Cách thiết kế nhà nuôi yến tốt nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách thiết kế nhà nuôi yến tốt nhất

19/04/2015 01:08 PM
1,367
Ở Việt Nam, phong trào xây nhà nuôi yến đang bùng phát, mỗi ngày ở các vùng ven biển từ Quảng Nam- Đà Nẵng đến Hà Tiên- Rạch Giá và các hải đảo trên biển đông đều có một hay vài chục nhà yến đang xây dựng.





Nguyên tắc xây dựng nhà nuôi yến

159 yen nha2 Nguyên tắc xây dựng nhà nuôi yến

Các nhà khoa học Việt Nam đã khảo sát phong thổ, điều kiện thiên nhiên và môi trường của các vùng ven biển và hải đảo Việt Nam từ Đà Nẵng đến Hà Tiên và xác nhận là đều có điều kiện thích hợp để xây nhà nuôi yến. Từ khoảng 30 nhà yến có trước năm 2007 đến nay đã có gần 500 nhà khai thác lấy tổ chim yến và với sự bùng phát này đến năm 2030 ở Việt Nam có thể có khoảng 5.000 nhà yến khai thác lấy tổ.Có nhiều ý kiến cho rằng sẽ không có điểm dừng cho số lượng nhà yến trước lợi nhuận quá cao của nghề xây nhà cho yến trú ở khai thác tổ.

Các nguyên tắc chính khi quyết định xây nhà yến là phải xem xét các dữ liệu liên quan đến thời tiết, nhiệt độ, chế độ mưa và các địch hại có trong vùng để khi thiết kế nhà yến tính toán cấu trúc, kích thước nhà, kích thước phòng và phân chia phòng, sử dụng những tấm ván làm tổ và các thiết bị dụng cụ hỗ trợ phải phù hợp với yêu cầu của chim yến. Thiết kế nhà yến không theo một khuôn mẫu nào đã xây dựng hoặc sẽ xây dựng vì thế nhà yến được thiết kế dựa trên kết quả khảo sát đặc thù của khu vực địa điểm, vị trí, sân bay dạo, kích thước, hình dạng và vật liệu sử dụng.

Ví dụ: Ngôi nhà chim yến ở ấp An Hòa Tam, thôn Hiệp, Cần Giờ khai thác tổ bình quân được 20kg/tháng. Dùng thiết kế này xây hai nhà mới sát cạnh hai nhà yến đang khai thác nhưng hai ngôi nhà yến này xây gần 2 năm chim yến về cư trú rất ít và sản lượng ngôi nhà cũ sụt giảm. Lý do là ở vị trí của các lỗ ra – vào của 3 căn nhà yến và sân bay dạo không còn như trước.

Nhiều nhà yến xây liền kề hoặc xây trong một khu vực cùng một thiết kế mẫu, kết quả có một số nhà chim không về hoặc về ít, nguyên nhân là mỗi nhà có vị trí và điều kiện khí hậu riêng, những sai số nhỏ này đã bị các nhà đầu tư bỏ quên mà khi phát hiện ra thì rất phiền phức khi phải sữa chữa lại.

Trình tự xây dựng nhà yến:

-Thu thập dữ liệu tại khu vực và vị trí dự định đầu tư

-Định hình thiết kế (kiểu, phương hướng, qui mô, phân chia phòng, vật liệu, kết cấu …)

-Thi công phần thô.

-Lắp đặt các thiết bị kỹ thuật và vật tư hỗ trợ

-Vận hành thử nghiệm

-Quản lý, khai thác và bảo vệ nhà yến.


Cách xây dựng phòng lượn trong nhà yến

Trải qua nhiều năm kinh nghiệm làm nhà yến và cải tạo những nhà thất bại, tôi nhận thấy một trong những lý do khiến nhà chim không đạt số lượng chim như mong muốn là THIẾT KẾ PHÒNG LƯỢN KHÔNG PHÙ HỢP. tôi xin đúc kết một số kinh nghiệm như sau để các bạn tham khảo khi làm phòng lượn:

  • Định nghĩa phòng lượn: là phòng có miệng lỗ dụ chim bay vào, chim sẽ lượn ở đó trước, rồi sau đó mới bay vào trong phòng ở. Phòng lượn được làm thông suốt từ trên xuống dưới nếu nhà có nhiều tầng.
  • Mục đích của phòng lượn: để chim quen dần với bóng tối trong phòng khi vừa bay từ ngoài trời sáng vào. Để chim dễ dàng bay vào các phòng, các tầng khác nhau trong nhà. Để chim non tập bay trước khi  chính thức bay ra ngoài. Để chim “ xếp hàng” trước khi bay ra ngoài thông qua miệng lỗ nhỏ hẹp, đối với những nhà nhiều chim, tránh tình trạng chen lấn, tranh nhau bay ra. Giao thông thuận tiện, thông thoáng thì sẽ tránh được “tai nạn giao thông” cho những con chim non mới tập bay.
  • Vì những mục đích như vậy, nên chúng ta cần phải làm phòng lượn cho đúng tiêu chuẩn.

DIÊN TÍCH PHÒNG LƯỢN: tối thiểu 4x4m. đối với những nhà có diện tích trung bình 4×10 trở lên. Diện tích 4×10 là diện tích nhỏ tối thiểu thích hợp để nuôi chim. Với những nhà không có điều kiện, bắt buộc phải xây nhỏ, là những trường hợp cá biệt, không tính đến. Diện tích tối đa: phòng lượn càng lớn càng tốt, nhưng nếu làm lớn quá thì phí diện tích, nên cần cân nhắc trước khi quyết định.

Có những nhà làm phòng lượn quá nhỏ, thiết kế lắt léo, bay vào khó khăn, chỉ những con chim có “kungfu” mới bay vào nổi. chim non đẻ ra, mới biết bay, bay ra được mà vào thì không được, chúng đành phải bay ra nhà khác ở, thậm chí chết bên ngoài đường, vì không có bố mẹ chúng cho ăn, hoặc hướng dẫn kiếm mồi. bởi vậy đã qua nhiều mùa sinh sản, mà không thấy tăng đàn lên.

  • Cách xây: Thông suốt từ lúc chim bay vào miệng lỗ xuống dưới đất. không để sàn hay bất cứ cái gì làm cản trở đường lượn của chim. Chúng ta nên nhớ: chim yến chỉ bay lượn, chứ không đậu, đi như những con chim khác, nên cũng giống như máy bay, chúng cần có không gian thật rộng để lượn. Hơn nữa, bộ óc chim không thể nhớ nhiều thứ phức tạp như con người, cho nên phòng lượn làm đơn giản, rộng thoáng, dẫn vào các phòng dễ dàng, thì chim sẽ dễ nhớ hơn.
Phòng lượn cũng cần phải mát, đủ độ ẩm giống như phòng ở. Cần xây tường 2 lớp, lợp mái cần có chống nóng. Nếu là nhà tiền chế, cần phải có lớp chống nóng cho tường. Hãy coi phòng lượn là phòng khách nhà ở của chúng ta. Phòng khách càng đẹp, càng mát, càng tiện nghi, thì khách càng thoải mái, càng đến nhiều. Ấn tượng đầu tiên khi chim bay vào nhà chim là phòng lượn, nếu phòng mát mẻ, thích hợp, thậm chí tốt hơn môi trường sống trước đó của chúng, chúng sẽ rất thích, và sẽ xem xét tới việc ở lại nhà đó.
Phòng lượn cũng cần có mùi đầy đủ như trong phòng ở. Nếu là mùi chim thích, chúng sẽ tiếp tục khám phá các phần khác trong ngôi nhà. Do đó, khi xịt mùi cho nhà, đừng quên ( hoặc tiết kiệm) xịt mùi cho phòng lượn.
Phòng lượn có cần xây hồ nước, cho vòi phun nước lên hay không?: nhiều chủ nhà chim cho làm hồ nước trong nhà, dùng vòi phun nước lên cao. Hoặc làm thác nước trong nhà, Mục đích để làm mát nhà, tạo độ ẩm, tạo nơi cho chim uống nước. Đây là một sáng kiến hay, tuy nhiên, có một lưu ý là: có thể sẽ có chim chết ở đó. Lý do: chim bay đụng nhau rớt xuống, nếu là đất khô, chúng có thể bay lên, còn đã rơi vào nước, chúng khó lòng bay lên nổi. Hay những con chim non mới bắt đầu tập bay, chúng cũng có nguy cơ rớt vào hồ nước. Do đó, cần cân nhắc kỹ trước khi làm.
Tóm lại, việc xây dựng phòng lượn khiến chiếm diện tích chim ở, nhưng lại rất quan trọng trong việc dụ chim ở .

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Quy  trình nuôi chim Yến






I./ Mô tả qui trình kỹ thuật nuôi chim Yến
Để có một căn nhà Yến thành công ngoài các vấn đề phải biết cách quan sát hướng bay của đàn Yến, mở lỗ ra vào và các lỗ liên phòng, liên tầng phù hợp, đồng thới phải tạo ra môi trường vĩ mô và vi mô đảm bảo cho căn nhà có các điều kiện sinh học về môi trường sống của chim yến.
1./ Điều kiện môi trường vĩ mô:
1.1./ Các vị trí có thể xây dựng nhà nuôi chim Yến:
-         Gần một căn nhà Yến có sẵn;
-         Nơi chim Yến bay qua trên đường đi kiếm ăn và trên đường bay về tổ;
-         Chim Yến bay vòng quanh khu vực trước khi vào tổ;
-         Nơi kiếm ăn hàng ngày của đàn Yến.
-         Môi trường xung quanh của nhà nuôi chim Yến:
+ 50% cây bụi, đồng lúa;
+ 30% cây cao;
+ 20% mặt nước.

-         Điều kiện quanh nhà nuôi chim Yến:
+ Gần ao, hồ, mặt nước;
+ Không có nhiều cây cao chắn tầm nhìn và vòng lượn;
+ Có những cây thấp thu hút côn trùng như Leucanea Glauca(Keo dậu, dẹt).
-         Những kinh nghịêm nhận dạng nhà nuôi chim Yến sẳn có:
- Xác định nhà Yến chính xác

- Xác định vùng chim đang lượn vòng  
- Tìm độ cao để quan sát
- Xác định các loài chim Yến
- Quan sát bầu trời
1.2./ Lỗ ra vào của chim Yến:
-         Lỗ ra vào quyết định khá lớn lượng chim có thể vào trong nhà:
+ Lỗ trên chuồng cu.
+ Lỗ ngang.
-         Lỗ ra vào có thể lớn(80x40cm) trong quá trình dụ chim ban đầu và thu nhỏ lại (50x20cm) sau khi chim vào nhà ở.
-         Nên làm ống chắn sáng tại lỗ
Chú ý: Việc mở lỗ ra vào phải đúng hướng đậy là điều kiện rất quan trọng quyết định thành công của căn nhà nuôi chim Yến!
-         Kích thước lỗ ra vào:
+ Từ 20x30cm.
+ Nên lớn hơn rất nhiều trong thời gian dụ chim ban đầu.
Stt
Kích thước
Số lượng chim tối đa
1
20x30cm
1000 cá thể
2
40x30cm
2000 cá thể
3
20x60cm
3000 cá thể
4
40x60cm
4000 cá thể
5
40x80cm
6000 cá thể
Chú ý: Nếu là nhà Yến mới xây dựng thì kích thước lỗ ra vào phải lớn hơn 40x80cm!
1.3./ Trường, trần và lỗ thông hơi:
-         Tường: Có các loại tường khác nhau
+ Dùng gỗ.
+ Dùng ván cách nhiệt.
+ Gạch lỗ xây 2 lớp.
-         Trần:
+ Dùng ván gỗ.
+ Bêtông tổng hợp.
+ Bêtông dùng đổ mê trong xây dựng.
-         Lỗ thông hơi:          
+ Dùng ống thông hơi.
+ Xây theo kiểu khe thông hơi.
            
Nhà yến xây tường 20
Nhà yến 3D 
Nhà yến xây tường 20
Nhà yến 3D 
1.4./ Mái nhà, vòi phun nước và cây Leucanea:
-         Mái nhà:
+ Độ nghiêng ảnh hưởng đến độ nóng của nhà nuôi.
+ Nhiều vật liệu khác nhau có thể áp dụng (Tôn, ngói, bê tông).
+ Không nên đổ nước lên nóc hoặc mái bằng nếu không chống thấm tốt.
Vòi phun nước:

+ Vòi phun tròn.
+ Vòi phun dài.
+ Các loại vòi phun khác.
-     Cây
 Leucanea (Cây dẹt, cây táo nhơn):
-          
+ Trồng xung quanh nhà nuôi.
+ Nên gieo hạt mùa mưa hoặc dùng nước tưới.
2./ Điều kiện môi trường vi mô:
2.1./ Nhiệt độ và độ ẩm:
-         Nhiệt độ:
+ Từ 26-300C.
+ Phải có hệ thống thông hơi.
+ Kết hợp kết cấu mái, tường, hệ thống tạo ẩm trong nhà nuôi.

-         Độ ẩm:
+ Sử dụng máy tạo độ ẩm.
+ Làm hồ nước trong nhà nuôi.
+ Đường nước chạy trên tường
+ Kết hợp cấu trúc tường, lỗ thông hơi trong nhà nuôi.
Chú ý: Nhiệt độ và độ ẩm thường tỉ lệ thuận với nhau!

2.2./ Thanh làm tổ:
-         Dùng đẻ chắn ánh sáng rọi vào trong nhà nuôi.
-         Dùng để chắn gió.
-         Kích thước phải đủ dài để không đụng vào đuôi chim.
-         Khoảng cách giữa hai thanh được lắp đặt cách nhau 30cm.
Đặc điểm của thanh làm tổ phải mềm, nhẹ, có độ bền cao và phải xử lý bằng hóa  chất tẩm cho thanh.                              
2.3./ Xử lý mùi bầy đàn và âm thanh kêu gọi bầy đàn:
-         Xử lý mùi bầy đàn:
+ Phun hoá chất xử lý mùi bầy đàn từ 2-3 tháng một lần.
+ Phun cách trần 50cm.
+ Không phun hoá chất xử lý mùi bầy đàn vào các khung gỗ

-         Âm thanh kêu gọi bầy đàn:
+ Dùng đĩa CD gốc để có âm thanh rõ ràng trong quá trình dẫn dụ chim.
+ Chỉ sử dụng Loa treble, không dùng loa Bass.
+ Âm thanh dẫn dụ chim phải được vào buổi sáng trước khi bay đi kiếm ăn và lúc
chiều đàn chim bay về.
+ Không được mở âm thanh dẫn dụ chim qua đêm.
2.4./ Quản lý ánh sáng và thiết kế đường bay cho chim:
-         Ánh sáng:
+ Kích cỡ lỗ ra vào cho nhà nuôi.
+ Phòng chuyển tiếp.
+ Lắp thanh làm tổ ngang nguồn sáng.
+ Ống chắn sáng.
Đường bay:
-        
+ Lỗ ra vào
+ Lỗ liên phòng
+ Lỗ liên tầng (nếu nhà Yến xây dựng nhiều hơn một tầng).
2.5./ Các loại thiên dịch của Chim:
Stt
Nội dung
Stt
Nội dung
1
Chuột
8
Nấm
2
Gián
9
Chim hoang dã
3
Kiến
10
Mèo
4
Rệp
11
Chim nhà, bồ câu
5
Tắc kè
12
Muỗi
6
Cú mèo
13
Ong
7
Dơi
14
Ăn trộm
Chúy ý: Trong các địch hại của chim Yến, kẻ trộm là địch hại nguy hiểm nhất vì không những lấy tổ của chim mà còn gây động, vứt trứng và chim non đi với số lượng lớn. Bảo vệ nhà Yến với những cách sau:
-         Thu nhỏ chiều cao của lỗ ra vào sau khi chim đã làm tổ (còn khoảng 20cm).
-         Làm cửa sắt dày, khóa an toàn hoặc khóa ngầm bên trong cửa sắt.
Lắp camera hồng ngoại và hệ thống báo trộm hồng ngoại nếu điều kiện cho phép.

Xử lý mùi bầy đàn và âm thanh kêu gọi bầy đàn:

+ Xử lý mùi bầy đàn:

- Phun hoá chất xử lý mùi bầy đàn từ 2-3 tháng một lần phun cách trần 50cm;

- Phun hoá chất diệt côn trùng có hại;

- Không phun hoá chất xử lý mùi bầy đàn vào các khung gỗ.

+ Âm thanh kêu gọi bầy đàn:

- Dùng đĩa CD gốc để có âm thanh rõ ràng trong quá trình dẫn dụ chim;

- Chỉ sử dụng loa treble (tốt nhất là loại loa thạch anh) không dùng loa bass;

- Âm thanh dẫn dụ chim phải được vào buổi sáng trước khi bay đi kiếm ăn và lúc

chiều đàn chim bay về;




Bà bầu ăn tổ yến và uống nước yến có tác dụng gì
Cách chế biến tổ yến
Trẻ em không nên ăn yến sào và uống nước yến
Cách chế biến tổ yến


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý