Thực phẩm chống dị ứng theo mùa

seminoon seminoon @seminoon

Thực phẩm chống dị ứng theo mùa

19/04/2015 01:25 PM
124


Dị ứng theo mùa luôn gây ra sự khó chịu. Trên thực tế, có rất nhiều loại thực phẩm giàu thành phần quercetin chống dị ứng.

"Siêu thực phẩm" chống dị ứng theo mùa


Các hợp chất từ thực vật tự nhiên có thể giúp chống lại chứng viêm, làm giảm quá trình sản sinh ra histamine trong cơ thể (histamine một chất hóa học được tìm thấy trong một số tế bào của cơ thể khiến cho nhiều người phát sinh các triệu chứng dị ứng, kích thích phản ứng viêm, gây ra tắc nghẽn và các triệu chứng khác).
Ngoài ra, quercetin là một chất chống oxy hóa tự nhiên, có thể tiêu diệt các phân tử được gọi là các gốc tự do. Các gốc tự do có thể gây tổn thương tế bào, dẫn đến ung thư.
Những người bị dị ứng nặng có thể cần phải uống bổ sung quercetin để ngăn ngừa dị ứng, trong khi những người khác chỉ cần bổ sung quercetin từ các thực phẩm giàu quercetin là đã có thể giảm nguy cơ dị ứng theo mùa.
Cà chua
Thêm cà chua vào trong chế độ ăn uống của bạn. Nó làm tăng cảm giác no mà không tăng thêm lượng calo nào. Cà chua rất giàu vitamin C. Giống như quercetin, vitamin C giúp ngăn chặn viêm nhiễm, do đó ngăn ngừa sự xuất hiện của các triệu chứng dị ứng như nghẹt mũi.
Rau mùi tây
Mùi tây là một thành phần bổ dưỡng và ngon miệng trong các món ăn. Nó chứa nhiều vitamin C hơn cả cam, chanh hay bất kì loại quả nào khác. 
Mùi tây có tác dụng như chất chống oxy hóa nhờ loại bỏ các độc tố và duy trì độ đàn hồi của các mạch máu, sát trùng, chống viêm… Mỗi ngày chỉ cần ăn 25-30mg cần tây là đủ lượng vitamin cho cơ thể.
Súp lơ xanh (Bông cải xanh)
Súp lơ xanh được coi là loại rau quý trong mùa lạnh. Thành phần sulforaphane có trong bông cải giúp tăng các enzym kháng oxy hóa trong hệ hô hấp của cơ thể. Nó còn có khả năng chống lại sự tấn công của các gốc tự do mà chúng ta hít thở mỗi ngày trong không khí bị ô nhiễm, khí thải xăng dầu và khói thuốc lá.
"Siêu thực phẩm" chống dị ứng theo mùa
Các loại rau xanh
So với các thực phẩm khác, thực phẩm màu xanh thường chứa ít chất béo lại nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như: vitamin C, axit folic, protein, lutein... Do vậy, ăn nhiều rau xanh vừa làm tăng sức đề kháng của cơ thể, lại vừa giảm nguy cơ dị ứng.
Táo
Các nhà khoa học đã phát hiện ra 8 loại hóa chất trong quả táo có lợi cho sức khỏe, trong đó có một số chất chứa thành phần chống lão hóa rất cao. Loại táo có vỏ màu đỏ được xem có nhiều polyphenols - một dạng chất chống lão hóa. 
Táo là thực phẩm tính kiềm nên có khả năng trung hòa axit trong cơ thể, nhờ đó có tác dụng tăng cường thể lực và khả năng kháng bệnh.
Trong táo có rất nhiều chất quercetin - một chất có tác dụng ổn định màng tế bào, hạn chế giải phóng chất gây dị ứng là histamin. Ngoài ra, táo còn có khả năng chống oxy hoá nên có thể bảo vệ tế bào trước những tác nhân gây hại, trong đó có tác nhân gây dị ứng.
Trái cây họ cam chanh
Những loại quả có múi như cam và chanh chứa nhiều vitamin C, có tác dụng chống lại hoạt tính của histamin, một chất gây dị ứng mạnh trong cơ chế gây ra dị ứng, giảm được hiện tượng mề đay, giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn. Bên cạnh đó, những loại quả này cũng giàu flavonoid vốn có tác dụng kháng sinh. 
Nước trái cây họ cam chanh không chỉ cung cấp vitamin C cho các tế bào chống khuẩn mà còn có thể tiêu diệt virus trong màng dịch nhầy ở mũi và ở cổ họng, giảm hẳn chứng dị ứng.

Sữa chua

Bình thường, sữa chua vẫn được tiêu thụ mỗi ngày, tuy nhiên rất ít người biết về lợi ích sức khỏe tuyệt vời của nó. Ngoài việc giàu chất đạm và nhiều vitamin, sữa chua chủ yếu được tạo nên bởi quá trình lên men sữa còn cung cấp cho cơ thể lượng lớn các vi khuẩn có lợi, giúp bạn bảo vệ hệ tiêu hóa.

Ngoài ra các vi khuẩn có lợi này cũng giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch – sức đề kháng, góp phần trang bị cho cơ thể sức khỏe để chống lại các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa.


 

Cá hồi

Trong cá hồi có chứa hàm lượng cao các axit béo omega-3. Loại axit béo này được biết đến với đặc tính kháng viêm rất hiệu quả. Điều này cũng góp phần giúp giảm ảnh hưởng của những chứng viêm liên quan đến dị ứng.

Ngoài ra bản thân cá hồi cũng là một loại thực phẩm giàu protein, vitamin D và các khoáng chất khác nên rất tốt cho sức khỏe.


 

Táo

Táo là một trong những thực phẩm chống dị ứng rất tốt vì có chứa các hợp chất như quercetin, flavonoid – hai loại hợp chất có đặc tính kháng viêm và chống virus hữu hiệu. Vì thế, táo được cho là loại thực phẩm có thể giúp làm dịu đi triệu chứng của dị ứng liên quan đến phấn hoa cũng như giúp chống lại các triệu chứng dị ứng khác với đặc tính kháng viêm của mình.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng những người thường xuyên ăn táo sẽ hạn chế được rủi ro mắc bệnh viêm phổi.


 

Gai lông (Butterbur)

Gai lông hay còn gọi là Butterbur - một loại thảo dược cùng họ hoa cúc, thường được thổ dân châu Mỹ dùng để trị viêm, đanh tan chứng nhức đầu và các triệu chứng dị ứng như ho và hen.

Lá, rễ và các chế phẩm chiết xuất từ cây gai lông (như tinh dầu) có thể giúp ngăn ngừa được các triệu chứng dị ứng theo mùa (ngứa và hắt hơi). Bạn cũng hoàn toàn có thể dùng loại cây này để làm trà.


 

Nghệ

Nghệ là loại cây được dùng làm gia vị rất phổ biến, đặc biệt là dưới dạng bột khô. Bản thân nghệ được biết đến là một loại thảo dược có đặc tính chống vi trùng và chống nấm. Một thành phần hoạt chất được biết đến rộng rãi trong củ nghệ là curcumin có tác dụng chống viêm trên cơ thể.

Do đó nó cũng có khả năng giúp cơ thể bạn chống lại các triệu chứng dị ứng. Bạn có thể sử dụng nghệ như một loại gia vị trong thức ăn của mình để tăng cường sức khỏe cho cơ thể.


Trà xanh hoặc trà đen

Trà cũng được biết đến là loại thảo dược có chứa hợp chất quercetin. Sử dụng trà xanh hoặc đen có thể có tác dụng chống viêm và giảm các triệu chứng của dị ứng bao gồm chảy nước mắt, chảy nước mũi, viêm xoang. Hàng ngày, bạn có thể thay thế uống cafe bằng trà để bảo vệ mình trước bệnh dị ứng.


 

Hành tây, tỏi

Hành tây có thể khiến bạn chảy nước mắt, nhưng đó cũng là một nguồn cung cấp quercetin rất tốt, giúp cơ thể bạn chống viêm và chống dị ứng. Bạn có thể sử dụng chúng trong món xa-lát, xào… tùy theo khẩu vị và sở thích.

Tỏi cũng được biết đến với đặc tính kháng viêm như hành tây. Nếu bạn không ăn được hành tây thì có thể sử dụng tỏi để giảm các triệu trứng và chống lại bệnh dị ứng. Với tỏi, bạn có thể sử dụng tỏi băm để ướp thịt, xào rau…

Chế độ ăn nhiều rau xanh, ít mỡ, uống nhiều nước, năng tập thể dục... là những bí quyết mà Hà Phương đã áp dụng để đẩy lui chứng dị ứng da

Một số cách chữa dị ứng đơn giàn mà hiệu quả


Theo Đông y, nguyên nhân gây dị ứng là do tâm bị nhiệt (nóng), nguyên nhân sâu xa là chức năng tiêu độc của gan kém và chức năng bài tiết của thận suy giảm.

Một chất có thể gây dị ứng ở người này nhưng lại bình thường với người khác, lý do là hệ miễn dịch của chúng ta cảm thấy lạ và kích hoạt đáp ứng miễn dịch dị ứng.

Nguyên nhân

Người nóng trong, tiểu vàng, có khi tiểu đỏ, nguyên nhân do thói quen ăn ít rau và hay ăn những món cay, nóng.
Chức năng tiêu độc của gan là một trong những chức năng quan trọng để chuyển hóa thức ăn. Khi ta ăn các chất đạm, béo, đường (có nguồn gốc động vật, thực vật), bộ máy tiêu hóa phân hủy các chất đó thành các a-xít amin cơ bản rồi tổng hợp chúng lại để duy trì hoạt động của cơ thể. Trong quá trình đó sinh ra các chất độc (chất không mong muốn) nên gan phải chuyển

hóa các chất độc hại đó thành dạng vô hại và đẩy ra khỏi cơ thể theo 3 cách: đại tiện, tiểu tiện và mồ hôi. Nếu chức năng gan kém sẽ kéo theo thận phải làm việc nhiều hơn bình thường để bài tiết ra khỏi cơ thể. Khi cả chức năng tiêu độc và bài tiết của hai bộ phận này suy yếu cộng với sức khỏe giảm sút, cơ thể dễ dàng bị phong (gió), nhiệt (nóng), thấp (ứ nước) sẽ gây ra bệnh ngứa dị ứng, mề đay (mụn nhọt, trứng cá, u bã đậu, lở ngứa…).

Mỗi cơ thể sẽ thấy lạ với một số dị nguyên nhất định, có thể chất này gây dị ứng ở người này nhưng lại bình thường với người khác. Do vậy, khi chúng ta bị dị ứng với một chất nào đó thì không phải do độc chất từ đó ảnh hưởng lên cơ thể, mà chỉ do hệ miễn dịch của ta cảm thấy lạ và kích hoạt đáp ứng miễn dịch dị ứng. Những người có cha hay mẹ, hoặc cả hai, bị dị ứng thì có nguy cơ bị dị ứng rất cao. Nữ thường bị dị ứng thuốc nhiều hơn nam, tuổi thường hay bị dị ứng từ 20-40.

Những cách, mẹo chữa

Dùng thuốc bôi ngoài da cũng như uống tân dược chống dị ứng chỉ khỏi tạm thời, sau một thời gian lại tái phát vì bệnh ngứa dị ứng, mề đay. Để điều trị dị ứng cần phải thanh nhiệt, giải độc, nhuận gan và có thể dùng các bài thuốc đông y như dưới đây:

* Chữa hen phế quản

- Lá táo chua 20g đem sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

- Hạt củ cải 20g, vỏ quýt 4g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.


Hải sản thường gây dị ứng với một số người  

* Chữa mề đay

- Ké đầu ngựa sao cháy lông 12g, kim ngân hoa 12g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

- Đậu đen 50g, sao cháy thành than, tán thành bột mịn, chia uống nhiều lần trong ngày.

* Chữa viêm mũi dị ứng

- Ké đầu ngựa sao cháy lông, tán mịn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3g.

- Ké đầu ngựa sao cháy lông 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

* Chữa chàm (eczema)

- Thương truật 100g, hoàng bá 100g, phèn chua phi 6g. Tán thành bột mịn, hòa với dầu thực vật để bôi trên nơi tổn thương. Ngày bôi một lần. Nếu thấy chảy nước thì rắc bột thuốc nói trên vào.

- Lá tía tô khô 90g, lấy 30g sao khô, tán bột mịn, số còn lại sắc lấy nước đặc để rửa nơi thương tổn. Sau đó rắc bột tía tô vào nơi tổn thương.

- Hẹ 100g, giã lấy nước, thêm dầu vừng và chút muối ăn. Bôi trên nơi tổn thương, ngày bôi 2-3 lần.

 - Cỏ nhọ nồi 100g, giã nát lấy nước cốt. Lấy nước sôi để nguội rửa sạch sau đó bôi nước cốt cỏ nhọ nồi vào nơi tổn thương. 


 
Cách chữa dị ứng đơn giản mà hiệu quả
Triệu chứng khi bị dị ứng thuốc
Mẹo chữa dị ứng thời tiết
Chăm sóc da mặt sau khi bị dị ứng đơn giản rất hiệu quả
Dị ứng thuốc kháng sinh


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý