Chăm sóc bà bầu đúng cách

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Chăm sóc bà bầu đúng cách

18/04/2015 03:23 PM
1,607

Chăm sóc bà bầu sao cho đúng? bà bầu nên ăn gì? làm sao để hết nghén? Bà bầu tập thể dục thế nào tốt?

Thực phẩm cho bà bầu

Tránh cho con bị suy dinh dưỡng ngay từ lúc mang thai đã không còn là điều xa lạ và khó khăn bởi một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh. Vậy các bà bầu nên ăn gì và tránh những loại thực phẩm nào ?

Thực phẩm nên ăn

Rau, quả : Cung cấp nhiều chất xơ, giúp cho bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt. Các loại quả như: chuối, táo, dâu tây… cung cấp nhiều vitamin C, chất khoáng và ngừa dịch bệnh. Đặc biệt, ăn nhiều chuối còn có khả năng giảm thiểu hiện tượng co thắt, thư giãn các cơ bắp và kích hoạt quá trình co bóp khi sinh con. Bên cạnh đó, ăn nhiều cà rốt, cải bông xanh, cải bắp…cũng góp phần cung cấp nhiều vitamin A, axit folic tốt cho mắt của trẻ và sức khỏe của mẹ.

Dầu thực vật : Hạn chế các loại dầu mỡ để tránh thừa cân cho mẹ, tuy nhiên dầu thực vật lại rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa các loại vitamin nhóm A, E, D. Vì thế không nên loại chúng ra khỏi thực đơn của mẹ, có thể dùng xen kẽ với dầu ôliu, dầu hướng dương.

Các loại rau, quả, trứng, sữa, cá, ngũ cốc, các loại hạt... là những thực phẩm rất cần cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai

Ngũ cốc và các loạt hạt (hạt điều, đậu phộng, mè…): Ngũ cốc cung cấp hydratcacbon cho hoạt động của hệ thần kinh và quá trình tiêu hoá diễn ra được tốt. Trong khi đó, ăn nhiều hạt điều, đậu phộng, mè… sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng đạm không thua gì thịt, cá.

Thịt : Khi mang thai, nhu cầu cần bổ sung chất đạm của cơ thể tăng lên 50%. Vì thế các bà mẹ nên ăn nhiều thịt, cá nhưng vẫn phải hạn chế mỡ động vật. Nên ăn nhiều thịt bò vì trong thịt bò có chứa một lượng lớn chất sắt, protein, B6, B12, colin… cần thiết cho sự phát triển của thai nhi nhất là bộ não của bé.

Các bà mẹ đừng quên uống từ 1 đến 2 cốc sữa mỗi ngày

Sữa và sữa chua : Ngoài canxi, phốt pho, vitamin A, B sữa còn đóng vai trò quan trọng cho quá trình hình thành xương và răng cho trẻ do trong sữa có hàm lượng vitamin D cao.

Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng, khi mang thai không nhất thiết phải uống dành riêng cho cac bà mẹ, có thể uống sữa tươi hay các loại sữa đã quen dùng và hợp khẩu vị. Ăn nhiều sữa chua cũng cung cấp một lượng lớn canxi, kẽm và đặc biệt tốt cho việc tiêu hóa thức ăn.

Cá : Cá cung cấp nhiều protein lại ít béo nên tốt cho cơ thể và tim mạch. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao và cá sống sâu dưới đáy đại dương (cà ngừ, cá kiếm…). Nên ăn nhiều cá hồi, cá xac-di và tuyệt đối không nên ăn gỏi cá.

Trứng : Cung cấp những axit amino axit cần thiết cho cả mẹ và bé. Nhiều bà mẹ khi mang thai lại cố ăn nhiều trứng ngỗng dù khó ăn vì nghĩ nó đặc biệt tốt cho thai nhi. Thực chất, theo các nghiên cứu không nhất thiết phải là trứng ngỗng vì xét về chất dinh dưỡng và độ ngon, trứng gà hơn hẳn trứng ngỗng. Ngoài ra, ăn lòng đỏ trứng gà trong giai đoạn mang thai còn có thể làm tăng trí thông minh và trí nhớ cho bé trong tương lai. Những cũng không nên lạm dụng, chỉ ăn không quá 5 quả một tuần.

Nước: Rất cần cho quá trình điều tiết nhiệt độ cơ thể (cả mẹ và bé), trao đổi chất, duy trì hệ miễn dịch, thải chất độc…

Vì thế, cần cung cấp cho cơ thể ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày, tốt nhất là nước lọc hoặc nước trà và các loại nước hoa quả ép chứa nhiều vitamin C.

Tránh ăn thực phẩm nào?

Các nhà nghiên cứu giai đoạn thai phụ đều cho rằng, trong các loài động vật có vỏ như: trai, sò, vẹm, cua, hến, tôm…có mức độ nhiễm hóa chất rất cao dù trong môi trường tự nhiên hay nuôi nhân tạo. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh ăn những loại thực phẩm này.

Bà bầu tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá...

Không chỉ vậy, để bảo vệ thai nhi thai phụ cũng nên tránh các loại thức ăn như: gan động vật, patê, trứng sống hoặc chế biến chưa chín kỹ, thịt động vật còn tái (nhúng, dấm…) vì dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến bệnh sán lá, phomat xanh, khoai lên mầm…

Đặc biệt, khi mang thai người phụ nữ không nên ăn nhãn, long nhãn sẽ tăng nhiệt cho thai nhi, dễ dẫn đến khí huyết không điều hòa và dễ bị nôn. Tuyệt đối không dùng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas…làm hưng phấn trung khu thần kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Một số thực phẩm trong quá trình mang thai được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực đến trí nhớ, khả năng học hỏi ở bào thai. Trong khi có một số thực phẩm mẹ cần tránh vì có thể cản trở khả năng phát triển bộ não thai nhi.

Bổ sung vitamin hàng ngày theo chỉ dẫn

Vitamin bổ sung đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng cho em bé của bạn; chẳng hạn, axit folic và vitamin B12 cần cho tế bào máu, vitamin C để sản xuất collagen, vitamin D xây dựng xương và kẽm cho sự phát triển não.

Nếu vitamin khiến bạn buồn nôn, hãy thử dùng nó cùng một bữa ăn hoặc nói chuyện với bác sĩ để đổi loại khác.

Nhận đủ omega 3

Cá giàu axit omega 3 có thể thúc đẩy trí tuệ bào thai. Trong một nghiên cứu chỉ ra rằng, người mẹ ăn cá nhiều hơn trong tam cá nguyệt thứ hai thì bé có chỉ số kiểm tra phát triển trí tuệ cao hơn lúc 6 tháng tuổi.

Omega 3 được tìm thấy trong màng tế bào não. Do đó, nó có ảnh hưởng rất lớn tới chức năng của não. Nếu bạn không thích cá, hãy nói chuyện với bác sĩ để bổ sung dầu cá.

Nhận thức đúng về thủy ngân

Cá tốt cho não bào thai nhưng bạn cần phòng ngừa thủy ngân có trong cá. Ô nhiễm thủy ngân trong một số loại cá có thể gây hại. Cục quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ khuyên tất cả phụ nữ mang thai nên tránh hoàn toàn cá kình, cá thu, cá mập, cá kiếm vì chúng có lượng thủy ngân cao nhất. Một số cá có thủy ngân thấp hơn là cá hồi, cá da trơn, cá rô phi, tôm và cá pollack. Ngay cả với những loại cá này, bạn cũng chỉ nên ăn khoảng 2 bữa mỗi tuần.

Rau xanh và hoa quả

Rau quả chứa chất chống oxy hóa, tốt cho em bé của bạn. “Chất chống oxy hóa bảo vệ các mô não bé khỏi các tổn hại” – Elizabeth Somer (tác giả cuốn Dinh dưỡng cho thai khỏe mạnh) gợi ý. Chọn rau quả có màu sậm như màu xanh sậm, đu đủ, cà chua, quả việt quất vì chúng chứa chất chống oxy hóa nhiều nhất. Nên nhớ rửa thật sạch rau quả, kể cả loại có vỏ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.

Tránh rượu bia

Mặc dù hội chứng nhiễm rượu bào thai có liên quan đến lạm dụng rượu nặng trong thai kỳ thì ngay cả một lượng vừa phải của bia, rượu, rượu vang cũng có thể gây tổn hại cho não của bé. Mẹ uống rượu có thể ảnh hưởng tới các vấn đề về học tập, ghi nhớ, tập trung, kỹ năng xã hội ở bé về sau.


Hãy hỏi bác sĩ để kiểm tra sắt cho bạn. Sau đó, tăng cường thực phẩm chứa sắt vào bữa ăn như thịt gà, thịt bò nạc, đậu, ngũ cốc giàu sắt. (ảnh minh họa)

Tăng cường protein

Cơ thể bạn cần nhiều protein để xây dựng các tế bào, kích thích em bé phát triển. Lượng protein của mẹ cần thêm khoảng 10g mỗi ngày. Một số nguồn giàu protein gồm: sữa chua vào bữa sáng, một bát đậu đỗ vào bữa trưa, một phần thịt bò nạc (thăn bò) vào bữa tối.

Chú trọng chất sắt

Lượng sắt cần tăng gấp đôi trong thời kỳ mang thai, vì sắt cung cấp oxy duy trì sự sống cho bé. Vấn đề là nhiều phụ nữ mang thai đã thiếu sắt. Nếu bào thai bị thiếu oxy trong tử cung thì bé sẽ có nguy cơ chậm phát triển thể chất và IQ.

Hãy hỏi bác sĩ để kiểm tra sắt cho bạn. Sau đó, tăng cường thực phẩm chứa sắt vào bữa ăn như thịt gà, thịt bò nạc, đậu, ngũ cốc giàu sắt.

Không tăng cân quá nhiều

Bạn ăn quá nhiều sẽ tăng cân quá nhiều, kéo theo nguy cơ sinh non. Những bé sinh non thường có nhiều bất lợi về học tập sau này. Sinh non cũng kéo theo nguy cơ giảm sức khỏe tinh thần ở bé.

Cẩn thận ngộ độc thực phẩm

Toxoplasmosis (một căn bệnh gây ra bởi ký sinh trùng được tìm thấy trong thịt và trứng chưa nấu chín) ít hại cho mẹ nhưng có thể tàn phá bào thai như mù lòa, mất thính giác, chậm phát triển tâm thần. Để ngăn chặn, bạn nên:

- Khi ăn hàng, không chọn ăn các loại thịt lạ.

- Không ăn trứng sống.

- Rửa tay, thớt, dao trong nước nóng và dung dịch rửa bát trước và sau khi chuẩn bị thức ăn.

- Nấu thịt thật chín.

Bà bầu uống sữa thế nào tốt?

Đảm bảo sức khỏe co bà bầu là hết sức quan trọng cần chú ý một số điểm quan trọng. Sử dụng sữa cho bà bầu cũng nên chú ý tới một số vấn đề.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa bà bầu được bổ sung nhiều vi chất cần thiết, tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi, nhất là những người bị thiếu hụt dưỡng chất khi mang thai như canxi, sắt, axit folic, các vitamin… Tuy nhiên, bổ sung như thế nào là đủ và phát huy được hiệu quả thì lại là một câu trả lời khó.

Bà bầu nên uống sữa gì hợp với mình


Có rất nhiều người khi mang thai nghĩ ngay đến việc uống sữa bà bầu nhưng các chuyên gia khuyên rằng nếu bạn ăn uống tốt, ăn đầy đủ rau xanh, hoa quả, uống sữa tươi… thì không nên bổ sung dinh dưỡng bằng sữa bầu. Thay vì bổ sung bằng những thức ăn nhân tạo, các bà bầu nên ăn các thức ăn tự nhiên, như thế sẽ hấp thu được tốt nhất chất dinh dưỡng.

Chỉ nên lựa chọn hoặc uống sữa bầu, hoặc bổ sung bằng thức ăn tự nhiên và sữa tươi, không nên gộp cả hai với nhau. Nếu hàng ngày, bạn uống nước hoa quả, ăn rau xanh,… rồi lại uống thêm sữa bầu thì việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn.


Có thể uống sữa tươi thay cho sữa bầu nếu bạn không thể uống được sữa bầu.

Có thể thay sữa bà bầu bằng uống sữa tươi?
Nếu thấy sữa bà bầu có vị khó uống thì không nên ép bản thân phải uống, bạn có thể thay thế bằng sữa tươi tiệt trùng.

Một số người lại không hấp thụ được sữa, khi uống thường bị khó tiêu, nghén, tiêu chảy… đó là do cơ thể không đủ lượng men lactase để tiêu hóa lượng đường trong sữa. Trong trường hợp này, bạn có thể chuyển sang uống sữa đậu nành.

Tuy nhiên, khi bà bầu uống sữa đậu nành thì cần bổ sung thêm các sản phẩm như thịt, cá, rau xanh, hoa quả… để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

Bà bầu nên uống sữa như thế nào?
Vì một lý do nào đó, bạn không thể uống được vị sữa bà bầu thì cũng đừng bỏ qua ngay nguồn dinh dưỡng quan trọng, giúp thai nhi phát triển tốt này. Các phương pháp sau đây sẽ giúp bạn quen dần với việc uống sữa:

- Đừng ép mình uống một lúc hết 1 cốc sữa ngay, có thể chia nhỏ làm nhiều bữa trong một ngày. Uống một chút một cho đến khi quen dần.

- Sữa bà bầu hiện nay có rất nhiều vị cho bạn lựa chọn, hãy chọn vị mà bạn cảm thấy thích nhất, không nên ép mình uống một loại cố định.

- Uống sữa tươi thay cho sữa bầu nếu không thể uống được sữa bột, đồng thời bổ sung thêm sữa chua, phô mai… cũng đều tốt cho thai phụ.

Một số loại sữa thông dụng cho phụ nữ mang thai
- Sữa tươi: Là loại sữa được lấy trực tiếp từ bò, dê... sau khi xử lý (đa số là pha loãng và tiệt trùng bằng nấu sôi, tia cực tím...) được đóng gói vào hộp, bịch, chai...

- Sữa bột (nguyên kem, sữa béo) là loại sữa dạng bột được đóng trong hộp sắt hay bao thiếc, khi uống thì pha sữa bột với nước ấm. Cứ 8 lít sữa tươi sẽ làm được 1kg sữa bột, một ký sữa bột này khi uống sẽ pha với nước ấm thành 8 lít sữa nên còn gọi là sữa hoàn tươi hay còn gọi là hoàn nguyên. Trong sữa bột thường được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như chất béo, đạm, đường, vitamin, khoáng chất, sắt, canxi, taurin, DHA, RA, probiotic, chất xơ... với số lượng và thành phần thay đổi tùy theo từng nhu cầu khác nhau.

- Sữa không béo (sữa gầy, sữa tách bơ) là loại sữa nguyên kem được lấy đi một phần hay toàn bộ chất béo để làm giảm năng lượng nhưng vẫn còn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khác, thường được bổ sung thêm canxi và ít cholesterol.

- Sữa đậu nành nước dạng công nghiệp đóng trong hộp giấy: Nếu được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết thì sẽ giá trị dinh dưỡng tương đối, không có đạm và béo động vật.

- Sữa cao năng lượng: Là loại sữa được bổ sung thêm nhiều đường, đạm và béo để tăng đậm độ năng lượng (1ml sữa cung cấp 1kg calo).

- Sữa chua dạng uống hay dạng đặc: Là sữa được lên men vi sinh có lợi cho tiêu hóa và hấp thu, giảm nguy cơ tiêu chảy do thiếu men lactase.

Theo EvaTheo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa bà bầu được bổ sung nhiều vi chất cần thiết, tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi, nhất là những người bị thiếu hụt dưỡng chất khi mang thai như canxi, sắt, axit folic, các vitamin… Tuy nhiên, bổ sung như thế nào là đủ và phát huy được hiệu quả thì lại là một câu trả lời khó.

Bà bầu nên uống sữa gì hợp với mình
Có rất nhiều người khi mang thai nghĩ ngay đến việc uống sữa bà bầu nhưng các chuyên gia khuyên rằng nếu bạn ăn uống tốt, ăn đầy đủ rau xanh, hoa quả, uống sữa tươi… thì không nên bổ sung dinh dưỡng bằng sữa bầu. Thay vì bổ sung bằng những thức ăn nhân tạo, các bà bầu nên ăn các thức ăn tự nhiên, như thế sẽ hấp thu được tốt nhất chất dinh dưỡng.

Chỉ nên lựa chọn hoặc uống sữa bầu, hoặc bổ sung bằng thức ăn tự nhiên và sữa tươi, không nên gộp cả hai với nhau. Nếu hàng ngày, bạn uống nước hoa quả, ăn rau xanh,… rồi lại uống thêm sữa bầu thì việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn.


Có thể uống sữa tươi thay cho sữa bầu nếu bạn không thể uống được sữa bầu. (Ảnh: Inmagine)

Có thể thay sữa bà bầu bằng uống sữa tươi?
Nếu thấy sữa bà bầu có vị khó uống thì không nên ép bản thân phải uống, bạn có thể thay thế bằng sữa tươi tiệt trùng.

Một số người lại không hấp thụ được sữa, khi uống thường bị khó tiêu, nghén, tiêu chảy… đó là do cơ thể không đủ lượng men lactase để tiêu hóa lượng đường trong sữa. Trong trường hợp này, bạn có thể chuyển sang uống sữa đậu nành.

Tuy nhiên, khi bà bầu uống sữa đậu nành thì cần bổ sung thêm các sản phẩm như thịt, cá, rau xanh, hoa quả… để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

Bà bầu nên uống sữa như thế nào?
Vì một lý do nào đó, bạn không thể uống được vị sữa bà bầu thì cũng đừng bỏ qua ngay nguồn dinh dưỡng quan trọng, giúp thai nhi phát triển tốt này. Các phương pháp sau đây sẽ giúp bạn quen dần với việc uống sữa:

- Đừng ép mình uống một lúc hết 1 cốc sữa ngay, có thể chia nhỏ làm nhiều bữa trong một ngày. Uống một chút một cho đến khi quen dần.

- Sữa bà bầu hiện nay có rất nhiều vị cho bạn lựa chọn, hãy chọn vị mà bạn cảm thấy thích nhất, không nên ép mình uống một loại cố định.

- Uống sữa tươi thay cho sữa bầu nếu không thể uống được sữa bột, đồng thời bổ sung thêm sữa chua, phô mai… cũng đều tốt cho thai phụ.

Một số loại sữa thông dụng cho phụ nữ mang thai
- Sữa tươi: Là loại sữa được lấy trực tiếp từ bò, dê... sau khi xử lý (đa số là pha loãng và tiệt trùng bằng nấu sôi, tia cực tím...) được đóng gói vào hộp, bịch, chai...

- Sữa bột (nguyên kem, sữa béo) là loại sữa dạng bột được đóng trong hộp sắt hay bao thiếc, khi uống thì pha sữa bột với nước ấm. Cứ 8 lít sữa tươi sẽ làm được 1kg sữa bột, một ký sữa bột này khi uống sẽ pha với nước ấm thành 8 lít sữa nên còn gọi là sữa hoàn tươi hay còn gọi là hoàn nguyên. Trong sữa bột thường được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như chất béo, đạm, đường, vitamin, khoáng chất, sắt, canxi, taurin, DHA, RA, probiotic, chất xơ... với số lượng và thành phần thay đổi tùy theo từng nhu cầu khác nhau.

- Sữa không béo (sữa gầy, sữa tách bơ) là loại sữa nguyên kem được lấy đi một phần hay toàn bộ chất béo để làm giảm năng lượng nhưng vẫn còn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khác, thường được bổ sung thêm canxi và ít cholesterol.

- Sữa đậu nành nước dạng công nghiệp đóng trong hộp giấy: Nếu được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết thì sẽ giá trị dinh dưỡng tương đối, không có đạm và béo động vật.

- Sữa cao năng lượng: Là loại sữa được bổ sung thêm nhiều đường, đạm và béo để tăng đậm độ năng lượng (1ml sữa cung cấp 1kg calo).

- Sữa chua dạng uống hay dạng đặc: Là sữa được lên men vi sinh có lợi cho tiêu hóa và hấp thu, giảm nguy cơ tiêu chảy do thiếu men lactase.

Cách chăm sóc bà bầu xoa dịu cơn nghén

Tình trạng nghén khi mới mang thai là một dấu hiệu tốt của một bà bầu khỏe mạnh, cho dù nó khiến người ta rất khó chịu. Hơn phân nữa số bà bầu phải đối mặt với cơn nghén. Nếu vợ bạn nằm trong số đó, hãy thử những mẹo giúp chăm sóc bà bầu xoa dịu cơn nghén dưới đây.

Chăm sóc bà bầu

1. Thuốc

Kẽm và vitamin B6 có tác dụng phòng ngừa nghén. Có thể bổ sung riêng kẽm và vitamin B6 khichăm sóc bà bầu xoa dịu cơn nghén nhưng phần lớn bà bầu dùng chúng dưới dạng viên tổng hợp, cùng với những chất cần thiết khác. Hãy hỏi bác sĩ về vitamin tổng hợp dành cho bà bầu bạn nhé.

2. Âm nhạc

Những nhà nghiên cứu ở Anh chỉ ra rằng, 90% bà bầu nghe nhạc cho kết quả tốt khi bị nghén. Có sự kết nối giữa thứ bạn nghe ở tai và dạ dày của bạn (cơn buồn nôn) và cuối cùng, nó mang tới cảm giác cân bằng.

Có nhiều cách chăm sóc bà bầu xoa dịu cơn nghén.

3. Kẹo bạc hà

Một số nghiên cứu cho biết, trà gừng có ảnh hưởng đến mạch máu của mẹ nếu được tiêu thụ với số lượng lớn. Vì thế, hãy thử trà bạc hà (hoặc đơn giản là vài chiếc kẹo bạc hà) để ổn định dạ dày cũng có thể là một cách chăm sóc bà bầu xoa dịu cơn nghénhay.

4. Tránh một số yếu tố gây nghén

Hãy ghi nhớ lại những khoảng thời gian bị nghén của vợ bạn trong ngày, triệu chứng nghén riêng biệt và bạn sẽ tìm được những khoảng thời gian an toàn. Đồng thời, cũng nên ghi lại những hoạt động trong ngày, đồ ăn và những nơi đã đến. Nó giúp bạn nhận diện yếu tố gây nghén thêm và cách phòng tránh qua đó sẽ giúp bạn có kinh nghiệm chăm sóc bà bầu xoa dịu cơn nghén.

5. Một muỗng dấm

Các tuyến trong miệng sản xuất nhiều nước bọt hơn khi mang bầu và khiến cảm giác nghén nặng thêm. Khi chăm sóc bà bầu xoa dịu cơn nghén hãy trộn 1 muỗng dấm vào cốc nước ấm, rồi uống từng hớp nhỏ sau bữa sáng. Dấm làm miệng khô và nhờ thế, ít bị nghén.

6. Đi bộ

Một số nhà khoa học khẳng định, luyện tập nhẹ nhàng có thể làm giảm triệu chứng nghén, gồm ợ nóng và cơn nghén buổi sáng. Hãy dành thời gian bộ cùng vợ bạn vào buổi sáng và buổi chiều mỗi ngày cũng là một cách chăm sóc bà bầu xoa dịu cơn nghén.

7. Mùi thơm

Nếu những mùi khó chịu làm vợ bạn nghén hơn, hãy thử cho vợ bạn mang bên mình một miếng chanh, cam hoặc quýt (hoặc tinh dầu các loại này). Nếu là tinh dầu, hãy nhỏ vào một chiếc khăn tay để cảm thấy dễ chịu.

Bà bầu nên tập thể dục như thế nào?


Tập thể dục khi mang thai quan trọng thế nào? Bà bầu cần lưu ý những gì khi tập thể dục để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mình?  

Lợi ích của việc thể dục khi mang thai
 

Nhiều người phát hiện mang thai đã ngừng việc tập thể thao lại vì họ sợ vận động sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, hiện nay khoa học đã chứng minh, việc luyện tập thể thao trong suốt quá trình mang thai giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh, chống lại những căn bệnh do vi khuẩn như cảm cúm… Người ta cũng nhận thấy, thường xuyên luyện tập thể thao còn giúp chị em thai phụ dễ dàng “vượt cạn” hơn. Đồng thời, bà bầu cũng nhanh chóng lấy lại vóc dáng hơn sau khi sinh.

Phụ nữ mang thai thường bị stress, căng thẳng và hay cáu gắt, vì vậy, tập thể dục giúp họ vui vẻ, sảng khoái và yêu đời hơn. Nếu có điều kiện tham gia vào các lớp thể dục, bà bầu còn có cơ hội giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với các bà bầu khác, giảm lo lắng trong quá trình vượt cạn cũng như chăm sóc trẻ sơ sinh, chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho em bé sắp chào đời. 

Những lưu ý khi tập thể dục
 

Những môn thể thao được các chuyên gia khuyên bà bầu nên áp dụng là đi bộ, bơi lội, yoga, thái cực quyền…

Để luyện tập hiệu quả, phụ nữ mang thai cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản:
 

- Trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai, không tập những động tác nằm thẳng lưng.

- Không tự ý đề ra chương trình tập luyện cho mình, phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Nên bắt đầu luyện tập một cách nhẹ nhàng, những động tác nhẹ và chậm. Bạn phải lường sức mình, không nên cố gắng tập quá sức sẽ gây hại đến thai nhi.

- Tốt nhất bạn nên tham gia vào một lớp thể dục dành cho bà bầu để được tập bài bản và thường xuyên suốt quá trình mang thai.

- Khi luyện tập chú ý giữ mát cho cơ thể.

- Không được nằm úp khi tập thể thao.

- Tập luyện đều đặn 30 phút/ ngày, 3 lần/tuần là hợp lí nhất.

- Luôn chú ý bổ sung năng lượng suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt nên uống nhiều nước trong và sau khi tập luyện. 

3 bài tập lý tưởng cho phụ nữ mang thai
 

Đi bộ: là bài tập lý tưởng và dễ dàng nhất dành cho bà bầu. Đi bộ không chỉ giúp phụ nữ mang thai rèn luyện cơ bắp mà còn giúp giảm các cơn đau khi sinh nở. Sau khi sinh, bạn cũng nên duy trì việc đi bộ để nhanh chóng lấy lại vóc dáng cho cơ thể.

Yoga: Trong quá trình mang thai, các động tác thư giản kết hợp luyện tập của yoga giúp bà bầu khỏe hơn, dẻo dai hơn và giải tỏa mọi căng thẳng, mệt mỏi và vui vẻ hơn. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý tập yoga mà nên đăng ký tham gia khóa học yoga dành cho phụ nữ mang thai và thực hiện các bài tập của người hướng dẫn, giảng dạy. 

Bơi lội: Nước được coi là môi trường thuận lợi trong thời gian mang thai vì nó giúp giải toả stress và sức ép lên các cơ bị tác động nhiều. Khi bơi lội phụ nữ mang thai sẽ cảm giác mát mẻ, thảoi mái hơn, đồng thời bơi lội còn giúp giảm bớt các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi chân tay, cơ bắp cho bà bầu.

3 vấn đề thường gặp ở da khi bầu bí

- Ngoài tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, các hắc tố melanin xuất hiện nhiều hơn vì thế làn da của thai phụ sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị khô, xạm đen, bị nám hoặc nổi mụn. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và cải thiện làn da cho bà bầu?

1. Khi da bị khô và ngứa

Cùng với sự phát triển của thai nhi trong bụng, làn da của người mẹ trở nên khô hơn do thiếu nước. Da trở nên đặc biệt nhạy cảm, dễ bị ngứa, dị ứng và nổi mẩn, đặc biệt là vùng da mặt, tay chân và đùi.

Da bị ngứa và xuất hiện những vết mẩn đỏ là hiện tượng bình thường ở những phụ nữ mang thai. Hiện thượng này sẽ hết sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu không biết vệ sinh da sạch sẽ sẽ có thể gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho da như: lở loét, nhiễm trùng da...

Cần vệ sinh da theo những cách sau:

- Hạn chế dùng xà phòng để tắm và rửa mặt. Nhiều phụ nữ cho rằng tắm bằng xà phòng sẽ làm sạch các loại vi khuẩn trên da, giúp giảm bớt cảm giác ngứa ngáy. Tuy nhiên, chất xút có trong xà phòng, đặc biệt là các loại xà phòng thơm sẽ ăn mòn da, làm da trở nên khô và mất nước nhiều hơn. Các tế bào da chết cũng ngày một nhiều hơn. Da sẽ càng trở nên ngứa ngáy, khó chịu.

- Nên dùng những loại sữa tắm và sữa rửa mặt chứa ít xà phòng. Không nên rửa mặt hoặc tắm quá nhiều lần trong ngày vì sẽ có thể nhiễm lạnh cho thai nhi và làm da càng khô hơn.

- Hạn chế dùng mỹ phẩm, đặc biệt là cácmỹ phẩm có mùi thơm vì chất tạo mùi thơm có thể gây kích ứng da, làm da mẩn đỏ.

- Khi da bị ngứa, tuyệt đối không gãi hoặc dùng các vật cứng chà xát lên da vì có thể gây lở loét sâu và nhiễm trùng cho da. Dùng khăn bông hơ trên lửa cho ấm hoặc ướp khăn với chút nước đá lạnh rồi đắp lên vùng da bị ngứa. Cảm giác ngứa sẽ giảm đi rất nhiều.

- Uống nhiều nước, thường xuyên mát xa da nhẹ nhàng hoặc xông hơi cũng giúp ngăn ngừa sự khô da, đào thải các chất bã nhờn dư thừa, làm cáclỗ chân lông trở nên thông thoáng.

- Ngoài ra, cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại thức ăn có chứa nhiều canxi, các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể người mẹ và thai nhi. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ có một làn da khỏe mạnh.

- Nếu da ngứa ngáy ở mức bất thường, da nổi cục, lở loét, hãy đi khám bác sỹ để có cách chữa trị thích hợp

2. Khi da bị nổi mụn

Da bị nổi mụn do sự ra tăng tuyến bã nhờn dưới da, làm bít các lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mụn.

Sự xuất hiện của mụn trứng cá tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ cho các bà bầu.

Vì vậy nên:

- Rửa mặt ít nhất từ 2-3 lần/ngày bằng sữa rửa mặt để giữ da luôn sạch và làm giảm lượng dầu tiết ra trên bề mặt da.

- Hạn chế trang điểm vì phấn trang điểm dễ làm bít lỗ chân lông, làm mụn càng trở nên trầm trọng.

- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để tăng cường nước và vitamin cho da.

- Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trị mụn, đặc biệt là các loại thuốc bôi hay thuốc uống vì chúng có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Hãy tìm đến bác sỹ khi tình trạng mụn trở nên trầm trọng.

- Tuyệt đối không tự ý sờ hoặc dùng tay nặn mụn. Bàn tay chính là nơi “trú ngụ“ của các loại vi khuẩn gây hại cho làn da, càng làm da nổi nhiều mụn hơn.

3. Khi da bị nám

Các vết nám trên má xuất hiện trong thời kỳ mang thai do sự thay đổi các hocmon trong cơ thể dẫn tới việc các hắc tố melanin cũng xuất hiện nhiều hơn.

Ở những người phụ nữ có làn da vốn bị nám và tàn nhang ngay từ đầu thì tới thời kỳ mang thai, các vết nám và tàn nhang ngày càng rõ và đậm màu hơn.

Để hạn chế tình trạng này, bạn cần:

-Hạn chế việc da phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi ra đường, phải bôi các loại kem chống nắng có độ SPF cao, giúp bảo về da khỏi ánh nắng mặt trời; đội nón, mũ, kính và khẩu trang đầy đủ. Không nên ra ngoài trong khoảng thời gian từ 11h - 15h vì đây là thời gian tia tử ngoại hoạt động rất mạnh.

- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước cũng là biện pháp tốt để chống lại hiện tượng nám da.

- Không nên áp dụng các biện pháp chữa trị nám da trong thời gian mang thai vì sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Hãy chờ đến khi cai sữa cho trẻ mới bắt đầu việc phục hồi và chữa trị cho da.

Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ!

Ba tháng cuối, thai phụ nên có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động hợp lý để thuận tiện cho việc sinh nở.

Ba tháng cuối của thai kỳ, tốc độ phát triển của thai nhi vô cùng nhanh chóng. Vì vậy, bà bầu cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất và chế độ nghỉ ngơi hợp lí để thai nhi tăng trưởng và phát triển tốt trong giai đoạn này.

Dinh dưỡng cho mẹ trong ba tháng cuối

- Ở giai đoạn này, chất dinh dưỡng không chỉ cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, mà còn cần dự trữ lại một phần trong cơ thể người mẹ để chuẩn bị  cho những việc như: mất máu khi sinh, tiêu hao thể lực, cho con bú... Do vậy, ba tháng cuối này, thai phụ cần quan tâm nhiều đến việc bổ sung những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như các loại sữa, thịt nạc, các loại cá...

- Để tăng cường hàm lượng khoáng chất và các vitamin cho cơ thể, phụ nữ mang thai cần ăn nhiều tôm, cua, rong biển, các sản phẩm chế biến từ đậu, xương sườn, gan lợn, các loại rau có màu vàng, xanh và hoa quả.

- Nước: Không nói thì ai cũng biết, nước cần thiết như thế nào đối với sức khỏe của con người. Uống thật nhiều nước khi mang thai sẽ giúp bạn có đủ lượng nước ối cần thiết, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị táo bón và cơ thể luôn giữ được nước. Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống nhiều nước có thể ngăn chặn chứng co thắt tử cung sớm khi đẻ. Bởi vì, việc mất nước và nắng nóng sẽ khiến các hóc-môn kích thích cơn co thắt. Chúng ta nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày và uống thành những ngụm nhỏ, chứ không nên uống một cốc to một lúc, gây áp lực lên thận của bạn.

- Bà bầu nên hạn chế hấp thu những thức ăn nhiều mỡ, các loại bột để tránh gây khó khăn cho việc sinh nở. Trong suốt quá trình mang thai, không nên ăn thức ăn quá mặn như: cá muối khô, dưa muối... Khi mắc bệnh huyết áp cao, hoặc phù thũng thì nên hạn chế ăn muối. Để hạn chế muối và xì dầu khi nấu ăn, bạn không nên cho muối và xì dầu và lúc ăn có thể rắc lên một chút, như vậy vừa có vị mặn lại đảm bảo lượng muối và xì dầu vừa phải. Cũng có thể ăn một số thức ăn có vị chua, hoặc vị ngọt để thay thế cho thức ăn có vị mặn. Duy trì các bữa ăn đều đặn, mỗi bữa cách nhau khoảng 4 tiếng và tuyệt đối không nên bỏ bữa. Cố gắng ăn nhiều bữa hoặc chia thành 5 bữa nhỏ trong ngày và nên hạn chế các thực phẩm cay nóng. Cách chia bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ giúp hạn chế áp lực lên thành bụng và dạ dày và giúp cơ thể bà bầu hấp thụ tốt hơn.

- Nhu cầu năng lượng đang tăng nhanh vì thế hãy chọn các thực giàu dinh dưỡng và hoa quả cho các bữa ăn phụ.

Thực phẩm cho IQ tốt cho bé

Các loại axit béo không no rất cần cho sự sống và đặc biệt quan trọng đối với các bà bầu. Axit béo omega-3 DHA và EPA giúp phát triển mắt, não, hệ mạch và hệ thần kinh của thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng cuối khi bộ não của bé đang phát triển rất nhanh.

Các bé sinh non hoặc nhẹ cân thường bị bỏ qua mất giai đoạn quan trọng này và cần được sự chăm sóc đặc biệt, trong đó phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng giàu axit béo omega-3. Các bác sĩ nhi thường khuyên các bà mẹ cho trẻ sinh non bú mẹ hay dùng sữa công thức loại đặc biệt.

Thai phụ nên cố gắng bổ sung các thực phẩm sau trong chế độ ăn hằng ngày:

- Ăn 2 bữa cá/tuần hoặc uống dầu cá nếu không thích ăn cá.

- Ăn các loại hạt như hạt hướng dương, hạt bí, hạnh nhân...

- Ăn các loại ra lá xanh như bắp cải, súp lơ, súp lơ xanh, đỗ xanh.

- Ăn các loại dầu thực vật làm từ hạt vừng, hạt hướng dương, đậu nành, canola.

- Ăn nhiều đỗ tương và đậu phụ.

Giải pháp giúp cho bà bầu ngủ ngon

Lúc này, thai nhi nằm theo tư thế đầu quay xuống dưới để chuẩn bị chào đời. Đầu của bé sẽ đè vào bàng quang và do đó bà bầu sẽ phải dậy trong đêm 4-6 lần để đi vệ sinh. Bên cạnh đó, thận của bà bầu cũng làm việc nhiều hơn, lọc máu và sản xuất ra lượng nước tiểu nhiều hơn gấp đôi trước khi mang bầu.

- Cũng giống như ở ba tháng đầu, bà bầu cần tránh uống bất kì thứ gì trước khi đi ngủ vài tiếng. Trong ngày thì bạn cần uống nhiều nước hơn để bù đắp lại. Khi đi vệ sinh, hãy ngồi nghiêng về phía trước để nước tiểu chảy hết hoàn toàn khỏi bàng quang. Nên nhớ là không được nhịn đi tiểu vì có thể làm nhiễm trùng nước tiểu ở các cơ quan khác.

- Thời kì này, bà bầu cũng thường xuyên bị chuột rút. Đạp chân xuống giường có thể làm giảm triệu chứng này. Kéo giãn chân trước khi lên giường,tập thể dục đều đặn trước khi sinh sẽ khiến cho lượng máu tuần hoàn đều và giảm mức độ thường xuyên của chuột rút. Canxi, magie, kali là những dưỡng chất cần thiết cho cơ co bóp và các chức năng khác trong cơ thể nên cần bổ sung thức ăn chứa các chất đó. Kali có trong các loại thức ăn như: khoai tây, chuối, các loại đậu, ngũ cốc, lúa mạch, lê. Thức ăn giàu magie gồm có: quả hạnh và đào lộn hột. Những thức ăn có chứa cả ba loại khoáng chất đó là: rau bina, sữa chua, và cá hồi. Cuối cùng, nên nhớ uống đủ nước vì sự khử nước làm mất cân bằng chất điện phân và gây ra chuột rút.

- Cố gắng thúc đẩy hàm lượng hấp thu chất sắt và axit folic. Đặt miếng đệm nóng vào chân 15 – 20 phút để làm giảm cảm giác muốn đung đưa chân.

Khám thai

Tiếp tục đi khám thai đều đặn. Trong ba tháng cuối thai kỳ, các thai phụ thường đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn. Từ tuần thứ 30 đến 38 của thai kỳ, hầu hết các bác sĩ sẽ đề nghị các thai phụ đến khám vào mỗi 2 tuần một lần. Sau 38 tuần, các thai phụ sẽ đến khám thai mỗi tuần 1 lần cho đến lúc sinh.

Khi sắp đến ngày sinh, hãy nêu những thắc mắc và những mối lo lắng của mình về quá trình sinh nở. Bạn và bác sĩ sẽ thảo luận với nhau về cách sinh của bạn. Một số thai phụ cần phải được mổ lấy thai. Đây là một phẫu thuật rạch một đường trên bụng và tử cung của bạn để lấy em bé ra.

Nếu bạn quyết định không sinh mổ mà sinh qua đường âm đạo, bạn nên trao đổi với bác sĩ về những mặt phải và trái của việc giảm đau. Một số thai phụ chọn cách giảm đau và một số khác lại muốn sinh con một cách tự nhiên, không cần giảm đau.

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng cuối

Hầu hết phụ nữ có thai không có thay đổi về nhu cầu và cảm xúc tình dục. Giao hợp không ảnh hưởng đến thai trừ một số trường hợp nên tránh, ví dụ như đang bị ra máu, ra nước (nghi do tổn thương màng ối), nhiễm khuẩn âm đạo, đau bụng do có cơn co. Cần có tư thế tình dục thích hợp trong 3 cuối thai kỳ để không ảnh hưởng đến thai. Trong thời gian sắp sinh cũng cần tránh quan hệ bởi khiến người mẹ mất sức, hơn nữa thai to cũng không thoải mái cho 2 người.

Trong vài tuần sau sinh, do người phụ nữ còn mỏi mệt, còn đau do tổn thương ở tầng sinh môn, thay đổi về nội tiết nên không ham muốn. Nhưng thông thường, 6-8 tuần lễ sau sinh, họ đã có thể quan hệ tình dục vì lúc này các cơ quan trong tiểu khung (tử cung, âm đạo) đã trở lại hình thể và vị trí như trước lúc có thai và sức khỏe người phụ nữ đã bình thường.

Giục sinh

Bạn có biết chỉ khoảng 5% trẻ được sinh ra đúng ngày dự sinh? Do đó, ngày sinh thật sự xảy ra sau ngày dự sinh là bình thường và hay gặp và không phải là một biểu hiện bất thường nào cả. Nhưng đôi khi, bác sĩ sẽ cảm thấy lo lắng về em bé và/hoặc sức khỏe của bạn. Trong những trường hợp này, các bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện những biện pháp giục sinh. Giục sinh là kỹ thuật làm cơn chuyển dạ xảy ra bằng những biện pháp nhân tạo. Hầu hết các bác sĩ sẽ chờ đợi 1 đến 2 tuần sau ngày dự sinh trước khi quyết định sử dụng biện pháp giục sinh. Một số lý do khiến các bác sĩ phải giục sinh bao gồm:

- Mẹ bị những bệnh mạn tính như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi.

- Trẻ không phát triển bình thường

- Mẹ bị vỡ ối, có nghĩa là màng bao quanh thai nhi bị vỡ nhưng hiện tượng co bóp để tống thai nhi ra ngoài không xuất hiện sau một khoảng thời gian được xem là an toàn.

Hầu hết các bác sĩ thực hiện các biện pháp giục sinh trong bệnh viện để bảo đảm sức khỏe của mẹ và bé. Có nhiều cách để làm tăng co bóp. Các bác sĩ có thể làm vỡ màng bao quanh thai nhi (màng ối). Họ cũng có có thể đặt thuốc có chứa hormon vào âm đạo của thai phụ. Cách thường dùng nhất là dùng một loại thuốc có tên là Pitocin để giục sinh. Pitocin là một loại hormon gây co bóp. Các thai phụ sẽ được tiêm Pitocin vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay.

Khi nào cần gọi bác sĩ

Trước ngày sinh, hãy bảo đảm rằng bạn đã nói chuyện với bác sĩ về cách thức liên lạc khi bạn chuyển dạ. Cũng rất cần thiết nếu như bạn làm quen trước với bệnh viện hoặc nơi bạn sẽ sinh con, cách đăng ký vào đó trước thời hạn. Bạn cũng nên biết rằng đôi khi bạn tưởng rằng mình đang chuyển dạ nhưng thật sự không phải như vậy (đây được gọi là hiện tượng chuyển dạ giả). Điều này xảy ra với nhiều sản phụ, do đó không nên cảm thấy xấu hổ khi đi đến bệnh viện và bảo đảm rằng mình đang chuyển dạ nhưng rốt cuộc lại được cho về. Luôn luôn là tốt hơn nếu bạn được khám bởi bác sĩ sớm hết mức có thể khi chuyển dạ bắt đầu xảy ra. Dưới đây là một số dấu hiệu của cơn chuyển dạ thật sự:

- Cơn co bóp diễn ra thường xuyên hơn và mạnh hơn, những khoảng nghỉ giữa các cơn cũng ngắn dần đi.

- Đau vùng thắt lưng không giảm. Bạn cũng có thể cảm thấy những triệu chứng tương tự như trong giai đoạn trước khi có kinh kèm với co thắt.

- Vỡ ối (có thể làm nước ối chảy ào ạt hoặc nhỏ giọt liên tục) và bạn sẽ cảm thấy các cơn co bóp.

- Xuất tiết dịch có lẫn máu (màu nâu hoặc đốm máu). Đây là nút dịch chẹn ở cổ tử cung. Cơn chuyển dạ có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào hoặc vài ngày sau.

- Cổ tử cung sẽ dãn ra (mở cổ tử cung) và trở nên mỏng hơn và mềm hơn (còn được gọi là xóa cổ tử cung). Khi khám khung chậu, bác sĩ có thể phát hiện được khi hiện tượng này xảy ra.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
khi mang thai thuong co trieu chung hoa mat chong mat vay cac chuyen gia giup toi nen bo sung cai gi de giam bot nhung hien tuong do
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Bạn có thể tham khảo ở link này nè http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=4067
tai sao ba bau khi sinh xong mot thoi gian ngan nai bi hoa mat
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Thiếu máu, vì thế cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng, sắt và các loại vitamin để có sửa và sức khỏe nuôi bé
khi mang thai thoa kem duong the duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý