Bé bị sâu răng

seminoon seminoon @seminoon

Bé bị sâu răng

18/04/2015 10:41 AM
261

Nguyên nhân:

- Do bẩm sinh, do hình thể: rãnh, lõm trên mặt nhai dễ bị sâu.

- Do thức ăn: nhất là đường - nguồn thức ăn của vi khuẩn

Vi khuẩn sâu răng ăn mòn các lớp bảo vệ bên ngoài của răng và xuyên qua các dây thần kinh ở giữa tủy mềm, khiến cho trẻ đau, đặc biệt là khi trẻ ăn bất cứ thứ gì dù nóng, lạnh hay ngọt.

Sâu răng và bệnh ở lợi là do mảng bám sinh ra, mảng này là một lớp mỏng nước miếng và cặn thức ăn trong đó vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Các vi khuẩn sinh sống khi có chất đường trong miệng (đường tinh luyện, đường trong trái cây khô, trong mật ong).

Bệnh không tự khỏi nhưng cũng không có gì là nghiêm trọng một khi được chữa ngay. Nếu cứ để vậy không chữa, có thể sinh ra áp xe răng, gây tổn thương cho cái răng vĩnh viễn nằm bên dưới, hay là mất thêm một cái răng thứ hai.

Phòng sâu răng như thế nào?

Răng có thể có được sức đề kháng đối với ảnh hưởng của vi khuẩn và đường nếu trẻ chải răng đều đặn bằng kem đánh răng có chứa Flour. Đây là một trong những cách chính yếu để phòng ngừa sâu răng cùng với phép vệ sinh răng miệng tốt và đi khám răng đều đặn.

- Chải răng thường xuyên vào buổi sáng hoặc tối, chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, trên và dưới. Nên cầm bàn chải quay 450 về phía lợi, chải kỹ rìa lợi và cổ răng.

- Súc miệng, nên súc lần cuối với nước chè (chè tươi chè hạt) trong vài phút vì chè có nhiều flo.

- Nên tập cho trẻ từ tuổi mẫu giáo thói quen chải răng, tránh ăn bánh, kẹo giữa các bữa ăn. Nếu ăn nên súc miệng ngay.

- Dùng nước máy, muối ăn, sữa chứa no, dùng kem đánh răng có no giảm được 30% sâu răng.

- Dùng chất nhựa phủ lên mặt nhai.

- Điều quan trọng là giữ cho trẻ đừng mất các răng sữa do sâu răng hoặc do một biến chứng của bệnh sâu răng - áp xe răng - trong đó chân răng cũng bị hư luôn. Các răng vĩnh viễn có thể mọc lên không ngay ngắn nếu để một lỗ hở quá lâu trong khi cái răng mới còn đang phát triển.

Những việc bạn nên làm:

- Cho trẻ đi khám răng định kì (6 tháng/ 1 lần).

- Nếu trẻ kêu đau ở xương hàm, đau tai, hay có những cơn đau giần giật, nhoi nhói trong miệng, bạn hãy lấy một muỗng nhỏ bằng kim khí, đập nhẹ vào răng trẻ xem như vậy có xác định được nguồn gốc chứng đau là do đau răng không.

- Bọc túi chườm nước nóng với tấm vải hay một cái khăn bông cho trẻ áp vào má cho đỡ đau.

- Thường xuyên nhắc nhở trẻ về việc giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Tốt nhất, bạn hãy khuyên trẻ nên đánh răng sau khi ăn cơm.

Bạn không nên làm gì?

- Không bôi dầu đinh hương hay thuốc tê vào chỗ đau vì như vậy có thể làm tổn thương lợi chung quanh cái răng.

- Không nên cho bé ăn bánh kẹo hay đồ ngọt (đặc biệt là trước khi đi ngủ).

Điều trị:

- Khi trẻ bị sâu răng cần điều trị sớm bằng khoan răng, trám răng. Cần điều trị sớm, không đợi răng đau mới chữa.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý