Nhau tiền đạo

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Nhau tiền đạo

18/04/2015 10:40 AM
212

Đây là một biến trứng hiếm gập nhưng nghiêm trọng của thời kỳ mang thai, tuy chưa rõ nguyên nhân. Trong một thai kỳ bình thường, bánh nhau gắn với phần trên của thành vách tử cung, nhưng nếu bánh nhau gắn vào bất cứ chỗ nào khác của phần dưới, nó sẽ ngăn cảnkhông cho phần này của tử cung giãn phồng ra trong lúc sinh và đôi khi bít lối cổ tử cung. Thêm vào đó, bánh nhau sẽ tróc ra khi chuyển dạ, gây ra băng huyết nghiêm trọng cho người mẹ và làm giảm lượng máu, do đó làm giảm lượng ôxy cung cấp cho em bé. Trong trường hợp bánh nhau tróc ra trước khi chuyển dạ, người ta gọi đó là chứng bong nhau đột ngột (placenta abruptio).

Cứ khoảng 100 người mang bầu thì một người bị phải trứng nhau tiền đạo. Tuy nhiên, do việc khám kiểm tra các phụ nữ mang thai được cải tiến, ít khi các bác sĩ không phát hiện ra trứng bệnh này.

Triệu chứng

- Máu đỏ tươi chảy ra từ âm đạo, không đau đớn.

Tôi có phải đi bác sĩ không?

Vào bất cứ lúc nào trong thời kỳ mang thai, hoặc thậm chí khi chỉ mới nghi ngờ có thai, nếu bạn thấy ra máu, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức

Bác sĩ sẽ làm gì?

Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện một thử nghiệm quét siêu âm trong trường hợp bị chảy máu, tuy nhiên nếu trứng xuất huyết chưa xảy ra và một xét nghiệm quét siêu âm theo thường lệ xác nhận là có nhau tiền đạo (sau 28 tuần, người ta có thể thấy chứng này rất rõ ), bạn sẽ được bác sĩ và/ hay nữ hộ sinh để ý chăm sóc kỹ lưỡng. Từ tuần thứ 32 trở đi, có thể là bạn sẽ phải ở lại bệnh viện cho tới khi sinh.

Trong đa số trường hợp, bác sĩ có thể quyết định đỡ đẻ cho bạn bằng phẫu thuật mổ lấy thai. Nếu không thì bạn sẽ đi vào giai đoạn chuyển dạ như bình thường, mặc dù sẽ bị chảy máu rất nhiều trước khi bắt đầu chuyển dạ và nhiều hơn nữa, khi tiến trình chuyển dạ bắt đầu. Bạn có thể cần được truyền máu tùy thuộc vào lượng máu bạn mất đi trong quá trình sinh đẻ.

Có những nguy cơ nào?

Với chứng này có nhiều xác suất là bạn sẽ chuyển dạ sớm hơn, với những nguy cơ cố hữu cho em bé. Tuy nhiên, bạn sẽ được theo dõi thường xuyên hơn bởi bạn sẽ ở trong bệnh viện và kho có bất cứ dấu hiệu nào là cái thai yếu sức bác sĩ sẽ phát hiện ra ngay.

Không có lý dogì để cho rằng bạn sẽ mắc phải chứng này trong những lần mang thai sau. Tuy nhiên, tiền sử bệnh tật của bạn sẽ báo động cho các bác sĩ tham ván cho bạn và bạn sẽ được theo dõi kỹ càng.

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý