Thực phẩm tốt cho lưu thông máu

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thực phẩm tốt cho lưu thông máu

19/04/2015 01:21 PM
148

Muốn ngăn chặn mạch máu lão hóa quá sớm, chúng ta nên ăn nhiều những thực phẩm thanh đạm và có tác dụng bảo vệ huyết quản và động mạch.

8 loại thực phẩm giúp lưu thông mạch máu

Và dưới đây là 8 thực phẩm có công hiệu rất tốt trong việc làm sạch các mạch máu, phòng ngừa xơ cứng động mạch.
Ngô: Giàu chất béo, axit béo không no trong chất béo của ngô, đặc biệt hàm lượng axit linoleic lên tới hơn 60%. Ngô còn giúp đóng góp vào sự trao đổi chất bình thường của chất béo và cholesterol, có thể giảm sự lắng đọng cholesterol trong mạch máu, từ đó làm mềm động mạch.
8 loại thực phẩm giúp lưu thông mạch máu 1
Ảnh minh họa
Cà chua: Không chỉ chứa hàm lượng vitamin cao gấp 2 – 4 lần so với táo, lê, hơn nữa còn chứa rutin – một loại vitamin. Loại vitamin này có thể nâng cao khả năng oxy hóa, loại bỏ chất thải trong cơ thể như gốc tự do, bảo vệ sự đàn hồi của mạch máu, có tác dụng ngăn ngừa huyết khối.
8 loại thực phẩm giúp lưu thông mạch máu 2
Ảnh minh họa
Táo: Giàu các thành phần dinh dưỡng như axit polysaccharide, flavonoids, kali và vitamin E, có thể phân giải chất béo tích trong cơ thể, có tác dụng đáng kể trong việc trì hoãn và phòng ngừa sự phát tác của bệnh xơ cứng thành động mạch (Atherosclerosis).
8 loại thực phẩm giúp lưu thông mạch máu 3
Ảnh minh họa
Tảo bẹ: Giàu fucoidin, laminaran, những chất này đều có hoạt tính tương tự như heparin, vừa có thể ngăn chặn các huyết khối, vừa có tác dụng giảm cholesterol, lipoprotein, ức chế xơ vữa động mạch.
Trà xanh: Trà xanh có chứa các polyphenol, có thể nâng cao khả năng chống oxy hóa cho cơ thể, hạ lipid máu, giảm tình trạng đông máu cao, tăng sự đàn hồi của tế bào máu, làm giảm hoặc trì hoãn chứng xơ vữa động mạch. Thường xuyên uống trà có thể làm mềm các động mạch.
8 loại thực phẩm giúp lưu thông mạch máu 4
Ảnh minh họa
Tỏi: Có chứa chất capsaicin, có thể loai bỏ sự tích tụ mỡ trong các mạch máu, có tác dụng hạ lipid, là phương thuốc hữu hiệu trong việc điều trị lipid máu và xơ cứng động mạch.
8 loại thực phẩm giúp lưu thông mạch máu 5
Ảnh minh họa
Hành tây: Chứa prostaglandin A có tác dụng giãn mạch máu, giúp thư giãn huyết quản, giảm độ nhớt máu, giảm áp lực cho mạch máu, đồng thời hành tây còn chứa diallyl disulfide và các axit amin có chứa lưu huỳnh, có thể tăng cường hoạt tính hủy fibrin, giảm mỡ máu và chống xơ vữa.
8 loại thực phẩm giúp lưu thông mạch máu 6
Ảnh minh họa
Cà tím: Chứa khá nhiều vitamin P, có thể tăng cường sự linh hoạt của các mao mạch, do đó có tác dụng nhất định trong việc phòng và điều trị huyết áp cao, xơ vữa động mạch.

Thực phẩm bổ máu, dưỡng sắc cho chị em


Bên cạnh việc bổ sung bằng thuốc thì thực phẩm là giải pháp an toàn và lâu dài không chỉ giúp bổ máu mà còn dưỡng sắc cho chị em. Vậy ăn thực phẩm nào thì tốt?
1. Nho –Tái tạo máu
Nho rất giàu phốt pho, canxi, sắt, các vitamin và axit amin. Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Nho giúp gan "quét đi" lượng độc tố có hại trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu.
Vì là loại quả giàu năng lượng nên nho rất tốt cho những người cần nhiều năng lượng như người già, trẻ em, thanh thiếu niên, người chơi thể thao... Đối với thai phụ, thì ăn nho không chỉ mang lại lợi ích dinh dưỡng cho thai nhi mà còn tốt cho sức khỏe của người mẹ, giúp lưu lượng máu dồi dào.
2. Long nhãn – Bổ huyết, lợi não
Theo kinh nghiệm lâm sàng của Đông y, long nhãn là vị thuốc bổ huyết, ích tâm, kiện tỳ, ích trí. Đem so sánh với táo tàu thì tác dụng chữa bệnh của long nhãn còn tốt hơn. Nó vừa bổ huyết lại có hiệu quả điều trị chứng mất ngủ do suy nghĩ, lo lắng quá nhiều, tâm trạng bứt rứt, hồi hộp.
Y học hiện đại qua nghiên cứu đã phát hiện trong long nhãn có đường gluco, đường xacaro, lipid, vitamin B1, B2, C, P và các nguyên tố vô cơ như canxi, phốt pho, sắt... Tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn long nhãn nhiều. Nguyên nhân là do phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.
3. Cà rốt – Dinh dưỡng đặc biệt cho máu
Nhờ hàm lượng beta-carotene phong phú mà cà rốt được biết đến như một thực phẩm đem lại lợi ích tuyệt vời cho đôi mắt. Không chỉ vậy, beta-carotene còn là một chất dinh dưỡng đặc biệt rất có công hiệu trong việc bổ máu.
Cà rốt có nhiều chất bổ khác như các vitamin A, B, C, D, E, axit folic, kali và sợi pectin (giúp hạ cholesterol máu). Những nguyên tố như canxi, đồng, sắt, magiê, mangan, phốt pho, lưu huỳnh... có trong cà rốt đều ở dạng dễ hấp thu vào cơ thể hơn bất kỳ thuốc bổ nào.

4. Bí đỏ - Tác phẩm nghệ thuật dành cho máu

Những danh y dưới triều đại nhà Thanh (Trung Quốc) vẫn ca ngợi bí ngô là “tác phẩm nghệ thuật dành cho máu”. Nguyên nhân bởi bí ngô hội tụ rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho máu như protein thực vật, carotene, vitamin, acid amin thiết yếu, canxi, kẽm, sắt, cobalt, phốt pho…
Trong đó có vitamin B12 là một trong những thành phần quan trọng giúp tăng cường hoạt động của các tế bào hồng cầu trong máu, kẽm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các tế bào máu trưởng thành, sắt sản xuất các nguyên tố vi lượng hemoglobin…
5. Cây mía – vua của sắt
Trong cây mía đường chứa số lượng lớn các nguyên tố vi lượng, bao gồm cả sắt, kẽm, canxi, phốt pho, mangan, … trong đó có hàm lượng sắt cao nhất lên đến 9mg cho mỗi kg, đây là mức sắt cao nhất trong thực phẩm nên rất tốt cho máu. Tuy nhiên, theo quan điểm của y học Trung Quốc, những người có gan, lá lách yếu nên hạn chế ăn mía.
6. Táo tàu - Dưỡng sắc
Táo tàu rất giàu vitamin, fructose, và các axit amin khác nhau. Theo Y học Trung Quốc táo tàu giúp nuôi dưỡng máu, cải thiện lưu thông máu. Nhiều nghiên cứu dược học khác cho thấy táo tàu có chứa thành phần nhất định có thể làm tăng các tế bào hồng cầu trong máu. Không chỉ nâng cao chất lượng máu, táo đỏ còn có thể làm đẹp da.
7. Rau diếp – Ngăn ngừa chứng thiếu máu
Trong rau diếp chứa các vi lượng nguyên tố kẽm và sắt nhất định. Chất sắt trong rau diếp khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ phòng ngừa được chứng thiếu máu do thiếu sắt. Đối với người mắc chứng cao huyết áp và bệnh tim mạch, rau diếp chứa hàm lượng kali phong phú, có tác dụng cân bằng lượng muối trong cơ thể, lợi tiểu, làm giảm huyết áp, và phòng tránh hiện tượng tim đập nhanh bất thường.

5 sai lầm trong ăn uống khiến chị em bị thiếu máu


Tình trạng thiếu máu khá phổ biến ở phụ nữ, nguyên nhân chủ yếu là do một lượng máu không ít bị mất đi trong kỳ kinh nguyệt. Cộng với những sai lầm trong ăn uống, chị em càng phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu, ảnh hưởng sức khỏe.

Sai lầm 1: Rau quả không giúp bổ sung sắt

Rất nhiều người không biết rằng, ăn rau quả cũng có lợi cho việc bổ sung sắt. Bởi vì trong rau quả chứa rất nhiều vitamin C, axit citric và axit malic, các loại axit hữu cơ này có thể cùng với sắt hình thành nên hợp chất, từ đó tăng độ hòa tan sắt trong đường ruột, có lợi cho sự hấp thu sắt.

Sai lầm 2: Ăn nhiều thịt không tốt cho cơ thể

Một số chị em tin vào các những lời tuyên truyền rằng ăn thịt có hại cho sức khỏe, nên chỉ chú trọng vào cộng dụng bảo vệ sức khỏe của các thực phẩm thực vật, dẫn tới việc kiêng ăn các thực phẩm động vật giàu chất sắt.

Trên thực tế, thực phẩm động vật không chỉ giàu sắt, tỷ lệ hấp thụ của nó cũng cao hơn, lên tới 25%. Nguyên tố sắt trong thực phẩm thực vật bị can thiệp bởi phytate, oxalate trong thực phẩm, nên tỷ lệ lệ hấp thụ rất thấp, khoảng 3%. Do đó, kiêng thịt sẽ dẫn tới thiếu máu do thiếu sắt. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, rau và thịt nên được ăn uống cân bằng.
5 sai lầm trong ăn uống khiến chị em bị thiếu máu 1
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh bị thiếu sắt gây ra thiếu máu. Ảnh minh họa

Sai lầm 3: Trứng, sữa có lợi cho những người thiếu máu

Sữa có đủ dinh dưỡng, nhưng hàm lượng sắt thấp, tỷ lệ sắt mà cơ thể hấp thụ từ sữa chỉ có 10%. Chẳng hạn như những đứa trẻ nuôi bằng sữa ngoài, nếu bố mẹ bỏ qua việc ăn thêm thực phẩm bổ sung, chúng thường có triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Trứng bổ sung sắt rất tốt, hàm lượng sắt trong trứng khá cao, nhưng tỷ lệ hấp thụ sắt chỉ là 3%, nên trứng không phải là thực phẩm tốt để bổ sung sắt. Một vài protein nào đó trong trứng có thể kiềm chế cơ thể hấp thụ chất sắt.

Gan động vật không chỉ chứa hàm lượng sắt cao mà tỷ lệ hấp thu đạt trên 30%, thích hợp với mục đích bổ sung sắt.

Sai lầm 4: Ngừng uống sắt khi triệu chứng thiếu máu được cải thiện

Những người thiếu máu thường uống thuốc bổ máu theo chỉ thị của bác sỹ, nhưng khi thấy tình trạng bệnh đã cải thiện hoặc ổn định liền lập tức ngừng uống thuốc. Đây cũng là cách làm sai lầm và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Phương pháp chính xác là uống thuốc sắt để điều trị bệnh thiếu máu, cho đến khi bệnh ổn định hắn, rồi lại tiếp tục uống thêm 6 – 8 tuần hoặc theo chỉ định của bác sĩ nhằm bổ sung lượng sắt dự trữ cho cơ thể.

Sai lầm 5: Uống cà phê và trà bao nhiêu cũng chẳng hề gì

Đối với phụ nữ, uống quá nhiều trà và cà phê, có thể gây thiếu máu. Đó là do chất polyphenol trong lá trà và nhiều axit tannic trong cà phê có thể kết hợp với sắt hình thành các loại muối khó hòa tan, ức chế sự hấp thụ sắt. Do đó, phụ nữ uống cà phê và trà nên uống vừa đủ, một ngày 1-2 cốc là đủ.
Đương nhiên, ngoài nhân tố dinh dưỡng, thiếu máu còn có thể do bệnh tật gây ra. Chẳng hạn như trĩ, ung thư, viêm loét dạ dày tá tràng, uống aspirin dài hạn. Vì vậy, thiếu máu nên kịp thời đến bệnh viện kiểm tra để chuẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị chính xác.
 



Món ăn trị bệnh thiếu máu
Dinh dưỡng cho bé bị thiếu máu
Khắc phục thiếu máu sau sinh
Thiếu máu ở bà bầu
Ăn gì để bổ máu


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý