Khi nào cho bé ăn hải sản

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Khi nào cho bé ăn hải sản

18/04/2015 11:06 AM
1,620
I. Khi nào có thể cho bé ăn hải sản?

Trừ các loại hải sản có vỏ, bạn có thể cho bé ăn cá ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn từ 6 tháng tuổi khi bé đã bắt đầu ăn dặm.

Tuy nhiên, do đạm trong hải sản thường hay gây dị ứng cho trẻ vì vậy nên cho bé ăn từ tháng thứ 7 trở đi là tốt nhất, cho ăn từ từ ít một để bé thích nghi dần, với những trẻ có cơ địa dị ứng thì các bà mẹ cần phải thận trọng hơn.


Cho bé ăn những loại hải sản nào?


Trong số các loại hải sản, cá biển là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khỏe do chứa đạm có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người. Cá còn rất giàu chất béo không no omega-3 cần để tạo màng tê baò thân kinh và có  tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. Do đó, ăn cá ít nhất 3 lần/tuần rất có lợi cho sức khoẻ. Gan cá còn rất giàu vitamin A và D. Hàu thì rất giàu kẽm là thành phần của hơn 300 enzyme bên trong cơ thể, là chất cần thiết để trẻ tăng trưởng, và cũng rất cần để phát triển hệ sinh dục. Hầu hết các loại hải sản đều giàu canxi (nhất là các loại cá nhỏ ăn được cả xương) nên rất cần cho xương và răng. Nhưng nêu không biết lựa chọn, bảo quản, chế biến hải sản đúng cách và ăn có mức độ thì có thể “lợi bất cập hại”.


Cá đồng tuy không chứa nhiều các  acid béo chưa no như cá biển nhưng cũng chứa nhiều chất đạm quý dễ hấp thu, lại ít gây dị ứng hơn cá biển. Vì vậy, khi trẻ mới bắt đầu ăn cá các bà mẹ nên cho ăn cá đồng trước, nên chọn cá nạc ít xương như: cá quả (cá lóc), cá trắm, cá trê... Cá biển: nên ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ. Các loại cá này chứa nhiều omega-3 (các acid béo chưa no rất tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác của trẻ, phát triển trí não giúp bé thông minh hơn).


http://sieuthisua.com/Resources/Data/News/111haisan%20(2).jpg

 

Các loại hải sản có vỏ như: hàu, ngao, hến, trai… nên cho bé ăn khi đã 1 tuổi


Tôm cũng là thức ăn giàu đạm và canxi, từ tháng thứ 7 trở đi các bà mẹ có thể cho con  ăn tôm đồng, tôm biển . Cua đồng là thức ăn chứa hàm lượng canxi cao, vì vậy nên cho trẻ ăn thường xuyên để cung cấp canxi cho trẻ.

Các loại hải sản có vỏ như: hàu, ngao, hến, trai… nên cho bé ăn khi đã 1 tuổi, dùng nước nấu cháo, còn thịt xay băm nhỏ, các loại hải sản này chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng đối với trẻ em.


Hải sản thường giàu đạm và các dưỡng chất cần thiết khác. Hải sản cũng rất ít chất béo no và chứa acid béo không no omega-3, là chất béo thiết yếu cho cơ thể. Hải sản còn giàu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B) và khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, đồng, kali…). Do đó, hải sản sẽ góp phần đa dạng cho chế độ ăn cân đối, khoẻ mạnh và giúp trẻ tăng trưởng.


Tuy nhiên, hải sản cũng ẩn chứa một số nguy cơ đối với sức khoẻ.


Những loại hải sản nào không nên cho bé ăn?


Một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm cao. Nên tránh ăn cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn. Điều quan trọng nhất là khi cho bé ăn hải sản các bà mẹ phải chọn loại còn tươi, không ăn hải sản đã chết vì dễ gây ngộ độc thức ăn cho bé.


Cách chế biến hải sản


Cách chế biến hải sản không đúng cũng có thể gây bất lợi cho cơ thể bé. Hải sản chế biến chưa chín hẳn (gỏi cá sống, hàu sống, sò, mực nướng…) có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng. Đó là nguyên nhân của không ít trường hợp nhiễm trùng đường ruột khi ăn hải sản. Ngày nay, khi môi trường ngày một ô nhiễm thì một nguy cơ nữa phải kể đến khi ăn nhiều hải sản là khả năng nhiễm kim loại nặng như thủy ngân.


Khi trẻ còn trong giai đoạn ăn bột và cháo: tốt nhất là xay, nghiền nhỏ cá, tôm để nấu bột hoặc cháo. Nếu là cá đồng nhiều xương, bạn nên luộc chín cá rồi gỡ xương. Cá biển nạc có thể xay sống như xay thịt rồi cho vào nấu bột, nấu cháo cho bé. Với cua đồng thì giã lọc lấy nước để nấu bột, cháo. Tôm to: bóc vỏ sau đó xay hoặc băm nhỏ, với tôm quá nhỏ có thể giã lọc lấy nước như nấu bột cua.


Với các loại hải sản có vỏ luộc chín lấy nước nấu cháo, bột , thịt xay hoăc băm nhỏ cho vào cháo, bột.


Trẻ đã lớn hơn từ 3 tuổi trở lên: ngoài ăn các loại cháo, mì, miến… nấu với hải sản có thể cho bé ăn dạng luộc hấp: cua luộc, ghẹ hấp, luộc, ngao hấp…

Điều quan trọng nhất là phải nấu chín kỹ không cho trẻ ăn gỏi, hoặc nấu chưa chín kỹ.


Lượng hải sản ăn bao nhiêu là đủ?


Ngày nào bạn cũng có thể cho bé ăn 1 - 2 bữa từ hải sản, nhưng tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:

Trẻ 7 - 12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20 - 30g thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3 - 4 bữa/tuần.

Trẻ 1 - 3 tuổi: mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc

ăn mì, bún, súp… mỗi bữa ăn 30 - 40g thịt của hải sản.

Trẻ từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1 - 2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 - 60g thịt của hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn 1/2 con/bữa, tôm to có thể ăn 1 - 2 con/bữa (100g cả vỏ). Với những lợi ích về dinh dưỡng không thể chối cãi của các loại hải sản các bà mẹ nên cho bé ăn hàng ngày, nhưng phải tập cho bé ăn ít một, từ ít đến nhiều, chọn loại tươi ngon, chế biến nấu chín kỹ để tránh ngộ độc thức ăn.


Theo ThS.BS. LÊ THỊ HẢI

(Nguồn: Sức khỏe đời sống)


II. Lưu ý khi cho trẻ ăn hải sản?

Có hai vấn đề mà các bậc cha mẹ cần quan tâm khi cho bé ăn hải sản, đó là bé có khả năng bị dị ứng và ảnh hưởng của thuỷ ngân có trong hải sản.


Có hai vấn đề mà các bậc cha mẹ cần quan tâm khi cho bé ăn hải sản, đó là bé có khả năng bị dị ứng và ảnh hưởng của thuỷ ngân có trong hải sản.


Hơn 90% trường hợp dị ứng thực phẩm do ăn một số loại thực phẩm như: trứng, các sản phẩm từ sữa, quả hạch, lạc, bột mì, cá và hải sản. Vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề lứa tuổi nào tốt nhất nên bắt đầu cho bé ăn những loại thực phẩm trên bởi vì không giống như dị ứng thực phẩm khác, dị ứng các loại thực phẩm này thường kéo dài suốt đời. Bởi vậy, các bậc cha mẹ được khuyến cáo là nên đợi cho đến khi bé đủ một tuổi trở lên hãy bắt đầu cho bé ăn các loại thực phẩm kể trên; đặc biệt, nếu trong gia đình có người bị dị ứng các loại thực phẩm trên thì nên đợi ít nhất đến khi bé đủ 3 tuổi.


Hải sản tốt nhưng cũng cần lưu ý để tránh dị ứng cho trẻ


Các loại hải sản thông thường có thể chứa hàm lượng thuỷ ngân cao và các chất công nghiệp gây ô nhiễm khác ảnh hưởng đến hệ thần kinh đang phát triển của bé. Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ đã công bố những thông tin hữu ích về mức tiêu dùng hải sản an toàn đối với trẻ em. Cơ quan này tính toán được lượng tiêu dùng hải sản khác nhau có tác động an toàn lên trọng lượng cơ thể bé (hoặc cha mẹ).


Hải sản là một nguồn dinh dưỡng cực kỳ tốt cho cơ thể; cá rất giàu các axit béo, omega-3 cũng như protein và vitamin D tốt cho sức khoẻ. Do đó, các bậc cha mẹ không nên vì những vấn đề được đề cập ở trên mà không cho trẻ ăn hải sản. Tuy nhiên, cha mẹ hãy đợi cho đến khi trẻ được ít nhất 1 tuổi để tránh bị dị ứng.

III. Cho trẻ ăn nhiều hải sản để phòng thiếu máu, thiếu sắt

Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 50% trẻ em dưới 2 tuổi bị thiếu máu, thiếu sắt.

Trẻ bị thiếu máu sẽ  bị chậm phát triển tâm thần vận động, giảm khả năng miễn dịch và khi đến tuổi đi học trẻ sẽ bị giảm khả năng phát triển về ngôn ngữ, vận động, các hoạt động phối hợp và giảm chỉ số IQ từ 5 - 10 điểm. 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu thiếu sắt là do chế độ dinh dưỡng cung cấp thiếu chất sắt.

Sự hấp thu sắt bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Một yếu tố quan trọng là dạng của sắt trong thức ăn. Heme là thành phần chính của huyết sắc tố để cấu tạo nên hồng cầu. Sắt ở dạng heme có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật và dễ được hấp thu hơn là sắt không ở dạng heme có nguồn gốc thực vật.

Cho trẻ ăn đa dạng, thay đổi món, bổ sung rau, củ quả đúng cách


Thức ăn giàu sắt ở dạng heme bao gồm các loại hải sản như nghêu, sò huyết, tôm, cá... các loại phủ tạng động vật như gan heo, gan gà, gan bò. Nên cho trẻ ăn đầy đủ các loại thực phẩm nói trên  và các loại thịt bò, thịt gà, trứng để trẻ được bổ sung sắt đầy đủ.

Một số loại thức ăn giàu sắt không ở dạng heme như bột ngũ cốc, đậu tươi nấu chín, hạt bí đỏ, mật đường, các loại rau xanh như rau muống, măng tây... Sự  hấp thu của sắt không ở dạng heme có thể  được làm tăng lên khi được ăn kèm những thức  ăn chứa sắt ở dạng heme trong cùng một bữa ăn. Ngoài ra, những chất làm tăng hấp thu sắt cũng có thể giúp tăng hấp thu sắt không ở dạng heme. Cần chú ý tránh ăn chung với những thức ăn có tính ức chế sự hấp thu sắt.

Nên ăn nhiều chất làm tăng hấp thu sắt như thịt cá, gia cầm, các loại  trái cây: vitamin C, cam, dưa đỏ, dâu, nho, các loại rau: bông cải xanh, cà chua, khoai tây, tiêu xanh và tiêu đỏ... Chất làm giảm hấp thu sắt là rượu vang đỏ, cà phê, trà, các loại củ dền, củ cải, sản phẩm từ đậu nành.

Việc chọn một chế độ  dinh dưỡng gồm những thực phẩm giàu chất sắt có thể giúp bé phòng tránh được bệnh thiếu máu thiếu sắt. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, nếu trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ với những thức ăn giàu chất sắt mà vẫn thấy trẻ xanh xao, cần đưa trẻ đi khám bệnh để tầm soát các nguyên nhân như nhiễm giun móc, viêm loét dạ dày, rong kinh ở tuổi dậy thì hoặc thiếu máu bẩm sinh di truyền.


Các bà mẹ trong gia đình cần quan tâm đến thành phần dinh dưỡng của bữa ăn cho trẻ. Cho trẻ ăn đa dạng, thay đổi món, bổ sung rau, củ quả đúng cách. Tránh làm cho trẻ chỉ ăn một vài món ưa thích khiến mất cân bằng vi chất trong khẩu phần ăn, gây ra các bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Theo ThS Nga Anh


IV. Cách cho bé làm quen với món cá


Khi bé đã làm quen với món bột mặn (thường là khoảng 6-7 tháng tuổi), bạn có thể bắt đầu đổi khẩu vị cho bé với món cá hoặc tôm...

Một số người mẹ có kinh nghiệm chia sẻ, lần đầu tiên, bạn nên cho bé làm quen với thịt nạc cá quả (cá lóc). Loại cá này nhiều thịt nạc, tính lành, lại chứa thành phần dinh dưỡng cao. Tiếp đến, bạn có thể cho bé thử những loại thịt cá nước ngọt khác.
Bạn cũng nên cho bé ăn từng chút một để bé làm quen với món mới. Sau đó, bạn xét xem bé tiêu hóa có tốt không, bé có mắc chứng tiêu chảy hay bị dị ứng với cá không... Nếu không thấy xuất hiện dấu hiệu nào liên quan đến sức khỏe của bé, bạn mới nên cho bé tiếp tục làm quen với những món cá khác. Dị ứng thủy (hải) sản ở bé
Những loại động vật có vỏ cứng như tôm, cua, sò... hoặc cá có nhiều xương, cá biển có khả năng gây dị ứng cho bé. Các chuyên gia gợi ý rằng, bạn nên cho bé ăn những loại thủy (hải) sản trên khi ít nhất bé được 1 tuổi.

Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có dấu hiệu bị dị ứng với thủy (hải) sản. Vì vậy, bạn có thể cho bé thử món bột với thịt tôm, trùng với thời điểm bạn bắt đầu cho bé ăn cá. Tiếp đến, bạn vẫn nên theo dõi dấu hiệu dị ứng thức ăn của bé. Nếu bé bị tiêu chảy, nổi ban, bạn nên ngừng cho bé ăn tôm và tham khảo ý kiến bác sĩ. Nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng cá biển (hoặc các loại tôm, cua...) cho đến khi bé được 3 tuổi.



Khoảng tháng thứ 8-9, bạn có thể cho bé làm quen với món bột (hoặc cháo) cua, lươn, trai, ngao...


Khoảng 1 tuổi, bạn có thể thử cho bé làm quen với món cá biển, như món cá basa, cá chim. Tất nhiên, bạn chỉ nên dùng phần thịt nạc của những loại cá này để chế biến thành món ăn dặm cho bé. Với cá basa được bày bán sẵn trong siêu thị, bạn có thể mua cá về, bọc giấy bạc, nướng lên. Dùng một chút thịt cá đã được nướng chín để nấu cháo cho bé; phần còn lại thì cả nhà bạn cùng thưởng thức.

Lưu ý với cá chứa nhiều thủy ngân (cá biển)


Bạn nên lưu ý vì một số loài cá biển chứa nhiều thủy ngân. Nếu sử dụng nhiều, lượng thủy ngân này sẽ gây hại cho sức khỏe bé. Nhóm cá chứa lượng thủy ngân cao là: cá hồi, cá kiếm, cá thu, cá mập, cá ngừ... Một số chuyên gia cho rằng, nhóm cá này nên được chống chỉ định với phụ nữ sắp mang thai, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, các bé ở giai đoạn ăn dặm.


Nhiều người mẹ có thói quen nấu cháo cá thu cho bé. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể thay món cá thu bằng một món cá khác, với đủ thành phần dinh dưỡng mà vẫn khiến bé ngon miệng. Hoặc bạn có thể trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng về liều lượng cá thu hợp lý trong chế biến thức ăn cho bé.


Vai trò, tần suất ăn cá hợp lý

Cá là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là Omega3. Omega 3 được tìm thấy trong cá dưới 2 hình thức: DHA và EFA. Trong đó, nguồn EFA chỉ có ở riêng trong cá, không có trong thịt hoặc bất kỳ loại thực vật nào. EFA có nhiều trong các loại cá nước mặn và cá nước ngọt. Nó có chức năng chính là thúc đẩy bộ não và thể chất của bé hoàn thiện. Nhiều nghiên cứu chứng minh, cá hoặc những nguồn thực phẩm giàu Omega3 còn có tác dụng ngăn ngừa chứng chàm bội nhiễm ở bé.


2 bữa cá mỗi tuần được coi là tần suất hợp lý dành cho cả người lớn và các bé.

V. Những điều cần tránh khi ăn cá

Cá là nguồn thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dinh dưỡng trong cá


- Cá chứa hầu hết các loại vitamin tốt cho cơ thể. Gan cá giàu vitamin A và D. Mắt cá cũng chứa nhiều vitamin A. Thịt cá cung ứng một lượng lớn các chất khoáng protein (trong đó chủ yếu là albumin, globulin, nucleoprotein), magiê, kali, phốt pho... Xương cá có nhiều canxi. Cá biển còn cung cấp i-ốt cho cơ thể khoẻ mạnh, như cá thu chứa 1,7-6,2 ppm Iod.

- Cá chứa hai loại chất dinh dưỡng vô cùng quý EPA và DHA, đặc biệt là cá tầm. Hàm lượng DHA trong 100 gram thịt cá tầm là khoảng 0.54g, cung cấp nguồn tinh chất DHA tuyệt vời cho bà mẹ và trẻ em. 


Bởi DHA (Docosa Hexaenoic Acid) là axid béo không no thuộc nhóm omega-3, giúp hoàn thiện hệ thần kinh ở trẻ em, để bé thông minh, giảm thiểu những bệnh về mắt. DHA cũng giúp người trưởng thành giảm triglyceride máu và cholesterol xấu, phòng xơ vữa động mạnh, nhồi máu cơ tim.

- Cá biển chứa nhiều tinh chất khoáng hơn cá nước ngọt. Protein trong cá dễ hấp thu hơn protein của thịt. Mỡ cá rất tốt cho cơ thể, ăn dễ tiêu, không gây béo như mỡ thịt.


Những điều nên tránh khi ăn cá

- Trong cá sống có chất kháng vitamin B1 (pyrithiamin), vì thế nếu ăn nhiều gỏi cá sống thì cơ thể sẽ bị thiếu vitamin B1, ảnh hưởng đến khả năng kháng khuẩn.

- EPA và DHA rất dễ hòa tan trong dầu mỡ và bị phân hủy ở nhiệt độ cao (rán, nướng), vì thế nên luộc hoặc hấp, hạn chế nướng hoặc rán.

- Không nên ăn sữa chua và các thực phẩm chứa nhiều axit ngay sau khi ăn cá và các chất tanh vì dễ gây chứng sôi bụng, tiêu chảy.

Cách lựa chọn cá tươi

- Cá đang bơi trong chậu: Phản ứng nhanh nhẹn, hay quẫy, mắt sáng, cầm giữa thân cá không bị cong, dùng tay ấn sâu vào bề mặt thịt cá thấy có sự đàn hồi (vết lõm nổi lên ngay).

- Mua cá đã mổ: Da và vây cá sáng, bóng, dính chặt trên mình cá. Thịt và xương cá gắn chặt với nhau, không bị lỏng lẻo, có mùi tanh đặc trưng. Mắt cá có nhãn cầu lồi ra, màng mắt trong sáng, sạch, đồng tử đen rõ ràng. Nếu cá đã mềm, mặt ngoài sậm lại, vây lỏng lẻo là cá ươn.

- Cá đông lạnh: Mắt cá trong, không bị đục. Thân cá vào khuôn, không bị xây xước, nứt bụng.

Kinh nghiệm bảo quản cá

- Cá còn sống: Thả cá vào nước sạch, nên thay nước thường xuyên. Không được dùng tay để bắt cá, phải dùng vợt xúc nhẹ nhàng, không để cho cá nằm quẫy trên mặt đất.

- Cá đông lạnh: Nếu dùng ngay trong ngày thì nên để cá riêng ra một cái chậu nhỏ để rã đông, tuyệt đối không nên rán ngay khi cá còn đông lạnh. Nếu để cá qua ngày thì nên xếp một lớp đá vụn vào đáy hộp, rồi xếp từng lớp cá đông lạnh lên trên, đậy nắp, cho vào ngăn tủ riêng, tránh phả mùi tanh vào những ô chứa đồ khác trong tủ lạnh.
Nguồn: Đẹp online

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
con toi duoc 14 thang tuoi toi cho con an ca thu nhug khong biet phai che bien the nao cho dung hay chi cho toi
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
toi co 2 chau 1 13 thang, 1 3 tuoi, do thi truong sua cua nuoc minh khong dam bao toi dinh chuyen sang cho chau uong sua bo tuoi do nha co nuoi bo,ma toi khong biet nhu vay co dam bao su phat trien cho con khong, ban nao co kinh nghiem lam on hi dum
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Rất tốt bạn à.Sữa bò tươi nguyên chất cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bé cần thiết,bên cạnh đó cũng nên kết hợp các loại thức ăn khác như, cam, cải, để tăng cường khả năng hấp thụ ở bé.
Con tôi dc 8 thang co cho an ngao được ko ?
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Từ tháng thứ 7 có thể cho bé ăn hải sản như tôm, cua , cá, ăn đều khoảng 3 lần 1 tuần.Ngao có thể ăn nhưng mới đầu ăn ít phòng bé bị lạnh bụng, ngoài ra nên chọn hải sản tươi sống đừng để chết nhé
thực đơn cho trẻ từ 8 tháng ntn ha cac bạn
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Bạn tham khảo thực đơn cho bé 7-9 tháng tuổi qua bài viết theo link dưới đây nhé. Chúc bé hay ăn chóng lớn: http://www.phununet.com/wikiphununet/ChiTietWiki.aspx?m=0&StoreID=4054
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý