Danh sách thuốc

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Danh sách thuốc

18/04/2015 10:40 AM
314

 Thuốc chống đau

Có tác dụng làm giảm đau; nhiều thuốc còn có tác dụng giảm viêm và hạ nhiệt, có 3 loại thuốc chống đau chủ yếu; thuốc chống đau đơn giản- thường gồm có aspirin và acetaminopen cho những chứng đau nhẹ; các thuốc kháng –viêm không thuộc nhóm steroid, hay được cho khi bị đau nhức cơ bắp, bị viêm khớp dạng thấp, bị viêm xương khớp và bệnh thống phong (gút); thuốc chống đau gây ngủ - thường có quan hệ hóa học với morphin – khi đau trầm trọng, đặc biệt cho bệnh nặng vào giai đoạn chót.

Tác dụng phụ có thể gặp: Buồn nôn, táo bón, chóng mặt, lệ thuộc và gia tăng dung nạp thuốc (chỉ với thuốc chống đau gây ngủ thôi)

Thuốc kháng Acid

Trung hòa acid của bao tử, làm giảm chứng ợ chua và những căn bệnh tương tự. Các thuốc này hàm chứa nhưng hóa chất đơn giản như bicarbonat natri, hydrôxyd nhóm và/hoặc trislicat manhê.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Sinh bụng (các chế phẩm của bicarbonat natri), táo bón (các chế phẩm có nhóm hay canxi) và tiêu chảy (các chế phẩm có manhê)

Lưu ý: Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc khác. Bất cứ người nào đang có rối loạn về thận cũng không được dùng các loại thuốc kháng acid mà không có ý kiến bác sĩ

Thuốc chống lo âu


Đôi khi các thuốc này còn được gọi là thuốc giải lo, hay an thần nhẹ. Các thuốc này làm giảm cảm giác lo âu và làm thư giãn cơ bắp. Cũng có thể sử dụng thuốc này để làm thuốc ngủ và để làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt

Tác dụng phụ có thể gặp:

Buồn ngủ, chóng mặt, lú lẫn, đi đứng không vững và thiếu phối hợp động tác.

Lưu ý: Các thuốc này có thể gây nghiện thuốc và không được dùng quá vài tuần. Sau thời gian dùng kéo dàu, các triệu chứng thiếu thuốc có thể xuất hiện trong trường hợp ngưng trị liệu đột ngột.

Thuốc chống loạn nhịp


Kiểm soát các xáo trộn của nhịp tim. Thí dụ các thuốc dùng lâu đời nhất là digtalin và quinidin - cả hai đều chiết xuất từ cây cỏ

Thuốc kháng sinh


Những chất nhiều khi dẫn xuất từ sinh vật như meo mốc hay vi khuẩn, tiêu diệt hay ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể. Một số những kháng sinh mới là những chế bản tổng hợp của những chất có sẵn trong thiên nhiên. Bất cứ loại kháng sinh nào cũng chỉ có hiệu quả đối với một số loại vi khuẩn nhất định, mặc dù một số thuốc kháng sinh chống lại một số lớn các bệnh nhiễm khuẩn. Người ta gọi đó là những kháng sinh phổ thông.

Đôi khi một chủng vi khuẩn trở nên đối kháng với một thuốc kháng sinh nhất định và người ta chọn một kháng sinh thay thế trên cơ sở những xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Thuốc kháng sinh không có hiệu lực chống lại siêu vi.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy. Một số người có thể bị dị ứng với một số thuốc kháng sinh nhất định và có thể trải qua những triệu chứng như nổi ban, sốt, đau khớp, sưng phù và thở khó. Sau khi trị liệu bằng thuốc kháng sinh phổ rộng, đôi khi có thể xảy ra bệnh nhiễm nấm thứ phát (nhiễm nấm men) – thí dụ như ở miệng hay âm đạo

Lưu ý: Bạn luôn luôn phải uống hết một đợt kháng sinh đã kê toa. Nếu không làm như vậy, cho dù có khỏi hết triệu chứng, có thể dẫn tới hiện tượng bệnh nhiễm trùng tái phát và lẫn này sẽ khó trị hơn vì các vi khuẩn đã trở nên kháng thuốc.

Thuốc chống đông, chống huyết khối


Các thuốc chống đông ngăn cản không cho máu đông và các thuốc chống huyết khối làm tan và phân tán các cục máu đông.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Gia tăng khuynh hướng chảy máu cam, hay chảu máu nướu răng hay bầm tím dưới da. Máu cũng có thể xuất hiện trong nước tiểu hay phân

Lưu ý: Các thuốc chống đông có thể phản ứng với thuốc khác kể cả aspirin. Bạn hãy đi bác sĩ trước khi dùng bất cứ một thứ thúôc nào khác sao cho hiệu lực của thuốc chống đông không bị ảnh hưởng. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông một cách thường xuyên, người ta sẽ khuyên bạn nên mang theo một tấm thẻ để bác sĩ lưu ý

Thuốc chống co giật


Dùng để phòng ngừa và chữa trị các con co giật trong bệnh động kinh. Bác sĩ thường cho uống các thuốc này ít nhất hai lần mỗi ngày. Cần phải tính toán cẩn thận liều tối ưu cho từng cá nhân để giảm thiểu các tác dụng phụ. Bác sĩ thường cho thử máu hoặc nước bọt để theo dõi các nồng độ thuốc trong máu và cho thuốc trong một thời gian kéo dài cho tới khi người bệnh qua được từ 2 đên 4 năm mà không lên cơn động kinh nào.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Buồn ngủ, nổi ban, chóng mặt, nhức đầu, buồn ói và nướu răng dầy cộm lên. Ngưng trị liệu đột ngột có thể dẫn tới lên cơn.

Thuốc chống trầm cảm


Những thuốc chống lại chứng trầm cảm. Các thuốc này được chia làm hai nhóm chính: các chất ba vòng và dẫn xuất của chúng và các chất ức chế monoamin ôxydase (ức chế MAO). Bởi lẽ các tác dụng phụ của chúng có nhiều phần là trầm trọng hơn, người ta thường chỉ kê toa các chất ức chế MAO cho những kiểu trầm cảm trầm trọng nào thường kém đáp ứng với việc trị liệu bằng các thuốc ba vòng. Đối với mọi thuốc chống trầm cảm có thể phải mất tới 4 tuần mới thấy có hiệu quả.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Buồn ngủ, khô miệng, thị lực kém, táo bón, đi tiểu khó khăn, yếu đuối, và mồ hôi, run rẩy, nổi ban, hồi hộp và hay nhức đầu.

Lưu ý: Các thuốc ức chế MAO phản ứng nghịch lại ngay lập tức với một số thức ăn và thuốc men. Có thể dẫn tới hiện tượng tăng huyết áp nghiêm trọng. Bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn và có thể đề nghị bạn mang theo mình một tấm thẻ lưu ý.

 
Thuốc chống tiêu chảy


Để ngăn chặn và chữa trị tiêu chảu. Có hai loại thuốc chống tiêu chảy chính – các thứ thuốc hấp thu nước thặng dư và độc tố trong ruộg (kaolin, vôi hay các hỗn hợp có than) và những thứ thuốc làm giảm các co thắt của ruột, như vậy làm giảm số lần đi cầu (codeine, morphine và các hỗn hợp a-phiện)

Tác dụng phụ có thể gặp:

Táo bón nếu dùng dài ngày.

Lưu ý: Các thuốc chống tiêu chảy không trị nguyên nhân bên trong gây tiêu chảy. Không được uống các thuốc này quá một ngày trước khi đi bác sĩ. Khi trị tiêu chảy, bạn nên luôn luôn uống thật nhiều nước.

Thuốc chống ói


Được sử dụng để xóa bỏ triệu chứng buồn nôn và ói mửa. Các nhóm thuốc chủ yếu thuộc loại này gồm có một số thuốc kháng histamin nhất định (đặc biệt cho chứng buồn nôn do say sóng tàu xe hoặc những rối loạn chức năng tai) và một số thuốc an thần. Những thuốc này thường không được kê toa khi không biết rõ nguyên nhân của chứng ói mửa, khi chứng ói mửa không kéo dài khoảng quá một ngày, trong trường hợp bệnh viêm dạ dày và ruột chẳng hạn. Loại thuốc này được dùng để trị chứng buồn nôn do thuốc hay do xạ trị. Trong thời gian mang thai, người ta chỉ kê toa các thuốc chống ói khi có nôn mửa trầm trọng.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Các tác dụng phụ có thể thay đổi tùy theo loại thuốc đã được kê toa – các thuốc kháng histamin hay làm cho buồn ngủ. Trị liệu kéo dài với một số thuốc an thần có thể gây nên những cửa động cơ bắp ngoài ý muốn ở mặt. Những thuốc này thường không được uống quá vài ngày mỗi lần.

Thuốc chống nấm


Bạn dùng để chữa trị các bệnh nhiễm vi nấm như hắc lào, nấm chân “chân vận động viên” và các bệnh nhiễm nấm men. Các thuốc này có thể thoa trực tiếp lên da hay vào âm đạo dưới dạng những toa dược và dạng kem hoặc cho uống một thời gian lâu dài

Tác dụng phụ có thể gặp:

Các thúôc chống nấm dạng uống có thể gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy và/hoặc nhức đầu; các thuốc bào chế dể thoa tại chỗ có thể làm tẩy da hay niêm mạc

Lưu ý: Bạn nên luôn luôn theo đến hết một đợt trị liệu chống nấm như bác sĩ đã kê toa; bệnh nhiễm nấm có thể tái phát. Một số trường hợp nhiễm nấm, đặc biệt là ở móng có thể đòi hỏi phải uống thuốc chống nấm trong nhiều tháng.

Thuốc kháng Histamin


Đối phó lại các triệu chứng dị ứng do hiện tượng phóng thích histamin trong cơ thể gây nên. Các triệu chứng như vậy có thể gòam có sổ mũi và chảy nước mắt (viêm mũi dị ứng), ngứa và nổi mề đay. Người ta có thể cho thuốc kháng histamin để uống hoặc thoa thuốc dưới dạng kem hay thuốc xịt lên các chỗ da nổi ban. Các thuốc kháng histamin còn tác động lên các cơ quan giữ thăng bằng trong tai giữa và do đó hay được sử dụng để phòng ngừa chứng sau sóng tàu xe. Tác dụng an thần của chúng có thẻ được chỉ định để trị chứng mất ngủ. Những thuốc này cũng được sử dụng như một loại thuốc chuẩn bị để dẫn tới một tình trạng thư giãn buồn ngủ trước khi đưa bệnh nhân vào phòng mổ. Một loại thuốc kháng histamin khác ngăn cản tiến trình tiết acid của bao tử và được sử dụng để trị loét dạ dày tá tràng.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Buồn ngủ, khô miệng và mờ mắt.

Thuốc chống viêm


Để làm giảm chứng viêm tấy. Đó là hiện tượng sưng, nóng đỏ, đau và sung huyết trong các chứng bệnh nhiễm trùng và trong nhiều bệnh mãn tính không có tính cách nhiễm trùng như bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh thống phong (gút) chẳng hạn. Người ta sử dụng ba loại thuốc chính yếu: aspirin và các thuốc có liên quan với aspirin, các chất corticoterroids và các thuốc chống viêm không thuộc nhóm steroids như indomethacin (Indocin) chẳng hạn được sử dụng đặc biệt trong việc trị liệu viêm khớp và các rối loạn cơ bắp.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Các tác dụng phụ này tùy thuộc vào loại thuốc. Các thuốc không thuộc nhóm steroids có ít tác dụng phụ hơn. Nổi ban, bao tử kích thích và đôi khi bị chảy máu, rối loạn thính giác và thở khó

Thuốc chống loạn tâm thần


Đôi khi còn có tên là thuốc an thần mạnh, các thuốc này được sử dụng để chữa trị các rối loạn tâm thần trầm trọng.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Vàng da, run rẩy, cử động mặt và cơ thể bất bình thường, thân nhiệt hạ

Thuốc hạ nhiệt


Để làm hạ nhiệt và giảm đau. Thuốc được sử dụng thông thường nhất là aspirin và acetaminophen, cả hai đều là thuốc chống đau. Tác động hai mặt đó khiến cho các thuốc này đặc biệt có hiệu quả để làm giảm bớt các triệu chứng của một căn bệnh, chẳng hạn như cảm cúm.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Nổi ban và bao tử bị kích thích và đôi khi bị chảy máu, rối loạn về thính giác và thở rít.

Thuốc chống co thắt


Giảm co thắt ở ruột trong những bệnh như ruột kết dễ bị kích thích, hay bệnh túi thừa.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Khô miệng, đánh trống ngực, tiểu khó, táo bón và mắt mờ.

Thuốc kháng siêu vi


Hiện nay chưa có thuộc nào chống lại đa số các bệnh nhiễm siêu vi như bệnh cảm và cúm chẳng hạn. Tuy nhiên, người ta có thể chữa chứng mụn rộp nặng do siêu vi herpes gây nên bằng cách thoa thúôc mỡ idoxuridine – cũng được dùng để trị bệnh dời leo (zona) – lên da ngay khi các triệu chứng xuất hiện. Một thuốc kháng siêu vi khác, thuốc acyclovir, có thể cho uống hoặc chích hay thoa trực tiếp lên da dưới dạng kem để trị các kiểu trầm trọng nhất của bệnh siêu vi herpes. Người ta tiếp tục nghiên cứu cách trị liệu có hiệu quả cho bệnh AIDS. Thuốc Zidovudine có thể kéo dài sự sống trong một số trường hợp.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Những thuốc kháng siêu vi được sử dụng để chữa trị mụn rộp, bệnh herpes cơ quan sinh dục và bệnh dời leo, có thể gây nên cảm giác kim châm, nổi ban và đôi khi mất cảm giác trên da.

Thuốc chẹn Bêta- phóng Adrenalin


Các thuốc chẹn bêta, nói một cách ngắn gọn, làm giảm nhu cầu dưỡng khí của tim bằng cách làm giảm tốc độ nhịp tim. Những thuốc này được sử dụng như thuốc chống cao huyết áp và thuốc chống loạn nhịp, để chữa trị chứng đau thắt ngực các triệu chứng như hồi hộp và run trong những cơn lo âu. Thuốc chẹn bêta có thể được dùng dưới dạng viên nén uống hay thuốc chích.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Buồn nôn, mất ngủ, mệt mỏi, tiêu chảy

Lưu ý: Dùng quá liều có thể là cho chóng mặt và ngất xỉu. Việc ngưng dùng thuốc phải được thực hiện dần dần, không được ngưng đột ngột.

Thuốc giãn phế quản


Để mở rộng phế quản đã bị thu hẹp do co thắt cơ. Các thuốc này khiến cho dễ thở trong những bệnh như hen suyễn và người ta hay dùng nhất các thuốc này dưới dạng xịt khí dung; cũng có dưới dạng viên nén, thuốc nước, hay toạ dược. Trong những trường hợp cần cấp cứu chẳng hạn như những trường hợp lên cơn suyễn nặng - người ta có thẻ cho chích loại thuốc này. Tác dụng thường kéo dài từ 3 đến 5 giờ.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Nhịp tim đập nhanh, hồi hộp, run rẩy, nhức đầu, chóng mặt.

Lưu ý: Bởi lẽ có thể có ảnh hưởng trên tim, không bao giờ được vượt quá liều đã kê toa; khi bệnh suyễn không đáp ứng với các liều được chỉ định, cần phải chữa trị cấp cứu.

Thuốc cảm


Không có thuốc nào chữa khỏi bệnh cảm nhưng có thể làm thuyên giảm các triệu chứng bằng aspirin hay acetaminophen, được uống với rất nhiều nước. Để làm khô nước mũi và hết nghẹt mũi, có nhiều thuốc bào chế có chữa thuốc kháng histamin và thuốc làm tản máu. Tuy nhiên khó có thể có hiệu quả khi uống bằng đường miệng, trừ phi uống với liều đủ cao để sinh tác dụng phụ, lúc đó thì lợi bất cập hại.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, ói mửa, và mồ hôi, khát nước, đánh trống ngực, tiểu khó, yếu đuối, run rẩy, lo âu, mất ngủ.

Lưu ý: Những người mắc phải các chứng bệnh đau thắt ngực, cao huyết áp, tiểu đường hay rối loạn tuyến giáp, và bất cứ người nào sử dụng thuốc ức chế monoamin ôxydase (IMAO) đều nên tránh uống thuốc cảm.

Thuốc Corticosteroids


Một nhóm thuốc kháng viêm có công thức hóa học giống như một số hormone được tuyến thượng thận sản xuất theo tự nhiên. Nhiều khi được gọi tên đơn giản là steroids. Các thuốc này được sử dụng chủ yếu vì tác dụng kháng viêm của chúng. Chúng có thể được thoa tại chỗ đối với những rối loạn về da (các thuốc này làm giảm ngứa bằng các ngăn ngừatiến trình phóng thích các hóa chất gây ra các triệu chứng); được chích thẳng vào khớp; hoặc đương nhiên được kê toa trong trường hợp các phương pháp khác không có hiệu quả.

Các thuốc corticosteroids như hydrocortisone hay prednisone cho uống hay cho chích có thể được sử dụng cho các căn bệnh cấp tính (thí dụ choáng, các phản ứng dị ứng trầm trọng hay bệnh suyễn nặng). Các thuốc này không chữa được dứt bệnh song chúng quả là có làm giảm viêm tấy, điều này đôi khi cho phép cơ thể tự phục hồi lại.

Các chất corticosteroids cũng có thể giúp ích với tác dụng xóa bỏ tính miễn dịch

Tác dụng phụ có thể gặp:

Tăng cân, đỏ mặt, bao tử bị kích thích, rối loạn tâm thần và lông mọc rậm hơn, giảm sức đề kháng đối với bệnh nhiễm trùng

Thuốc (chặn cơn) ho


Có nhiều thuốc làm giảm ho có thể mua tự do, không cần toa, kể cả viên ngậm và xi-rô, hàm chứa những chất làm êm dịu như mật ong và glycerin tác động lên bề mặt cuống họng, có hương vị dễ chịu và những liều lượng rất nhỏ các hóa chất sát trùng. Các thuốc này có thể nhất thời làm êm dịu chứng ngứa cổ và vị của chúng có thể làm cho dễ chịu nhưng những thứ thuốc ấy chưa hẳn có hiệu quả hơn một ly nước giải khát có pha mật ong pha chế ở nhà. Các viêm ngậm có hiệu quả hơn vì chúng lưu lại trong miệng lâu hơn. Các thuốc như codeine được sử dụng để chặn các cơn ho; các thuốc này không được sử dụng khi họ có đàm

Thuốc độc hại tế bào


Để diệt hoặc làm tổn thương các tế bào đang sinh sôi nẩy nở. Các thuốc độc hại tế bào được sử dụng trong việc trị liệu ung thư và có tính cách xoá bỏ tính miễn dịch. Thuốc được dùng dưới dạng viên nén hay thuốc chính hoặc truyền tĩnh mạch. Nhiều thứ thuốc độc hại tế bào với những tác dụng khác nhaucó thể được sử dụng phối hợp. Cũng được gọi là hoá trị.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Buồn nôn, ói mửa, rụng tóc.

Lưu ý: Bởi lẽ tác động độc hại đối với tế bàocó thể ảnh hưởng đến các tế bào lành mạnh cũng như tế bào ung thư, các loại thuốc này có thể có tác dụng phụ nguy hiểm. Thí dụ như chúng có thể làm tổn thương tuỷ xương và ảnh hưởng đến tiến trình sản xuất huyết cầu, gây ra thiếu máu, tính mẫn cảm gia tăng cùng với bệnh nhiễm trùng và xuất huyết. Do đó người ta khuyên nên làm thường xuyên các xét nghiệm đếm tế bào máu cho bất cứ người nào đang được điều trị bằng thuốc này.

Thuốc làm thông mũi


Tác động lên các mạch máu ở niêm mạc mũi để làm giảm tiến trình tiết chất nhớt mucus nên làm cho bớt sổ mũi hay nghẹt mũi do bị cảm thường hay bị dị ứng. Các thuốc này có thể đưa trực tiếp vào dưới dạng thuốc nhỏ mũi hay xịt khí dung hoặc có thể uống bằng đường miệng, mặc dù hiệu quả không bằng.

Thuốc lợi tiểu


 
Các thuốc này làm gia tăng lượng nước tiểu do thận sản xuất ra, như vậy loại bỏ giúp cho cơ thể khối lượng nước dư thừa. Các thuốc lợi tiểu làm giảm lượng nướcdư thừa đã được tích lại trong các mô do hậu quả của bất cứ rối loạn nào của tim, thận và gan. Chúng tham gia vào việc trị liệu các trường hợp huyết áp hơi cao. Người ta cũng sử dụng các thuốc này để giảm áp lực nước trong con người trong bệnh glôcôm.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Nổi ban, chóng mặt, yếu ớt, tê tay, tê chân như bị kim châm và mất quá nhiều Kali

Thuốc hạ đường huyết


Để làm giảm mức đường trong máu. Các thuốc hạ đường huyết được sử dụng để trị bệnh tiểu đường trong trường hợp không kiểm soát được bệnh này chỉ bằng chế độ ăn và nếu bệnh không đòi hỏi phải chích insulin.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Ăn mất ngon, buồn nôn, khó tiêu, cảm giác da bị kim châm, sốt và nổi ban.

Lưu ý: Trong trường hợp mức đường hạ xuống thấp quá, có thể dẫn tới các triệu chứng yếu lả, chóng mặt, da tái nhợt, và mồ hôi, tăng tiết nước bọt, hồi hộp, dễ bị kích thích và run rẩy. Nếu các triệu chứng như thế xuất hiện nhiều giờ sau bữa ăn, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy liều thuốc quá cao.

Thuốc cản miễn dịch


Để ngăn chặn hay làm giảm khả năng đáp ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng hay các mô bì lạ. Các thuốc cản miễn dịch được sử dụng để chữa trị các bệnh tự miễn và để giúp đề phòng hiện tượng thải các bộ phận ghép.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Tính mẫn cảm đối với nhiễm trùng gia tăng. Một số thuốc cản miễn dịch có thể làm tổn thương tùy xương, sinh ra thiếu máu.

Thuốc xổ (nhuật trường)


Thuốc làm tăng số làn đi cần và làm cho dễ đi cầu hơn. Tác động của các thuốc này là hoặc kích thích thành ruột ( thuốc xổ kích thích), bằng cách làm tăng khối lượng phân (thuốc sổ sinh khối), hoặc bằng cách làm tăng thành phần nước trong phân (thuốc làm trơn). Dùng dưới dạng viên nén, toa dược hay thuốc nước.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Dùng quá liều có thể gây tiêu chảy, và táo bón nếu lạm dụng.

Lưu ý: Không được dùng thuốc xổ một cách đều đặn; ruột có thể giảm cường độ làm việc.

Thuốc bù nước


Đây là những thuốc bột hay dung dịch có công thức đặc biệt có hàm chứa glucose và muối khoáng thiết yếu với liều lượng chính xác. Khi cho thêm nước vào, chúng sẽ giúp phòng tránh và chữa trị tình trạng mất nước do tiêu chảy hay ói mửa.

Hormone giới tính


Các hormone đảm trách việc phát triển các đặc tính giới tính thứ phát và việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Có hai loại hormone nữ chính: estrogen và progestogen. Các hormone này được sử dụng dưới dạng tổng hợp để điều trị các rối loại kinh nguyệt và mãn kinh và có trong các thuốc viên tránh thái. Người ta có thể sử dụng các hormone giới tính dưới dạng viên nén, thuốc chích hay cấy trong mô cơ bắp.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Buồn nôn, tăng cân, nhức đầu, trầm cả, vú to lên và đau, nổi ban hay có biến đổi sắc tố da (nám da, biến đổi trong xung động tình dục, đông máu bất thường sinh ra rối loạn về tim.

Lưu ý: Người ta không kê toa estrogen cho những người có rối loạn tuần hoàn hay gan và việc trị liệu bằng estrogen phải được kiểm soát cẩn thận cho những người đã từng bị vàng da, nếu đường, động kinh hay có bệnh thận hoặc bệnh tim. Người ta không kê toa chữa trị bằng progestogen cho những người có rối loạn gan và việc trị liệu bằng progestogen phải được kiểm soát cẩn thận cho bất cứ ai bị suyễn, động kinh hoặc bệnh tim hay bệnh thận.

Thuốc ngủ


Có hai nhóm thuốc chính được sử dụng để giúp dễ ngủ: các chất benzodiazenpin và các chất barbiturat. Benzodiazepin được sử dụng rộng rãi hơn barbiturat vài chúng an toàn hơn, ít gây tác dụng phụ hơn và có ít nguy cơ bị lệ thuộc về mặt thể chất và tâm lý hơn

Tác dụng phụ có thể gặp:

Chóng mặt “kiểu say xỉn”, khô miệng và vụng về, lú lẫn ở người lớn tuổi

Lưu ý: Các thuốc ngủ có thể gây nghiện và chỉ được uống ngắn hạn thôi, và ngưng uống dần dần. Ngủ ngắt quãng, không yên giấc và có những giấc mơ sống động có thể tiếp theo sau khi ngưng uống và có thể kéo dài hàng tuần lễ.

Thuốc giãn mạch


Các thuốc này làm giãn nở mạch máu. Đa số các thuốc này được sử dụng rộng rãi để phòng ngừa và chữa trị chứng đau thắt ngực, để chữa trị suy tim và các rối loạn tuần hoàn và có tính cách làm hạ huyết áp.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Nhức đầu, hồi hộp, bừng đỏ, dễ xỉu, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy và nghẹt mũi

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý