Tự chế tủ chống ẩm cho máy ảnh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tự chế tủ chống ẩm cho máy ảnh

19/04/2015 01:56 PM
1,393


Chỉ cần với 1 vài món đồ thông dụng, chúng ta hoàn toàn có thể tự làm 1 hộp/thùng chống ẩm khá tốt để bảo quản máy ảnh, hoạc tất cả những thiêt bị điện tử khác nhạy cảm với độ ẩm cao của thời tiết nước mình.


Chống “mốc” máy ảnh

(TG@) -  Anh bạn tôi cắc ca cắc củm để dành 2 năm, vay thêm ngân hàng 20 triệu đồng để mua một bộ máy chụp hình dạng trung bình, có 2 ống kính rời. Thế nhưng chỉ trong vòng 6 tháng, chiếc máy và ống kính anh bỗng nhiên xuống cấp trầm trọng vì... mốc, căn bệnh thường gặp của những cỗ máy đắt tiền và khó chịu này
 

Lens bị mốc do bảo quản không cẩn thận

Do thời tiết

Cứ đến khoảng giữa mùa hạ đầu mùa thu là các cửa hàng sửa chữa máy chụp ảnh sẽ có lượng khách hàng tăng đột biến với đủ thứ bệnh, mà căn bệnh mốc ống kính và máy chụp ảnh phổ biến nhất.
 


Đèn trái ớt trong tủ chống ẩm

Anh Ngọc Thuận, một kỹ thuật viên của Chung Minh Camera, cho biết: “Ở những chiếc máy ảnh KTS, do có nhiều bộ phận được làm bằng điện tử nên rất dễ chạm mạch khi sử dụng máy ở những nơi có gần hơi nước, hoặc đi mưa làm ướt máy!”. Do nhiều người khi sử dụng máy trong mùa mưa khi về nhà không đưa máy vào hệ thống sưởi nhiệt, vậy là máy bị “bệnh” ngay. Khi hơi nước lan vào mạch điện tử, việc chập mạch sẽ gây hư hỏng trên diện rộng khi có luồng điện đi ngang, điều này không chỉ đưa chiếc máy đến bệnh viện mà còn biến chiếc máy thân yêu của bạn thành bộ sưu tập trưng bày trong tủ kính. Đôi khi hai đầu pin bị thấm nước, chiếc máy ảnh sẽ biến thành một quả đạn với cú nổ bất ngờ do bị kích điện hay chập pin.
 

Do chống trầy

Sở hữu một chiếc máy đắt tiền, nhiều người sẽ ủ máy và ống kính bằng khăn lông mịn màng giúp máy chống trầy xước. Có nhiều người cẩn trọng, để máy và ống kính ngay trong tủ sách hay tủ quần áo nhằm chống ánh nắng nhiệt đới gây hư hỏng các bộ phận nhựa của máy và ống kính. Vậy mà máy vẫn hư bởi điều đơn giản: những chỗ này chính là nơi giúp máy tăng tốc độ “mốc” khi mà giấy và sợi vải có tính hút ẩm khá cao, sẽ truyền hơi nước sang đồ vật để chung.

Với máy ảnh, nếu mốc hay dính nước có thể nhanh chóng sấy khô hay phơi nắng để hơi nước bay đi, lau sạch vết ố là có thể sử dụng. Nhưng với chiếc ống kính, chỉ cần một vế mốc trong thấu kính, chiếc ống kính đó xem như giảm giá trị đến 60% bởi độ tinh tế và sắc nét. Nếu khắc phục bằng cách đi lau thấu kính, tuổi thọ của ống kính cùng chất lượng quang học sẽ giảm đi đáng kể.
 

Một tủ chống ẩm tự chế cho máy ảnh


Cách chống ẩm

Nếu có điều kiện, chỉ cần mua một chiếc tủ chống ẩm với giá từ 100 USD đến 400 USD là xong. Nhưng với những tay máy không chuyên nghiệp, cách bình dân nhất vẫn là để máy sau chiếc TV, hay tự làm một tủ sưởi nhỏ để máy sau khi sử dụng. Với hơn 300.000 đồng, bạn có thể có ngay một chiếc tủ sưởi máy tự chế cho mình và bạn bè. Vòng quanh các khu bán đồ điện tử, hay chợ Dân Sinh (TPHCM), bạn chỉ cần mua 1 kg hạt hút ẩm silicagen (hay tự rang gạo ở nhà). Để những gói hạt này dưới đáy một chiếc tủ kính nhỏ và kín. Sau đó nối 1 bóng đèn khoảng 5-8 W vào tủ kèm theo 1 nhiệt kế. Nếu máy ảnh không có nhu cầu sử dụng, cứ để trong tủ sẽ hoàn toàn yên tâm. Đôi khi gặp trời mưa hoặc trong điều kiện thời tiết ẩm, bạn cứ bật đèn lên và duy trì nhiệt độ khoảng 30-45 độ C để máy có thể duy trì được sự ổn định.
 

Tự tao thùng chống ẩm hiệu quả bằng vài bước đơn giản!


Tất nhien, 'thùng tự chế này' sẽ ko so sánh đc với tủ chống ẩm chuyên dụng có máy xấy và máy hút ẩm và chúng ta có thể điều chỉnh đc độ ẩm mong muống, nhưng nó cũng tạm ổn với nhu cầu cơ bản là chống ẩm mốc. Độ ẩm tối đa nó có thể hạ xuống là khoảng từ 30-50%.

Đầu tiên, chúng ta cần có bột hút ẩm:


[IMG]

Đây có thể là các hạt selica gel chúng ta có thể tìm mua dẽ dàng ở Vietnam. Ở nước ngoài, nó có dạng đc bỏ sẵn vào trong hộp, chia ra 1 ngăn để chứa nước hoặc ẩm (theo lý thuyết là vậy), chỉ cần lột lớp vỏ ra là xài đc liền. Nó thường đc gọi là Dehumidifier hay là Moisture absorber, các bạn có thể tìm thấy ở cái siêu thị bình thường.

Kế đến là 1 cái thùng kín, loại có khoá. Thùng to khoảng 50-60-70 Litres là hợp lý nhất. To hơn nữa tốn nhiều chỗ và còn phải cần thêm nhiều bột hút ầm:


[IMG]

Cần thêm 1 miếng chống trượt, dùng để trái duới đáy thùng để cho êm, máy và các vật dụng không trượt:

[IMG]


[IMG]

Đặt bột hút ẩm vào trong lòng thùng:

[IMG]

Một thiệt bị dùng để đo độ ẩm. Mình sử dụng trong trường hợp này là 1 máy đo nhiệt độ không dây: nó gồm 2 phần, 1 phần gửi thông tin (Transceiver) nhiệt đô sẽ được gắn trong thùng, 1 đồ phần nhận thông tin (receiver) nhiệt độ/độ ẩm sẽ được để ở ngoài để mình tiện theo dõi:
Bộ phận rời (transceiver), gửi thông tin nhiệt độ, độ ẩm:

[IMG]

[IMG]

Ngoài ra, chúng ta còn có thể mua thêm 1 loại dây chống ẩm (Weather seal) bằng nhựa xốp để viền nắp thùng, để ngăn cho ẩm từ ben ngoài ko thấm vào trong thùng đc qua các kẽ hở của nắp thùng:

[IMG]

Thế là xong, đơn giản, chỉ cần một vài vật liệu dễ tìm thấy ở các cửa hàng là chúng ta có thể có đc 1 thùng/hộp chống ẩm như ý.

[IMG]


Nếu nhu độ ẩm vẫn còn cao, thì mua them bột hút ẩm rồi đặt vào trong lòng thùng nhé :). Đợi ít nhất từ 2-3 tiếng sau khi đặt bột hút ẩm vào thùng để bắt đầu thấy tác dụng.

Vài kinh nghiệm chia sẻ cùng anh em,

(Theo: http://camera.tinhte.vn/threads/tu-tao-thung-chong-am-hieu-qua-bang-vai-buoc-don-gian.592316/)

(St)

Cách chọn máy ảnh chuyên nghiệp
Cách sử dụng máy ảnh cơ để chụp được những bức ảnh đẹp nhất
Sử dụng và bảo quản máy ảnh kts
Cách chọn máy ảnh bán chuyên nghiệp tốt nhất
Cách bảo quản máy ảnh và lens đúng cách nhất

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý