Xử lý bệnh tiêu chảy cấp

seminoon seminoon @seminoon

Xử lý bệnh tiêu chảy cấp

19/04/2015 12:35 PM
197

Tiêu chảy cấp (TCC) xảy ra khi số lần đi tiêu > 3 lần trong ngày kèm phân nhão sệt hoặc lỏng như nước có màu vàng nâu/trắng đục. Các triệu chứng đi kèm như đau bụng, buồn nôn, nôn ói hoặc sốt thường có trong TCC.


Rotavirus–gây mất nước nghiêm trọng

Vào hè, thời tiết nóng bức khiến người mắc bệnh về tiêu hóa tăng vọt, đặc biệt là trẻ em.  Theo bác sĩ Hoàng Thị Năng, bệnh viện đa khoa Medlatec, nguyên nhân gây tiêu chảy cấp thường gặp trong mùa hè bao gồm: lị trực khuẩn, E.coli, Rotavirus….

Cách giúp bạn xử lý tiêu chảy mùa hè rất đơn giản
Tiêu chảy cấp thường gặp trong mùa hè bao gồm: lị trực khuẩn, E.coli, Rotavirus….
Chị Bùi Thu T. (29 tuổi, ở Văn Quán, Hà Nội), sau một ngày bị đi ngoài 15 lần đã gửi mẫu phân đến xét nghiệm tại Bệnh viện Medlatec. Kết quả xét nghiệm dương tính với Rotavirus.


Chị T. có con nhỏ 2 tuổi mới mắc tiêu chảy cấp do Rotavirus cách đó 5 ngày. Bệnh nhân đã được bác sĩ của bệnh viện kê đơn điều trị, theo dõi và đã ổn định sau 7 ngày.


Còn bệnh nhân Phạm Ngọc H. (58 tuổi, ở Hàng Bông, Hà Nội), chưa có tiền sử gì đặc biệt, khởi bệnh có sốt nhẹ, sau đó biểu hiện nôn và đi ngoài phân lỏng 8-9 lần/ngày. Bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec, xét nghiệm mẫu phân dương tính với virus Rota kèm theo mức độ loạn khuẩn ruột rất nặng. Xét nghiệm máu còn cho thấy tình trạng mất nước, điện giải khá nặng do hậu quả của tiêu chảy.


Bác sỹ đã khám lâm sàng và chẩn đoán bệnh nhân bị mất nước mức độ B. Do ăn uống kém và thể trạng yếu, bệnh nhân được bù nước, điện giải cấp cứu, sau đó kê đơn điều trị và theo dõi tiếp tại nhà. Hiện tại, bệnh nhân đã hoàn toàn khỏe mạnh.


Không chỉ với người lớn, virus Rota rất hay nhiễm vào trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi. Ở nước ta, tiêu chảy  cấp do Rotavirus trung bình chiếm khoảng 54% các trường nhập viện do vấn đề về tiêu hóa.


Cháu Nguyễn  Thành N. bị tiêu chảy hơn 10 lần/ngày, phân lỏng toàn nước. Cháu lại sốt và nôn, mẹ bé rất lo lắng không biết cháu bị đau bụng do đâu. Khi gọi nhân viên của bệnh viện Medlatec mang phân đi soi mới biết cháu nhiễm Rota virus.


Nhiều bà mẹ băn khoăn, không biết khi nào con nhiễm Rota virus, lị trực khuẩn hay do khuẩn E.coli.


Cách giúp bạn xử lý tiêu chảy mùa hè rất đơn giản Người mắc Rota virus bị mất nước rất nhanh do nôn và đi phân ra nước, nếu không điều trị, rất dễ gây tử vong, nhất là ở trẻ. Cách giúp bạn xử lý tiêu chảy mùa hè rất đơn giản
Bác sĩ Hoàng Thị Năng
Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Hoàng Thị Năng tư vấn: Để có kết luận chính xác trẻ bị tiêu chảy do nguyên nhân gì các bà mẹ nên soi phân, chỉ 1 giờ là có kết quả. Riêng với khuẩn E.coli cần phải cấy phân thời gian để có kết quả khá lâu từ 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, dựa trên triệu chứng lâm sàng có thể chẩn đoán trẻ bị tiêu chảy do Rota virus, lị trực khuẩn hay E.coli.


Cũng theo bác sĩ Năng, người mắc Rota virus thường đi ngoài nhiều  từ 5 – 7 lần/ngày  có lúc hơn 10 lần/ngày. Phân thường lỏng, tóe nước, gợn trắng, không nhầy,  không có máu, mùi tanh nồng, màu vàng nhạt.


Người mắc Rota virus thường nôn, sốt trước khi tiêu chảy 4- 6 tiếng, sốt nhẹ từ  38 - 38,5 o C. Cơ thể mệt mỏi.


Tùy thể trạng mất nước của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có hướng điều trị như bù nước. Nếu mất nước độ A, bệnh nhân được cho uống Oresol, nếu độ B, C thì phải vào viện truyền nước và điện giải. Bệnh nhân còn được cho uống men  vi sinh để cân bằng vi khuẩn đường tiêu hóa, bổ sung kẽm. Kẽm có tác dụng tái tạo niêm mạc ruột, giảm lượng nước tiết ra theo phân.


Người mắc Rota virus bị mất nước rất nhanh do nôn và đi phân ra nước, nếu không điều trị, rất dễ gây tử vong, nhất là ở trẻ.


Bệnh nhân mắc lị trực khuẩn có số lần đi ngoài ít hơn, khoảng 5 – 7 lần/ngày. Tiêu chảy do lị trực khuẩn có gây sốt, ít khi nôn.Người bị lị trực khuẩn phân lúc đầu lỏng, nhiều nước trong ngày đầu, ngày thứ 2 phân nhầy, lờ lờ máu hồng, hay bị đau bụng, ở trẻ nhỏ sẽ quấy khóc nhiều. Triệu chứng mót rặn.


Khi soi phân, trong phân có hồng cầu và bạch cầu. Kết hợp triệu trứng lâm sàng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có kháng sinh. Lỵ trực khuẩn ít gây mất nước hơn Rota virus nhưng nếu không điều trị, để lâu đi ngoài ra máu, sẽ bị sa trực  tràng.


Bác sĩ Năng lưu ý: Với trẻ đang bú mẹ, khi bị lồng ruột nhưng dễ bị chẩn đoán nhầm với mắc lị trực khuẩn. Vì khi đó, trẻ bị lồng ruột có triệu chứng khá giống với mắc lị trực khuẩn như đau bụng, nôn  đi ngoài ra máu, khóc thét từng cơn.


Với bệnh nhân bị tiêu chảy do khuẩn E.coli: Triệu chứng là tiêu chảy nhiều, ít khi phân có nhầy và máu. Ngày đầu trẻ sẽ sốt 38 – 39 o C kèm tiêu chảy. Khi đó, bệnh nhân cần bù nước bằng cách uống Oresol.


Triệt tiêu chảy thế nào?


Cách giúp bạn xử lý tiêu chảy mùa hè rất đơn giản
Virus Rota 
Bác sĩ Hoàng Thị Năng cho biết: Rotavirus, khuẩn E.coli, lị trực khuẩn xuất hiện ở khắp nơi, lây nhiễm phổ biến qua đường tiêu hoá, do sự lan truyền từ phân người mang mầm bệnh lên các đồ vật trong môi trường như bàn tay, đồ dùng, đồ chơi…


Tác nhân gây tiêu chảy sống lâu trong môi trường nên có tính lây lan mạnh từ người sang người, dễ lây thành dịch, nhất là tại các trường mẫu giáo, tiểu học, những nơi công cộng, gia đình, bệnh viện.


Vệ sinh phòng bệnh là chủ yếu vì bệnh lây theo con đường phân -  miệng: Phân người bị bệnh làm nhiễm bẩn thức ăn, nước uống. Cá thể khác khi ăn uống phải thức ăn, nước uống này sẽ bị tiêu chảy.


Vì vậy, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ăn sạch, uống sôi, đặc biệt ở những nơi có người đang mắc bệnh là cách phòng bệnh tốt nhất.


Với trẻ nhũ nhi, có thể uống vắc xin phòng Rota virus, nên uống vào tháng thứ 3 và tháng thứ 4, uống trước 6 tháng sẽ cho hiệu quả tốt nhất.


Khi mắc bệnh, cần nhận biết những dấu hiệu sớm của bệnh. Nếu được điều trị, chăm sóc đúng và kịp thời, bệnh hoàn toàn khỏi không để lại hậu quả gì.

Chế độ ăn trong bệnh tiêu chảy cấp tính ở trẻ em



ảnh minh hoạ


Có thể dùng các dung dịch bồi phụ nước và điện giải tự chế tại nhà như sau :

- Nước  cháo muối

Dùng 1 nắm gạo (50g), 1 nhúm muối (3,5 g) và 6 bát ăn cơm nước sạch, đun nhừ, lọc qua rá cho trẻ uống dần.

- Nước gạo rang muối

Gạo rang vàng 50 g, cho 1 thìa gạt cà phê muối ăn (3,5 g) + 6 bát ăn cơm nước nấu nhừ, lọc qua giá cho trẻ uống dần.

- Nước chuối, hồng xiêm

Chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội, cho 1 thìa gạt muối (3,5g) cho trẻ uống dần.

Trường hợp trẻ mất nước nặng : Trẻ vật vã kích thích hoặc li bì, uông nước bị nôn, đi đái ít, khóc không ra nước mắt, da nhăn nheo, mắt trũng, môi khô phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để truyền dịch

Chế độ ăn khi trẻ bị tiêu chảy

Mặc dầu trong thời gian bị tiêu chảy cấp, quá trình hấp thu thức ăn có giảm hơn bình thường, nhưng lượng hấp thu qua ruột vẫn được khoảng 60%, do vậy trong suốt quá trình tiêu chảy cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, kiêng khem, thì trọng lượng cơ thể sẽ tiếp tục tăng với tốc độ gần như bình thường. Nếu không ăn đủ khẩu phần trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng.

 - Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy

- Gạo (bột gạo), khoai tây

- Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc

- Sữa đậu tương (đậu nành), sữa chua, sữa có ít hoặc không có lactose

- Dầu thực vật

- Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo

- Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để sử dụng chế độ ăn thích hợp.

+ Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột công thức mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng phải pha loãng 1/2 trong vòng 2 ngày.

+ Trẻ từ 6 tháng tuổi: Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, cá nạc, trứng, sữa... và cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.Thức ăn cần mềm, nấu kĩ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm... để tăng thêm lượng kali, beta, caroten, vitamin C...

- Các thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy:

- Tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều đường vì những thức uống, ăn này có thể làm tăng tiêu chảy do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.

- Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.

- Số lượng thức ăn:

- Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn.

- Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.

Ths. Bs Lê Thị Hải
Theo: viendinhduong.vn





(St)

Làm sao để hết đau bụng tiêu chảy nhanh nhất
Chăm sóc bé bị tiêu chảy cấp và chế độ ăn uống dành cho bé
Cách chữa bệnh tiêu chảy ở người lớn bệnh nhanh khỏi
Cách phòng và chữa bệnh tiêu chảy hữu hiệu nhất

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý