Cách tư duy hiệu quả để đạt hiệu quả nhanh nhất

seminoon seminoon @seminoon

Cách tư duy hiệu quả để đạt hiệu quả nhanh nhất

19/04/2015 01:08 PM
169

Như chúng ta đã tầm quan trọng của sự tập trung trong tư duy ( Điều kiện cơ bản nâng chúng ta tới những thành công lớn hơn )... Chúng ta đang sống trong thời đại đầu óc bị phân tán thường xuyên do rất nhiều thứ xung quanh.




Phương pháp tập trung tư duy để đạt hiệu quả cao nhất


  Phân tán tư tưởng ngăn cản chúng ta trong học tập, làm giảm khả năng phát triển bản thân, nhưng trước hết những lời khẳng định của giáo sư Mihaly Csikszentmihalyi, nguyên trưởng khoa tâm lý học, Đại học Chicago (Mỹ), mất năng lực kiểm soát năng lượng tâm lý cản trở ta cảm nhận sự sung sướng đích thực, cảm nhận hạnh phúc đích thực. Vì vậy, năng lực tập trung đầu óc ngày nay có ý nghĩa lớn lao hơn bao giờ hết.

Học tập là cả một quá trình phấn đấu nỗ lực để hoàn thiện bản thân. Nhưng làm sao ta có thể tập trung toàn tâm cho viêc học lại là một vấn đề nan giải. Có thể định nghĩa đơn giản về sự tập trung đầu óc như sau: tập trung đầu óc là năng lực tập trung sự chú ý vào chính công việc đang làm. Đó có thể là đọc sách, nghe nhạc, rửa bát, chuyện trò hay giải quyết vấn đề chuyên môn, nghề nghiệp. Có một thực tế không thể phủ nhận là hiện nay phần lớn chúng ta không biết tập trung đầu óc. Thậm chí khả năng tập trung sự chú ý vào những việc bình thường nhất cũng được coi là một cố gắng lớn lao. Cho nên lấy lại sự tập trung chú ý khi có cái gì làm chúng ta phân tán tư tưởng và lập tức trở lại tập trung như trước đó cũng được coi là một năng lực. Sự tập trung đầu óc là thành phần quan trọng cấu thành trí tuệ của chúng ta, bởi nếu không có nó thì sự phát triển bản thân mỗi con người rất khó có thể được thực hiện. Sự tập trung chú ý có thể diễn ra trong khoảng vài giay đến vài chục giây đồng hồ, nhưng sau thời gian nghỉ, nó chỉ có thể được trở lại nhờ ý chí mạnh mẽ của mỗi người.
Sau đây xin đưa ra cho bạn những phương pháp tập trung hiệu quả trong học tập, giúp bạn có thể tận dụng được tối đa sức mạnh của não bộ và xây dựng được phản xạ thích hợp với từng hoàn cảnh. Rèn luyện năng lực tập trung tư tưởng là vũ khí tự về trước sự phân tán đầu óc, là vũ khí bảo vệ hữu hiệu trước những ý thích tùy hứng của con người. Việc rèn luyện này dựa trên sự quan sát trí óc mình và quan sát những cảm nhận xuất hiện trong đó: tư duy, cảm xúc, nhu cầu. Mỗi người trong số chúng ta đều có rất nhiều trạng thái ý thức và những tính cách nhỏ lẻ của riêng mình
Có hai loại tập trung: tập trung không cố ýtập trung cố ý. Chắc bạn cũng hiểu lý do tại sao bạn có thể ngồi say sưa nghe giảng bài môn học mà bạn yêu thích đó là do sự tập trung không cố ý, tập trung dạng này không tốn nhiều năng lượng của não bộ vì chúng được sinh ra tự nhiên nhờ sự ham thích, quan tâm, tò mò của bạn. Nhưng lại có những môn học luôn khiến bạn buồn ngủ, chán nản, không tài nào “nhồi nhét” vô đầu được, đó là vì não bạn chưa vận hành chương trình tập trung cố ý. Dạng tập trung này đòi hỏi sự nỗ lực và lòng quyết tâm nên tiêu hao rất nhiều năng lượng của não bộ.



sức mạnh của sự tập trung não bộ


Như ta đã  biết có rất nhiều người không thể tập trung được do thiếu sự tập trung cố ý. Vì vậy, để có thể tập trung cao độ thì nhất thiết ta phải:
- Luyện tập sự tập trung ở nhưng sự vật không cuốn hút: điều này giúp não bộ chạy những chương trình tập trung cố ý, não bộ quen dần với nhũng thứ chẳng thú vị tí nào.
- Đặt mục tiêu càng cụ thể càng tốt: bạn sẽ biết mình phải nỗ lực thế nào để đạt được điều đó.
- Không gian học tập : những nơi có ánh sang vừa đủ, bàn ghế thich21 hợp với tầm vóc của bạn, môi trường thoáng đảng,… Và phải nhớ rằng bạn phải tách khỏi TV, điện thoại,…Nếu thích bạn có thể mở một tí âm nhạc với một âm lượng vừa phải.
- Hình thành thói quen học hiệu quả: bạn nhất thiết phải có một thời khóa biểu. Điểm lợi ở đây là vào một thời điểm nhất định, bạn sẽ tập trung hết trí óc vào một môn học vì bạn đã lên lịch cụ thề cả rồi.
- Trọng tâp: trước khi bắt đầu học, bạn phải hình dung, khái quát hóa những gì bạn sẽ học, cần chú trọng và đâu. Bạn phải tìm cho mình trọng tâm càng cụ thể càng tốt.
- Đa dạng hóa: Nên nhớ việc học một môn học trong thời gian quá lâu sẽ khiến não bộ bắt đàu “ngán ngẫm”. Ngay lập tức. ban phải kịp thời “đổi món”. Bạn nên xen kẽ những môn học có phong cách khác nhau, ví dụ bạn đang học Anh thì hãy chuyển sang môn Toán,……….
- Năng động, sáng tạo: việt tập trung còn phụ thược vào khả năng sang tạo của bạn. Ở lớp thay vì ngồi một chỗ lắng nghe thầy cô, bạn hãy hăng say tham gia say dựng bài, hỏi những gì ban chưa thưc sự hiểu rõ,… Điều này còn giúp bạn học học bài, nắm bài ngay tại lớp.
- Thư giãn: ai làm viêc rời cũng phải nghỉ ngơi, não bạn cũng vậy. Hãy rời khỏi chỗ ngồi, tập vài động tác để giản gân cốt hay đi 2-3 vòng để lấy lại sinh lực.
- Ghi nhận mỗi ngày: bạn hãy ghi nhận những tiến bộ cũng như điểm bạn chưa làm được vào sổ tay.
- Tưởng thưởng: khi hoàn thành mục tiêu (dù nhỏ hay lớn), bạn hãy tự tưởng thưởng mình, điều này rất cần thiết, chúng sẽ tiếp thêm năng lượng, sự hưng phấn giúp bạn vượt qua con đường học vấn còn dài trước mặt.   
sức mạnh của sự tập trung tư duy


Chúng tôi nhận thấy dù bất cứ là lý lẽ, hay mục đích như thế nào đi nữa thì cũng có sự liên tưởng tới mục tiêu thành công, luôn định sẵn cho mình 1 mục tiêu cần đạt được có như vậy bạn mới có thể chủ động trong mọi điều kiện ngoại cảnh. Luôn nghĩ về mục tiêu là động lực lớn để giúp bạn giải quyết tốt công việc, nâng cao khả năng tập trung giải quyết vấn đề ...  đó cũng là cách làm mà chúng tôi luôn hướng tới cho nhân viên của mình, giúp hiệu quả công việc đạt được cao nhất. Các bạn biết trong lĩnh vực dịch thuật, nhất là những
dịch thuật những tài liệu khoa học , tài liệu chuyên ngành... nếu không có  sự tập trung đầu tư và từng câu chữ, từng chuyên môn nhất định sẽ không thể có 1 bản dịch tốt cho khách hàng. 

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Kỹ năng tư duy tích cực không thể thiếu cho dân công sở

Hãy tưởng tượng trước mặt bạn là một ly nước có một nửa đã uống cạn. Với người suy nghĩ theo kiểu tiêu cực, họ sẽ nói rằng: ‘ly nước đã vơi còn một nửa’; nhưng đối với người tư duy tích cực, họ sẽ phát biểu rằng: ‘ly nước đã đầy một nửa’.

Tư duy tích cực thích hợp cho tất cả mọi ngành nghề. Trong môi trường làm việc nhân viên nào cũng có tư duy tích cực thì không khí sẽ sôi nổi hơn, giải quyết vấn đề theo hướng nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn. Đặc biệt các nhà tuyển dụng quản lý, nhân viên phát triển dự án, giám đốc điều hành, thư kí, tổng quản lý... luôn luôn kết nhân viên tư duy tích cực. Khi phỏng vấn họ có thể hỏi bạn 1 vài câu có thể đánh giá được điều này.


Đối với người tư duy tích cực, họ sẽ phát biểu rằng: ‘ly nước đã đầy một nửa’.

Một người có tư duy tích cực sẽ luôn nhìn thấy mặt sáng của vấn đề, tức là trong mọi tình huống và hoàn cảnh, họ sẽ nhìn rất rõ những gì tốt đẹp, những tác dụng tích cực, những cơ hội, những niềm vui, những lợi ích hoặc chí ít cũng là những bài học mà tình huống, hoàn cảnh đó mang lại.
 
Nếu thể xác của chúng ta cần đến thức ăn và nước uống thì trí óc của chúng ta cũng cần đến những ý nghĩ khiến ta cảm thấy hưng phấn và hoạt động hiệu quả hơn, đem lại cảm giác vui sống, hạnh phúc và an bình.

Một người có tư duy tích cực sẽ luôn nhìn thấy mặt sáng của vấn đề, tức là trong mọi tình huống và hoàn cảnh, họ sẽ nhìn rất rõ những gì tốt đẹp, những tác dụng tích cực, những cơ hội, những niềm vui, những lợi ích hoặc chí ít cũng là những bài học mà tình huống, hoàn cảnh đó mang lại.
 
Tư duy tích cực giúp ích cho ta như thế nào trong công việc và cuộc sống?
Nếu một ngày nào đó bạn bị sếp khiển trách gay gắt thì bạn có hai lựa chọn: một là chống lại sếp và cho rằng sếp khó chju, hai là bạn thấy đây là sếp cho mình cơ hội hiểu và tránh lỗi sai lầm chết người để thành công và thăng tiến.

Hẳn bạn thấy ngay suy nghĩ thứ hai sẽ giúp bạn vui vẻ và làm việc hiệu quả hơn. Bạn sẽ nhanh chóng, sáng suốt tìm giải pháp để làm việc tốt hơn.

Và nếu một ngày đẹp trời bạn đột nhiên bị loại ra khỏi công ty thì bạn hãy nghĩ rằng đây là cơ hội để mở ra những cánh cửa mới. Nơi mới rất có thể sẽ phù hợp hơn với ta, sếp mới biết trân trọng những gì ta làm hơn sếp cũ. Bạn sẽ ra khỏi công ty cũ với nụ cười nhẹ nhõm, ngẩng đầu lên và thấy trời xanh hơn bao giờ hết.

Nếu một ngày đẹp trời bạn đột nhiên bị loại ra khỏi công ty

thì bạn hãy nghĩ rằng đây là cơ hội để mở ra những cánh cửa mới

Chuyện xưa kể rằng có một thiếu phụ gặp rất nhiều trắc trở trong cuộc sống. Chồng đã bỏ cô đi từ lâu với người khác, con thì bỏ học giữa chừng, đi làm ăn xa ít khi về nhà thăm mẹ. Cô bèn lên chùa và khóc với sư thầy: “Sao con khổ thế này?”. Nhà sư ôn tồn nhìn cô hồi lâu mới hỏi một câu duy nhất: “Ai đã làm con khổ?”.

Thiếu phụ cúi đầu rơi lệ, ngẫm nghĩ rất lâu. Dòng lệ đang tuôn không còn lã chã nữa. Một ngày, hai ngày... một tháng sau người thiếu phụ hớn hở đến chào sư phụ để về nhà. Cô nói: “Thưa thầy, chính con mới là người đã khiến con bất hạnh trong những tháng ngày qua. Con giờ đã thấy mình thực sự hạnh phúc vì sẽ không còn phải chung sống đến cuối đời với con người đã không còn yêu thương mình. Con thấy tự hào vì sinh ra được một đứa con tuyệt vời biết sống tự lập và dấn thân không nỡ là gánh nặng làm phiền cha mẹ. Và trên hết con hiểu rằng, sướng khổ là do chính Ta mà thôi”.

Vậy đó, người thiếu phụ đã trải qua quãng đời đẹp nhất mà không hạnh phúc bởi không biết cách ‘Tư duy tích cực’.
Tư duy tích cực giúp bạn sống hiệu quả hơn, thành công và hạnh phúc hơn.
 
Phương pháp luyện tư duy tích cực
Chính suy nghĩ bên trong của bạn đã điều khiển cuộc đời bạn như người thiếu phụ trên. Do đó, việc đầu tiên bạn phải muốn là người có tư duy tích cực và muốn thay đổi những suy nghĩ buồn rầu tiêu cực vốn như những liều thuốc độc của tâm trí.
 
Nguyên tắc cực kỳ đơn giản bạn có thể tập luyện ngay là, mỗi khi đánh giá hoàn cảnh của mình hay tình hình hiện tại, bạn tưởng tượng như đang nhìn vào ly nước ở ví dụ trên vậy - ly nước càng ít nước thì Cơ Hội của bạn để cải thiện càng nhiều. Nếu như bạn có thể tìm ra những cách thức tốt hơn nếu làm lại lần nữa, hãy liệt kê ra càng nhiều càng tốt.

Hãy suy nghĩ về những điều may mắn mà hoàn cảnh đã mang lại, cả những thiệt hại mà bạn đã may mắn tránh được nữa... Một khi bạn đã duy trì bài tập này liên tục được một tuần, thì hòn đá đã lăn và bạn sẽ giữ vững được thói quen tư duy tích cực của mình.


Những phụ nữ công sở luôn tư duy tích cực, bạn chính là hình ảnh của PHỤ NỮ NGÀY NAY đấy.

Bạn có thể tham khảo qui tắc 3C - Commitment, Control, Chalenge (Cam kết, Kiểm soát, Thách thức) để hỗ trợ việc hình thành lối sống tích cực:
 
1.Cam kết:
Không dễ thực hiện điều này nếu bạn không có quyết tâm và bền chí. Thật khó suy nghĩ tích cực khi những rào cản luôn hiện diện như thói quen, sự lười biếng, định kiến...
Bạn hãy thử:
-  Bỏ ra 30 phút buổi sáng chạy quanh khu phố
-  Một tuần đọc một cuốn sách hay
-  Một tuần uống cà phê vào một buổi qui định với những người bạn yêu quí
-  Cắt đứt hẳn việc ăn snack khi xem tivi để phần thưởng là một chiếc eo thon
...
-  Gọi điện thoại cho bố mẹ mỗi tuần một lần
 
2.   Kiểm soát: Control
Hãy để ra các biện pháp để kiểm soát tâm trí, ví dụ như mỗi khi phát hiện ra mình đang sa vào lối suy nghĩ tiêu cực, hãy đánh dấu đen vào cuốn lịch; còn nếu bạn suy nghĩ theo cách tích cực, đánh một dấu đỏ. Theo dõi và tập vui mừng vì bạn sẽ thấy những dấu màu đỏ ngày càng chiếm tỉ lệ nhiều hơn còn những dấu đen sẽ nhanh chóng mất hẳn.
 
Một nội dung nữa của Kiểm soát là các hành vi của bản thân. Hãy tập để luôn luôn tiên lượng trước kết quả mà các hành vi của bạn sẽ có thể mang lại. Nếu kết quả đó có thể chưa tốt lắm, bạn hãy tìm cách thay đổi hướng hành động của mình rồi hãy hành động.
 
3.   Thách thức
Đây chính là một điều quan trọng để có thể khẳng định niềm tin mạnh mẽ của bạn vào lối tư duy tích cực. Mỗi khi đứng trước một khó khăn, một sự tồi tệ, một thói quen nào đó, bạn hãy thách thức nó thay vì lảng tránh. Hãy thách thức bản thân để tìm ra các giải pháp cho dù việc đó rất khó, hãy thách thức mình vượt qua được tình huống tồi tệ với những cách cư xử tốt nhất. Bạn có thể sẽ bất ngờ vì những niềm vui lớn lao mang lại cho cuộc sống của mình từ cách tư duy mới mẻ này.

Học cách tư duy như... thiên tài

Leonardo da Vinci, Einstein, Aristotle... là những cái tên khiến cả thế giới ngưỡng mộ bởi trí tuệ và những đóng góp cho nền khoa học nhân loại. Bên cạnh tài năng thiên bẩm, các phương pháp tư duy cực kì hiệu quả chính là nguyên nhân đem lại thành công cho những vĩ nhân này. Bạn cũng có thể học được "hàng tá" điều bổ ích từ cách tư duy của họ đấy!

Bới lông tìm vết

Leonardo da Vinci cho rằng bất cứ rắc rối nào cũng có... mặt tốt. Vì thế, ông chẳng bao giờ nhìn vấn đề trên một phương diện mà luôn “mổ xẻ” nó theo nhiều chiều. Đa dạng hóa giải pháp cho một vấn đề là cách đã giúp họa sĩ thiên tài giải quyết được khá nhiều chuyện đau đầu cũng như “lóe” ra các ý tưởng mới mẻ.

Học cách tư duy như thiên tài

Bức tranh tự hoạ của Leonardo da Vinci

Kết luận rút ra: Đừng bao giờ tự trói mình trong một hướng tư duy, phân tích. Hãy đa dạng hóa nó, vì mọi vật trên thế giới này đều có mặt tốt và xấu.

Biến suy nghĩ thành hình ảnh

Einstein luôn sử dụng mọi cách để trình bày rõ ràng các ý tưởng của mình trên giấy, bao gồm sử dụng bảng biểu, mind-map… Ông thường chọn cách vẽ hình, lập sơ đồ những giải pháp của mình để có cái nhìn thực tế và cụ thể về vấn đề hơn. Ông tin rằng trong quá trình tư duy, chữ và con số phải chịu “lép vế” trước hình ảnh thôi!

Học cách tư duy như thiên tài

Nhà bác học Einstein

Kết luận rút ra: Đừng quên sử dụng mind-map, bảng biểu, thống kê để minh họa cho các ý tưởng của mình. Cách hình tượng hóa các suy nghĩ trong đầu sẽ cho bạn nhiều cái nhìn sâu sắc và đa chiều hơn là bạn nghĩ đó.

Biết cách… "xây cầu"

Aristotle cho rằng đây là một dấu hiệu để nhận biết thiên tài. Theo ông, thiên tài là người có thể tìm thấy điểm chung giữa những vấn đề tưởng chừng như “đông là đông, còn tây là tây” và kết nối chúng lại với nhau. Như Mendel đã kết hợp kiến thức Toán học và Sinh học để tạo ra Định luật Di truyền đấy.

Học cách tư duy như thiên tài

Còn đây là chân dung của Aristotle

Kết luận rút ra: Nếu có thể, bạn hãy cố gắng tạo một mắt xích giữa các vấn đề, tạo điểm chung để nối những ý tưởng rời rạc lại với nhau. Chắc chắn bạn sẽ có một cái nhìn sâu sắc hơn.

Không sợ thất bại

Điểm khác biệt giữa thiên tài và người bình thường là khả năng “sản xuất” ra ý tưởng, bất kể là điên rồ, phi thực tế hay có tính ứng dụng cao. Thomas Edison có tới 1093 bằng sáng chế bởi ông đã đặt ra chỉ tiêu số lượng ý tưởng mà mỗi trợ lý phải nộp sau mỗi tuần. Khi nghiên cứu về các nhà khoa học, giáo sư Dean Keith Simonton của Đại học California khẳng định: đa phần những  thiên tài được ngưỡng mộ không chỉ vì những nghiên cứu tuyệt vời mà còn vì số lượng các ý tưởng, dự án khủng, kể cả những ý tưởng không khả thi. Đơn giản vì họ không sợ thất bại. Trong mọi việc, “thất bại là mẹ thành công” mà!

Học cách tư duy như thiên tài

Kết luận rút ra: Trước giờ đã có bao nhiêu ý tưởng vụt qua đầu bạn rồi sau đó… tắt ngấm chỉ vì bạn nghĩ nó sẽ chẳng bao giờ thành hiện thực? Ngay từ hôm nay bạn hãy ghi lại những ý tưởng như thế nhé vì biết đâu trong tương lai nó sẽ giúp bạn trở thành... một thiên tài thì sao?

“Thiên tài do 99% nỗ lực và chỉ 1% là do bẩm sinh". Nếu bạn thấy câu nói này đúng, hãy bắt tay vào việc tư duy các vấn đề theo cách mà các thiên tài từng làm. Dù không trở thành một thiên tài, thì những phương pháp tư duy cực hiệu quả cũng có thể khiến bạn trở nên sáng tạo và giải quyết vấn đề một cách “thiên tài”. Còn chần chừ gì nữa, thử ngay thôi nào!


Dạy trẻ biết tư duy
Cách rèn luyện tư duy tích cực cho cuộc sống bình an
Cách thiết kế sơ đồ tư duy thông minh nhất
Cách suy nghĩ logic cho bạn trở nên thông minh nhanh nhạy
Cách tư duy sáng tạo mở lối thành công
Cách phát triển tư duy sáng tạo giúp bạn thành công
Cách suy nghĩ sáng tạo giúp làm chủ cuộc sống,



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý