Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới

seminoon seminoon @seminoon

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới

19/04/2015 11:54 AM
392
Bạn có thấy đôi chân mình rất buồn bực, bồn chồn? Nó không gây đau đớn mà chỉ đơn giản là muốn di chuyển? Hội chứng bồn chồn gây khó chịu, luôn muốn động đậy tay chân cũng là dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Chúng ta cùng điểm lại những triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân nhé!



DẤU HIỆU CỦA GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN


Các dấu hiệu nhận biết bệnh lý suy tĩnh mạch sớm :

- Mỏi chân, nặng chân, đau bắp vế, cảm giác bị căng nặng.
- Sưng mắt cá chân, thấy rõ nhất là buổi tối sau một ngày làm việc.
- Hay bị chuột rút, nhất là vào ban đêm.
- Cảm giác bị kiến bò và ngứa chân.
- Có những đường vằn mạch máu nhỏ hay những đường gân xanh nổi trên da.
- Đau cổ chân. Có vết chàm hay loét vùng cổ chân, viêm mô dưới da.
Những triệu chứng trên tăng khi đứng lâu, giảm dần nếu gác chân lên cao.

Diễn tiến bệnh :
- Một bên chân sưng phù, nhất là khi đứng nhiều. Nổi các sợi gân xanh.
- Đau nhức bắp vế, chuột rút thường xuyên nhất là về đêm.
- Chân nóng sưng đỏ và rất đau, các tĩnh mạch nổi rõ và cứng chứng tỏ có viêm tắc tĩnh mạch.
- Toàn bộ hệ thống tĩnh mạch bị giãn lớn, gây rối loạn biến dưỡng da, những vết loét lâu lành, nhiễm trùng và chảy máu chân.
- Giãn tĩnh mạch có cục máu đông trong lòng mạch sẽ theo dòng máu chảy về tim. Biến chứng nặng là thuyên tắc động mạch phổi và có thể dẫn tới tử vong.


Suy giãn tĩnh mạch chi dưới, các dấu hiệu nhận biếtNhững ai dễ bị suy giãn tĩnh mạch?
- Nữ nhiều hơn nam, do bệnh lý có liên quan đến tác động của nội tiết. Những người trong gia đình có mẹ hay chị bị bệnh dễ bị suy tĩnh mạch hơn.
- Phụ nữ có thai, sau sanh, hoặc dùng thuốc ngừa thai.
- Người làm nghề đứng nhiều như: giáo viên, nhân viên bán hàng, bác sĩ phẫu thuật, cảnh sát giao thông, thợ dệt…
- Người ngồi nhiều 1 chỗ ít đi lại như: nhân viên văn phòng, tài xế...
- Người béo phì.
- Người ăn ít chất xơ, hay bị táo bón.
- Bệnh nhân sau những cuộc mổ lớn, kéo dài như mổ đẻ, mổ xương chấn thương, mổ niệu…
- Người phải nằm bất động lâu như sau khi bị tai biến mạch máu não, bó bột…
- Người làm việc trong môi trường nóng ẩm và liên tục đứng, ít đi lại.

Làm sao biết mình có bị suy tĩnh mạch hay không?
Việc xác định chẩn đoán chủ yếu dựa vào khám lâm sàng bao gồm nhìn thấy những đoạn tĩnh mạch bị giãn, ngoằn ngoèo, da đổi màu, rối loạn dinh dưỡng, loét và sự xuất hiện của các u máu.

Sờ để biết được độ cứng của phần mềm, đặc biệt là vùng trước xương chày, so sánh cả hai bên. Ngoài ra có thể sờ thấy cả một đoạn tĩnh mạch cứng, phù nề, các cục thuyên tắc và xác định nhiệt độ của da.

Cuối cùng chẩn đoán được xác định bằng Siêu âm Doppler màu mạch máu 2 chi dưới , với phương pháp này cho phép xác định được những rối loạn huyết động học, tình trạng của các van tĩnh mạch, mức độ giãn của tĩnh mạch và các cục thuyên tắc trong lòng mạch để từ đó có thái độ điều trị đúng đắn. Các bệnh viện lớn, bệnh viện thành phố, bệnh viện quận đều có thực hiện siêu âm này.

Siêu âm Doppler màu là một phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, rất an toàn, cho kết quả ngay với mức độ chính xác từ 95-99%. Siêu âm Doppler màu tĩnh mạch cho phép thấy hình ảnh đoạn tĩnh mạch bị dãn, các van tĩnh mạch bị suy mất chức năng và thấy được có cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch hay không.

PHÒNG BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN ĐÚNG CÁCH

Không chỉ gây mất thẩm mỹ, căn bệnh này còn gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả lưu thông máu kém gây ra cơn đau dữ dội.

Suy giãn tĩnh mạch chân còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới. Đây là hiện tượng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại, gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Khi bị suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh có thể có cảm giác như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê chân, kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về ban đêm... 
Suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở nữ nhiều hơn ở nam. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 30, tùy thuộc vào công việc/ nghề nghiêp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên....
Mặc dù là bệnh phổ biến nhưng nhiều người không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với chứng viêm khớp, đau khớp chân....
Không chỉ gây mất thẩm mỹ, căn bệnh này còn gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả lưu thông máu kém gây ra cơn đau dữ dội. Đáng lưu ý hơn, đây là căn bệnh ngày càng phổ biến ở giới văn phòng.
Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đúng cách.
1. Kiểm soát cân nặng
Giảm trọng lượng của bạn là một cách để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Việc bạn tăng cân sẽ làm tăng áp lực trên chân và là một trong những nguyên nhân chính của chứng suy giãn tĩnh mạch. Việc duy trì một mức cân nặng hợp lý sẽ mang lại lợi ích cho việc phòng chứng suy giãn tĩnh mạch.
2. Giảm thời gian đứng
Cố gắng tránh đứng trong thời gian dài để ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch hình thành. Càng nhiều áp lực dồn lên trên đôi chân của bạn càng gây sức ép lên các tĩnh mạch và có thể gây ra chứng suy giãn tĩnh mạch.
3. Đi tất đặc biệt
Vì bạn không thể tránh đứng hoàn toàn, bạn có thể giúp đôi chân của bạn cảm thấy dễ chịu và giảm bớt áp lực bằng cách đi loại tất chun để cải thiện lưu thông máu.
4. Tập thể dục
Tập thể dục, đặc biệt là đi xe đạp, bơi lội và đi bộ có thể giúp cải thiện lưu thông ở chân và ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, những bài tập tập trung làm thon gọn chân hoặc các bài Yoga cũng rất tốt cho việc phòng và chữa chứng suy giãn tĩnh mạch chân.
Phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đúng cách 1
Ảnh minh họa
5. Cẩn thận với thuốc tránh thai
Nếu bạn là nữ, tránh các loại thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen cao. Estrogen với hàm lượng cao đã được chứng minh có thể thay đổi lưu thông máu, góp phần vào sự phát triển của chứng giãn tĩnh mạch.
6. Thay đổi tư thế ngồi
Tránh bắt chéo chân của bạn để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Việc bắt chéo chân sẽ tạo nhiền áp lực lên đùi, xương chậu, gây kém lưu thông máu, dễ bị tê mỏi và hình thành tình trạng da sần vỏ cam cùng với chúng suy tĩnh mạch.
7. Tạm biệt giày cao gót
Mang giày gót thấp hoặc dép mềm khi có thể và chọn những loại quần áo thoải mái, hạn chế mang giày cao gót và các loại quần bó sát để giữ cho máu lưu thông ở chân không bị tắt nghẽn.
8. Gác chân cao
Đặt một chiếc gối dưới chân của bạn khi bạn ngủ trong tư thế nằm ngửa là một cách khác để tăng cường lưu thông và giảm bớt áp lực trên đôi chân.
9. Chú ý tới các chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng khác
Cung cấp đầy đủ chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp duy trì tĩnh một hệ tĩnh mạch mạnh mẽ, khỏe mạnh. Hãy chọn những trái cây họ cam quýt như bưởi, cam… vì chúng chứa nhiều hesperidin, rutin, và diosmin sẽ giúp giảm tình trạng suy tĩnh mạch bằng cách tăng cường sức khỏe của tĩnh mạch. 
Ngoài ra nếu bạn thường xuyên ăn các loại gia vị như gừng, tỏi và ớt cayenne, bạn sẽ phá vỡ các fibrin- nguyên nhân gây tắc nghẽn tĩnh mạch. Điều này giúp hạn chế bệnh suy giãn tĩnh mạch chân khá hiệu quả. 


CẦN THẬN TRỌNG VỚI BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN

Tỷ lệ người suy tĩnh mạch chân ngày càng tăng cao, đa số bệnh nhân đều không biết mình mắc bệnh, không điều trị kịp thời nên thường tiến triển nặng, rất khó chữa.

5 tháng nay, chân của chị Thanh Hà, nhân viên thu ngân nhà hàng tại quận 5, TP HCM, có biểu hiện hay bị chuột rút, nhức mỏi về đêm và gần sáng. Nghĩ là mình thiếu canxi nên chị Hà tự ra tiệm thuốc tây mua canxi về uống bổ sung.

Chẳng những chân không có dấu hiệu bớt nhức mỏi mà ngày càng trở nặng. Đến khi các mạch máu nổi li ti ở chân, chị mới đi khám và phát hiện mình bị suy tĩnh mạch chân.

Cẩn trọng với bệnh suy giãn tĩnh mạch chân 1
Bệnh suy giãn tĩnh mạch làm chân xấu đi, gây đau nhức, rất bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Ảnh: ST

Cũng bị suy tĩnh mạch chân, bà Kim, 57 tuổi ở Đồng Nai lại tưởng mình bị bệnh viêm khớp của tuổi già. Thời gian đầu, bà áp dụng các bài thuốc dân gian, châm cứu, đắp các loại thuốc chữa xương khớp mà mọi người mách bảo. Bệnh không những không thuyên giảm mà da chân dần dần có biểu hiện bị chàm.

Bà tiếp tục đi khám và điều trị da liễu. Sau một thời gian điều trị không hiệu quả, chân sưng phù, các tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo, bà mới vào TP HCM để thăm khám.

Bà đang chuẩn bị để được phẫu thuật suy giảm giãn tĩnh mạch. “Nếu phát hiện và đi khám sớm hơn thì tôi không phải chịu đau nhiều, tốn công, tốn tiền điều trị nhiều như bây giờ”, bà Kim cho biết.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lê Phi Long, Trưởng phân khoa Lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y Dược, tình trạng bệnh nhân không nhận biết được bệnh của mình, hay có những lầm tưởng với các bệnh xương khớp khác là khá phổ biến. Khi họ đến bệnh viện khám thì bệnh đã tiến triển nặng, phải tốn thời gian điều trị lâu dài và tốn kém.Bác sĩ Long đúc kết một số triệu chứng sớm để nhận biết suy tĩnh mạch như sau:

- Nhức mỏi, sưng chân, nặng chân, có cảm giác bị bứt rứt sau giờ làm việc.

- Hay bị ê ẩm vào ban đêm, giống như kiến bò.

- Chân thường có hiện tượng chuột rút trước khi đi ngủ.

- Bệnh thường trở nặng vào chiều tối, sau một ngày làm việc hoặc vào lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy.

Một số dấu hiệu:

- Mạch máu mạng nhện.

- Mạch máu nổi ngoằn ngoèo.

- Mạch máu phình to, lở loét.

- Rối loạn biến dưỡng da, có biểu hiện chàm da, chân phình to.Những người có nguy cơ mắc bệnh:

- Người làm việc phải đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu, ít đi lại như nhân viên văn phòng, nhân viên thu ngân, bán hàng, giáo viên, nhân viên y tế, cảnh sát…

- Phụ nữ có thai có nguy cơ suy tĩnh mạch sau sinh từ 3 đến 5 năm. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới do ảnh hưởng của nội tiết nữ, quá trình thai nghén, sinh nở tác động lên tĩnh mạch.

- Trong gia đình có người mắc bệnh. Những người có quan hệ huyết thống cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh.

- Người béo phí, ít vận động, tập luyện có nguy cơ mắc bệnh cao.

- Người càng lớn tuổi thi có nguy cơ mắc bệnh càng cao.Một số thói quen dễ dẫn đến bệnh suy tĩnh mạch:

- Hút thuốc.

- Ít vận động.

- Mặc quần áo quá chật.

- Mang giầy cao gót.

- Chế độ ăn uống ít chất xơ, không đủ dưỡng chất và uống quá ít nước.

Theo Bác sĩ Long,bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch cần được phát hiện bệnh và điều trị càng sớm càng tốt.Nếu được phát hiện và có những phác đồ điều trị phù hợp ngay từ ban đầu thì việc chữa bệnh rất đơn giản. Khi phát hiện trễ, tĩnh mạch đã bị loét, chảy nước, có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn, gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị, phải điều trị nội khoa, tiến hành phẫu thuật, sử dụng sóng cao tần, điều trị bằng laser…

Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống và tập luyện, vận động phù hợp. Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, hạn chế các thức ăn có nhiều mỡ, thường xuyên đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội..



Giãn tĩnh mạch tinh ở nam giới
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch chân
Nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
Cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân tốt nhất


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
chân e nổi nhiều gân đỏ li ti ?có mỏi chân vậy có phải là triệu chứng của giãn tĩnh mạch chân k?
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Với những biểu hiện trên em nên đi khám thêm để được chuẩn đoán cụ thể hơn. Chúc em sức khỏe!
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý