Ăn kiêng cho người huyết áp

seminoon seminoon @seminoon

Ăn kiêng cho người huyết áp

18/04/2015 02:39 PM
403

Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh:Huyết áp thấp

Theo y học cổ truyền Huyết áp thấp có những nguyên nhân sau:
- Tâm dương bất túc;Thường gặp ở người thanh nữ và người cao tuổi biểu hiện ;Váng đầu hoa mắt tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ , ngón tay lạnh, chất lưỡi nhạt bệu , rêu trắng nhuận , mạch hoãn vô lực hoặc trầm tế
- Tâm tỳ hư:biểu hiện Váng đầu, hồi hộp, thở ngắn, tinh thần mỏi mệt, chân tay vô lực sợ lạnh tự, hón ăn kém, ăn xong bụng đầy lưỡi nhạt rêu trắng hoạt mạch hoãn vô lực
-Tỳ thận dương hư :biểu hiện Váng đầu, ù tai mất ngủ mệt mỏi ngắn hơi, ăn kém đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh hoặc di tinh liệt dương, tiểu tiện đi đêm lưỡi nhạt rêu trắng mạch trầm nhược
- Khí âm hư. biểu hiện: Đau đầu chóng mặt, miệng khát họng khô, lưỡi thon đỏ ít rêu, khô mạch tế sác
Theo tây y Huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh - mạch máu (bệnh huyết áp thấp) thường gặp ở phụ nữ trẻ; với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch (đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi).
Để điều chỉnh huyết áp về mức bình thường, những người có huyết áp thấp bệnh lý cần thực hiện các quy tắc về ăn uống. giữa chế độ ăn và huyết áp thấp không có sự liên kết chặt chẽ, nhưng người ta thấy huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu, và kết quả là tụt huyết áp. Vì vậy, phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.

Một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho.Chất caffein trong cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp, ngày có thể uống 1-2 cốc cà phê đặc, tốt nhất là cà phê không tan tự pha. Không uống quá 2 cốc/ngày để tránh bị nghiện, mất ngủ, rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, vì cà phê gây kích thích tiết dịch vị dạ dày nên những người bị viêm loét dạ dày nên uống với bột kem cà phê. Nếu không uống được cà phê thì có thể thay thế bằng nước chè đặc. Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.
Người mắc bệnh huyết áp thấp nên:
1. Dùng nhiều muối hơn Các bác sĩ thường khuyên nên giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày vì natri trong muối ăn làm tăng huyết áp. Tuy nhiên với những người bị huyết áp thấp thì việc dùng nhiều muối hơn là hoàn toàn có thể. Nếu bạn bị bệnh tim cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều chỉnh sang chế độ ăn này.
2. Uống nhiều nước Nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, sau khi tập luyện thể thao hay trong những ngày hè nóng nên dùng nước trong thành phần có nhiều natri và kali.
3. Tập luyện đều Tập thể thao đều hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên giảm chứng huyết áp thấp. Cẩn thận lúc đứng lên đột ngột khi đang ở tư thế nằm và ngồi, nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể
 Rất nhiều người bị huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh - mạch máu, thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu (biểu hiện là tim đập nhanh, yếu). Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục thể thao. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông... đều rất tốt.
4. Chế độ ăn Nên giảm các loại thực phẩm giàu carbon hydrate như khoai tây, cơm gạo và bánh mỳ.Tránh dùng các thức ăn, thuốc đông y có tính chất lợi tiểu.
5. Tránh xa đồ uống có cồn Sử dụng đồ uống có cồn gây mất nước trong cơ thể. Nên uống nhiều nước, tăng lượng rau quả, thịt lườn gà và cá trong chế độ ăn


Chế độ ăn uống cho người bị huyết áp

1.Ít Natri giàu Cali
  • Hạn chế muối (natri clorua), giảm mì chính (natri glutamat). Hạn chế muối ăn và mì chính dưới 6 g/ ngày, nếu có phù suy tim, cho ít hơn (2- 4 g/ngày).
  • Nhiều rau quả để có nhiều kali, trừ khi thiểu niệu.

Chế độ ăn uống cho người bị bệnh huyết áp

Chế độ ăn uống cho người bị bệnh huyết áp

  • Bỏ thức ăn muối mặn như cà, dưa muối, mắm tôm, mắm tép.
2.Hạn chế thức ăn kích thích thần kinh và tinh thần
  • Bỏ rượu, cà phê, nước chè đặc.
  • Tăng sử dụng các thức ăn, thức uống có tác dụng an thần, hạ áp, thông tiểu: canh vông, hạt sen, ngó sen, chè sen vông, hoa hoè, nước ngô luộc.
3.Phân bổ thức tỷ lệ thành phần thức ăn, thức uống hợp lý

- Đạm (protein): giữ mức 0,8 – 1,0 g/kg cân năng /ngày. Chú ý dùng nhiều protein thực vật như đậu đỗ. Nếu có suy thận, giảm nhiều hơn (0,4-0,6 g/kg cân nặng/ngày).

- Bột đường: 35 kcal/kg cân nặng/ngày. Người béo quá mức (BMI trên 25) và béo phì (BMI trên 30) cho ít hơn để giảm cân vì giảm cân là một yếu tố hạ áp rất có hiệu quả. Ăn ít đường, bánh kẹo ngọt. Tốt nhất là ăn chất bột từ các hạt ngũ cốc và khoai củ.

- Chất béo: không quá 30 g/ngày. Ăn ít mỡ, dùng dầu từ cá, đậu tương là tốt nhất. Ở người béo ít dầu mỡ hơn. Bỏ thức ăn nhiều cholesterol như óc, lòng, tim gan, phủ tạng, ăn ít trứng.

- Chất khoáng, vi lượng, vitamin: đủ yếu tố vi lượng và vitamin đặc biệt là vitamin C, E, A có nhiều trong rau, quả, giá, đậu đỗ.

- Thức uống:
chè sen vông, chè hoa hoè, nước ngô luộc, nước rau luộc là thích hợp nhất vừa thông tiểu, an thần, hạ áp. Bỏ rượu, bia, cà phê, chè đặc.

Người bị cao huyết áp nên ăn gì?

Rau muống chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường. Nó là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.

Khi bị cao huyết áp, ngoài thuốc ra, việc lựa chọn và duy trì một chế độ ăn khôn ngoan và thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề tuân thủ những nguyên tắc chung như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích..., người bệnh nhiều khi tỏ ra lúng túng khi chọn dùng các đồ ăn thức uống cụ thể trong sinh hoạt thường nhật. Trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu của dinh dưỡng học cổ truyền và hiện đại, các chuyên gia đã đưa ra một số thực phẩm thích hợp và có lợi cho việc phòng chống cao huyết áp:

Cần tây.

1. Cần tây: Có tên khoa học là Apium graveolens L. Dùng thứ càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt), chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40 ml. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp. Cần tránh nhầm lẫn với loại cần ta thường dùng làm rau ăn hàng ngày, có tên khoa học là Oenanthe stolinefera Wall.

2. Cải cúc: Chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và hạ huyết áp. Nên dùng làm rau ăn hằng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50 ml, chia 2 lần sáng, chiều. Cải cúc đặc biệt thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.

3. Măng lau: Có công dụng hoạt huyết, thông tràng vị, làm thoải mái lồng ngực và chống phiền khát. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng lau có khả năng tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể lực, làm giãn mạch, cường tim, lợi niệu, hạ áp và phòng chống ung thư. Nó là thức ăn rất thích hợp cho người bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch.

4. Cà chua: Có công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu và hạ áp. Nó là thực phẩm rất giàu vitamin C và P. Nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống, bạn sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

5. Cà (đặc biệt cà tím): Là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn, hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.

6. Cà rốt: Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50 ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.

7. Hành tây: Trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp của Catecholamine, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối Natri trong cơ thể nên làm giảm huyết áp. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều Rutin, rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.

8. Nấm hương và nấm rơm: Có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch và hạ huyết áp, rất thích hợp cho những người bị cao huyết áp vào mùa hè, thu.

9. Mộc nhĩ: Mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là những thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hằng ngày có thể dùng mộc nhĩ trắng 10 g hoặc mộc nhĩ đen 6 g nấu nhừ, chế thêm 10 g đường phèn ăn trong ngày. Khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt thì đây là loại thức ăn lý tưởng.

10. Tỏi: Có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hằng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm dấm, hay uống 5 ml dấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.

11. Lạc: Có công dụng hạ mỡ máu và giáng áp. Kinh nghiệm dân gian Trung Quốc, có thể dùng lạc ngâm với dấm ăn, sau chừng 5 ngày thì dùng được, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 10 hạt.

12. Hải tảo, hải đới và tảo đỏ: Đều là những thực phẩm ở biển, có công dụng phòng chống vữa xơ động mạch và hạ huyết áp. Có thể dùng phối hợp cả ba thứ hoặc thay thế nhau.

13. Đậu Hà Lan và đậu xanh: Là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người cao huyết áp. Hằng ngày nên dùng giá đậu Hà Lan 1 nắm rửa sạch rồi ép lấy nước uống, hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên. Dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới ăn; hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50 g để phòng chống cao huyết áp.

14. Sữa đậu nành: Là đồ uống lý tưởng cho người bị cao huyết áp, có công dụng phòng chống vữa xơ động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và giáng áp. Mỗi ngày nên dùng 1.000 ml sữa đậu nành pha với 100 g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày.

15. Táo: Là loại táo to nhập từ Trung Quốc và các nước châu Âu, chứa nhiều kali, một chất có thể kết hợp với lượng natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Mỗi ngày nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50 ml.

16. Lê: Là thứ quả có công dụng thanh nhiệt, trấn tĩnh và giáng áp, rất có lợi cho những người bị cao huyết áp có kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, hay hồi hộp trống ngực. Mỗi ngày nên ăn đều đặn 1- 2 quả hoặc ép lấy nước cốt uống.

17. Chuối tiêu: Có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và giáng áp. Mỗi ngày nên ăn 1-2 quả, hoặc dùng vỏ quả chuối tiêu tươi 30-60 g sắc uống thay trà.

18. Dưa hấu: Rất thích hợp cho người bị cao huyết áp vào mùa hè vì có tác dụng thanh nhiệt và lợi niệu khá tốt, từ đó giúp cho huyết áp được ổn định. Người ta còn dùng vỏ dưa hấu 12 g và thảo quyết minh 12 g sắc uống thay trà hàng ngày, hoặc ăn hạt dưa hấu mỗi ngày từ 9-15 g để làm hạ huyết áp.

19. Dưa chuột: Chứa nhiều muối kali, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, lợi niệu và giáng áp, rất thích hợp cho người bị cao huyết áp về mùa hè. Nên dùng dưới dạng ăn sống hoặc chế thành dưa góp nhưng chú ý không cho quá nhiều muối.

20. Nho: Rất tốt cho người bị cao huyết áp, kể cả nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối kali.

21. Mã thầy: Mỗi ngày dùng 60-120 g rửa sạch, ép lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày; hoặc dùng 120 g sắc cùng với hải đới 60 g và hải tảo 60 g, uống thay trà trong ngày.

Ngoài ra, người bị cao huyết áp còn nên trọng dụng một số thực phẩm khác như ngô (đặc biệt là trà râu ngô), vừng, hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen, trà hoa hòe, trà thảo quyết minh, trà cúc hoa, trà bạch cúc, trà kỷ tử, mật ong... Không hoặc hạn chế dùng một số thực phẩm như lòng đỏ trứng, não động vật, gan dê, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, thận lợn, mỡ động vật, rượu trắng, dưa hoặc cà muối mặn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, hạt tiêu, ớt, gừng...




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý