Trẻ béo phì từ trong… bụng mẹ

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Trẻ béo phì từ trong… bụng mẹ

18/04/2015 01:45 PM
248

Mẹ tăng cân nhiều, đương nhiên con béo

Ngày nay, hầu như tất cả mọi gia đình đều xác định chỉ sinh từ 1-2 con nên họ dành hết sự quan tâm cho bé đặc biệt là khi còn trong bụng mẹ bởi họ quan niệm, con có phát triển tốt hay không quan trọng là khi mới hình thành.

Với tâm lý ấy, hầu hết mọi bà bầu ngày nay đều được chăm sóc vô cùng kỹ lưỡng. H mang thai đứa con đầu lòng mới được 4 tháng mà đã tăng đến 7kg. Cô cho biết, hai vợ chồng lên kế hoạch sinh con từ 1 năm trước và ngay từ lúc đó chồng cô đã ngày ngày bổi bổ đủ mọi loại chất dinh dưỡng. Thời điểm mang thai, H đã tăng lên 3kg so với 1 năm trước và cho đến hiện tại, nàng đã được 57kg.

Cũng giống như H, L cùng cơ quan tôi cũng vậy. Từ khi biết mình mang thai, cô đã “xây dựng” một chế độ ăn uống cực kỳ nghiêm khắc trong việc bồi bổ các loại dưỡng chất nhưng lại vô cùng thoáng khi ăn bao nhiêu thực phẩm chứa dinh dưỡng đó. Vì sợ các loại thực phẩm trên phố không tốt, L nhớ mẹ chồng dưới quê “tải” lên hàng tuần với nào là trứng gà, nào là rau sạch, nào là trứng ngỗng, trứng lộn. Rồi sáng nào cũng tự tay chuẩn bị bữa ăn cho mình thật thịnh soạn. Vì vậy mà khi thai mới được hơn 20 tuần, chị đã vác cái bụng khệ nệ đi khắp nơi, như sắp đẻ đến nơi. Khi thai được 32 tuần đã nặng tới 3kg.

Nhìn vào thực tế cho thấy, đương nhiên việc mẹ bầu bồi bổ dinh dưỡng quá nhiều sẽ khiến tăng cân nhanh chóng và thai nhi cũng tăng cân theo mẹ. Tuy nhiên điều này liệu có tốt? Theo các nhà nghiên cứu, rắc rối với trẻ thừa cân, béo phì bắt đầu từ lúc còn trong bụng mẹ khi thai phụ tăng cân quá mức cần thiết với tâm lý để cho ra đời một đứa con khỏe mạnh. 

Nguy cơ với mẹ mang thai to

Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy số trọng lượng tăng lên trong thai kỳ càng dư thừa sẽ “tạo” ra những đứa trẻ to hơn mức trung bình, sau này chúng sẽ trở nên quá khổ, có nhiều khả năng mắc bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim và bệnh ung thư.

Cũng theo nghiên cứu này, hơn 1/3 phụ nữ có cân nặng trung bình và hơn 1/2 phụ nữ dư cân hoặc béo phì đã tăng cân nhiều hơn mức yêu cầu trong khi mang thai. Ngoài ra, trước khi có thai, nếu người phụ nữ béo hơn mức trung bình cũng là một yếu tố góp phần làm cho họ tăng cân nhiều hơn trong lúc mang thai. 

Ở những phụ nữ tăng hơn 24 kg trong suốt thời gian mang đơn thai, nguy cơ sinh con cân nặng trên 4 kg sẽ nhiều gấp hai lần so với phụ nữ chỉ tăng khoảng 9 kg. Từ cân nặng của trẻ mới sinh, các nhà khoa học có thể dự đoán chỉ số cơ thể sau này của trẻ và nguy cơ trẻ sẽ mắc một số bệnh.

Dù gien di truyền đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề cân nặng nhưng đó không phải là nguyên nhân chính của hiện tượng những đứa trẻ sinh ra quá béo. Một cuộc nghiên cứu trước đó cho thấy ở trẻ 9 tuổi, con của các phụ nữ tăng cân nhiều hơn mức yêu cầu trong lúc mang thai đã trở nên béo hơn những trẻ đồng lứa. Chúng còn có thể trở nên quá khổ, có nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính không lây và chức năng miễn dịch cũng kém hơn.

Ngoài ra, khi mẹ tăng cân quá nhiều không chỉ gây những hậu quả xấu trong tương lai của trẻ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến bà bầu. Khi thai nhi quá tó, mẹ bầu sẽ rất mệt mỏi, cổ tử cung giãn rộng và chèn vào cơ hoành gây khó thở, chèn vào tĩnh mạch vùng chậu, gây phù chân. Việc sinh con to cũng khiến mẹ mất sức nhiều hơn, tổn thương phần mềm như rách âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, mất nhiều máu. Với các mẹ bầu quá cân, mẹ khó lấy lại được vóc dáng sau sinh. Chưa kể, mẹ cũng có thể bị các bệnh như tim mạch, tiểu đường.

Điều chỉnh cân nặng ngay từ khi mang thai

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện rằng trong việc dự đoán các nguy cơ đối với trẻ, về những biến chứng khi sinh, tình trạng trao đổi chất không bình thường và các tác động về sức khỏe..., cân nặng của bà mẹ trước khi mang thai đóng vai trò quan trọng hơn cả trọng lượng tăng trong thai kỳ. 

Vì thế, các nhà nghiên cứu khuyến cáo chị em trước khi có thai lần sau, cần làm giảm phần trọng lượng đã tăng thêm ở lần mang thai trước. Lời khuyên này không chỉ tốt cho con mà tốt cho cả mẹ vì nếu không giảm phần trọng lượng đã tăng thêm, họ sẽ béo hơn và tăng cân nhiều hơn ở thai kỳ tiếp sau.

Với những mẹ bầu có cân nặng vừa phải trước khi mang thai thì không quá quan trọng nhưng với những người hơi béo và thừa cân thì cần xem lại cân nặng chuẩn của mình trước khi quyết định mang bầu. Trong thời gian mang thai,  chị em bầu cũng không nên tăng cân quá nhiều (quá 18kg) để tránh những nguy hiểm có thể gặp phải trong thai kỳ và sinh nở sau này.

Theo bác sĩ Nguyễn Việt Thanh – BV Phụ sản: “Nếu thực sự muốn cải thiện sức khỏe của trẻ em, chúng ta phải chăm sóc các bà mẹ trước khi họ mang thai. Bạn không thể xoay chuyển tình hình trong 9 tháng thai kỳ. Do vậy, giai đoạn trước khi mang thai rất quan trọng để giúp việc mang thai vào quỹ đạo tốt đẹp cho sức khỏe của cả mẹ và con”.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cho minh hoi , tuan thai cua minh o 29-30 tuan thi can nang cua be la bao nhieu ? luc minh sieu am bac si bao be chua duoc 1kg ? co nguoi noi voi minh so voi tuoi thai ma be chi nang nhu vay la nho , nen minh thay rat lo , co ai co cach nao de be tang kg trong bung me ko ?
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý