Viêm tai giữa ở trẻ -Dấu hiệu để nhận biết

seminoon seminoon @seminoon

Viêm tai giữa ở trẻ -Dấu hiệu để nhận biết

18/04/2015 03:16 PM
10,795
Dấu hiệu bệnh viêm tai giữa ở trẻ là gì? Để khắc phục viêm tai giữa ở trẻ phải làm như thế nào?


Biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ


- Trẻ sốt, thường là sốt cao 39-40oC, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật…

- Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai.

- Rối loạn tiêu hóa: Trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.

- Ngoài ra, chất dịch đọng trong tai giữa có thể gây cản trở đường truyền âm thanh, dẫn tới tình trạng khó nghe tạm thời.

Hãy để �� nếu trẻ có những dấu hiệu sau:

Không có phản ứng với âm thanh yếu hoặc bật to ti vi hoặc radio; Nói to hơn; Có biểu hiện mất tập trung.

Tóm lại tất cả các trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân, những trẻ nhỏ bị tiêu chảy và nôn… đều phải được khám kỹ càng về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh viêm tai giữa cấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển có thể bị điếc.

Ở giai đoạn đầu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vài ngày sau (2-3 ngày) bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai lúc đó ta có thể thấy:

- Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được.

- Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường.

- Không kêu đau tai nữa. Các bà mẹ tưởng chừng như bệnh đã lui nhưng thực ra viêm tai giữa đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính, với một dấu hiệu rất quan trọng: chảy mủ tai.

Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con… ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa phát triển lời nói, sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ (nói ngọng, nói không rõ âm, từ…) làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ. Nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng, nhiều khi ảnh hưởng đến tính mạng: Viêm tai giữa cấp có thể dẫn đến những biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, áp-xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên, do viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây liệt dây thần kinh mặt (dây số VII).

Về điều trị:

Việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ nhất thiết phải do các thầy thuốc chuyên khoa tiến hành. Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà có cách điều trị khác nhau. Vì đây là một bệnh có thể gây biến chứng nặng nề do vậy các bậc phụ huynh tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Nhiệm vụ của cha mẹ là phải theo dõi, chú ý đến mọi bất thường để có thể phát hiện một cách kịp thời khi trẻ bị bệnh, ngoài ra cha mẹ cũng cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:

- Luôn rửa tay, giữ vệ sinh sạch sẽ mũi, họng cho trẻ nhỏ.

- Không để trẻ tiếp xúc với môi trường khói thuốc hay người mắc bệnh.

- Đối với trẻ sơ sinh, tăng cường bú mẹ sẽ giúp trẻ phòng ngừa được bệnh cảm lạnh và viêm tai.

- Vệ sinh bình bú sạch sẽ nếu phải nuôi bộ (tốt nhất là dùng thìa) và bế trẻ ở tư thế ngồi nghiêng trong suốt quá trình bú để tránh chất lỏng tràn vào vòi nhĩ. Tuyệt đối không cho trẻ bú nằm.

- Khi trẻ nôn trớ, không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì chất nôn dễ tràn vào tai giữa.

- Khi gội đầu cho trẻ, không nên hạ thấp đầu trẻ quá, trẻ khóc nước bọt sẽ chảy vào tai giữa.

- Trẻ hay bị viêm mũi, thò lò mũi, V.A… cần phải được điều trị dứt điểm vì đó là nguồn gốc gây bệnh.

- Viêm tai giữa là một bệnh dễ tái phát, vì thế trẻ cần được theo dõi thường xuyên ở các cơ sở tai mũi họng.



Phòng tránh tái phát viêm tai giữa ở trẻ em







Bệnh là hậu quả của sự viêm nhiễm đường hô hấp trên. Bắt đầu chỉ là cảm cúm, sổ mũi thông thường, nhưng nếu không quan tâm, chăm sóc đúng cách cũng như phòng tránh tái phát, bệnh kéo dài và chuyển sang viêm tai giữa. Hậu quả xấu nhất là trẻ sẽ bị điếc.

Khó phát hiện

Viêm tai giữa là hậu quả của sự viêm nhiễm đường hô hấp trên nên những triệu chứng ở giai đoạn đầu thường tương tự như các bệnh đường hô hấp như sổ mũi, cảm cúm, nóng sốt, hay quấy khóc… nên rất khó phát hiện.

Cũng chính vì điều này khiến  nhiều bậc cha mẹ chủ quan, bỏ qua các biểu hiện bệnh hoặc không biết về mức độ nguy hiểm của viêm tai giữa, vì thế không quan tâm chữa ngay. Chỉ đến khi bệnh có biến chứng hoặc ở giai đoạn cuối, tức là màng nhĩ đã bị rách, lúc đó mới đưa đến bác sĩ thì đã muộn. Bởi vì bệnh viêm tai giữa phát triển nhanh theo từng ngày, mức độ nguy hiểm cũng tăng theo. Các biến chứng có thể gặp như viêm tai giữa mãn tính, viêm xương chũn, viêm màng não…

Trước khi bị viêm tai giữa, trẻ thường có những triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như ho, chảy mũi, nghẹt mũi… Ở trẻ nhỏ thường có quấy khóc dữ dội khi ở tư thế nằm hoặc nghiêng về phía lỗ tai bị bệnh, hoặc trẻ thường đưa tay lên quơ vào chỗ tai đau khi bú do áp vào ngực mẹ. Triệu chứng rõ hơn là sốt, chảy mủ tai. Ngoài ra, cần lưu ý những dấu hiệu phụ đi kèm: Trẻ chán ăn, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy… Khi thấy trẻ có những biểu hiện này, cần sớm đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để có thăm khám và điều trị.

Phòng tránh tái phát viêm tai giữa ở trẻ em - 1

Khi nhận thấy trẻ có những triệu chứng viêm tai giữa, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay. (Ảnh minh họa).

Việc điều trị, tùy từng trường hợp mà sẽ điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Có nhiều cách chữa viêm tai tùy theo tuổi của trẻ nhỏ, bệnh sử và loại nhiễm trùng. Nếu trẻ nhỏ khó chịu, bạn có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau như paracetamol. Nếu trẻ không bị chảy mủ lỗ tai hay đã từng đặt ống trong tai, bác sĩ có thể cho một loại thuốc nhỏ tai để giảm đau. Bác sĩ có thể cho trẻ uống thuốc kháng sinh, nên uống cho hết thuốc để chắc chắn là đã hết nhiễm trùng.

Phòng tránh tái phát bệnh viêm tai giữa

Nếu được chăm sóc và điều trị đúng, đa số các trường hợp viêm tai giữa sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần. Theo các bác sĩ, bệnh viêm tai giữa mặc dù dễ chữa trị, nhưng khả năng tái phát của loại bệnh này rất cao. Khoảng 1/3 số trẻ mắc bệnh sau chữa trị sẽ có ít nhất 6 lần tái bệnh trong vòng 7 năm (gần 1 lần/năm). Do vậy, các nhà chuyên môn khuyên, khi trẻ đã một lần mắc bệnh, thì sau đợt điều trị đã ổn định, cần cho trẻ tái khám định kỳ thường xuyên (4 – 6 tháng/lần), nhất là trẻ có giảm thính lực, chậm nói. Ở trẻ viêm tai giữa mạn tính, cần kiểm tra thính lực, cần chữa trị sớm những khi trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên. Để phòng bệnh viêm tai giữa xảy ra ở trẻ, cần tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: Môi trường, yếu tố gây dị ứng (bụi bặm, khói thuốc lá…), cần vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý, cần cho trẻ bú mẹ. Cần lưu ý, không được tự mua thuốc để trị cho trẻ, hay tự ý bơm bất cứ thuốc gì vào tai trẻ, không khều móc tai trẻ sẽ làm chấn thương, hay nhiễm trùng rất nguy hiểm…

(ST)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
con tôi bị viêm tai giữa bsĩ đang điều trị. Vậy tôi hỏi sau này cháu lớn có bị ảnh hưởng gì về sức khoẻ, sinh sản,.... không?
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
con trai tôi được 7 tháng tuổi bé thường hay ngoái lỗ tai bên phải,xin hỏi tai bé có bị gì không? có 3 lần tắm bị vô nước lỗ tai tôi đều làm theo hướng dẫn bs nghiêng đầu bé kéo vành tai cho nước chảy ra sau đó dùng miếng gòn đặt ngoài vành tai cho bé nằm nghiêng. bé vẫn bú và chơi bình thường không quấy khóc.
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
bé Bảo Trâm được 16 tháng tuổi, bé bị chảy mổ lỗ tai bên phai. chảy ra tôi lau sạch những vẫn tiếp tục chảy và đóng khô lại, xin hỏi bác sĩ cháu bị gì không? có một lần tôi tấm cho cháu đở nước vô lỗ tai và quên lau cho bé.
Chẳng có dấu hiệu bệnh tật gì đâu chỉ là bé nhà mình nhạy cảm, chị nên để tai của bé luôn sạch sẽ và khô ráo là ok nagy mà
Con gái tôi được 22 tháng, cháu bị viêm tai giữa nặng...tai bị chảy mủ và gia đình cho cháu đi chữa trị khoảng 1 tháng thì tai mới tạm thời khô, hiện tại mũi của cháu không bị chảy nữa..nhưng bsi chẩn đoán VA của cháu vẫn bị tấy. Xin hỏi bsi la...VA bị tấy có ảnh hưởng đến tai không? Và tai cháu bị thủng liệu có liền được không?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý