Bệnh tay chân miệng ở trẻ nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị tại nhà

quangpham quangpham @quangpham

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị tại nhà

14/07/2015 12:00 AM
146

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị tại nhà. Vào mùa hè, tình trạng trẻ em bị tay chân miệng lại tăng cao làm cho các mẹ có con nhỏ vô cùng lo lắng. Khi trẻ bị bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ cũng như để lại sẹo sau này. Để phát hiện trẻ bị tay chân miệng không khó chỉ cần các mẹ nắm rõ được các dấu hiệu triệu chứng của bệnh. Vậy bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không triệu chứng nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng mecuti.vn tham khảo những thông tin chi tiết khoa học về bệnh tay chân miệng ở trẻ em dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh tay chân miệng

“Thủ phạm” chính gây bệnh tay chân miệng là họ hàng virut thuộc nhóm enterovirus A. Trong đó, các loại phổ biến nhất bao gồm coxsackievirus A16, A6, A10 và enterovirus 71. Đầu tiên, các virut này sẽ tấn công các mô bên trong miệng, gần amidan, và xuống đến hệ tiêu hóa. Sau đó virus này có thể lây lan vào các hạch bạch huyết lân cận (tuyến) và thông qua máu truyền khắp cơ thể.

Bệnh thường lây lan qua 2 con đường chính:

  • Do bị ảnh hưởng bởi virut lan truyền qua không khí do xổ mũi hoặc hắt hơi.
  • Do đụng chạm vào những vật đã nhiễm khuẩn sau đó đưa tay vào miệng.

Ngoài ra, bệnh có thể được lây truyền nếu bạn tiếp xúc với chất dịch từ mụn nước hoặc nước bọt của người bệnh. Bệnh có thể khỏi trong 1 tuần hoặc hơn tùy theo sức đề kháng của người bệnh.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị tại nhà phần 1

2. Dấu hiệu khi trẻ bị tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có dấu hiệu phát bệnh ban đầu không rõ ràng, khá giống viêm da hoặc thủy đậu nên rất khó phát hiện. Các triệu chứng thông thường bao gồm như sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn kèm theo những vết loét ở miệng, bóng nước trên da tay, chân. Một số trường hợp sẽ xuất hiện những đốm nhỏ như phát ban ở mặt sau của mông, đùi. Tuy nhiên, một số trẻ chỉ cảm thấy đau và sưng họng khi mới phát bệnh.
Khi thấy bé có các dấu hiệu trên, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và chẩn bệnh kịp thời. Đặc biệt, mẹ nên đưa bé đi cấp cứu ngay nếu bé xuất hiện các triệu chứng co giật, khó thở, sốt cao liên tục, đứng ngồi không vững, tay chân run rẩy. Bệnh có thể diễn tiến rất nhanh và gây nên những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, ngay cả khi bóng nước trên da bé đã khô, các biến chứng vẫn có thể xảy ra và ảnh hưởng nghiêm trọng đến bé.

3. Cách chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu sốt hay nổi bóng nước ở bàn tay bàn chân, nên đưa trẻ đi khám ngay. Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng, cần cách ly trẻ ngay và thông báo cho địa phương để có biện pháp khử khuẩn môi trường xung quanh, hạn chế tối đa khả năng lây lan bệnh tạo nên ổ dịch.

Nếu trẻ đang đi học, ngoài địa phương, cha mẹ còn cần thông báo cho trường học để nhà trường cũng có biện pháp vệ sinh, khử khuẩn trường lớp kịp thời, thậm chí cho học sinh nghỉ học tạm thời nếu có nhiều trẻ bị biến chứng nặng, đồng nghĩa với việc phát hiện một ổ dịch ngay tại trường.

Trong mọi trường hợp, cần tuân thủ yêu cầu của bác sĩ. Nếu bác sĩ xác định bệnh ở thể nhẹ thì cho bé về nhà theo dõi và nhất thiết phải tái khám theo lịch hẹn. Nếu bác sĩ cân nhắc thấy cần nhập viện, hãy nhập viện ngay để trẻ được theo dõi trong môi trường bệnh viện.

Dù được về nhà cũng phải theo dõi trẻ và khám lại ngay nếu có dấu hiệu trở nặng. Đặc biệt theo dõi giấc ngủ và cơn giật mình ở trẻ, nếu có. Đây là hai dấu hiệu quan trọng cho thấy trẻ bị biến chứng nặng. Những cơn giật mình thường xuất hiện khi trẻ thiu thiu ngủ, nhưng cũng có lúc trẻ giật mình khi hoàn toàn đang tỉnh táo, đang chơi đùa.

Khi trẻ bệnh, phải có chế độ chăm sóc hợp lý. Không nên kiêng tắm, ngược lại phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn (sữa tắm có thể không đủ khả năng diệt khuẩn). Nên vệ sinh răng lưỡi cho trẻ hằng ngày. Với trẻ lớn, cho trẻ súc miệng bằng nước muối.

Về dinh dưỡng, cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất, uống sữa, ăn cháo bình thường, tăng cường uống nước hoa quả để bổ sung vitamin cho trẻ.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị tại nhà phần 2

4. Điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ

  • Tăng cường bổ sung vitamin và các khoáng chất để giúp bé tăng sức đề kháng. Ưu tiên cho bé ăn những món ăn mềm, min, mát nhằm mang lại cho con cảm giác dễ chịu khi ăn.
  • Thường xuyên cho bé súc miệng bằng dung dịch nước muối.
  • Giữ vệ sinh cá nhân cho bé, tắm cho con mỗi ngày bằng nước ấm và lau lại nhẹ nhàng bằng khăn sạch. Cố gắng không làm trầy xước hoặc vỡ các bóng nước trên da của bé.
  • Cho bé ở trong phòng thoáng mát, sạch sẽ. Đặc biệt, không cần kiêng gió và ánh sáng.
  • Vệ sinh nhà cửa và đồ chơi, đồ dùng hằng ngày của bé.
  • Nên cho bé nghỉ học khi bệnh để tránh bệnh lan rộng hơn.
  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên cắt ngắn móng tay hoặc cho bé đeo bao tay để tránh bé ngãi làm trầy da chảy máu.

5. Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh, và phương pháp điều trị chủ yếu vẫn dựa vào thuốc giảm đau, hạ sốt và bổ sung vitamin tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, mẹ có thể chủ động giúp con phòng bệnh bằng những cách sau:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn
  • Mang khẩu trang y tế khi đi ra ngoài hoặc đến những nơi đông người, nhất là trong mùa dịch
  • Thường xuyên vệ sinh, lau chùi diệt khuẩn nhà cửa, đồ chơi và các vật dụng trong gia đình.

Biết được bệnh tay chân miệng ở trẻ nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị tại nhà trên đây sẽ giúp các mẹ có thể phòng ngừa bệnh cho con cũng như có những biện pháp chăm sóc đúng cách giúp con nhanh lành bệnh. Trước tiên nếu phát hiện con có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để kiểm tra. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh gia đình hạnh phúc và đừng quên đồng hành cùng mecuti.vn nhé!

bệnh tay chân miệngbệnh tay chân miệng có nguy hiểmb���nh tay chân miệng ở trẻ embiểu hiện của bệnh tay chân miệngcách điều trị tay chân miệng cho trẻchăm sóc trẻ bị tay chân miệngdấu hiệu tay chân miệngmẹ và bénguyên nhân trẻ bị tay chân miệngnuôi dạy trẻphòng bệnh tay chân miệngtriệu chứng bệnh tay chân miệng
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý