Cách tiết kiệm tiền trong chi tiêu hiệu quả

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách tiết kiệm tiền trong chi tiêu hiệu quả

19/04/2015 12:48 PM
867
Điều này nghe qua thì rất đơn giản nhưng thực tế rất nhiều người đang tự vùi mình trong nợ nần (chi nhiều hơn thu) hoặc sống bằng thẻ thanh toán (tiêu đúng bằng số tiền họ kiếm được).





CÁCH TIẾT KIỆM TIỀN TRONG CHI TIÊU

Tiêu ít hơn số tiền kiếm được

Trước tiên, bạn có thể bắt đầu xử lý các khoản nợ. Chi tiêu ít hơn đồng nghĩa bạn sẽ có thêm khoản dư để tăng số tiền trả nợ hàng tháng. Theo thời gian, khoản nợ dần biến mất, số tiền phải chi hàng tháng cũng giảm theo và bạn sẽ dễ thở hơn.

 

spend-money-1373073652_500x0.jpg
Nguyên tắc số một để tiết kiệm là giảm chi. Ảnh: The Smarter Wallet


Thứ 2, bạn bắt đầu có tiền để tiết kiệm.
Bạn nên xây dựng cho mình một khoản để dành, phòng trong trường hợp khẩn cấp như không may gặp tai nạn hoặc thất nghiệp. Số tiền dư dả khác có thể để dành khi về hưu, tạo cho bản thân bạn tận hưởng một quãng thời gian tuyệt vời khi tuổi đã cao.

Thứ 3, áp lực sẽ giảm xuống. Ít nợ hơn, đã có khoản dự phòng khẩn cấp và tiền khi về hưu giúp bạn cảm thấy thoải mái. Không phải trằn trọc thức đêm nghĩ cách trả nợ, sức khỏe được cải thiện và cuộc sống đối với bạn trở nên hạnh phúc.

Cuối cùng, bạn có thể theo đuổi những công việc khác phù hợp hơn. Khi các khoản nợ biến mất và chi ít hơn thu, bạn có thêm nhiều khả năng làm việc khác. Không nhất thiết phải gắn bó với công việc đầy căng thẳng nữa, bạn đã có nguồn tài chính tự do để theo đuổi giấc mơ của mình. Bạn có thể sống ở địa điểm và theo cách sống mà bản thân mong muốn.

Chi tiêu ít đi không có nghĩa là bạn phải cắt giảm hết nhu cầu cá nhân. Bước đầu tiên không nên đấu tranh quá quyết liệt với bản thân, đã có rất nhiều người thành công với những mẹo tiết kiệm khác nhau và họ sẵn sàng chia sẻ chúng. Đơn giản nhất, giữ lại những gì có ích và bỏ đi các yếu tố gây tổn thất đến tài chính của bạn. Dưới đây là 5 cách chính để bắt đầu điều đó:

Đầu tiên, hãy có cái nhìn tổng quan vào hóa đơn hàng tháng.Tự hỏi bản thân mình xem liệu bạn có thực sự cần tất cả những dịch vụ đó? Đang song song sử dụng điện thoại di động và cố định? Đăng ký truyền hình cáp trong khi chỉ xem những kênh phổ thông? Sau đó, bạn nên tự quyết định dừng hợp đồng với loại hình dịch vụ mà bản thân không có nhu cầu.

Thứ 2, theo dõi các khoản chi tiêu của bạn. Giữ một cuốn sổ trong túi và ghi ra mọi khoản chitiêu mà bạn có. Quá trình đơn giản này sẽ làm bạn suy nghĩ kỹ về những yếu tố không cần thiết. Hãy tự hỏi mình những chi phí này có thực sự mang lại niềm vui, phù hợp với nhu cầu bản thân chưa? Nó sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc hơn và giúp bạn đánh giá được đâu là khoản tiền bị lãng phí.

Thứ 3, xem xét lại các thói quen, kiểm tra lại những việc bạn làm mỗi ngày mà tốn kém. Dưới đây là một số điều bạn nên điều chỉnh. Bạn có đến quán cà phê nào đó mỗi ngày không? Tại sao không tự pha chế ở nhà? Bạn có thường xuyên đi ăn ở bên ngoài không?

Thứ 4, tìm kiếm một ngân hàng tốt hơn. Phần lớn các ngân hàng chưa đối xử thực sự tốt với khách hàng của họ. Phí sử dụng ATM, lãi suất thấu chi cao, lãi suất được hưởng trên tài khoản tiết kiêm nhỏ.... Hãy chuyển tài khoản của bạn đến nơi có chất lượng tốt hơn, với dịch vụ khiến khách hàng hài lòng.

Cuối cùng, cải thiện một vài vấn đề xung quanh ngôi nhà của bạn. Thay thế bóng đèn đang sửdụng sang loại tiết kiệm điện và có công suất phù hợp hơn, mở cửa cho căn nhà thoáng đãng thay vì sử dụng máy điều hòa, chú ý hơn với bình nóng lạnh.... Chiến thuật này sẽ giúp bạn cắt giảm đáng kể hóa đơn năng lượng của mình.

Phần còn lại "... nhiều hơn bạn kiếm được" hướng đến một phần khác: hãy tăng thu nhập của bạn. Tăng thu nhập sẽ cung cấp thêm nguồn lực tài chính để trả nợ, tiết kiệm cho những ước mơ và xây dựng nền tảng để những công việc trong tương lai trở nên suôn sẻ.

 

Chi tiêu trong khả năng

Nhiều người tự nhận thấy rằng mình tiêu nhiều hơn tiết kiệm được và dẫn đến việc nợ nần chồng chất. Đây là một chuỗi các hệ quả thường thấy. Bạn cần có kế hoạch và kỷ luật để có thể tránh những hậu quá như trên.

Bước đầu tiên là thiết lập ngân sách. Bạn có thể cảm thấy việc này là khá phiền phức, tuy nhiên, lập ngân sách đơn giản chỉ là kiểm soát thu nhập và chi tiêu nhằm định hướng xem bạn kiếm được bao nhiêu tiền và sẽ tiêu tiền vào những mục nào cho hợp lý. Một khi bạn đã nắm rõ được ngân sách của mình, bước tiếp theo là xác định xem những mục chi tiêu nào có thể cắt giảm hoặc kiếm thêm tiền để có thể đạt được mục tiêu tài chính. Sau đây là một số bước cuối cùng trong quy trình lập ngân sách:

1. Xác định Nhu cầu và Mong muốn
Đâu là những thứ bạn muốn? Đâu là những thứ bạn thật sự cần? Bạn hãy cân nhắc tình hình tài chính của bản thân và nhìn nhận một cách tổng quát. Hãy làm 2 danh sách – một là những thứ bạn muốn và một là những thứ bạn cần. Trong quá trình lập danh sách này, hãy tự hỏi:

  • Vì sao bạn muốn thứ đó?
  • Nếu bạn không có thứ đó thì có gì khác không?
  • Nếu bạn có được thứ đó rồi thì có ảnh hưởng hay thay đổi gì đến những thứ khác không? (tốt hơn hay xấu đi)
  • Những thứ gì thực sự quan trọng với bạn?
  • Điều này có phù hợp với giá trị của bạn không?

2. Hướng dẫn
Ngân sách của mỗi người đều khác nhau dựa trên những khoản cần và muốn. Bảng Dự thảo Ngân sách trong trang tiếp theo sẽ đưa ra một số hướng dẫn về sắp xếp các khoản chi tiêu vào từng mục một cách hợp lý. Bạn có thể sẽ phải điều chỉnh và thêm vào những mục chi tiêu hàng ngày như tiền đi café hay đi thăm họ hàng, tuy nhiên, đừng quên cắt giảm ở mục khác nếu thêm vào các mục chi tiêu mới.

3. Theo dõi, cắt giảm và đặt mục tiêu
Một khi bạn bắt đầu quan sát và theo dõi chi tiêu của mình, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết mình tiêu hàng triệu đồng mỗi tháng cho việc ăn nhà hàng hay các khoản chi phí hàng ngày. Một số chi phí này có thể được cắt giảm. Giảm bớt chi tiêu dần dần sẽ dễ dàng hơn là cắt hoàn toàn một khoản chi phí nào đó. Chúng ta nên thực tế. Điều đó sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho những khoản chi phí không lường trước được trong tương lai.

Cắt giảm chi phí một cách linh hoạt
Đặt mục tiêu tiết kiệm cho mỗi tháng sẽ giúp bạn cắt giảm chi phí một cách linh hoạt. Bạn cũng cần suy tính kỹ trước khi đặt mục tiêu:

  • Mục tiêu đặt ra phải cụ thể để có thể dựa vào đó, đặt ra kế hoạch hành động. Ví dụ: tiết kiệm đủ tiền để đi du lịch nước ngoài nhân dịp kỷ niệm ngày cưới.
  • Mục tiêu đặt ra phải mang tính định lượng để có thể biết được bạn đang ở đâu so với mục tiêu đã đề ra. Ví dụ: một chuyến đi nước ngoài tốn 20 triệu, hiện tại, bạn đang tiết kiệm được 8 triệu.
  • Mục tiêu đặt ra phải có tính khả thi. Ví dụ: Bạn biết số tiền bạn tiết tiệm hàng tuần gộp lại có thể đủ để chi trả cho chuyến du lịch đi nước ngoài.
  • Mục tiêu đặt ra phải phù hợp với nhu cầu thực sự của bạn. Bạn không muốn bỏ công sức vào mục tiêu không phù hợp với nhu cầu thực sự của mình. Ví dụ: Bạn muốn nghỉ ở khách sạn sang trọng bậc nhất nhân kỷ niệm ngày cưới của mình chưa chắc là cần thiết.
  • Mục tiêu đặt ra phải có thời gian cụ thể. Ví dụ: bạn muốn đi du lịch Ý vào mùa hè năm tới.

Biểu đồ này sẽ đưa ra một số hướng dẫn về việc phân loại các khoản vào các mục chi tiêu khác nhau một cách hợp lý. Nếu chi phí cho việc đi lại hoặc nhà ở tại khu vực bạn sống đắt hơn, bạn nên điều chỉnh cho phù hợp. Nếu bạn muốn thêm mục quà tặng hoặc những khoản chi tiêu khác, bạn sẽ phải cắt giảm chi phí của các mục khác.

Sống tiết kiệm mặt khác là biết mình dùng tiền cho việc gì. Bạn phải sử dụng hợp lý từng đồng tiền mà mình đã phải khó khăn mới kiếm được.
 

Mẹo Nhỏ Tiết Kiệm Chi Tiêu Thời Bão Giá Khó Khăn

- Việc đầu tiên là phải lên được kế hoạch cho ngân sách chi tiêu, tháng này kiếm được bao nhiêu và dự định sẽ tiêu hết bao nhiêu. Mình có thể khẳng định rằng: nhiều người không tiết kiệm được chi tiêu là do họ không lên kế hoạch, bạ đâu tiêu đó chứ không phải do nguồn thu nhập kém. Lên kế hoạch giúp chúng ta chi tiêu tỉ mỉ hợp lý hơn và biết quý trọng đồng tiền hơn.

- Việc thứ 2: cắt đứt mọi khoản chi tiêu vô bổ như nhảy nhót, xem phim, ăn nhậu, đàn đúm, bia bọt, cafe cà pháo...kệ người ta cho là bạn keo kiệt cũng được, bạn không cần quan tâm đến cái danh hão, và cũng đừng sĩ diện. Hãy lo cho túi tiền mình trước, bạn cứ sống ấm, vượt qua thời bão giá là ổn, cần quái gì cái danh hão người ta khen chê?

- Việc thứ 3: lập ngay 1 tài khoản ngân hàng, và dành 1 số tiền nhỏ thu nhập hàng tháng dự phòng (10% hay 20% thì tùy bạn, nhưng mình nghĩ khoảng 10% là được)

- Việc thứ 4: Khi đi mua sắm bạn nhớ mang theo ít tiền hoặc vừa phải. Vì sao: ít tiền hoặc vừa phải tiền thì bạn sẽ phải hết sức tính toán và cân nhắc, bạn không thể vung tay quá trán được, bạn chỉ có thể mua vừa đủ, muốn mua nhiều cũng không được, vì có nhiều tiền đâu mà mua nhiều.

1. Kết hợp mua sắm cùng với những việc khác, nếu tiện thể, bạn nên ghé qua cửa hàng mua sắm khi đi học hay đi làm về.

2. Xem đồng hồ xe – các chuyên gia cho biết cứ mỗi dặm chạy quá 60m/h sẽ tốn 20 cent/gallon nhiên liệu.

3. Luôn giữ cho lốp xe căng phồng. Bơm bánh xe căng đúng mức sẽ giúp tăng hiệu quả nhiên liệu lên ít nhất 3% hay khoảng 12 cent/gallon nhiên liệu.

4. Để trống xe. Mỗi 50kg trọng lượng bổ sung nghĩa là bạn tốn thêm nhiên liệu  khoảng 10 cent cho 1 gallon.

5. Giữ cho xe luôn tốt. Máy xe tồi sẽ tốn nhiều nhiên liệu hơn và bộ lọc khí mới có thể cải thiện hiệu suất nhiên liệu 10% hay 30 cent cho 1 gallon nhiên liệu.

6. Treo tranh là phương pháp trang trí nhà cửa ít tốn kém nhất nhưng lại rất sáng tạo. Theo Meegan Berner công ty Upstage Interior Design ở Phoenix cho biết: “Bạn nên dùng các họa tiết hình học cùng đường thẳng và màu sắc đa dạng, kết hợp khung treo đính ruy băng hay đinh dập để trang trí.”

7. Trang trí những nơi đặc biệt màu trung tính và đừng quên thêm thắt một số chi tiết như gối, thảm nhỏ hay đèn cầy.

8. Dùng một chiếc bảng đen để trong nhà bếp, phòng giặt ủi, văn phòng hay chỗ chơi đùa để tạo sự thay đổi.

9. Mua những vật dụng xinh xắn trang hoàng cho tường nhà ở bất cứ đâu bạn thích. Dùng gạch men đặt lên tường, lấy những thanh ván trượt làm kệ trong phòng con trai bạn hay tận dụng những chiếc túi đi tiệc cũ treo trong phòng con gái cho bọn trẻ treo đồ.

10. Hãy tìm kiếm các nhãn hiệu dành cho gia đình. Rose Tring ở Laveen, Ariz cho biết: “Tôi mua món ngũ cốc mang nhãn hiệu gia đình. Hai đứa con trai (6 và 3 tuổi) của tôi nghĩ rằng nếu có những viên kẹo dẻo trong đó thì sẽ thật tuyệt vời.”

11. Không mua thức ăn bán sẵn như trái cây, rau hay gà cắt sẵn.

12. Giảm lượng thức ăn thừa nhờ kế hoạch rõ ràng theo bếp trưởng Amy: “Hãy cho ức gà vào một chiếc túi nhỏ với một ít nước sốt trước khi chovào ngăn đông. Khi tan, gà sẽ thấm nước ướp và bạn chỉ việc nấu mà thôi.”

13. Dùng phiếu giảm giá đính kèm Marilyn Appel ở Ocean View, Dela cho biết: “Điều này quả thực rất hiệu quả. Miễn nó là cái mà bạn đã sử dụng hay ăn rồi – tôi tiết kiệm được ít nhất 20 đô cho mỗi hóa đơn mua đồ và không quá chăm chú vào các loại phiếu giảm giá cho lắm!”

14. Ăn trong nhà. Bếp trưởng Amy cho biết: “Ăn tối là lúc bạn kết nối với con cái. Khi ăn cùng các con, những đồng tiền bạn đã tiết kiệm được như trên sẽ được đáp trả lại bằng sự gần gũi về mặt khoảng cách lẫn tinh thần với con cái!”
Tiết kiệm tiền là mối quan tâm hàng đầu của các bà nội trợ . Bây kiếm tiền cực khó, vì thế cách tốt nhất để khỏi mất cân bằng cuộc sống là tiết kiệm chi tiêu nhưng bằng cách nào. Xin chia sẻ cùng các bạn 1 số phương pháp hợp lý nếu được áp dụng đúng sẽ đem lại hiệu quả.

Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để tiết kiệm tối ưu nhất chi tiêu trong thời bão giá hiện nay? Mình nghĩ mỗi người đều có 1 cách tiết kiệm riêng, nhưng nhìn chung, theo quan điểm của mình, có thể áp dụng những cách sau đây để tiết kiệm chi tiêu 1 cách hợp lý nhất.



Đám cưới tiết kiệm
Bí kíp 'vàng' chuẩn bị tài chính để mang thai
Cách tiết kệm tiền hiệu quả cho sinh viên
Cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhất
Cách tiết kiệm tiền để xây nhà thông minh nhất
Dạy con tiêu tiền



(ST)
 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý