Cách thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn

seminoon seminoon @seminoon

Cách thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn

19/04/2015 01:01 PM
1,412
Thuyết phục là một nghệ thuật và nghệ thuật này mang lại những hiệu quả bất ngờ trong quá trình tìm việc của mỗi người. Đặc biệt, nếu bạn biết cách, bạn sẽ biết cách áp dụng nghệ thuật này trong từng giai đoạntìm việc làm, và tất nhiên, nó sẽ là một công cụ tuyệt vời cho bạn đánh gục các ứng viên khác trong cuộc cạnh tranh việc làm gay gắt như hiện nay.





 

Bí quyết thuyết phục nhà tuyển dụng

Sau đây, chúng tôi sẽ tiết lộ cho bạn một số mẹo thuyết phục để ghi điểm với nhà tuyển dụng. Những mẹo thuyết phục nhà tuyển dụng được chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn viết CV

Bí quyết thuyết phục nhà tuyển dụng



Sử dụng từ ngữ rõ ràng trong sơ yếu lý lịch

 
Bạn nên tránh những cụm từ chung chung, trừu tượng trong sơ yếu lý lịch. Ví dụ thay vì viết rằng mình là người luôn hướng tới kết quả cuối cùng, hãy giải thích ngắn gọn quá trình bạn đạt tới kết quả đó. Hơn nữa, hãy dùng con số để lượng hóa những thành tích của bạn.
 
Thể hiện sự yêu mến nhà tuyển dụng
 
Ai cũng muốn được yêu quý và nhà tuyển dụng cũng vậy. Chris St. Hilaire, tác giả cuốn sách 27 sức mạnh của thuyết phục: Những chiến lược đơn giản để lôi cuốn khán giả và chinh phục đối thủ, nói: “Chỉ cần nghĩ rằng “mình thích những con người này”, bạn sẽ thay đổi cảm nhận về họ theo hướng tích cực hơn. Điều này được thực hiện qua nụ cười luôn rạng rỡ trên khuôn mặt bạn và dần dần mọi người cũng sẽ có cảm tình với bạn”.
 
Hãy tìm hiểu một chút về nhà tuyển dụng. Nếu gần đây, anh/cô ấy hoặc công ty đạt được một thành tích nào đó, bạn có thể khen ngợi, bày tỏ sự khâm phục với họ. Hãy khiến cho đối phương cảm thấy hài lòng và “phổng mũi” ngay từ khi mở đầu cuộc nói chuyện, bạn sẽ dễ thuyết phục họ hơn.

Giai đoạn phỏng vấn

Bí quyết thuyết phục nhà tuyển dụng

 

Bắt chước người phỏng vấn

 
Hãy chú ý tới cách hành động, nói chuyện của người phỏng vấn và làm theo. Chẳng hạn, nếu anh/cô ấy nói chậm, hãy nói với cùng tốc độ. Kể cả tư thế ngồi cũng tương tự. Những hành động này có thể khiến người phỏng vấn cảm thấy thoải mái, gần gũi với bạn. Nhưng lưu ý di chuyển chậm, tránh để anh/cô ấy cho rằng bạn đang “copy” lại họ.
 
Bắt tay chuyên nghiệp

 
Trong cuốn sách 10 khoảnh khắc xây dựng hoặc phá vỡ sự nghiệp: Điều chỉnh, thương lượng và giao tiếp để thành công, tác giả Casey Hawley cho rằng một cái bắt tay hoàn hảo gồm có bốn yêu cầu: khi bắt tay phần giữa ngón cái và ngón trỏ phải khớp với phần này của đối phương, bạn phải nắm tay chặt, lắc 2 – 3 lần và liên lạc qua ánh mắt. Hãy luyện tập cách bắt tay với bạn bè, người thân thật thành thạo để thể hiện sự chuyên nghiệp và tự tin của mình.

Tạo một vài điểm nhấn ấn tượng trong cuộc phỏng vấn
 
Khi nói chuyện với người phỏng vấn, hãy tạo điểm nhấn qua một số tuyên bố mạnh mẽ như “Tôi là nhân viên bán hàng xuất sắc nhất công ty trong ba tháng liền vào năm 2010″. Với 3 – 4 lời khẳng định hùng hồn như vậy, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ nhớ tới bạn như một ứng viên đầy tiềm năng.
 
Biết khi nào nên im lặng

 
Nhiều nhà tuyển dụng thường yên lặng vài giây sau khi bạn trả lời xong câu hỏi để chắc chắn bạn đã kết thúc. Hoặc khi ứng viên căng thẳng, sự im lặng của người phỏng vấn cho thấy anh/cô ấy không để ý tới chi tiết đó để ứng viên lấy lại sự tự tin. Bạn cũng nên hành động như họ, biết khi nào nên im lặng.
 
Im lặng sẽ tốt hơn những lời ậm ừ như “Hmmm, à, ummm”. Ngoài ra, St. Hilaire còn khuyên bạn: “Nếu cần suy nghĩ câu trả lời, bạn nên nhìn xuống dưới. Nhìn xuống thể hiện bạn đang cân nhắc, suy nghĩ thật sự, còn nhìn lên khiến bạn trông có vẻ không hiểu câu hỏi”.

Thuyết phục nhà tuyển dụng trong 2 phút

Dưới đây là vài bí quyết giúp bạn tạo được ấn tượng tốt nhất trong lần gặp đầu tiên ấy.

Tự tin vào bản thân

“Bán” bản thân cũng giống như bán bất cứ thứ nào khác. Bạn cần phải tin tưởng vào cái mà bạn mang đi bán. Có nghĩa là tin vào chính bạn. Hãy chủ động nói về bản thân và có thái độ đúng mực.

Điều đầu tiên cần nhắc bạn là về thái độ. Nếu nghĩ bạn giống với hầu hết người khác, bạn có thể thiếu tự tin. Vì thế, hãy tự tìm ra và tự hào về những thế mạnh riêng của mình. Bạn cần phải tự nói với bản thân một cách chủ động. Có nhiều sách bạn có thể mua và nhiều khóa học có thể tham gia để gia tăng sự tự tin.

Người thành công có cách nhìn lạc quan và đúng mực khi đánh giá về chính họ và công việc của họ. Họ cảm thấy hài lòng về bản thân và tin rằng tất cả điều họ làm sẽ đưa họ đến với thành công. Họ dẫn mọi người nhìn theo cách của họ.

Thu hút sự chú ý bằng cá tính của bạn

Để thu hút sự chú ý, trước hết bạn phải nhìn dễ mến. Bởi vậy, hãy ăn mặc phù hợp. Phong cách và màu sắc trang phục, biểu hiện của bạn, giày bạn mang, cặp sách, tập tài liệu, đồng hồ, bút bạn dùng… tất cả cho một cái nhìn về bạn.

Một bí quyết nhỏ, khi người tiếp tân tại văn phòng nói với bạn: “Mời anh/ chị ngồi” – Bạn đừng ngồi! Để khi nhà tuyển dụng chào bạn, bạn sẽ là người đứng ở quầy tiếp tân với dáng vẻ lịch sự, thông minh, đĩnh đạc, tự tin và sẵn sàng thảo luận về sự phù hợp của bạn với công việc.

Cười và bắt tay

Bạn không cần phải nở một nụ cười xếch đến mang tại. Mà một nụ cười nhẹ, một cái bắt tay thoải mái là đủ để tạo cảm giác thân thiện.

Cũng nên cố gắng dùng tên của nhà tuyển dụng nếu có thể. Do công việc ngày nay đã bớt trịnh trọng hơn trước, vì vậy sau khi giới thiệu mình, bạn có thể xưng hô với nhà tuyển dụng bằng tên của họ, ví dụ, ông Long hoặc ông Hải thay cho “ngài” hoặc “bà”.

Lắng nghe cẩn thận

Khi nhà tuyển dụng nói, hãy đảm bảo rằng ông/ bà ấy biết rằng bạn đang lắng nghe. Nếu họ nhận thấy bạn biểu lộ một khoảng trống thì họ sẽ giả định rằng bạn đã không lắng nghe họ. Hãy gật đầu khi bạn đồng ý với điều họ nói, thỉnh thoảng có thể nói “vậy sao?” và đặt các câu hỏi thông minh.

Biểu lộ sự thích thú
Nếu bạn cảm thấy thích thú, hãy biểu lộ nó. Đây thực sự là điều quan trọng nhất bạn có thể làm để “bán” bạn thành công. Phần lớn nhà tuyển dụng thường rất quan tâm đến việc ứng viên đánh giá hình ảnh doanh nghiệp của họ.

Nhưng cũng đừng để rơi vào cái bẫy tâng bốc quá mức. Nhà tuyển dụng thường cũng rất tỉnh táo. Do đó, chỉ cho thấy sự ngạc nhiên và thích thú thật sự của bạn. Như vậy, họ sẽ tôn trọng những gì bạn nói hơn.

Nói điều tích cực

Không nên nói: “Hôm nay là một ngày thật tệ” nếu thời tiết xấu, hoặc “Việc kinh doanh hiện nay khá khó khăn” hoặc bất cứ điều gì kéo cuộc nói chuyện xuống.

Hãy tìm những điều tích cực hơn để nói như: “Tôi thích thiết kế của văn phòng này” hoặc “Tôi có nghe một số báo cáo tốt về sản phẩm mới của ông/ bà” – nhưng chỉ khi đó là sự thật.

Nhiệt tình và thân thiện

Nếu bạn biểu hiện một dáng vẻ hoặc những lời nói có vẻ căng thẳng, người phỏng vấn bạn sẽ cảm thấy không thoải mái. Nếu bạn thể hiện phong thái nhiệt tình và thân thiện, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Nói tóm lại, trước khi bạn ngồi xuống và bắt đầu nói với nhà tuyển dụng về bản thân, về bằng cấp, kỹ năng và khả năng, hãy chắc rằng bạn thu hút đựơc chú ý và thiện cảm của họ qua những chi tiết biểu hiện từ quần áo, phong thái, cách chào
hỏi…


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Lọt vào mắt nhà tuyển dụng dù thiếu kinh nghiệm


















Chưa có kinh nghiệm là một khó khăn lớn cho ứng viên nhưng không có nghĩa là không thể kiếm được việc làm. Nếu bạn biết cách thuyết phục nhà tuyển dụng, để họ tin rằng bạn vẫn có thể thực hiện tốt công việc được giao bạn vẫn còn cơ hội.
Với các ứng viên mới tốt nghiệp hay những người muốn đổi nghề sang một lĩnh vực hoàn toàn mới, thật khó khăn để tìm được một chỗ hạ cánh an toàn bởi họ hầu như chưa có kinh nghiệm. Đây là một rào cản lớn nhiều khi khiến các ứng viên rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Điều đó cũng không có gì là khó hiểu bởi bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng muốn có những ứng viên giàu kinh nghiệm, có thể bắt đầu công việc ngay mà không cần đào tạo, nhất là trong điều kiện kinh tế như hiện nay.
Chưa có kinh nghiệm là một khó khăn lớn cho ứng viên nhưng không có nghĩa là không thể kiếm được việc làm. Nếu bạn biết cách thuyết phục nhà tuyển dụng, để họ tin rằng bạn vẫn có thể thực hiện tốt công việc được giao bạn vẫn còn cơ hội. Những phân tích sau sẽ giúp bạn thấy được cơ hội của mình:
- Thiếu kinh nghiệm cũng... lợi thế
Thiếu kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó khiến bạn trở thành ứng viên không mong muốn trong con mắt của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng bởi lẽ những gì đã học hỏi được ở công ty cũ sẽ ít nhiều có giá trị với công việc mới.
Làm gì để lọt vào mắt nhà tuyển dụng dù thiếu kinh nghiệm?
Với Julie Rulis - Quản lý nhân sự của Western Union "Tôi thường suy nghĩ nhiều hơn về những ứng viên thiếu kinh nghiệm bởi ở họ thường có sự xác định gắn bó lâu dài với công ty.
Hơn nữa, công ty sẽ dễ dàng đào tạo cho họ các kỹ năng từ kỹ thuật, chuyên môn, tham vọng công việc, động lực, cách giải quyết vấn đề đến các kỹ năng mềm. Những ứng viên này thường chú tâm học hỏi và nắm bắt vấn đề nhanh hơn".
Còn chuyên gia tư vấn việc làm David Couper gợi ý rằng, nhà tuyển dụng có thể xem xét công việc cũ với những tham vọng hiện tại của ứng viên để có sự so sánh. Những vấn đề về bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe y tế cũng đơn giản hơn nhiều.
- Kinh nghiệm ngoài công sở
Không phải lúc nào nói đến kinh nghiệm là ứng viên cũng phải đi làm việc ở công ty nào đó, kinh nghiệm đôi khi cũng là sự tích lũy từ thực tế cuộc sống, những việc bạn đã làm bên ngoài công sở.
Bạn đã từng tham gia hội sinh viên, từng là chủ tịch CLB Tiếng Anh của trường, từng đi tình nguyện mấy tháng ở vùng sâu vùng xa, bạn có kinh nghiệm gây quỹ từ thiện, kêu gọi tài trợ cho các chương trình khá quy mô... Những việc đó ít nhiều giúp bạn có kinh nghiệm về ứng xử, đối phó với tình huống khó khăn trong cuộc sống. Và khi vào làm việc, bạn cũng không quá khó khăn để phát triển bản thân.
- Thể hiện bản thân qua CV
Khi tạo CV, dù là chưa có kinh nghiệm đi chăng nữa, bạn cũng đừng mang những hạn chế, thiếu sót của bản thân ra mà kể lể. Nên nhớ rằng, CV là nơi để nhà tuyển dụng thấy được lịch sử nghề nghiệp của bạn, lợi thế của cá nhân. Vì vậy, nếu chưa có kinh nghiệm, tốt hơn cả là bạn nên nói về khả năng, sở trường của mình một cách rõ nét hơn để nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan và bước đầu định hướng công việc bạn có thể đảm nhận.
Theo John Robak, phó chủ tịch và là GĐ điều hành tại Greeley và hansen ở Chicago, "nếu bạn là một ứng viên thiếu kinh nghiệm, CV của bạn phải làm nổi bật được các kỹ năng chuyên nghiệp mà họ có được, vì dụ như kỹ năng quản lý công việc, giải quyết vấn đề hay những kỹ năng liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang nhòm ngó...". Quan trọng hơn nữa là các ứng viên phải biết cách trình bày những kỹ năng của mình một cách khoa học để nhà tuyển dụng dễ dàng nghiên cứu và họ có thể thấy ngay bạn phù hợp với vị trí họ đang khuyết.
Để chắc chắn hơn, bạn có thể nhờ tới sự giới thiệu của một cá nhân uy tín. Và trong thư xin việc, bạn hãy nhắc tới mối lương duyên của bạn với công ty qua sự giới thiệu này.
- Trung thực khi phỏng vấn
Cuộc phỏng vấn là thời gian quý báu cho bạn có cơ hội kết nối với nhà tuyển dụng. Vì thế, hãy tranh thủ khoảng thời gian ngắn này để thể hiện mình một cách tối đa, nhưng nhớ nói nhiều đến thế mạnh của bạn - những thế mạnh phù hợp với công ty và mục tiêu tuyển dụng.
Làm gì để lọt vào mắt nhà tuyển dụng dù thiếu kinh nghiệm?
Dù thiếu kinh nghiệm cũng đừng bao giờ nói dối trong buổi phỏng vấn (Ảnh minh họa)
Điều quan trọng là phải dành thời gian tìm hiểu về công ty trước khi bước vào vòng phỏng vấn. Nếu người phỏng vấn đi quá xa những gì bạn có, hãy cố gắng hướng họ về những kỹ năng bạn có. Điều không nên lúc này là nói dối hoặc tỏ ra giả vờ hiểu biết, có nhiều kinh nghiệm. Couper cảnh báo: "Người phỏng vấn là những người có kinh nghiệm về tuyển dụng và họ có đủ khả năng để biết bạn có kinh nghiệm đến đâu. Mọi lời nói dối lúc này chỉ khiến bạn mất điểm thêm mà thôi.
Cuối cùng, điều quan trọng là chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy được sự quan tâm của bạn đối với ngành nghề của họ. Để làm được điều này, bạn nên tham khảo một vài gợi sau:
- Nghiên cứu kỹ về công ty trước khi phỏng vấn
- Tìm hiểu về lĩnh vực bạn apply
- Tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ
- Kết nối với những người phù hợp
Robak có lời khuyên cho những ứng viên muốn tiến xa hơn: "Với những người thiếu kinh nghiệm, nếu có thể, hãy chịu khó hoàn thành một khóa thực tập hoặc khóa học ngắn hạn về lĩnh vực này. Trong thời gian đó, hãy cố gắng thu thập cho mình những kỹ năng còn thiếu".
Sinh viên mới tốt nghiệp khi tìm việc cần xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, biết thể hiện thương hiệu cá nhân để thuyết phục nhà tuyển dụng. Sau đây là bí quyết giúp bạn tìm được việc làm như ý.

 

“Thuyết phục bằng cách trình bày những thông tin liên quan trực tiếp đến phẩm chất, kỹ năng của bạn, thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng: - Bạn có được điều mà họ đang tìm kiếm”. 

  Xác định mục tiêu phù hợp 

Nếu bạn dự định nộp đơn ứng tuyển công việc ở nhiều nơi khác nhau thì bạn nên làm nhiều bộ hồ sơ phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng công việc. Ví dụ, nếu bạn đang dự định ứng tuyển vào vị trí nhân viên marketing cho 3 doanh nghiệp: Doanh nghiệp hàng tiêu dùng, Công ty tiếp thị chuyên nghiệp và Cơ sở chăm sóc sức khỏe thì bạn nên làm 3 bộ hồ sơ có nội dung phù hợp cho từng công việc của mỗi doanh nghiệp. Mỗi hồ sơ phải làm nổi bật các kỹ năng của bạn phù hợp cho từng vị trí theo mục tiêu của từng doanh nghiệp (chứ không phải hồ sơ cho 3 nơi đều giống nhau).

Một công ty nhỏ hoặc một công ty đang gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm sẽ có mục tiêu và yêu cầu tuyển nhân sự khác với công ty đang có tham vọng muốn vươn lên quy mô lớn hơn nữa. Vì thế, hãy trả lời câu hỏi: Bạn có thích công việc đó và xem nó có phù hợp với năng lực của bạn không? - Bạn nên chọn hai hoặc ba công việc ứng với mục tiêu của bạn và tập trung tìm hiểu kỹ các công việc đó. Không nên rải hồ sơ đại trà và ngồi đợi.

Tìm kiếm nhà tuyển dụng: kết nối các mối quan hệ  

Là sinh viên mới ra trường, bạn hãy tận dụng mọi mối quan hệ bạn biết để tìm việc. Đừng rụt rè và xấu hổ, tất cả những điều bạn cần là một cơ hội để chứng minh khả năng trước nhà tuyển dụng. Có nhiều thông tin tuyển dụng không được đăng tải rộng rãi và có những người sẵn sàng hỗ trợ bạn thăng tiến trong nghề nghiệp mà bạn không ngờ tới.

Ngoài các mẩu tin đăng tải trên trang web việc làm, bạn cũng nên tự tìm hiểu về các công ty khác trong lĩnh vực mà bạn muốn ứng tuyển. Các trang danh bạ doanh nghiệp sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin của công ty. Nếu hiện tại công ty mà bạn nhắm tới chưa có nhu cầu tuyển dụng, hãy thường xuyên theo dõi website của họ.

Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về mức lương trung bình của ngành. Đây là thông tin mà bạn phải nắm rõ trước khi quyết định ứng tuyển để khi nhà tuyển dụng hỏi về mức lương mong muốn thì bạn đã có sẵn câu trả lời thích đáng. Thường thì các ngành xã hội có mức lương thấp hơn ngành tài chính. Hãy tham khảo thông tin từ các diễn đàn và người quen.

  Hoàn chỉnh đơn xin việc 

Phần tóm tắt ngắn gọn ở phần đầu đơn xin việc sẽ cho người đọc biết tại sao bạn hứng thú với công việc này và thuyết phục họ: “Tôi là ứng viên có kỹ năng phù hợp với vị trí dự tuyển”.  

Những gạch đầu dòng tiếp theo trong hồ sơ nên cân nhắc chọn lựa cẩn thận. Bạn có rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng và bằng cấp nhưng chỉ cần liệt kê những chi tiết có liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển. Bên cạnh các gạch đầu dòng, bạn cũng nên mô tả công việc và kinh nghiệm học được một cách ngắn, ngay cả công việc bán thời gian. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác hơn khả năng và kinh nghiệm của bạn.

 

Một công ty nhỏ hoặc một công ty đang gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm sẽ có mục tiêu và yêu cầu tuyển nhân sự khác hẳn một công ty đang có tham vọng muốn vươn lên quy mô lớn hơn nữa...

 Giao tiếp khéo léo: thực tập phỏng vấn càng nhiều càng tốt 

Bạn nên đến dự mọi cuộc phỏng vấn tuyển dụng mà bạn được mời, dù đó là công việc bạn chưa vừa ý lắm hoặc một công ty mà bạn không có cảm tình. Các cuộc phỏng vấn này sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm và bản lĩnh hơn. Bạn cũng không nên từ chối khi gia đình hoặc bạn bè giới thiệu những người quen có ý giúp đỡ chia sẻ kinh nghiệm, họ sẽ đem đến cho bạn nhiều thông tin quý giá.  

Khi trình bày mục tiêu với nhà tuyển dụng, hãy trình bày ngắn gọn và cụ thể mục tiêu của bạn. Nhiều bạn đã chuẩn bị sẵn cả một bài diễn văn cho buổi phỏng vấn và điều này chỉ có hại cho bạn. Bản thân bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng các kế hoạch, mục tiêu cũng như hiểu rõ cá tính, sở thích và ước mơ của mình nên không việc gì phải viết ra cả một bài diễn văn và học thuộc nó. Hãy trao đổi với nhà tuyển dụng như nói chuyện với những người bạn. Đừng kể lể và cố gắng thể hiện một hình ảnh khác với chính bản thân mình. Sự chân thành sẽ giúp bạn ghi điểm.  

Hãy thể hiện bằng những ví dụ cụ thể có tính thuyết phục đối với từng kỹ năng mà bạn có, theo thứ tự sau:

- Tình huống cụ thể hoặc nhiệm vụ mà bạn được giao;

- Các bước hành động của bạn đối với tình huống hoặc nhiệm vụ được giao đó;

- Kết quả gặt hái được sau các bước hành động trên.

Bạn nên trình bày ngắn gọn và đầy đủ. Đồng thời chú trọng đến ngôn ngữ hình thể khi diễn đạt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thể hiện ở mức bạn là “người phù hợp” chứ không phải bạn là “người giỏi nhất”. Bạn nên đa dạng hóa cách thể hiện khả năng của mình sao cho phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trình bày những thông tin liên quan trực tiếp đến các phẩm chất, kỹ năng của bạn cho nhà tuyển dụng thấy: - Bạn có được điều mà họ đang tìm kiếm!


Kỹ năng mềm giúp tân cử nhân thuyết phục nhà tuyển dụng

 Kỹ năng mềm là một khái niệm được nhiều người đề cập đến, vai trò của kỹ năng mềm đối với sự thành công của người lao động đã được đánh giá cao. Dưới đây là các kỹ năng mềm giúp sinh viên mới ra trường thuyết phục nhà tuyển dụng.

Thứ nhất: Khả năng thích nghi nhanh

Yêu cầu của sếp luôn đa dạng vì vậy bạn cần linh hoạt trong làm việc.  Có thể bạn biết cách để viết các biên bản và thông báo theo đúng quy tắc nhưng sếp lại muốn bạn có cả khả năng ghi nhớ tốt và ghi chép nhanh trong công việc. Điều quan trọng là bạn cần có khả năng thích nghi nhanh với những yêu cầu mới thậm chí trong cả những thời điểm khó khăn, bất ổn.

Thứ hai: Nhún nhường và nhẫn nại  

Nếu bạn ngay từ sớm đã đòi hỏi mức lương cao, chức danh “oách” hoặc đề nghị thăng tiến quá sớm mà không chứng tỏ được năng lực của mình thì cuối cùng cái bạn có chỉ là biệt danh “thùng rỗng kêu to”. Lãnh đạo luôn muốn nâng đỡ các cá nhân luôn sẵn lòng vượt thách thức và chứng tỏ mình hơn là những người lúc nào cũng “ngồi chờ sung rụng”.

Nếu có dịp, bạn hãy trò chuyện với các sếp lớn trong công ty về quá trình phấn đấu của họ để từ đó bạn trân trọng thành công và nỗ lực của người khác. Đó cũng là tấm gương phấn đấu cho chính bạn.

Thứ ba: Cập nhật thông tin

Trong trường học, các Giảng viên có thể chưa nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đọc tin tức. Thực tế, không gì ấn tượng hơn khi một “tân binh” có thể nắm bắt thông tin thời sự và liên hệ đến ngành cũng như là công việc của mình. Bạn có thể email cho sếp những thông tin nóng liên quan đến ngành nghề của công ty, hay thậm chí là tóm tắt khi bài báo quá dài.

Hãy đọc tin tức và các ấn phẩm chuyên ngành để mở rộng kiến thức. Bạn có thể tham khảo sếp và đồng nghiệp về những trang web hoặc tạp chí chuyên ngành cần đọc.

Thứ tư: Nói trước công chúng

Nếu bạn không thể trình bày ý tưởng tốt, bạn sẽ gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động của công ty. Rất nhiều sinh viên mới ra trường không được trang bị tốt kỹ năng nói trước công chúng. Vì thế họ không thể làm tốt việc giới thiệu công ty qua điện thoại hoặc khi mặt đối mặt với đối tác tại các sự kiện giao lưu, hội họp…

Để khắc phục, bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện mà tại đó, bạn có thể thực hành kỹ năng nói trước các thành viên. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham dự các cuộc họp và cho ý kiến. Hãy nghĩ đến điều quan trọng nhất mà bạn muốn truyền tải đến người nghe và diễn đạt thành lời.

Thứ năm: Tự quản thời gian

Sinh viên mới tốt nghiệp thường cảm thấy nhiệm vụ của mình trong công ty là gật đầu, tức không được từ chối bất kỳ công việc nào được giao. Nhưng nếu làm như thế, bạn có thể không cân bằng được thời gian và xao lãng công việc chính, hoặc phải “rướn” hết mình chịu trận.

Kỹ năng tự quản thời gian là cách bạn kiểm soát năng lượng và sự tập trung của mình. Hãy hỏi sếp về thứ tự ưu tiên của các công việc và hướng dẫn bạn công việc nào sếp cần gấp và bạn nên thực hiện trước. “Hãy hỏi bản thân xem những việc bạn làm quan trọng thế nào trong công việc, có giúp bạn thăng tiến hoặc nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình hay không?”

Thứ sáu: Kỹ năng xử trí xung đột  

Những cuộc đối thoại căng thẳng, lắm lúc “nảy lửa” không phải là hiếm ở công sở và những ai thiếu kỹ năng xử trí vấn đề hiệu quả sẽ hẳn nhiên gặp khó khăn.Vấn đề mấu chốt là tập trung vào kết quả, chứ không phải là cảm xúc cá nhân. Cố gắng đánh giá đồng nghiệp bằng lý trí và hành xử tao nhã, cho dù bạn hoàn toàn không thể chấp nhận quan điểm của họ. Nếu bạn mở lòng với người khác thay vì vội vàng “tát nước lạnh” vào ý tưởng của họ, họ cũng sẽ mở lòng và lắng nghe bạn.

Thứ bảy: Kỹ năng truyền đạt thông tin

Những nhà tuyển dụng muốn nhân viên của họ có thể viết được những bản báo cáo với trình tự khoa học và không có bất cứ lỗi ngữ pháp hay chính tả nào trong câu.

Thứ tám: Kỹ năng về máy móc công nghệ  

Có những công việc đòi hỏi khả năng cao về công nghệ thông tin như khả năng hiểu biết về ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên, có những công việc bạn xin tuyển không yêu cầu về khả năng công nghệ thông tin thì kỹ năng sử dụng thành thạo máy vi tính cũng vẫn là yếu tố cần thiết và cơ bản.

Thứ chín: Khả năng lãnh đạo

Vài năm gần đây, nhiều công ty đã cắt giảm việc thuê những nhà quản lý ở cấp độ thấp mà họ đang tìm kiếm những người có khả năng lãnh đạo ở nhiều cấp độ kể cả ở những cấp độ cao trong công ty.

Thứ mười: Khả năng làm việc nhóm

Những nhà tuyển dụng muốn tìm những nhân viên có khả năng làm việc hiệu quả, năng suất khi làm theo nhóm. Điều này đòi hỏi nhân viên đó cần có tính cách hòa đồng, tôn trọng thời hạn công việc, và sẵn sàng giúp đỡ những thành viên còn lại trong nhóm để kịp tiến độ dự án cho dù việc đó không thuộc nhiệm vụ của họ.

Thông qua những công việc làm thêm hay hoạt động ngoại khóa bạn có thể tìm kiếm kinh nghiệm làm việc nhóm.

Thứ mười một: Khả năng làm việc độc lập

Nhà tuyển dụng cũng mong chờ nhân viên của họ có thể làm việc một cách độc lập khi cần thiết. Tuy trái ngược với khả năng trên nhưng đây cũng được coi là yếu tố rất quan trọng khi đi xin tuyển.



Cách từ chối ứng viên của nhà tuyển dụng
Tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng "kỹ năng
Cách trả lời phỏng vấn hay nhất nhà tuyển dụng bị thuyết phục
Cách viết thư cảm ơn cho nhà tuyển dụng
Cách tạo CV ấn tượng để nhà tuyển dụng chọn bạn




(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý