Dị ứng hải sản

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Dị ứng hải sản

18/04/2015 01:40 PM
985
Dị ứng khi ăn hải sản.

Nhiều người bị dị ứng da (ửng đỏ, nổi mề đay, ngứa...) chỉ độ 15-20 phút sau khi ăn hải sản; trong đó có người chưa từng bị tình trạng như vậy trước kia.

Hải sản nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng dễ gây dị ứng - Ảnh: Khánh Vy
Hải sản nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng dễ gây dị ứng - Ảnh: Khánh Vy
Cơ chế gây dị ứng sau ăn

Hải sản, trong đó có cá biển, là những thực phẩm quý, giàu chất dinh dưỡng. Nhưng đây cũng là nhóm thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong số các trường hợp bị dị ứng sau khi ăn uống. Rất nhiều loại hải sản có thể gây dị ứng cho người có thể tạng không hợp với hải sản (thường gọi là đồ biển) như: cua, tôm, ghẹ, cá nhám, cá ngừ...

Chất gây dị ứng có trong đồ biển (hay thức ăn nói chung) khi vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng quá mẫn cảm. Đầu tiên, cơ thể sản sinh ra một loại kháng thể đặc dị, được gọi là protein miễn dịch IgE. Nếu tiếp tục ăn thức ăn ấy, chất gây mẫn cảm sẽ thúc đẩy IgE kết hợp với tế bào phì đại của hệ thống miễn dịch để tạo ra histamine. Histamine sinh ra trong các tổ chức, cơ quan khác nhau sẽ gây nên những bệnh lý khác nhau (cụ thể: histamine phóng ra ở mũi, vòm miệng và họng sẽ làm khó nuốt, khó thở; phóng ra ở ruột thì gây đau bụng; nếu phóng ra trên da sẽ gây ngứa, nổi mụn...).

Biểu hiện của dị ứng rất đa dạng, và thường xảy ra rất nhanh, thường chỉ sau khi ăn vài giờ, có người chỉ vài phút. Nhẹ thì nổi mề đay từng vùng (hoặc khắp người), rất ngứa, nôn nao khó chịu. Thường vài giờ sau triệu chứng sẽ lặn. Trường hợp nặng thì ngoài nổi ban và ngứa, còn phù nề mặt, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... Cũng có trường hợp nguy kịch, người bệnh có phản ứng kiểu phản vệ, dẫn đến tử vong.

Phòng và trị

Để đề phòng dị ứng hải sản, những người đã bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó nên tránh dùng lại nó trong thời gian gần (nghĩa là loại trừ tác nhân gây dị ứng).

Về điều trị, ngoài việc loại trừ thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt (bằng cách kích thích gây nôn), thì với những trường hợp dị ứng nhẹ, có thể dùng bài thuốc dân gian chữa dị ứng thức ăn do tôm, cua, cá, như sau: Nguyên liệu: Gừng sống 10g, đậu xanh 100g, lá tía tô và rễ cây lau tươi mỗi thứ 15g. Cách làm: Rửa sạch gừng, rễ cây lau và lá tía tô, giã nát, vắt lấy nước. Cho nước này với đậu xanh vào nồi, thêm nước sạch lượng vừa đủ, nấu cho đậu xanh chín nhừ để ăn.

Các thuốc kháng histamin có tác dụng tốt với các triệu chứng ở da, niêm mạc như  nổi mề đay, ban đỏ, phù mặt, thuốc có thể ngăn chặn được các triệu chứng dị ứng nhẹ ngoài da, niêm mạc, nhưng không ngăn chặn được các phản ứng dị ứng nặng như sốc phản vệ, khó thở nếu có xảy ra.

Với các trường hợp nặng, phải đưa ngay người bệnh đến bệnh viện, không được tự ý sử dụng các loại thuốc chống dị ứng.

Làm gì khi bị dị ứng hải sản?

Cá biển và hải sản là những thực phẩm quý, giàu chất dinh dưỡng nhưng cũng là nhóm thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong số các trường hợp dị ứng sau khi ăn uống.

Có rất nhiều loại hải sản có thể gây dị ứng cho người có thể tạng đặc biệt không hợp với chúng từ các loại tôm, cua, ghẹ… cho đến những loại cá biển như cá nhám, cá hồi, cá ngừ v.v..

Biểu hiện của dị ứng rất đa dạng và thường xảy ra rất nhanh, thường chỉ sau khi ăn vài giờ, thậm chí vài phút. Nhẹ thì nổi mề đay từng vùng hoặc khắp người, rất ngứa, người nôn nao khó chịu, mấy giờ sau sẽ lặn. Người bị nặng thì ngoài nổi ban và ngứa còn phù nề mặt, khó thở, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy… Cá biệt, cũng có trường hợp nguy kịch, người bệnh có phản ứng kiểu phản vệ dẫn đến tử vong.

Để đề phòng dị ứng thức ăn hải sản, những người đã bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó nên tránh dùng lại và loại trừ tất cả những món ăn mà thành phần có loại hải sản này.

Về điều trị, cách tốt nhất là loại trừ thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt bằng cách kích thích gây nôn. Với những trường hợp nhẹ, có thể dùng bài thuốc dân gian chữa dị ứng thức ăn do tôm, cua, cá sau:

Nguyên liệu: Gừng sống 10g, đậu xanh 100g, lá tía tô và rễ cây lau tươi mỗi thứ 15g.

Cách làm: Rửa sạch gừng và rễ cây lau và lá tía tô, giã nát, vắt lấy nước. Đổ thuốc với đậu xanh vào nồi, thêm nước lã lượng vừa đủ, ninh nhừ đậu xanh cho bệnh nhân ăn.

Trường hợp nặng phải đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để dùng các loại thuốc dị ứng và điều trị thích hợp. Đặc biệt, không được sử dụng bừa bãi các loại thuốc chống dị ứng mà chưa có chỉ định của bác sĩ.


Đề phòng dị ứng từ hải sản.


Vì sao hải sản trở thành đặc sản? Các công trình nghiên cứu khoa học đều thống nhất về giá trị dinh dưỡng cũng như phòng trị bệnh của các loại hải sản như:

- Chống huyết khối nhờ acid béo omega 3 sản xuất chất chống kết tập tiểu cầu.
- Hạ hàm lượng triglycerid trong máu, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Cải thiện chức năng nội mô, tăng sự giãn mạch.
- Giảm xơ vữa động mạch…
Vì thế chất béo được cung cấp từ hải sản nhất là cá biển được xem là chất béo có lợi cho tim mạch, trí não. Người ta cho rằng trong 3 tháng đầu mang thai, nếu người phụ nữ thường xuyên sử dụng cá biển thì đứa trẻ khi sinh ra có não bộ tốt hơn những trẻ khác.

Mặt khác quý ông thường ngưỡng mộ các món hải sản như sò, ốc, cá sống mù tạc, cá nấu riêu, cá nướng giấy bạc, thịt màu đỏ, ngũ cốc… vì là nguồn cung cấp kẽm, chỉ cần dùng 2-3 con sò cũng đủ cung cấp số lượng kẽm cần thiết cho cơ thể trong ngày. Theo nghiên cứu của Viện Đại học Nijmegen (Hà Lan) qua theo dõi 108 nam giới có khả năng sinh sản bình thường và 103 hiếm muộn mà tinh trùng đồ (spermogramme) cho thấy, mật độ tinh trùng thấp thì thấy những người hiếm muộn nhận khẩu phần bổ sung dinh dưỡng có cả acid folic và kẽm đã gia tăng 74% mật độ tinh trùng và gia tăng nhẹ (4%) các tinh trùng bất thường.

Nỗi khổ của cơ địa dị ứng.
Các món ăn hải sản từ cá ngừ đại dương đến mực phơi một nắng… luôn khoái khẩu với nhiều người nhưng lại là nỗi lo của một số người có cơ địa dị ứng. Hải sản có tên trong danh mục 20 loại thực phẩm dễ gây dị ứng, nhất là đối với trẻ em (chiếm tỉ lệ 12,5%). Khi vô tình ăn phải, các triệu chứng dị ứng do phóng thích histamin trong cơ thể thường xảy ra như:
- Mẩn ngứa, nổi mề đay, sổ mũi, mắt ngứa, đỏ.
- Tụt huyết áp do mao mạch bị giãn nở, hen suyễn, khó thở do khí phế quản bị co thắt, kích thích cơ trơn đường tiêu hóa làm co thắt, nôn mửa.
- Trường hợp dị ứng nặng có thể dẫn đến tử vong. Đó là chưa kể ngộ độc thực phẩm như ăn phải cá nóc hay ốc biển lạ dẫn đến tử vong.
Những thực phẩm biển dễ gây dị ứng là tôm, cua, sò, ốc, cá ngừ… có người bị dị ứng với thực phẩm này mà không dị ứng với thực phẩm khác. Ngoài ra phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn cá ngừ do cá ngừ thường chứa thủy ngân gây độc cho thai nhi.

Làm gì khi bị dị ứng?
Khi ăn một món ăn lạ và bị dị ứng thì cần chú ý:
Loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng
Đây là biện pháp hàng đầu để tránh làm trầm trọng thêm cơ địa dị ứng. Vì thế nếu một người biết mình thường bị dị ứng khi ăn mực thì tốt nhất là không nên ăn mực và các thực phẩm xào nấu có mực. Việc nấu chín các thực phẩm dễ gây dị ứng sẽ hạn chế được tác dụng gây dị ứng.

Dùng thuốc chống dị ứng.
Loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng là điều trị gốc còn dùng thuốc chống dị ứng là điều trị ngọn tức hóa giải tác động do histamin bị phóng thích gây ra cho cơ thể. Các thuốc chống dị ứng cổ điển ngày nay ít được dùng vì thời gian hiệu quả ít và gây buồn ngủ nhiều. Thuốc chống dị ứng thế hệ mới ít gây buồn ngủ, dùng một liều có thể kéo dài tác dụng 12-24 giờ. Đó là thuốc thuộc các nhóm Cétirizine, Terfénadine, Loratadine, Tritoqualine, Fexofenadine…
Vì thế người hay bị dị ứng với một loại hải sản thì có thể thay thế bằng cách dùng các món hải sản khác với số lượng ít để kiểm tra cơ thể có bị dị ứng với món đó không. Nếu không, thì có thể dùng được, không nhất thiết phải loại bỏ hết hải sản sẽ mất đi thú vui ẩm thực trong đời sống hàng ngày.


(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
chào bác sĩ, cho em hỏi mỗi khi ăn cua ghẹ xong (chỉ ăn vài cái càng thôi) thì khoảng vài tiếng sau thì em bị ngứa ở ngón tay, mà mỗi lần ngứa ở ngón nào thì chắc chắn ngón tay đó sau 12 tiếng sẽ sưng to lên, như vậy em bị làm sao và em phải xử lý như thế nào ạ? cảm ơn bác sĩ nhiều
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
minh an ghe bi noi man o chan, dui uong gi
Bạn bị dị ứng khi ăn ghẹ rồi, bạn nên để ý xem các hải sản khác có bị như vậy không để biết và hạn chế ăn. Khi dị ứng bạn có thể dùng tía tô để điều trị. Tía tô là một loại rau thơm quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Trúng độc hoặc dị ứng hải sản: Lấy một nắm lá tía tô tươi, cho thêm ít nước vào nồi sắc lên. Dùng lúc nước còn nóng, vừa thổi vừa uống.
Cho em hoi an muc xong 10 phut sau bi noi me day la sao
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Dị ứng với mực rồi đó, lần sau nhớ tránh xe em í ra
Bố em bị dị ứng với sứa biển. Nổi đỏ hết 2 cánh tay. Mà mới chỉ tiếp xúc với nó thôi chứ không ăn. Vậy nên chữa kiểu gj
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
bo em bi an tom hay muc vo la khoang 10 phut sau la bi noi ngua het ca nguoi .nhu vay thi bac sy co cach nao chua tri dc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
em bị dị ứng nổi ngứa từng vùng trên người nhưng hơn một ngày rồi mà vẫn chưa lặn thì phải làm thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Bạn nên đến bệnh viện da liễu để các bác sĩ thăm khám cụ thể và điều trị kịp thời.
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý