Vị kim loại ở trong miệng/hơi thở có mùi amoniac

Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng có thể để ý thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa, hay bạn giảm cân bởi vì bạn cảm thấy không thích ăn

Mô tả của bệnh nhân

“Bạn sẽ cảm thấy có vị lợm ở trong mồm bạn, Gần giống như bạn vừa uống sắt vậy.”

“Bạn không còn thèm ăn như trước đây nữa”

“Trước khi tôi bắt đầu lọc máu, tôi đã giảm khoảng 10 pound trọng lượng”

Triệu chứng 6: Buồn nôn và nôn

Sự tích tụ dữ dội của các chất thải trong máu (chứng ure huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Chán ăn có thể dẫn tới sút cân.

Mô tả của bệnh nhân

“tôi có rất nhiều cơn ngứa, và tôi bị nôn, nôn tất cả mọi thứ ra ngoài. Tôi không thể giữ bất cứ đồ ăn thức uống nào ở lại trong dạ dày cả.”

“khi tôi nôn, tôi không thể ăn, và lúc đó tôi đã có một thời gian khó khăn khi uống thuốc hạ huyết áp.”

Triệu chứng 7: Thở nông

Sự khó thở của bạn có thể có liên quan tới thận theo 2 cách sau, thứ nhất đó là chất lỏng dư thừa trong cơ thể của bạn tích tụ trong hai lá phổi. Và thứ hai, chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) có thể khiến cơ thể bạn đói oxy và sinh ra chứng thở nông

Mô tả của bệnh nhân

“những lúc tôi thở nông, điều đó sẽ làm tôi sợ hãi. Tôi nghĩ có lẽ tôi có thể ngã hoặc sẽ có cái gì đó xảy ra với tôi, do vậy thường thì tôi đi tìm một chỗ để ngồi trong chốc lát”

“ Tôi không thể ngủ vào ban đêm, tôi không thể thở được, nó giống như tôi bị chết chìm. Và, tôi không thể bước đi đâu được nữa. Điều đó thật là tệ”

“bạn đi lên tầng trên để dọn phòng và lúc đó bạn hết thở được nữa, hay khi bạn làm việc bạn trở nên mệt mỏi và bạn phải ngưng công việc lại”

Triệu chứng 8: cảm thấy ớn lạnh

Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lanh, thậm chí khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.

Mô tả của bệnh nhân:

“Tôi để ý thấy rằng thỉnh thoảng, tôi thực sự lanh, lúc đó tôi có những cơn rùng mình”

“Đôi khi tôi trở nên rất rất lạnh. Thời tiết lúc đó có thể nóng, và tôi thì vẫn lạnh”

Triệu chứng 9: Hoa mắt chóng mặt và mất tập trung

Thiếu máu liên quan đến suy thận nghĩa là não của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy nữa. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về trí nhớ, gây ra sự mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

Mô tả của bệnh nhân:

“Tôi nhớ là tôi đã đề cập với vợ tôi về trí nhớ của tôi rằng tôi không thể nhớ những gì tôi đã làm từ tuần trước, hay có thể là 2 hôm trước thôi. Tôi thực sự không thể tập trung, vì tôi thích chơi giải ô chữ và đọc nhiều, nhưng không thể tập trung được.”

“Tôi đã luôn luôn mệt mỏi và hoa mắt chóng mặt.”

“Tình trạng đó xấu tới độ, tôi đang làm việc, và thật đột ngột tôi hoa mắt chóng mặt. do vậy tôi đã nghĩ rằng có lẽ là huyết áp của tôi hay bệnh tiểu đường của tôi trở nên xấu đi. Đó là những gì mà tôi đã nghĩ”

Triệu chứng 10: đau chân/cạnh sườn

Một số người mắc các bệnh về thận có thể bị đau ở lưng hay sườn điều này là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, và đôi khi thì gan, cũng có thể gây đau.

Mô tả của bệnh nhân

“Khoảng 2 năm trước, tôi lúc nào cũng vào nhà vệ sinh, và phần thấp của lưng luôn luôn đau đớn, tôi tự hỏi vì sao lại có chuyện như vậy….các bác sĩ đã chuẩn đoán rắng đó là do các vấn đề ở thận”

“Và sau đó bạn phải thức dậy trong đêm, lúc đó bạn bị đau ở sườn và lưng, bạn không thể nhúc nhích được.”

“vào ban đêm, tôi hay bị đau vùng sườn. Nó còn tệ hơn là đau nhức do làm việc nặng.”


ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ CHO BỆNH NHÂN SUY THẬN


Những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính đặc biệt suy thận mạn có rất nhiều hậu quả nặng nề trong đó khả năng kích thích tạo hồng cầu của thận suy giảm nghiêm trọng dẫn đến thiếu máu, giảm hemoglobin, giảm cung cấp ôxy cơ thể không hồi phục. Ghép thận là biện pháp tối ưu tuy nhiên không đơn giản.

Gần đây với sự tiến bộ của y học đã có những loại thuốc mới phổ biến có khả năng kích thích sinh hồng cầu giúp hỗ trợ một phần chức năng thận suy giảm. Tuy nhiên thuốc có nhiều tác dụng phụ nên nhiều người đã phải dừng thuốc.

Mới đây Viện Nghiên cứu bệnh thận New York, Mỹ đã cải tiến loại thuốc kích thích sinh hồng cầu thông thường vẫn sử dụng là epoetin thành một loại thuốc có tác dụng kéo dài trong 2 - 4 tuần, tính ra mỗi năm chỉ cần sử dụng khoảng 12 liều, trong khi thuốc cũ phải sử dụng 3 lẫn mỗi tuần, trung bình 52 – 156 liều mỗi năm, khả năng gây độc rất cao.

Theo TS. Nathan Levin: Thuốc mới mặc dù sử dụng ít đi nhưng hiệu quả không giảm so với thuốc cũ. Mặt khác đã tránh được 45% nguy cơ bỏ thuốc do tác dụng phụ  như trước đây.

CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỊ SUY THẬN

Với người suy thận, dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp kiểm soát huyết áp, cân nặng, cholesterol và hàm lượng đường trong máu, làm bệnh tiến triển chậm.

Trong đó, việc kiểm soát chế độ ăn, uống là điều hết sức cần thiết và lượng thức ăn đảm bảo giá trị dinh dưỡng cũng là một vấn đề quan trọng.

Muối là nguyên nhân chính gây bệnh thận mạn tính. Ăn nhiều muối sẽ dẫn đến giữ nước trong cơ thể, tăng áp suất trong các mạch máu thận làm tăng gánh nặng cho thận.

Các bác sĩ khuyến cáo, những người mắc bệnh về thận cần phải ăn nhạt và không nên ăn quá 2 - 4g muối mỗi ngày. Người bị tăng huyết áp kèm theo thì nên hạn chế dùng muối đến mức thấp nhất.

Người mắc bệnh thận cũng nên hạn chế ăn chất đạm vì việc chuyển hóa đạm trong cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất độc hại, các chất này được lọc qua thận gây quá tải và tổn thương thận.

Hạn chế dùng dầu mỡ trong chế biến thức ăn, nên chọn phương pháp chế biến là luộc hay nướng.

Đối với bệnh nhân bị suy thận phải ăn chế độ ăn giàu năng lượng, tăng khoảng 30% so với bình thường (khoảng 2.000 kcalo/ ngày), chia nhỏ bữa ăn ra thành 4 - 6 bữa/ngày.

Nếu ăn không đủ năng lượng sẽ làm thay đổi sự trao đổi chất trong cơ thể. Cơ thể sẽ đốt cháy mỡ và đạm của các tổ chức mô làm cho cơ thể gầy yếu, đồng nghĩa với việc tăng hàm lượng chất độc và lúc này chế độ ăn hạn chế đạm sẽ là vô nghĩa.

Hàm lượng kali có thể tăng cao ở bệnh nhân suy thận hoặc đối với những ai đang phải lọc thận. Hàm lượng rất cao chất này có thể gây nguy hiểm và khiến tim ngừng đập. Kali có nhiều trong những thực phẩm như: đậu nành, chuối, nho, trái cây khô, chocolate, cá hồi,...

Cần phải hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều phospho như: phô-mai, gan, các loại đậu,... Khi hàm lượng phospho trong cơ thể quá nhiều có thể gây suy thận, đau tim và những bệnh liên quan tới xương.

Không nên ăn các đồ kích thích như ớt, hạt tiêu, hành, tỏi; không ăn thức ăn chua, không ăn các loại nấm, không nên ăn các thức ăn chế biến sẵn như thịt cá đóng hộp, thịt cá xông khói,...

Không nên uống rượu, bia, các loại nước khoáng, đặc biệt là nước khoáng có nhiều natri. Có thể uống các loại nước như nước mưa đun sôi, nước hoa quả tươi,... Tuy nhiên, lượng nước bổ sung cho cơ thể cũng cần được theo dõi kỹ.

Nếu không phải lọc thận, đừng hạn chế lượng nước bổ sung mà hãy uống khi nào cảm thấy khát. Nếu cơ thể giữ nước, nên hạn chế dùng muối. Vì khi dùng muối cơ thể sẽ không kiểm soát được lượng nước và lúc nào cũng cảm thấy khát.

Các thức ăn tốt cho bệnh nhân thận như gạo, bánh mì không có muối, mì ống, khoai tây và các loại rau khác. Người bệnh thận có thể uống sữa, không hạn chế các thức ăn chay. Nên ăn các loại trái cây tốt cho thận như táo, dưa hấu, lê,...

Người suy thận cũng cần ăn uống đầy đủ bốn thành phần là chất đường bột, chất đạm, chất béo và chất khoáng - vitamin như người bình thường.

Thực đơn trung bình cho người suy thận hằng ngày: Bột đường 300g - 450g; béo 45 - 55g, đạm 20 - 27g, khoáng - vitamin như người bình thường, tổng số calo năng lượng 1.600- 2.000 kcalo. Nên hạn chế chất đạm, uống nước vừa phải và hạn chế muối ăn, hạn chế thức ăn giàu kali.


Nguyên nhân suy thận
Tìm hiểu về bệnh sỏi thận
Dấu hiệu nhận biết thận yếu
Dấu hiệu bệnh viêm cầu thận
Bệnh suy thận nên ăn gì?
Bệnh sỏi thận khi mang thai

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý