Cách rèn luyện ý chí để chinh phục những đỉnh cao

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách rèn luyện ý chí để chinh phục những đỉnh cao

19/04/2015 12:49 PM
2,530

Giá trị của một con người  không được định đoạt bằng kiến thức mà bằng sự vận dụng thành công kiến thức mà họ lĩnh hội được.Vì vậy, để nâng cao giá trị bản thân, chúng ta phải có ý chí.






CÁCH RÈN LUYỆN Ý CHÍ THÀNH CÔNG


Rèn luyện ý chí phải theo con đường nào?


1. Xây dựng chí hướng cao xa

Sau khi xác định chí hướng cao xa theo phương hướng và mục tiêu đã định cần tập trung tinh lực ra sức phấn đấu, đó là bước thứ nhất để đi tới thành công. Có ý c hí cao xa, thì mới có quyết tâm khắc phục khó khăn, như Vương Dương thời Minh ở Trung Quốc từng nói: “không lập chí thì chẳng việc gì thành”.

2. Bồi dưỡng tinh thần lạc quan

Ý chí của con người chịu ảnh hưởng của tinh thần và tinh cảm. Phải bồi dưỡng tinh thần lạc quan, tích cực thì mới tăng cường được hoạt động của ý chí ,mới làm cho thể lực, tinh thần của con người thêm khoẻ, từ đó người ta có thể khắc phục khó khăn, thực hiện mục tiêu đã định. Ngược lại, tâm tình bi quan, tiêu cực sẽ làm cho hoạt động không tích cực, làm suy giảm tinh lực của con người là trở ngại sự vương lên của ý chí

3. Bồi dưỡng tính kiềm chế

Phải biết không chế hoạt động của mình, giữ cân bằng tâm tính của mình, kín kẽ trong lời nói, ra sức khắc phục nỗi lo sợ, khiếp đảm, do dự, lười nhác trong việc thực hiện mục tiêu.

4. Rèn luyện ý chí từ việc nhỏ

“Cuộc đi ngàn dặm, bắt đầu từ bước thứ nhất”, rèn luyện ý chí phải bắt tay làm ngay từ việc nhỏ. Ý chí kiên cường cần được tôi luyện trong sinh hoạt và công tác thường ngày, chờ thời để giành lấy thành tựu. Gorki nói đúng: nếu biết khắc chế bản thân một chút, sẽ làm cho con người kiên cường lên. Nếu thường ngày rèn luyện thể dục, không chỉ tăng thêm thể chất mà còn là rèn luyện ý chí, rèn luyện tính dũng cảm, kiên cường , mưu trí, quyết đoán , đoàn kết..

5. Rèn luyện ý chí –việc làm thường xuyên

“Có công mài sắt có ngày nên kim”. Ý chí tốt đẹp không phải ngày một ngày hai bồi dưỡng mà có, mà phải kiên trì không mệt mỏi, nhất là trong lúc khó khăn phải thấy khó mà tiến, kiên trì đến cùng. Trung Quốc có câu “Mũi kiếm nhọn do mài mà có, hoa mai thơm từ rét lạnh mà ra”. Bước ra từ hoàn cảnh khó khăn mới là người mạnh trong cuộc sống, vì rằng hoàn cảnh khó khăn giúp cho việc rèn luyện ý chí, nâng đỡ tâm hồn người.

Có ý chí kiên cường mới xử lý va vấp được chính xác, mới hoá giải được sự nản lòng, thất vọng, lo lắng, bực dọc, bất mãn và oán hận, trong hoàn cảnh khó khăn giương cao ngọn cờ lý tưởng, dũng cảm tiến lên phía trước. Các bạn học sinh là chủ nhân của thế kỷ 21, phải có ý chí chiến thắng trắc trở, đó là yêu cầu cơ bản để thích ứng với xã hôi.

Va vấp là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống, là cơ hội rèn luyện ý chí. Mỗi học sinh từ nhỏ cần được bồi dưỡng thích đáng năng lực chịu đựng va vấp, dũng cảm đối mặt với thất bại, qua va vấp rút kinh nghiệm, từ đó có thêm dũng khí và sức mạnh.


Giúp con rèn luyện ý chí

Đây là phẩm chất quan trọng, là điều kiện cốt yếu cho thành công. Nhờ nó mà con người bỏ bớt được lỗi lầm, thói xấu để xây dựng nhân cách, bản lĩnh. Trẻ em thiếu ý chí dễ tiêm nhiễm thói hư tật xấu. Bạn hãy luyện đức tính này cho con bằng cách sau:

Từ khi chào đời, trẻ đã có sẵn ý chí, biểu hiện qua tiếng khóc đòi hỏi hoặc lúc bú. Đến 2-3 tuổi, trẻ bắt đầu suy nghĩ trước khi quyết định. Ví dụ đứng trước hai trò chơi, trẻ sẽ chọn lựa theo sở thích. Vì vậy, người mẹ phải hướng dẫn ý muốn của trẻ theo kỷ luật nhất định như quy định giờ giấc sinh hoạt vui chơi, ăn ngủ, tập thành thói quen hằng ngày.

Từ 3-4 tuổi, ý chí của trẻ mạnh hơn. Cha mẹ cần lợi dụng sự sôi động trong lòng đứa trẻ ở giai đoạn 3-4 tuổi và lúc 12-13 tuổi để giúp chúng xây dựng, rèn luyện ý chí, chế ngự bản năng, sống tự chủ.

Luyện ý chí qua công việc hằng ngày

Mỗi ngày có biết bao cơ hội để cha mẹ rèn luyện ý chí cho con. Chẳng hạn một bé chơi bi, nhưng hòn bi lăn vào gầm giường. Bé khóc đòi mẹ chui vào lấy. Lúc ấy, cha mẹ hãy bảo: "Người con nhỏ hơn mẹ, chui vào dễ hơn. Còn nếu không bò vào thì đi tìm cây dài khều ra".

Nên khuyến khích trẻ làm những việc mà chúng không yêu thích, tập các thói quen tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Lúc đầu trẻ cảm thấy bị bắt buộc, nhưng khi đã quen rồi thì trẻ tự giác làm. Đứa trẻ nào cũng có một chút dòng máu anh hùng, người lớn cần biết lợi dụng điểm này.

Cha mẹ nêu gương tốt

Có biết bao tấm gương thành công nhờ ý chí, các nhà khoa học nổi tiếng trong và ngoài nước, các nhà văn hóa, doanh nghiệp... Nhưng gương tốt nhất vẫn là cha mẹ. Nếu cha mẹ có ý chí, biết khắc phục khó khăn để vươn lên trong học tập, công tác, rèn luyện sức khỏe thì con cái ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.



MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Rèn ý chí để thành công

Minh họa: Thái Học Sinh

Ý chí là một phẩm chất của nhân cách. Ý chí thể hiện năng lực hành  động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nổ lực khắc phục khó khăn.

Ý chí bao gồm năng lực trí tuệ và năng động của tình cảm đạo đức, điều chỉnh được hành vi một cách tích cực nhất của con người. Thiếu ý chí, dù chỉ làm một việc nhỏ cũng không mang lại hiệu quả. Con người cần có ý chí  như cần khí trời để tồn tại. Do vậy, việc rèn ý chí là điều tối cần thiết của mỗi chúng ta.

Các nhà tâm lý học đã đưa ra nhiều phương cách để rèn ý chí, giúp chúng ta có thể mở được cánh cửa để thành  công. Xin giới thiệu để các bạn tham khảo:

1.   PHẢI TỰ CHỦ, BIẾT TỰ KIỀM HÃM CẢM XÚC:

Đây là phẩm chất của ý chí, là khả năng và thói quen kiểm tra hành vi làm chủ bản thân, kiềm chế những hành động không tốt. Như :

-         Không hành động thiếu suy nghĩ:

Hay nói cách khác là suy nghĩ kỹ trước khi hành động. Phải xác định mục đích hành động. Như vậy, chúng ta sẽ kiểm tra được hành vi và điều chỉnh kịp thời khi chệch hướng.

-         Phải biết im lặng :


Ảnh: Thái Học Sinh

Có lúc tâm hồn chúng ta sôi động hẳn lên, hưng phấn đột ngột do một niềm vui bất ngờ hoặc một sự cố bất trắc nào đó khiến chúng ta không kiềm nén được mình, dễ có những hành vi quá lố, ảnh hưởng đến uy tín. Vì vậy, cần phải biết giữ im lặng đúng lúc, dung chỗ, bằng cách giữ lại cho riêng mình niềm vui, nỗi buồn.

Bạn có thể chế ngự cảm xúc bằng cách ngừng ngay công việc làm bạn buồn, có thể đi  dạo vài vòng, tránh nói nhiều để không thể nói bậy. Hãy ấn định thời gian  trả lời cho mọi vấn đề.

2.  RÈN TÍNH ĐỘC LẬP, TỰ TIN, QUYẾT ĐOÁN :

Đây là một phẩm chất cần thiết của ý chí, thể hiện qua những quyết định kịp thời và thực hiện hành động, quan điểm, niềm tin của mình.

Muốn vậy, chúng ta phải bồi dưỡng kiến thức, đáp ứng nhu cầu chuyên môn, suy nghĩ trước khi quyết định. Cần vạch trước cách ứng xử. Tự gợi cảm, tự  thúc đẩy mình hoàn thành xuất sắc công việc.

Ảnh: Internet

3.  RÈN TÍNH KIÊN CƯỜNG, DŨNG CẢM :

Phẩm chất nầy nói lên cường độ của ý chí, biểu hiện qua những quyết định đúng đắn, kịp thời của bạn. Nhất là trong những hoàn cảnh khó khăn và thực hiện đến cùng mục đích đã xác định, bất chấp nguy hiểm, khó khăn.

Muốn rèn đức tính nầy, bạn hãy tập ra những quyết định nhỏ để được thành công, dù nhỏ. Ví dụ: bạn quyết định sáng chủ nhật nầy sẽ phân loại, sắp xếp gọn gàng mớ giấy tờ lộn xộn trong tủ bạn, nấu ăn . Hoặc là quyết định nhổ một cây răng sâu,…

Ảnh: internet

4.  TẠO SỰ BÌNH THẢN TRONG TÂM HỒN:

Không để tâm hồn vướng  bận bởi những chuyện nhỏ nhặt, khó chịu. Tập tha thứ cho những ai lầm lỗi với bạn. Sự cao thượng sẽ nâng giá trị bạn mấy lần. Hay tạo thói quen khi ra khỏi công sở thì để bực bội ở lại đó và ra về với khuôn mặt tươi tắn và ngược lại, khi ở nhà có bực bội thì cũng tạm quên và đến công sở bằng khuôn mặt vô tư, tươi tắn.

Ảnh: Thái Học Sinh

5.  TẠO SỰ BÌNH THẢN BỀ NGOÀI :

Đây là một việc làm không dễ dàng gì. Gặp người trễ hẹn mà không được cau có, quạu quọ, được thư mà để một lúc sau mới đọc. Thế mới là người có ý chí. Bạn hãy tự kỷ ám thị rằng bạn có thể làm được tất cả mọi việc.

6.  TRÁNH TÂM SỰ VÔ ÍCH :

Làm thế, bạn chỉ tốn thời gian mà chẳng được gì. Chưa chắc gì người nghe bạn nói đã cảm thông với bạn. Hay vịn vào đó mà chế giễu, cười thầm bạn? Chưa kể là bạn làm giảm lòng tin đối với người khác, nếu bạn than thở những bất công bạn gánh chịu,… Tốt hơn hết, bạn nên viết nhật ký hoặc blog để giải tỏa nỗi niềm riêng. Đó là người bạn chung thủy.

Ảnh: Internet

Tóm lại, ý chí là chiếc chìa khóa mở cửa thành công. Nhưng, bạn chỉ có chiếc chìa khóa đó khi các bạn có ý chí thực hiện việc rèn  luyện cho mình trở thành một người có ý chí.

Những phương pháp giúp ý chí thêm mạnh mẽ

Muốn vượt qua một trở lực nào đó,chúng ta cần có ý chí. Ý chí là một sức mạnh tâm lý mà ta có thể phát triển, giúp nó mạnh lên và đặt cho nó mục đích để chúng ta thành công trong cuộc sống.Một số chuyên gia tâm lý đã đề ra những phương pháp để rèn luyện ý chí:

20111111_YChi

+ Tích cực:

Một người biết mình uống rượu hơi nhiều. Tuy nhiên công việc của anh ta cũng rất căng thẳng, anh uống vài ly để thư giãn tinh thần. Nhưng khi có rượu, anh ta lại ngủ. Một hôm anh nhận thức ra cuộc đời mình lại đang trôi qua một cách hững hờ.Anh quyết định bỏ ruợu. Những cơn nhớ rượu giày vò anh. Mỗi lần như vậy anh đều tự nhủ mình không thể “ thua “. Bên cạnh đó, tình cảm gia đình trở nên êm ấm hơn, anh thấy mình được an ủi và anh đã “thắng “. Ý tưởng tích cực đã giúp anh ta thắng được quán tính.

+ Cương quyết:
Giáo sư tâm lý học James Prochaska chỉ ra rằng khi muốn thay đổi một thói quen, ta thường qua 4 giai đoạn:
- Chống lại sự thay đổi
- Cân nhắc giữa sự chống lại và sự tuân theo
- Hành động để thay đổi
- Dùng ý chí để duy trì sự thay đổi tốt
Nhiều người thường đến giai đoạn hai là ngừng lại.Biết rằng nên thay đổi thói uống rượu, nhưng trong khi đang cân nhắc thì uống thêm một vài ly chơi.Và … cứ như thế!
Phải đặt ra một hạn định. Giáo sư Marge Collins được bầu làm chủ tịch một tổ chức dân sự. Bà mập quá, bèn quyết định tập cho ốm bớt. Bà tự đề ra hạn định là trong 3 tháng phải xuống 15 cân.Đúng hôm bà đạt được đủ 15 cân thì cũng là ngày đại hội của tổ chức. Hôm đó bà xuất hiện trong một dáng gọn gàng, xinh đẹp trong một chiếc áo mới.

+ Mục tiêu rõ ràng:
Nghiên cứu một nhóm người muốn thay đổi một thói xấu,Giáo sư Marlatt đã ghi nhận là người nào đề ra được mục tiêu rõ ràng thì thành công.Đừng đưa ra những mục tiêu chung chung như: tôi sẽ tập thể dục nhiều hơn, tôi sẽ đọc sách nhiều hơn.Hãy nên xác định rõ: mỗi sáng tôi sẽ đi bộ 45 phút; mỗi tuần tôi sẽ dành 3 buổi tối đọc sách, mỗi buổi tối một tiếng đồng hồ…

+ Tin tưởng mục tiêu:
Định bỏ hút thuốc.Tin tưởng rằng mình sẽ để dành được một món tiền nho nhỏ. Ban đầu tuy nhỏ thật, cứ tin tưởng.Đến cuối tuần, cuối nửa tháng, cuối một tháng… tính lại số tiền để dành được thấy cũng kha khá. Điều này sẽ giúp ta dễ dàng với ý chí bỏ thuốc.

+ Nghĩ đến cái tôi:
Khi không thuyết phục được bằng lý luận thì hãy viện đến cái tôi của mình.Một người ghiền thuốc, bác sĩ khuyên mãi không được. Một hôm anh chợt nghĩ đến thân thể mình và tự nhủ: Tại sao mình ngu thế? Tại sao mình lại tự làm hại mình?Phải bỏ thuốc thôi!
Phải biết trân trọng cái tôi tốt đẹp của mình, đừng chiều theo cái tôi yếu đuối.

+ Rèn ý chí:
Ý chí rất dễ bị cùn nhụt nếu không siêng năng mài giũa. Nhà tâm lý học Boyd Barett đưa ra các phương pháp rèn ý chí như: bước lên bước xuống một chiếc ghế 30 lần, đổ một hộp quẹt ra rồi cẩn thận xếp lại từng cây.Phương pháp tuy rất cổ điển nhưng lại rất hiệu nghiệm.

+ Lường trước những trở ngại:
Bạn có được ý chí, nhưng bạn cũng phải dự trù đối phó với những trở ngại. Những trở ngại đôi khi rất “ dễ chịu “. Nhà tâm lý học Saul Shiffman quan sát một số người đã bỏ hút thuốc, nhưng chỉ cần hút một điếu thuốc mời là hỏng. Trở ngại có khi dễ chịu nhưng hậu quả của nó lại không dễ chịu một chút nào.
Ý chí mạnh mẽ không phải một sớm một chiều là đạt được.Nó được hình thành dần dần. Vì vậy cần phải nhẫn nại và nhẫn nại.




Rèn ý chí cùng thiên nhiên kỳ thú
Thói quen tốt cho trí nhớ
Biện pháp tăng cường trí nhớ tốt
Rèn luyện trí thông minh hàng ngày




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý