Hành vi giao tiếp của trẻ

seminoon seminoon @seminoon

Hành vi giao tiếp của trẻ

18/04/2015 10:40 AM
209
 

Sáu tháng đầu của em bé, thật đáng ngạc nhiên, lại là một thời kỳ quyết định cho tiến triển giao lưu của cháu. Chính là trong những tuần lễ đầu này mà em bé nhận thấy được thú vui của sự tương tác giao lưu với người khác và việc giao tiếp với người khác quan trọng như thế nào. Cháu lớn lên vượt ra khỏi các nhu cầu cơ bản được ủ ấm và được nuôi dưỡng, khi đã bắt đầu thưởng thức được những khía cạnh giao lưu xã hội của cuộc sống. Vì lẽ đối với em bé, bạn là hiện thân của cảm giác thoải mái, thích thú và an toàn, theo tự nhiên bạn là người tốt nhất để dạy cho cháu những mối quan hệ yêu thương mà cháu học được những điều cơ bản qua sự tiếp xúc da kề da ban đầu mà cháu rất ưa thích trong những tuần đầu tiên.

Em be sơ sinh

Ngay từ lúc mới ra đời em bé mong muốn được tiếp xúc mật thiết với bạn, cháu sẽ gọi bạn bằng những cử chỉ gật đầu, những cử động môi, lưỡi và ngọ ngoậy thân mình. Đó lànhững cuộc trò chuyện sớm nhất của bé. Cháu gắn bó với bạn và bạn phải đáp lại bằng tiếng nói, tiếng cười và bằng những cái gật đầu. Cháu sẽ sớm biết được rằng cháu có khả năng làm cho bạn đáp ứng được lại lời gọi của cháu.

Ba tháng

Các cử chỉ trò chuyện của em bé được kiểm soát nhiều hơn. Cháu sẽ xoay về phía có âm thanh giọng nói của bạn và sẽ ngọ ngoậy thích thú khi nhìn thấy bạn. Cháu hiểu là một nụ cười là một biểu hiện chào mừng vui vẻ, là lời chào sớm nhất của cháu.

Bốn tháng

Giờ đây em bé của bạn là một con người thích xã giao đến độ nếu bỏ cháu một mình là cháu sẽ khóc ngay, mặc dù có nhiều đồ chơi xung quanh mình. Cháu sẽ thích thú đáp ứng lại với những ai trò chuyện với cháu, tuy nhiên cháu sẽ có một biểu hiện đáp ứng đặc biệt cho bạn và cho những thành viên khác trong gia đình.

Năm tháng

Vào tuổi này, em bé của bạn có được 4 phương cách chính để liên lạc: Phát âm, thể hiện bằng các cử chỉ, biểu lộ bằng nét mặt, và khóc. Và trừ khi cháu ngủ thôi, cháu sẽ tận dụng cả 4 cách. Cháu có thể phân biệt được một giọng nói tức giận và một giọng nói ngọt ngào, cháu sẽ phản ứng lại mỗi giọng nói một cách khác nhau. Giờ đây, với người lạcháu sẽ tỏ một thái độ e thẹn nào đó, nhưng cháu sẽ mỉm cười với một gương mặt quen thuộc.

Sáu tháng

Các tiến bộ về xã giao của em bé sẽ có tính cách thể chất nhiều hơn, thậm chí mãnh liệt, nhưng các đặc điểm có thể bị lấn át bởi cảm giác sợ người lạ ngày một lớn hơn và tình cảm chiếm hữu mẹ cho riêng mình cũng ngày một tăng lên. Cháu sẽ thăm dò nhiều hơnbằng đôi tay vỗ về, vuốt ve mặt và bàn tay bạn, hơn là chỉ tìm kiếm gương mặt bạn bằng mắt.

ĐÁP ỨNG LẠI EM BÉ

Khi nào con bạn cố gắng trò chuyện, thì bất cứ đáp ứng nào của bạn cũng sẽ khuyến khích thêm sự hiểu biết về giao tiếp của cháu, bởi vậy, bạn nên luôn cố gắng đáp ứng cháu. Nếu tiếng ríu rít của em bé chỉ gặp có sự im lặng đáp lại, cháu sẽ chẳng mấy lúc mà đâm ra chán một nỗ lực chẳng hề được đáp lại, và có thể từ bỏ ý muốn nói chuyện, ngoại trừ cách liên lạc cơ bản nhất là khóc khi đói. Bạn hãy luôn luôn khuyến khích một cuộc chuyện trò “hai chiều”, hoặc là bằng cách bắt chước các điệu bộ và tiếng phát âm của em bé, hoặc là bằng tán chuyện với cháu để gợi ra một cử chỉ đáp ứng. Bạn hãy cường điệu giọng nói và điệu bộ của mình. Cử chỉ của bạn càng khoáng đạt bao nhiêu, thì cháu càng hiểu rõ bạn hơn bấy nhiêu, cháu càng thích hơn và sự gắn bó càng mật thiết hơn bấy nhiêu.

Một em bé còn nhỏ thường nhạy cảm với những tiếng động bất thình lình. Bạn nên nhớ rằng bên cạnh nhiều âm thanh đa dạng có tính cách làm lắng dịu đối với bé, những âm thanh chát chúa hay lớn quá sẽ làm cho cháu sợ hãi và khó chịu.

Hãy khuyến khích em bé làm quen với những gương mặt mới bằng cách cho cháu làm quen với bất kỳ người khách nào cháu chưa gặp bao giờ. Làm như vậy sẽ khiến cho cháu quen dần với người lạ trong không khí an toàn của căn nhà bạn. Em bé càng thưởng thức được việc giao tiếp xã giao với bạn bao nhiêu thì càng có nhiều khả năng tích cực tìm cách giao tiếp bấy nhiêu khi cháu lớn lên. Những bài hát và trò chơi nhịp điệu sẽ khuyến khích cháu đồng hoá những thời khắc vui vẻ với việc hoà đồng với người khác.

EM BÉ LÀ MỘT THÀNH VIÊN CỦA GIA ĐÌNH

Em bé của bạn đang mong ngóng được là một thành viên của gia đình với tất cả những lề thói, quy tắc và tập quán riêng của gia đình bạn. Để trở nên một đứa bé được mọi người quan tâm đến, cháu cần học cách làm sao cho thích hợp với gia đình, vì lý do đó bạn cần cho cháu tham gia vào trong những hoạt động, những chuyến đi chơi, khi mua sắm, những công việc vặt của gia đình và khi đi thăm viếng bạn bè càng sớm càng tốt.

Nhóm gia đình sẽ là căn bản cho việc em bé của bạn học về những hoạt động của nhóm nói chung. Cách sử xự của cháu với các thành viên trong gia đình sẽ dạy cho cháu về cách sử xự có thể trông đợi được với người lạ, và sẽ dẫn dắt cho cháu làm quen với các tập quán xã hội của cháu sau này.

Em bé của bạn học hỏi chủ yếu là qua việc bắt chước, nên bằng cách phỏng theo cách sử xự của bạn, cháu học được những chuẩn mực tương tác xã giao cho chính mình.

NHỮNG EM BÉ KHÓ BẢO

Một em bé hay mè nheo, hay đòi nằng nặc một điều gì đó mình muốn dù đã bị từ chối, một em bé cứ khóc dai dẳng và không tài nào dỗ nín có thể rất khó “đối phó”. Điều quan trọng là khi bạn chia sẽ trách nhiệm với bố cháu và cố gắng hết sức kìm chế khi bạn tức giận. Khi một em bé khóc thì có nhiều nguyên nhân và giải pháp để có thể dỗ nín bé, vàtrường hợp em bé khóc dai dẳng cũng may chỉ là một giai đoạn ngắn thôi. Nếu em bé của bạn khó dỗ, điều quan trọng là phải hiểu được tại sao cháu khóc, bé cố gắng làm cho bạn phải thức hay cố tình phớt lờ bạn đi? Cho dù vấn đề của cháu là gì đi chăng nữa, cách tiếp cận bình tĩnh, trìu mến và thông cảm của bạn sẽ có hiệu quả tích cực với em bé hơn rất nhiều là chừng phạt hay phớt lờ em bé đi. Nhân viên y tế có thể cho bạn lời khuyên và cách đối phó.

Trong trường hợp bạn có một em bé “khó chịu”, thí dụ như hay tỏ ra càu nhàu khi đói bụng nhưng chẳng bao giờ thích thú khi được cho ăn hay ẵm bế, bạn có thể cảm thấy như bé “hắt hủi” mình hay vì mình có lỗi gì đó mà bé khổ sở thế. Bạn hãy cố gắng xua đi những ý tưởng tiêu cực ấy. Em bé có “hắt hủi” bạn tới đâu, điều đó cũng không quan trọng, bạn cứ nên cố gắng gợi sự chú ý của cháu. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng một số em bé có tính cách “khó chịu” bẩm sinh và từ chối mọi cử chỉ ôm ấp vuốt ve. Trường hợp đó thì bạn chẳng nên tự trách mình làm gì, một khi bạn đã thử hết mọi cách.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý