Trẻ hiếu động quá

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Trẻ hiếu động quá

18/04/2015 03:27 PM
859
Trẻ hiếu động quá biểu hiện thế nào? Làm gì khi trẻ quá hiếu động?

Bé quá hiếu động, phải làm sao đây?


Con gái của em được 7,5 tháng, bé ăn tốt, ngủ không tốt lắm và rất hiếu động. Em thấy các bé khác thường hay nằm chơi đồ chơi một mình hoặc xem tivi nhưng con em thì không, bé thường chỉ nằm yên tối đa khoảng 2 phút. Luôn luôn thấy bé ngọ nguậy làm một cái gì đó hoặc nhảy lưng tưng. Một người không thể nào giữ nổi bé cả, lúc nào cũng phải có từ 2 người trở lên.
Bình thường muốn bé làm gì thì chỉ cần chỉ cho bé xem 1 lần là bé sẽ làm được ngay, không cần phải chỉ đến lần thứ 2; bé học nói cũng dễ dàng hơn nhiều đứa trẻ khác, bây giờ đã nói được nhiều tiếng rồi.
Hôm nay em đọc thấy một bài báo về hội chứng hiếu động quá mức ở trẻ, em cảm thấy thật sự rất lo lắng. Có mẹ nào có con như em không?
Xin được lời khuyên?

Chứng hiếu động quá mức ở trẻ

Những đứa trẻ này thường không tập trung, không chịu ngồi yên một chỗ mà luôn chạy nhảy, làm bừa bộn mọi thứ khiến người chăm sóc và bản thân trẻ cũng mệt nhoài. Theo các chuyên gia tâm lý nhi, trẻ quá hiếu động khó phát triển nhân cách bình thường và rất dễ trở nên hung bạo, nghiện ngập.

Bác sĩ Thái Thanh Thủy, Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM, cho biết, rất nhiều trẻ hiếu động quá mức chỉ được cha mẹ phát hiện và đưa đi khám khi bệnh đã nặng. Nguyên nhân của sự phát hiện chậm trễ này là cha mẹ ít quan tâm đến con, giao con cho ông bà hoặc người giúp việc chăm sóc; hoặc họ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về chứng này. Phần lớn phụ huynh không nghĩ đây là một bệnh về tâm lý nên không đưa trẻ đi khám sớm.

Ở tuổi chưa biết đi, trẻ hiếu động thường khóc suốt ngày và ngọ nguậy liên tục. Sự hiếu động bộc lộ rõ hơn khi chúng bắt đầu biết đi (từ 1 tuổi trở lên). Lúc đó, trẻ có một số đặc điểm mà nếu chú ý, cha mẹ sẽ dễ dàng nhận ra:

  • Mất khả năng tập trung: Trẻ định làm một việc rồi lại quên mất, luồng suy nghĩ của trẻ lướt qua sự kiện này đến sự kiện khác nhưng không cố định. Ví dụ: Trẻ định đi xuống sân chơi bỗng nhiên lại quẹo vào phòng khách hoặc đã xuống sân mà không nhớ ra ý định ban đầu của mình. Cũng có khi trẻ quá tập trung vào một việc ưa thích nhưng sự tập trung này lại thiếu mạch lạc, thiếu nhất quán; chỉ tập trung được một lúc rồi quên ngay.
  • Thiếu khả năng suy nghĩ trước khi hành động hoặc thiếu suy nghĩ đến hậu quả của hành động: Chẳng hạn, trái banh lăn ra ngoài đường, trẻ lập tức phóng theo mà không cần quan sát xem có xe cộ chạy hay vật cản gì không. Ở nhà cũng như trong trường học, trẻ thường phá ngang, phá bĩnh. Vì lẽ đó, trẻ hiếu động dễ gặp tai nạn. Sự hiếu động này xảy ra liên tục và thái quá so với lứa tuổi. Thường trẻ 2-4 tuổi cũng rất nhanh nhạy nhưng đó là sự phát triển bình thường, còn ở trẻ hiếu động có tính chất bệnh lý, các hành động thường không có mục đích, trẻ bồn chồn và không lúc nào yên.

Bác sĩ Lâm Xuân Điền, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP HCM, cho biết, do không chú ý học nên kết quả học tập của những trẻ quá hiếu động ngày càng sa sút, ảnh hưởng đến thành tích chung của lớp. Thầy cô luôn xem trẻ là học sinh cá biệt nhưng thật ra đó không phải là lỗi của trẻ. Do bị bạn bè xa lánh, trẻ càng hăng hơn, phá rối nhiều hơn và có thể rơi vào tình trạng nghiện ngập rất sớm do bị cô lập. Còn theo bác sĩ Thuỷ, trẻ quá hiếu động nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng mức sẽ phát triển tốt. Nếu không, càng lớn trẻ càng trở nên hung hăng. Với tính khí như vậy, trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và khó phát triển nhân cách bình thường trong đời sống xã hội.

Bác sĩ Điền cũng cho hay, có nhiều nguyên nhân gây hiếu động quá mức ở trẻ: Tình trạng gia đình thường xuyên có xung đột sẽ tạo cho trẻ những ức chế về tâm lý. Ở những gia đình này, trẻ ít được quan tâm về mặt tinh thần nên chúng luôn muốn được “bung ra”.

Chứng hiếu động quá mức có thể được điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cho trẻ có thể gây nguy hiểm vì những loại thuốc này thường chứa chất ma túy, dễ gây nghiện. Còn với liệu pháp tâm lý, kết quả sẽ tốt hơn. Có thể tổ chức các nhóm trẻ hiếu động quá mức để các em hiểu nhau, dễ thích nghi ứng xử hơn và làm cho phản ứng của những người xung quanh giảm đi.

8 điều cần biết để chăm sóc trẻ hiếu động:

  • Tính nết của trẻ hiếu động sẽ được cải thiện nhiều nếu có sự quan tâm, kiên nhẫn của cha mẹ.
  • Không nên đặt biệt hiệu cho con là “đứa con trời đánh”, “nghịch như quỷ sứ”... Cách đặt biệt hiệu này làm trẻ càng xa cách với bạn bè và trở nên tự ti, hung hăng thêm.
  • Việc la mắng, đánh đập càng làm phát triển sự hung hăng của trẻ hiếu động; thay vào đó, nên cư xử dịu dàng với trẻ.
  • Không nên so sánh con với những trẻ khác cùng tuổi với ý chê trách, thất vọng. Do đã rơi vào tình trạng đặc biệt nên những gì mà trẻ trông chờ là sự thương yêu của cha mẹ. Đối với những trẻ này, tình yêu của cha mẹ chính là sự sống còn.
  • Nên nhìn vào mắt con khi nói chuyện. Bắt trẻ nhìn vào mắt bạn khi nó yêu cầu một điều gì. Thực hiện hành động rõ ràng ngay trước mắt trẻ.
  • Giúp trẻ tập hình dung được hậu quả trước khi hành động.
  • Dùng những lời động viên, khen ngợi để trẻ tự làm một cách hứng thú những công việc nhỏ có ích.
  • Luôn giám sát trẻ.

Trẻ hiếu động cỡ nào là mắc bệnh?


Tre hieu dong co nao la mac benh
Những trẻ quậy quá cũng cần được quan tâm đúng mức (Ảnh minh hoạ)

Chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp, Khoa Tâm lý Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 TPHCM, cho biết không phải trẻ em nào luôn vận động, quậy phá... cũng mắc bệnh hiếu động. Vì vậy, các bà mẹ cần phân biệt giữa trẻ có tính hiếu động và trẻ mắc bệnh hiếu động (rối loạn tăng động).

Trẻ có tính hiếu động thể hiện sự năng động, luôn vận động, tò mò, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Khả năng tìm tòi, khám phá... được nhìn nhận là rất có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ

Con tôi quậy lắm, không chịu ngồi yên một lúc nào”. Đó là lời phàn nàn của rất nhiều bà mẹ khi gặp bác sĩ, chuyên gia tâm lý về đứa con quá hiếu động của mình.

Những đứa trẻ thông minh

Chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp, Khoa Tâm lý Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 TPHCM, cho biết không phải trẻ em nào luôn vận động, “quậy phá”... cũng mắc bệnh hiếu động. Vì vậy, các bà mẹ cần phân biệt giữa trẻ có tính hiếu động và trẻ mắc bệnh hiếu động (rối loạn tăng động). Trẻ có tính hiếu động thể hiện sự năng động, luôn vận động, tò mò, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Khả năng tìm tòi, khám phá... được nhìn nhận là rất có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trẻ có tính hiếu động còn được các chuyên gia nhận định là thông minh và tính hiếu động là khả năng tuyệt vời của trẻ. Ngược lại, trẻ có tính hiếu động mà bị cha mẹ cho là xấu và cấm đoán, ngăn cản bằng nhiều hình thức như đe dọa, đánh, nhốt... để đừng “quậy” nữa sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ và vô tình cản trở sự phát triển tốt của trẻ.

Bệnh hiếu động...

Nên quan tâm đến trẻ nhiều hơn

Bác sĩ Thái Thanh Thủy cho biết trong thực tế Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2 đã gặp không ít trẻ mắc bệnh hiếu động ở mức độ nặng mới được các bậc cha mẹ phát hiện và đưa đi khám. Nguyên nhân là do cha mẹ ít quan tâm đến trẻ, giao hẳn trẻ cho ông bà hoặc người giúp việc chăm sóc hoặc cha mẹ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, tâm lý về trường hợp này.

Theo bác sĩ Thái Thanh Thủy, Trưởng Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2, trẻ mắc bệnh hiếu động sẽ có biểu hiện thái quá về mặt vận động, trẻ thường không tập trung, không ngồi yên một chỗ. Bệnh hiếu động nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng mức sẽ giúp trẻ phát triển tốt. Ngược lại, nếu không được điều trị, trẻ càng lớn càng trở nên hung hăng. Với tính khí như vậy, trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và không được suôn sẻ trong đời sống xã hội.

Trẻ mắc bệnh hiếu động ở tuổi chưa biết đi thường khóc suốt ngày và ngọ nguậy liên tục. Phần lớn trẻ bộc lộ hiếu động rõ hơn khi chúng bắt đầu biết đi (hơn 1 tuổi). Lúc đó, trẻ có một số đặc điểm mà nếu chú ý cha mẹ sẽ dễ dàng nhận ra như trẻ mất khả năng tập trung, trẻ định làm một việc rồi lại quên mất. Ví dụ: Trẻ định đi xuống sân chơi bỗng nhiên lại quẹo vào phòng khách hoặc đã xuống sân mà không nhớ ra ý định ban đầu của trẻ.

Trẻ thiếu khả năng suy nghĩ trước khi hành động hoặc không nghĩ đến hậu quả của hành động. Chẳng hạn, trái banh lăn ra ngoài đường, trẻ lập tức phóng theo mà không cần quan sát xem có xe cộ chạy hay vật cản gì không. Ở nhà cũng như trong trường học, trẻ thường phá ngang, phá bĩnh. Vì lẽ đó, trẻ thường gặp phải tai nạn. Sự hiếu động này xảy ra liên tục và thái quá so với lứa tuổi của trẻ. Thường 2-4 tuổi, trẻ cũng rất hiếu động nhưng là sự phát triển bình thường, còn ở trẻ mắc bệnh hiếu động, những hành động thường không có mục đích, trẻ bồn chồn và không lúc nào yên. So với những trẻ bình thường, chúng gia tăng về tính chất cũng như số lượng hành động.



Khổ vì con quá hiếu động

Hiếu động là bản tính thông thường của trẻ nhỏ, nhất là trẻ trai. Tuy nhiên, nếu trẻ hiếu động quá mức bình thường - chứng tăng động, kém tập trung sẽ làm trẻ gặp khó khăn trong học tập, hung hăng và dễ phạm tội khi trưởng thành.

Các ông bố, bà mẹ có con mắc chứng tăng động thường không lúc nào được yên thân, trừ lúc trẻ... đi ngủ! Hầu hết phụ huynh không biết rằng tính tình kỳ khôi của trẻ được hình thành từ môi trường sống, cách nuôi dạy từ lúc trẻ còn bé tí ti.

Rối loạn lúc phát triển thần kinh

Để phân biệt những đứa trẻ hiếu động bình thường và trẻ hiếu động quá mức (tăng động), bác sĩ tâm lý Phạm Ngọc Thanh - BV Nhi đồng 1 cho biết: Trẻ bị rối loạn tăng động, kém tập trung thường xuyên có hành vi hoạt động quá mức, không thể ngồi yên được lâu, lúc nào cũng ngúng nguẩy, lắc lư, gây khó chịu cho người xung quanh. Trẻ không tập trung vào các yêu cầu và cư xử thiếu cẩn thận.

Tăng động là một rối loạn phát triển thần kinh do nhiều nguyên nhân.

Yếu tố sinh học: Tính di truyền đóng vai trò quan trọng. Những kết quả nghiên cứu ở trẻ sinh đôi cho thấy có đến 75%-97% trẻ sinh đôi cùng bị tăng động. Rối loạn tăng động xảy ra trong 25% thành viên trong gia đình.

Yếu tố thần kinh: Các vùng vỏ trán trước (hoạch định hành vi), hạch nền/thể vân (kiểm soát các đáp ứng), tiểu não (xử trí thông tin tạm thời và kiểm soát vận động) và thể chai (liên quan đến việc thông hợp các thông tin để đáp ứng có hiệu quả) bị ảnh hưởng.

Đối với những trẻ tăng động, kém tập trung, cha mẹ phải có lòng yêu thương và kiên nhẫn mới giúp được trẻ. Ảnh minh họa: DUY TÍNH

Yếu tố gia đình: Trẻ mắc chứng này do cha mẹ bị căng thẳng thần kinh, ít biểu lộ tình cảm với con, ít quan tâm đến con.

Yếu tố văn hóa: Trẻ xem tivi nhiều ở những năm đầu đời, lúc não đang phát triển cũng làm nâng cao nguy cơ tăng động (xem tivi 2 giờ/ngày có nguy cơ gia tăng 10%-20%; xem 3-4 giờ/ngày có nguy cơ gia tăng 30%-40%).

Yếu tố môi trường: Tác động của thuốc lá và rượu ở phụ nữ trong lúc mang thai.

Khó thành công khi trưởng thành

Theo bác sĩ Thanh, trẻ rối loạn tăng động, kém tập trung thường được phát hiện ở tuổi đi học, trước bảy tuổi. Trẻ tăng động có thể gặp khó khăn trong học tập, kết quả học tập kém kèm khó khăn trong quan hệ với thầy cô và bạn bè. Chứng này có thể tồn tại ở giai đoạn vị thành niên và tuổi trưởng thành dẫn đến chuyện nghiện rượu, dùng ma túy và rối loạn cư xử. Trẻ dễ có biểu hiện thách thức, chống đối gia đình và xã hội. Nếu lái xe, trẻ có nguy cơ gây tai nạn nhiều hơn so với các trẻ khác. Do đó, khi phát hiện con có dấu hiệu tăng động, kém tập trung, phụ huynh nên đưa trẻ đến những cơ sở khám tâm lý và tâm thần để được chẩn đoán và điều trị ngay từ lúc nhỏ.

Về phương pháp giáo dục, trẻ cần được giáo viên quan tâm bằng cách cho trẻ ngồi bàn đầu trước mặt giáo viên để giúp trẻ tập trung hơn, tránh ngồi gần cửa sổ. Phụ huynh và giáo viên nên hiểu bệnh lý của trẻ, tránh phê phán, hù dọa, la mắng, đánh đập trẻ; không phê phán trẻ lì, lười, cứng đầu… mà nên dùng những lời ngợi khen, động viên. Khi giao việc cho trẻ, phụ huynh nên chia công việc theo từng bước nhỏ để trẻ dễ thực hiện.

Về điều trị, trẻ mắc chứng tăng động cần phối hợp điều trị bằng thuốc và tâm lý. Thuốc hiệu quả nhất là thuốc kích thích tâm thần cho kết quả tốt đối với 70%-96% trẻ có tăng động, kém chú ý. Tuy nhiên, thuốc này chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Cách điều trị thông dụng hơn là dùng các loại thuốc chống trầm cảm theo chỉ định của bác sĩ tâm thần. Ngoài ra, trẻ cần được điều trị tâm lý để thay đổi hành vi và nhận thức, được hướng dẫn cách xử lý cơn giận và được huấn luyện các kỹ năng xã hội.

Cấm điều gì, trẻ làm điều đó

Chị Nhung ở quận 10 (TP.HCM) có đứa con gái lên ba tuổi. Bé quá hiếu động, đến mức không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ nên chị phải nghỉ việc ở nhà để trông con. Khi đi nhà trẻ, bé luyên thuyên, quay tới quay lui chọc ghẹo bạn bè...

Đứa con trai tám tuổi của chị Ngọc An ở quận Tân Phú khi ngồi vào bàn học chưa đầy 10 phút là đã bắt đầu ngả ngớn, với tay lấy cái này, lấy chân đá cái kia. Câu cửa miệng của bé là: “Mẹ ơi, con mỏi tay quá. Ở lớp cô đã bắt con làm bài, ở nhà mẹ lại bắt con làm nữa”, hay: “Bài này dễ lắm tí con làm!” nhưng sau đó thì quên.

Nhiều phụ huynh cho biết họ đưa con đến bệnh viện khám là do yêu cầu từ phía nhà trường, vì trẻ không kiềm chế được hành vi và lời nói trong lớp. Trẻ khó tập trung để tiếp thu bài, hay phá bạn, không thể ngồi yên để viết bài. Ở nhà, trẻ luôn chạy nhảy, hay va chạm đồ vật xung quanh, rất cẩu thả, không biết lắng nghe người lớn. Các trẻ tăng động thường bị cha mẹ và thầy cô trừng phạt nhưng không có kết quả. Mặt khác, trẻ không có khả năng tự tổ chức cuộc sống (như tự sắp xếp quần áo, sách vở, đồ chơi). Trẻ không nói chuyện như các trẻ khác cùng tuổi (nói như em bé, nói lắp, khó hiểu). Trong gia đình, trẻ khó hòa thuận với anh chị em, hay phô trương, khoe khoang, luôn gây gổ và đôi khi tỏ ra tàn nhẫn. Đa số phụ huynh đưa con đi khám tâm lý đều tỏ ra lo lắng vì không biết con mắc bệnh gì.

Nghỉ một chút

Khi trẻ phá phách hoặc ngang bướng và không biết nghe lời, để giúp trẻ kiềm chế cảm xúc, phụ huynh nên đưa trẻ ra chỗ khác trong vài phút (tối đa không quá 5 phút). Hãy chọn một cái ghế hoặc một góc yên tĩnh nào đó và nhẹ nhàng bảo trẻ ngồi xuống (lưu ý đây không phải hình phạt). Khi thời gian “nghỉ một chút” đã qua, bạn trao đổi với trẻ xem có còn quậy phá khi quay lại chơi với các bạn không. Chắc chắn trẻ sẽ có sự thay đổi.

Đôi khi, bản thân người giữ trẻ cũng cần “nghỉ một chút”. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi quá thì bạn nên dừng lại, hít thở thật sâu rồi suy nghĩ xem nên làm gì và không nên làm gì với đứa trẻ thuộc dạng này. Tuyệt đối không được la hét hay đánh đập trẻ.

Làm gì khi trẻ bị bệnh hiếu động

Trẻ hay bị la mắng vì quá hiếu động, không tập trung trong học tập, hay đãng trí…nguyên nhân bố mẹ cho rằng con mình hư không chịu nghe lời. Trẻ hay quậy, không chịu ngồi yên một chỗ, chơi đồ chơi một lúc rồi phá tung ra …có lẽ trẻ bị bệnh hiếu động. Nhiều bố mẹ khi thấy những biểu hiện này của con rất lo lắng con mình bị bệnh hiếu động, có bố mẹ lại quát mắng trẻ khi nghĩ con mình không nghe lời.Đâu là trẻ bị bệnh hiếu động, đâu là trẻ không bị bệnh

Chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp, Khoa tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh, cho biết : “ Không phải trẻ em nào luôn vận động, quậy phá ….cũng mắc bệnh hiếu động. Vì vậy, các mẹ cần phải phân biệt giữa trẻ có tính hiếu động và trẻ mắc bệnh hiếu động (rối loạn tăng động). Trẻ có tính hiếu động thể hiện sự năng động, luôn vận động, tò mò, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Khả năng tìm tòi, khám phá… được nhìn nhận là rất có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trẻ có tính hiếu động còn được các chuyên gia nhận định là thông minh và tính hiếu động là khả năng tuyệt vời của trẻ. Ngược lại, trẻ có tính hiếu động mà bị cha mẹ cho là xấu và cấm đoán, ngăn cản bằng nhiều hình thức như đe dọa, đánh, nhốt… để đừng “quậy” nữa sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ và vô tình cản trở sự phát triển tốt của trẻ”.

Theo các nhà chuyên môn, thì khó chẩn đoán trẻ bị bênh hiếu động với trẻ dưới 5 tuổi. Như vậy, bố mẹ cần chú ý những biểu hiện ở con mình, có những trẻ chỉ là những hành động muốn khẳng định tính độc lập của mình, có ý thích được tìm hiểu các đồ vật xung quanh bằng cách tháo gỡ, khám phá …với các trẻ này điều đó giúp bé phát triển về trí tuệ.

Nếu như bố mẹ lầm tưởng trẻ bị bệnh hiếu động lại làm điều lo lắng cho chính bản thân mình và ảnh hưởng tâm lý tới đứa trẻ. Đối với các trẻ có biểu hiện của bệnh hiếu động, nhưng không được phát hiện kịp thời lúc phát hiện ra thì bệnh đã nặng.

Theo bác sĩ Thái Thanh Thủy, Trưởng Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2 : “trẻ mắc bệnh hiếu động sẽ có biểu hiện thái quá về mặt vận động, trẻ thường không tập trung, không ngồi yên một chỗ. Bệnh hiếu động nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng mức sẽ giúp trẻ phát triển tốt. Ngược lại, nếu không được điều trị, trẻ càng lớn càng trở nên hung hăng. Với tính khí như vậy, trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và không được suôn sẻ trong đời sống xã hội”.

Trường hợp cháu H con nhà anh D ở Hải Phòng có những biểu hiện của bệnh hiếu động, việc cháu H học hành không tập trung dẫn đến kết quả học tập rất kém, khi ở nhà cháu thường hay nổi xung lên khi bị người khác chêu, không thích chơi với trẻ khác. Nhưng có lẽ những biểu hiện này, bố mẹ không chú ý đến, chỉ cho rằng con mình học kém và đôi lúc ngỗ ngược. Do đặc thù công việc nên cháu H thường bị bố mẹ nhốt ở trong nhà tránh việc cháu ra ngoài nghich ngợm, nhiều lúc với những hành động của cháu bị bố mẹ la mắng và đánh đòn. Với những việc này của bố mẹ sẽ làm cho cháu có thể bị bệnh hiếu động nặng hơn khi không được giúp đỡ bằng lòng yêu thương.

Những biểu hiện của bệnh hiếu động :

-  Mất khả năng tập trung, phân tán tư tưởng.

-  Thiếu khả năng suy nghĩ trước khi hành động hoặc thiếu suy nghĩ đến hậu quả của hành động.
-  Trẻ hiếu động thái quá hành động rất nhanh, bốc đồng, dễ thay đổi và nông nổi.
-  Hay bồn chồn, đứng ngồi không yên, di chuyển thường xuyên.
-  Trí nhớ kém, tỏ ra ương bướng.
-  Ngại không muốn giao tiếp với bạn bè, khớ khăn về ngôn ngữ.
-  Có những rối loạn về ăn uống, giấc ngủ.

Những nguyên nhân gây cho trẻ hiếu động quá mức :

- Tình trạng gia đình thường xuyên có xung đột sẽ tạo cho trẻ những ức chế về tâm lý.
- Chất phụ gia và phẩm màu nhân tạo dùng trong thực phẩm
- Ngồi trước ti vi nhiều.
- Có thể là di truyền, hay những tổn thương não trong thời kỳ trẻ đang phát triển, hoặc thời kỳ phôi thai: nhiễm độc, nhiễm trùng, đẻ khó…
- Bố mẹ quá nuông chiều hoặc chưa quan tâm, thiếu thời gian cho con cái.

Làm gì khi trẻ bị bệnh hiếu động

Bố mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm tới con nhiều hơn, cần kịp thời phát hiện ra những biểu hiện bất thường của trẻ, có những biểu hiện của bệnh hiếu động quá mức cần đưa bé đến tham vấn bởi các bác sỹ tâm lý….

- Bố mẹ cần gần gũi, tìm hiểu và nói chuyện với con nhiều hơn, động viên trẻ trong học tập hay với công việc khác.
- Tạo dựng lòng tin cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ tham gia những công việc phù hợp với lứa tuổi tại gia đình.
- Kiềm chế việc quát mắng hay có những biểu hiện trừng phạt quá mức đối với trẻ khi trẻ quá hiếu động.
- Cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời cùng các trẻ khác dưới sự giám sát của người lớn.
- Tránh cho trẻ không xem nhiều tivi, nhất là các bộ phim có nhiều bạo lực…
- Cần nói chuyện với nhà trường về trường hợp của trẻ, cùng hợp tác giữa gia đình và nhà trường trong việc dậy học.
- Trang trí phòng ngủ bằng mầu dịu nhẹ nhàng không sặc sỡ.
- Không áp đặt lên trẻ bằng những mệnh lệnh hay trừng phạt.
- Bố mẹ hướng dẫn con trong hành vi, ứng xử, ngôn ngữ.

(St)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
con toi nam nay da gan 8 tuoi chau rat hieu dong va hay quyen o truong chau thuong bo bai va khong tap trung ve nha bi ba danh chau lam bai rat tot nhung duoc may hom dau lai vao day vo chong toi rat lo lang khong biet phai lam sao mong bac si tu van giup cam on bac si
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Chào chị! Những biểu hiện của bé nhà mình là mắc phải chứng bệnh ADD/ADHD (Bệnh về giới hạn hành vi, không tập trung, quá năng động...).ADHD là căn bệnh "khá " phổ biến với trẻ nhỏ , rất khó chuẩn đoán và càng khó hơn để hiểu tại sao . Những biểu hiện của trẻ mắc bệnh ADHD : La hét khong muc ddich Khó ngồi yên / Tay chân không lúc nào yên Chạy nhảy, leo trèo rất nhiều Khó ngồi chơi một cách nhẹ nhàng Luôn luôn thấy bé bận rộn làm gì đó Nói rất nhiều và nhanh giành nói hoặc trả lời trước khi nghe hết câu hỏi Khó có thể xếp hàng chờ đợi đến lượt mình Tự nhiên nhào vô người khác và phá người khác Trẻ mắc bệnh ADHD vẫn có khả năng nhận thức nên phải làm gì, ví dụ như nghe lời bố mẹ , thầy cô.....nhưng vì bé quá hiếu động , không tập trung được và dễ bị chi phối nên chuyện bé phải ngồi yên là điều rất khó hoặc không thể thực hiện đối với bé . Trẻ mắc bệnh ADHD thường không thể ngồi yên không hoạt động tay chân hoặc tập trung nghe giảng bài . Hội "The American Academy of Pediatrics (AAP) " đoán thì 4% -12% các bé tuổi học tiểu học - trung học mắc phải bệnh này . ADHD tạo ra nhiều rắc rối / khó khăn cho các bé khi ở nhà , o trường học và trong cách chơi và đối xử với bạn bè . Bé trai mắc phải bệnh này cao hơn bé gái dến 3 lần . Lý do tại sao vẫn chưa tìm được . Thuốc sẽ làm bé bớt hiếu động để dễ dàng tập trung hơn . Dành nhiều thời gian chơi với bé , bắt đầu bằng những trò chơi có sự tập trung ít rồi từ từ tăng thêm các trò chơi có sự tập trung cao hơn . Tránh không cho bé xem nhiều TV vì sẽ làm bé thêm hiếu động . Tránh không lớn tiếng với bé , kiên nhẫn giải thích cho bé hiểu khi bé sai . Đối xử với bé như 1 người bạn để bé có cảm giác và tập làm quen chơi và học cách đối xử với bạn bè . Bệnh có thể chữa trị được hay không còn tùy theo bé và sự cố gắng rất nhiều của bạn nữa .Chúc gia đình bạn vui vẻ, hạnh phúc .
Con toi chau rat hieu dong,xin bac si, chi giup toi dia chi de dua be de kham va dieu tri,toi Dan song o tphcm,rat cam on bac si
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Chào chị! Chị có thể đưa bé đến khám tại Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM nhé
Bac si oi xin bac si benh hieu dong co can dung thuoc không,va neu co dung thuoc thi mua o dau va hieu gi,xin bac si giúp dum cam on bac si rat nhieu
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
8 điều cần biết để chăm sóc trẻ hiếu động - Tính nết của trẻ hiếu động sẽ được cải thiện nhiều nếu có sự quan tâm, kiên nhẫn của cha mẹ. - Không nên đặt biệt hiệu cho con là “đứa con trời đánh”, “nghịch như quỷ sứ”... Cách đặt biệt hiệu này làm trẻ càng xa cách với bạn bè và trở nên tự ti, hung hăng thêm. - Việc la mắng, đánh đập càng làm phát triển sự hung hăng của trẻ hiếu động; thay vào đó, nên cư xử dịu dàng với trẻ. - Không nên so sánh con với những trẻ khác cùng tuổi với ý chê trách, thất vọng. Do đã rơi vào tình trạng đặc biệt nên những gì mà trẻ trông chờ là sự thương yêu của cha mẹ. Đối với những trẻ này, tình yêu của cha mẹ chính là sự sống còn. - Nên nhìn vào mắt con khi nói chuyện. Bắt trẻ nhìn vào mắt bạn khi nó yêu cầu một điều gì. Thực hiện hành động rõ ràng ngay trước mắt trẻ. - Giúp trẻ tập hình dung được hậu quả trước khi hành động. - Dùng những lời động viên, khen ngợi để trẻ tự làm một cách hứng thú những công việc nhỏ có ích. - Luôn giám sát trẻ.
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý