Thực phẩm chống ho khi giao mùa

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thực phẩm chống ho khi giao mùa

19/04/2015 01:25 PM
154
Thời tiết chuyển sang thu, nóng lạnh bất chợt rất dễ bị ho cảm. Sau đây là một số loại thực phẩm và bài thuốc giúp chống ho an toàn hiệu quả!



Thực phẩm - bài thuốc chữa ho hiệu quả



Ho là hoạt động của cơ chế phòng bệnh trong cơ thể có mục đích làm sạch, tống đẩy chất nhầy, vật lạ, các chất gây kích thích, chất gây tắc nghẽn ở đường thở ra bên ngoài.

Đây được xem là một phản xạ, bắt đầu từ những kích thích của dây thần kinh cảm giác nằm ở thành của ống hô hấp. Đó có thể là một cơn ho cấp tính hoặc tình trạng ho mãn tính, tùy thuộc vào thời gian kéo dài của căn bệnh.

Phân loại bệnh ho

Căn bệnh này thường phân thành hai dạng:

- Ho khan (hay còn gọi là ho không có chất thải): chỉ tình trạng ho không kèm theo chất lỏng hay đờm.

- Ho có đờm: cơn ho xuất hiện nhằm tống đẩy nước nhầy và vi khuẩn hoặc chất gây kích thích ra ngoài.

Ngoài ra, bệnh ho còn được phân loại thành ho cấp tính (thường kéo dài không quá 2 đến 3 tuần) và ho mãn tính (hơn 4 tuần).

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh ho thường do:

- Viêm xoang cấp tính.

- Chứng ho lâu ngày (hay còn gọi là ho gà).

- Hen suyễn.

- Thay đổi thời tiết.

- Viêm thanh quản (hay viêm họng).

- Hút thuốc lá.

- Một số nguyên nhân gây dị ứng như bụi, khói, hạt phấn hoa và mùi hương hóa học…

Một số biện pháp chữa ho tại nhà

Ho không phải là một căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không điều trị, người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu. Một khi cường độ ho tăng lên, chúng sẽ gây ra nhiều khó khăn và rắc rối cho sinh hoạt thường ngày. Bạn có thể tham khảo và thử áp dụng một số biện pháp chữa ho đơn giản từ những loại thảo dược trong tự nhiên dưới đây:

- Nước ép từ củ hành có công dụng giảm cơn ho và làm thông thoáng đường thở ở ngực.

- Đun sôi một ít hạt cỏ càri với nước trong khoảng nửa giờ và dùng nước này súc miệng thường xuyên để sát khuẩn cổ họng.

- Hòa một thìa canh mật ong vào một ly nước ép nho, uống loại nước này 3 đến 4 lần mỗi ngày sẽ giúp làm nhẹ bớt những cơn ho khan. Cho mật ong vào nước ấm, trà hay nước chanh nóng cũng đều có tác dụng trị bệnh. Tuy nhiên, lưu ý không được cho trẻ em dưới 1 tuổi uống mật ong vì chúng có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt.

- Ép một ít nước từ rau bina (cải bó xôi), hâm nóng và súc miệng cũng là cách để chữa chứng ho khan.

- Soup gà nấu với tỏi và hành không chỉ là một món ăn bổ dưỡng, thơm ngon mà còn được xem là biện pháp trị ho tại nhà khá hiệu quả.

- Vắt một quả chanh tươi lấy nước, hòa thêm một ít bột tiêu đen và muối để uống. Dung dịch này có thể hạn chế các cơn ho liên tiếp và dai dẳng, kéo dài.

- Uống nhiều nước nhằm làm loãng dịch nước nhầy và làm dịu cổ họng.

Biện pháp khác: Súc miệng bằng nước muối ấm từ 2 đến 3 lần mỗi ngày cũng giúp ích cho việc chữa trị các cơn ho vì muối có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.

- Nếu chỉ vừa mới chớm bệnh, bạn có thể uống một tách cafe đen nóng, không sữa.

- Kê cao đầu sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong lúc ngủ và tránh bị kho khan.

Phòng ngừa bệnh ho

Một số mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh ho:

- Tránh những thức ăn lạnh, nguội vì chúng sẽ kích thích cổ họng, dễ làm bạn ho nhiều hơn.

- Không ăn những thực phẩm chứa nhiều đường, chocolate, thịt và thức ăn chiên xào nhằm hạn chế việc tiết dịch nước nhầy.

- Tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc lá hoặc môi trường không khí bị ô nhiễm (như nhiều khói bụi hoặc những chất ô nhiễm khác).

- Đi dạo mỗi ngày khoảng 20 phút để hít thở không khí trong lành. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nhờ đó rút ngắn thời gian mắc bệnh.

Nhìn chung, ho là bệnh dễ chữa trị. Phần lớn các trường hợp đều sẽ hết bệnh trong vòng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài hơn 2 tuần hoặc bạn ho ra máu thì cần phải đi khám ngay để kiểm tra và phát hiện được chính xác nguyên nhân gây bệnh.


Thực phẩm chống chỉ định với người bị ho

Đồ ăn lạnh, cay

Thức uống lạnh, đồ ăn cay có thể kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho tăng lên.

Theo Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra.

Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Nếu muốn ăn đồ lưu trữ trong tủ lạnh, bạn nên bỏ chúng ra khỏi tủ lạnh một lúc rồi mới ăn.

Thức uống lạnh, đồ ăn cay có thể kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho tăng lên.

Trẻ em bị ho dị ứng không nên uống đồ uống có ga, bởi nó có thể gây ra một cơn ho kéo dài. Bạn cũng không nên ăn thức ăn cay khi bị ho vì nếu bạn đang ăn cay mà bị một cơn ho bất ngờ thì bạn sẽ dễ bị sặc và nguy hiểm.

Đậu phộng, hạt dưa, sô cô la

Đây là nhóm thực phẩm chứa dầu có thể làm tăng lượng đờm khi ăn chúng. Do vậy, nên hạn chế ăn những thực phẩm này khi bị ho.

Thực phẩm bồi bổ

Không ít người cơ thể bị suy nhược dùng thực phẩm chức năng có tác dụng bồi bổ. Tuy nhiên khi bị ho, nên dừng việc sử dụng các thực phẩm này để tránh khiến bệnh ho khó chữa trị hơn.

Quả quýt

Vỏ quýt có thể chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại có tác dụng ngược lại. Trong thịt quýt chứa cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.

Dừa, mía

Dừa, các sản phẩm từ dừa và nước dừa rất mát cho cơ thể nhưng nếu bạn bị ho, suyễn thì không nên ăn tất cả những gì liên quan đến dừa. Bởi dừa có tính lạnh, ăn nhiều sẽ gây trở ngại cho nội tạng. Tương tự như vậy bạn cũng không nên ăn hay uống nước mía khi bị ho.

Cá, tôm, cua

Nếu ăn cá, tôm, cua khi đang bị ho thì sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Nguyên nhân bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vị tanh của cá. Chưa kể đến việc nhiều người bị dị ứng với chất protein trong tôm, cá. Mà dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân gây ra ho.

Đồ ăn quá mặn hay quá ngọt

Ho là do phổi bị nóng gây ra. Ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, mặn sẽ khiến cơ thể bị "bốc hỏa", làm cho triệu chứng ho nặng hơn.

Nếu bị ho nhẹ thì không nên ăn cá muối, thịt xông khói hay các thực phẩm có hàm lượng muối cao khác.

Thực phẩm ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị "bốc hỏa", làm triệu chứng ho nặng hơn

Thực phẩm chiên rán

Chức năng tiêu hóa của cơ thể khi bị ho là tương đối yếu. Thức ăn chiên xào có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.
 

Tham khảo thêm 4 cách giúp mẹ giảm ho cho bé mà không cần dùng thuốc


Nhiều bé ho khi bị bệnh, dị ứng hoặc phản ứng với chất kích thích trong không khí. Nếu là những cơn ho thông thường thì có vài biện pháp khắc phục tại nhà giúp bé giảm ho hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc.

Gợi ý 1: Cho bé tắm nước ấm, giúp nới lỏng tắc nghẽn đường hô hấp, góp phần giảm ho. Các bác sĩ khuyên cha mẹ nên xả nước nóng trong nhà tắm, khi hơi nước bay đầy nhà tắm thì tắt vòi nước nóng, đưa bé vào rồi dùng nước ấm tắm cho bé.

Cách này cũng rất hiệu quả với bé bị nghẹt mũi. Sau khi tắm xong, có thể dùng dụng cụ hút sạch mũi cho bé. Khi mũi bé thông thoáng và bớt đờm thì những cơn ho cũng sẽ giảm theo.

4 cách giúp mẹ giảm ho cho bé mà không cần dùng thuốc 1

Gợi ý 2: Chạy máy tạo độ ẩm phun sương trong phòng để tăng lượng hơi ẩm trong không khí, nhất là khi phòng bé chạy máy lạnh vào mùa hè, giúp đường hô hấp không bị khô, tránh được ho.

Chạy máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ còn có tác dụng giúp bé ngủ ngon. Nên ngăn ngừa nấm mốc, vi khuẩn tăng trường bằng cách thay nước hàng ngày và làm sạch máy theo hướng dẫn từ nhà sản xuất. Tránh dùng nước nóng cho máy vì nó có thể gây bỏng.

4 cách giúp mẹ giảm ho cho bé mà không cần dùng thuốc 2

Gợi ý 3: Cho bé bú mẹ hoặc bú bình thường xuyên để giúp bé tránh bị mất nước, đồng thời, nguồn chất lỏng này giúp làm ấm cổ họng bị kích thích và giảm được ho. Các bé bị viêm đường hô hấp thường khó khăn khi bú, do đó nên làm sạch mũi hay đờm trong cổ của bé sẽ giúp bé bú tốt.

4 cách giúp mẹ giảm ho cho bé mà không cần dùng thuốc 3

Gợi ý 4: Nhỏ vài dung dịch nước muối sinh lý vào mỗi bên lỗ mũi cho bé. Chờ 30-60 giây để nước muối nới lỏng tắc nghẽn, sau đó, bạn có thể dùng máy hút mũi có bầu hình bóng đèn để hút hết dịch mũi cho con, khiến đường thở thông thoáng, làm giảm ho cho bé. Nên nhỏ mũi trước giờ đi ngủ để tránh những cơn ho về đêm cho bé.

4 cách giúp mẹ giảm ho cho bé mà không cần dùng thuốc 4




Chữa ho cho trẻ sơ sinh
Trẻ bị ho nhiều vào đêm
Chữa ho sổ mũi cho trẻ nhỏ bằng những bài thuốc đơn giản
Trẻ sơ sinh bị ho uống thuốc gì
Trẻ bị ho nên ăn gì


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý