Trẻ béo phì

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Trẻ béo phì

18/04/2015 03:27 PM
379

Khi nào trẻ bị béo phì? Béo phì có nguy hại gì không? xử lý trẻ bị béo phì như thế nào?

Bệnh béo phì ở trẻ

Béo phì là ăn bệnh đang ngày một gia tăng, đặc biệt ở những thành phố lớn. Không chỉ những trẻ bụ bẫm mới bị béo phì. Ở trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, nguy cơ béo phì sau đó sẽ cao hơn bạn bè cùng lứa có cân nặng bình thường ít nhất là gấp đôi.

Triệu chứng bé bị bệnh béo phì:

Một đứa trẻ được xem là béo phì, hay nặng cân quá khi nó nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và độ tuổi từ 20% trở lên. Nếu con số đấy vượt quá 40% thì thường bác sĩ sẽ khuyến cáo bé tham gia vào chương trình giảm cân đặc biệt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Cách tốt nhất để xem trẻ có béo phì hay không là nhìn hai cánh tay và bắp đùi đứa trẻ: Nếu có những cuốn mỡ ngấn lên thì khả năng đứa trẻ là béo phì.

Chứng béo phì ở trẻ em rất nghiêm trọng. Những đứa trẻ béo phì có khuynh hướng lớn lên sẽ trở thành những người béo mập có nhiều nguy cơ bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái đường, ung thư, ngừng thở khi ngủ và rối loạn về khớp xương…

Ngoài ra thì trẻ có thể không tự tin nếu như chúng bị bạn bè trêu đùa hay bị bỏ tẩy chay khỏi các trò chơi tập thể. Để giúp trẻ tự tin hơn, bạn hãy tìm cho trẻ những người bạn tốt có thể chấp nhận chúng một cách bình thường, tạo cơ hội cho trẻ tham gia các trò chơi mà chúng ưa thích.

Nguyên nhân gây béo phì ở trẻ:

Có nhiều yếu tố dẫn đến thừa cân, béo phì. Trong đó, phổ biến nhất là tình trạng năng lượng khẩu phần vượt quá nhu cầu, nhất là năng lượng do chất béo và bột, đường cung cấp. Trẻ được nuôi bằng sữa bò có nguy cơ thừa cân – béo phì cao hơn trẻ bú mẹ, vì thức ăn nhân tạo giàu protein và muối, làm tăng áp lực thẩm thấu, gây cảm giác khát, kích thích trẻ ăn nhiều hơn.

Giảm hoạt động thể lực cũng là yếu tố nguy cơ cao của thừa cân, béo phì. Hiện có nhiều trẻ không tham gia thể dục thể thao, ít đi bộ, đi xe đạp… mà dành nhiều thời gian cho hoạt động tĩnh tại như xem vô tuyến, chơi điện tử. Theo một số nghiên cứu, trong khi xem vô tuyến, sự trao đổi chất giảm đáng kể.

Ngủ ít cũng gây béo vì làm giảm tiêu mỡ (quá trình này diễn ra mạnh nhất vào ban đêm khi ngủ). Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh mối liên quan giữa thời gian ngủ ngắn với chứng béo phì.

Tuy chưa chứng minh được đầy đủ vai trò của di truyền đối với chứng thừa cân, béo phì nhưng thực tế cho thấy, nguy cơ này sẽ tăng lên ở những đứa trẻ có cha hoặc mẹ nặng cân, đặc biệt là khi cả cha mẹ đều béo.

Cân nặng quá cao lúc đẻ cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến béo phì. Sự mất cân bằng trong chế độ ăn của mẹ khi mang thai sẽ tạo nên tình trạng dư thừa mỡ ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ nhẹ cân sẽ hoàn toàn thoát khỏi nỗi lo này. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ 3-9 tuổi bị suy dinh dưỡng, thấp còi sẽ có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 2-8 lần so với trẻ không bị thấp còi. Nguyên nhân có thể là trẻ suy dinh dưỡng mạn tính có khối nạc thấp, chuyển hóa cơ bản và hoạt động thể lực giảm. Khi cung được cấp đủ năng lượng, trẻ sẽ tích luỹ mỡ rất nhanh.

Điều trị bệnh béo phì:

Phòng bệnh bao giờ cũng hơn chữa bệnh. Để dự phòng thừa cân và bép phì, cần chăm sóc tốt cho trẻ từ trong bào thai để tránh thiếu hoặc thừa dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.Cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, chỉ cai sữa sau 2 năm. Nếu phải nuôi bằng sữa bột, không nên sử dụng thêm đường hay tinh bột. Khi trẻ ăn dặm, thức ăn phải được bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết để giúp tăng trưởng tối đa.

Khi trẻ đã bị béo phì thì phụ huynh nên:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được cân nặng phù hợp nhất cho trẻ dựa trên chiều cao, độ tuổi, vóc dáng và giới tính của trẻ. Nếu được bác sĩ khuyến cáo thì trẻ nên tham gia vào chương trình giảm cân dặc biệt.
  • Xác định đúng nguyên nhân gây béo phì cho trẻ để tìm phương pháp thích hợp.
  • Đảm bảo rằng trẻ vẫn có chế độ ăn cân bằng với đủ vitamin và khoáng chất. Giảm bớt bột,dầu mỡ,đường tinh luyện trong nấu ăn. Tránh bánh ngọt, bánh quy, kẹo và các loại nước ngọt có đường. Không nên vội vàng cắt khẩu phần ăn của trẻ mà phải luyện tập từ từ, kiên nhẫn.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước.
  • Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời. Hạn chế thời gian xem TV và chơi game của trẻ.
  • Ðừng nhốt một đứa trẻ lẫm chẫm biết đi vào một cái cũi hoặc một chiếc ghế đẩy. Hãy để cháu tiêu hao năng lượng bằng cách bò hoặc tập đi. Ðối với các cháu lớn, nên tập cho các cháu chơi những trò chơi sống động.

Trẻ béo phì và những hệ quả

Béo phì khiến cơ thể “quá khổ” do lượng mỡ tích tụ dư thừa, gây nhiều tác hại cho sức khỏe.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM, cho biết, trong điều trị béo phì trẻ em, việc hạn chế  trẻ ăn tự do theo sở thích và thuyết phục trẻ ăn ít không hề đơn giản.

Ảnh minh họa Internet.

Nguyên nhân và hệ quả của béo phì

Ở nhiều nước, thừa cân và béo phì được phân biệt rõ. Tại Việt Nam, nói đến béo phì thường bao gồm cả hai. Trong y học, béo phì là lúc lượng mỡ dư tích tụ trong cơ thể gây tác hại đến sức khỏe. Các bác sĩ thường dùng chỉ số cân nặng so với chiều cao hoặc chỉ số BMI để đánh giá trẻ có béo phì hay không (cân nặng/chiều cao > 120% giá trị chuẩn, BMI vượt ngưỡng qui định theo tuổi và giới…). Người ta ít đánh giá trẻ dưới hai tuổi bị béo phì vì cơ thể còn nhiều khả năng điều chỉnh sau đó và đang phát triển nhanh.

Nguyên nhân béo phì có thể do bệnh lý: bệnh về nội tiết (suy giáp, cường insulin…), di truyền (hội chứng Prader-Wili, hội chứng Turner’s…), hay do cung quá cầu: trẻ ăn quá nhiều nhưng tiêu hao quá ít. Trẻ dễ bị béo phì hơn nếu có ba mẹ béo phì do yếu tố di truyền hoặc ảnh hưởng từ lối sống của gia đình.

Béo phì gây ra nhiều hậu quả: bệnh tim mạch, tiểu đường, tổn thương khớp, gan nhiễm mỡ, học hành chậm chạp, các tổn thương về tâm lý… Đa số trẻ béo phì sẽ trở thành người lớn béo phì.

Nên tìm cách để ngăn ngừa sự tăng cân quá mức của trẻ.

Điều trị béo phì là thay đổi cả lối sống

Quy tắc đầu tiên của phương pháp điều trị béo phì là cần có sự hợp tác tích cực từ phía gia đình của trẻ và bản thân trẻ. Mục tiêu là phải thay đổi lối sống mà bé đã quen trong thời gian dài. Nếu không tuân thủ theo qui tắc này thì tỉ lệ thất bại rất cao, khả năng trẻ bị béo phì nặng hơn cũng khó tránh khỏi. Do đó, gia đình và bé sẽ được bác sĩ tham vấn trước khi đưa ra quyết định điều trị. Mỗi trường hợp béo phì có nguyên nhân khác nhau vì vậy phương pháp điều trị ở mỗi trẻ béo phì cũng khác nhau. Nếu trẻ có biểu hiện các biến chứng béo phì hoặc trên 7 tuổi bị béo phì mức độ nặng, trẻ phải được điều trị giảm cân, nhưng cần có sự kiểm soát của bác sĩ dinh dưỡng do cơ thể trẻ đang tăng trưởng không thể máy móc áp dụng chế độ của người lớn. Với trẻ béo phì mức độ trung bình và chưa có biến chứng, chúng ta cần có chế độ ăn uống và luyện tập thích hợp để giúp trẻ đứng cân và tăng chiều cao. Khi bé có chỉ định giảm cân, sau mỗi tháng điều trị, bé cần giảm khoảng 500g, vì nếu trọng lượng giảm quá nhanh có thể gây tổn thương về tâm lý hay biến chứng ở gan, mật...

Trong việc ăn uống của trẻ, nên theo thực đơn của bác sĩ, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ phát triển như đạm, vitamin, chất khoáng… Vẫn khuyến khích trẻ uống sữa, nhưng sử dụng sữa ít béo hoặc không béo, không đường. Không nên cho trẻ ăn khuya.

Hạn chế tối đa cho trẻ ăn những thức ăn giàu năng lượng rỗng như nước ngọt, các loại thức ăn có chứa nhiều chất bột đường, chất béo, dầu mỡ, các món chiên, xào…

Với những trẻ thích ăn vặt, có thể cho bé chơi các trò chơi có tính giáo dục để bé quên cảm giác thèm ăn. Nếu trẻ vẫn đòi ăn thì nên cho bé ăn “độn” những món nhiều chất xơ như trái cây, nước ép hoa quả không đường, khoai lang, các loại rau…

Trong quá trình điều trị, gia đình không nên chỉ trích trẻ nhằm tránh tình huống bé có những phản ứng không tốt, quá trình điều trị sẽ dễ thất bại.Trong giai đoạn trẻ bắt đầu phải thay đổi lối sống, tâm lý ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Cha mẹ nên tập cho bé quen dần với lối sống năng động. Ví dụ: khi bé học bài thuộc lòng, có thể khuyên bé vừa đi vòng quanh phòng vừa học, cũng là một cách giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Hãy khuyến khích trẻ đi bộ hoặc đạp xe khi có thời gian rảnh. Cho bé chơi những môn thể thao có sức bền. Không nên ép trẻ chơi những môn vận động quá nặng như cử tạ vì có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé.

Để đạt được hiệu quả tối đa, trước tiên người lớn trong gia đình phải là những tấm gương tiên phong trong “cuộc chiến chống béo phì”. Ngoài ra, không nên áp dụng biện pháp “cấm đoán” mà nên dùng biện pháp "thay thế", như thay thế món chiên xào bằng món luộc hấp, thay lon nước ngọt bằng một ly nước lọc, thay dĩa cơm tấm bì chả bằng một tô bún mọc nhiều rau…, không để bé ngồi xem ti vi mà có thể dắt bé đi công viên, nhà sách…

Phụ huynh cần hiểu rằng “để bé béo phì ăn ít lại” là một quá trình hợp tác, quyết tâm lâu dài giữa gia đình bệnh nhân, trẻ béo phì và bác sĩ. Có nhiều trường hợp lúc nhỏ trẻ bị suy dinh dưỡng, khi lớn gia đình lại cho bé ăn nhiều, liên tục không kiểm soát, kết quả bé bị béo phì cần điều trị. Để ngăn ngừa tình trạng trên, phụ huynh nên đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ để đánh giá sự phát triển thể chất, tinh thần, phát hiện các bệnh lý, trong đó có thừa cân béo phì.

Đối phó' với trẻ béo phì

Trẻ béo phì rất dễ bị mặc cảm.

Trẻ em "quá khổ" đang là nỗi lo của nhiều gia đình hiện đại. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tạo ra áp lực tâm lý đối với trẻ.

Theo các chuyên gia tâm lý, những đứa trẻ béo phì rất khó hòa đồng với xã hội và luôn cảm thấy khổ sở khi bị coi là "người nổi bật"... Có nhiều trẻ ý thức được việc giảm cân và siêng năng tập luyện, nhưng cũng không ít em sau một thời gian ngắn đã buông xuôi. Trong hoàn cảnh này, vai trò của cha mẹ rất quan trọng.

Đừng chế nhạo trẻ

Điều tồi tệ nhất mà chúng ta thường hay làm với các trẻ béo phì là lôi các em ra làm trò đùa, nhất là ở nơi công cộng. Đừng bao giờ cười giễu và gọi trẻ với những cái tên thằng bệu, con heo... Cha mẹ nên hiểu rằng, những đứa trẻ "quá khổ" rất nhạy cảm và dễ tủi thân. Nhiều cha mẹ cứ nghĩ việc chế nhạo sẽ khiến các em thấy lo lắng và chăm chỉ giảm cân. Thực tế là không ít trẻ do bị chế nhạo quá nhiều đã trở nên ì ạch trong sự mặc cảm. Trẻ có thể nghĩ rằng "số" mình là thế và sẽ khó thay đổi. Do đó, nếu con gái bạn không muốn mặc đồ bơi mà không có lý do thì đừng vội làm trầm trọng hóa vấn đề.

Gương mẫu trong tập luyện

Hãy dành thời gian sắp xếp lịch để cùng tập luyện cho trẻ, có thể một tiếng mỗi sáng. Không nên "hét" trẻ dậy bằng một chiếc đồng hồ báo thức và rồi để một mình trẻ "âm thầm" tập luyện trong khi cả nhà vẫn ngủ say. Chỉ có tác phong luyện tập của cả nhà mới kéo trẻ thoát khỏi cơn buồn ngủ, truyền cảm hứng và giúp trẻ không cảm thấy lẻ loi. Đồng thời, cha mẹ phải luôn luôn nói cho trẻ thấy vai trò quan trọng của việc tập luyện để có được một thân hình đẹp.

Ăn kiêng

Đừng bắt con bạn ăn kiêng mà không có tư vấn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn có thể giảm tối thiếu đồ ngọt trong khẩu phần ăn của trẻ, thỉnh thoảng nên nới lỏng cho trẻ thư giãn với món ngọt mà chúng thích. Hãy cho trẻ dần dần hiểu ra tầm quan trọng của việc ăn kiêng để lấy lại sự cân bằng trọng lượng. Song cũng không nên làm sự việc trở nên quá nghiêm trọng. Chính các thành viên trong gia đình cũng phải "nhịn" nhiều món ăn khoái khẩu vì không thể để trẻ nhìn mọi người ăn một cách thèm thuồng.

Cho trẻ chơi thể thao và các trò chơi ngoài trời

Hãy tìm cách đưa các bé "phục phịch" ra khỏi nhà và tham gia nhiều loại hình thể thao. Nếu không có nhiều thời gian đưa con đi chơi, bạn nên cho trẻ vào một câu lạc bộ thể dục thể thao. Đừng bao giờ để trẻ bỏ dở bài tập giữa chừng. Hãy nói với trẻ biết số tiền mà bạn đã đóng cho câu lạc bộ để trẻ có ý thức và trách nhiệm hơn trong tập luyện.

Cẩm nang kiểm soát béo phì cho trẻ

Tăng cường cho trẻ vận động; cân chỉnh chế độ ăn với nhiều rau xanh và hạn chế béo nhưng đừng bao giờ cắt bớt chế độ sữa của bé... là lời khuyên của các bác sĩ Trung tâm dinh dưỡng TP HCM nhằm kiểm soát tình trạng béo phì ở con trẻ.

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, mục tiêu chính của việc điều trị béo phì trẻ em là giảm tốc độ tăng cân nhanh về mức tăng cân sinh lý bình thường theo tuổi hoặc duy trì cân nặng hiện tại, tránh tăng cân thêm trong một thời gian nhất định.

Việc điều trị béo phì ở trẻ em cần gia đình tham gia phối hợp điều trị, vì phải theo dõi bé lâu dài. Trẻ và gia đình cần có kiến thức về béo phì và cách điều trị trên phương diện ăn uống cũng như vận động. Hạn chế sử dụng thuốc giảm cân cho trẻ em, ngoại trừ trường hợp cần thiết và bác sĩ chuyên khoa.

Vận động giúp trẻ hạn chế được tình trạng thừa cân béo phì.

Phải cho trẻ năng vận động

Phụ huynh cần tạo điều kiện cho trẻ tập thể dục, chơi thể thao khoảng 30 phút rồi tăng dần lên 60 phút mỗi ngày và ít nhất 4-5 lần mỗi tuần. Nên tập các môn dùng sức trung bình và kéo dài như bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ, chạy bộ chậm, chơi bóng…

Tập thói quen năng động trong mọi hoạt động của trẻ như đi thang bộ thay vì thang máy; đến trường bằng xe đạp hoặc đi bộ nếu có thể; phụ giúp cha mẹ làm việc nhà như quét nhà, lau nhà, tự dọn dẹp phòng riêng, chăm sóc vườn cây.

Thời lượng tập thể dục cho từng lứa tuổi thay đổi theo từng trẻ. Bé 1-3 tuổi mỗi ngày dành 90 phút dành cho hoạt động thể lực có định hướng và 60 phút chơi tự do. Trẻ 4-6 tuổi phải có 60 phút dành cho hoạt động thể lực có định hướng và 60 phút chơi tự do. Có thể chia nhỏ ra thành những đợt tập thể dục 15 phút.

Không để bé nằm, ngồi yên quá một giờ trừ khi ngủ, tối đa là 2 giờ. Một trong những cách hạn chế trẻ ngồi hay nằm yên là kiểm soát thời gian của bé trước màn hình tivi, vi tính, video game, đọc truyện.

Cân chỉnh chế độ ăn

Nên cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa nhất là bữa ăn sáng, hạn chế ăn sau 20 giờ. Cho trẻ ăn chậm nhai kỹ, bữa ăn nên kéo dài tối thiểu 20 phút. Duy trì bữa ăn gia đình đều đặn. Lập giờ giấc các bữa ăn chính và bữa phụ cố định để trẻ biết rõ thời gian các bữa ăn.

Phụ huynh làm gương cho trẻ về chế độ ăn lành mạnh với nhiều trái cây, rau xanh, giảm béo trong thực đơn hàng ngày. Không dự trữ thức ăn ngọt như bánh ngọt, kẹo, kem, chè, chocolate trong nhà. Tạo điều kiện thuận tiện cho trẻ chọn thức ăn vặt ít năng lượng bằng cách trữ sẵn trái cây, sữa chua, sữa ít béo không đường.

Nên ăn thịt nạc, cá, trứng và đậu hũ. Hạn chế chất béo như mỡ, phủ tạng động vật như gan, tim, cật, óc, da động vật, các món chiên nhiều dầu. Chọn phương pháp chế biến ít béo như hấp, luộc, nướng…

Hạn chế những loại bánh nướng phết dầu bơ chế biến sẵn. Hạn chế thức uống có đường và thức ăn nhiều bột đường vì năng lượng dư sẽ chuyển thành mỡ. Hạn chế sử dụng dầu dừa vì làm tăng tạo cholesterol nội sinh. Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh như gà tẩm bột chiên sẵn.

Khuyến khích trẻ uống nước lọc, hạn chế thức uống có đường như nước ngọt, nước trái cây hương liệu. Cho trẻ biết không cần thiết ăn hết phần thức ăn, trẻ cảm thấy hết đói thì nên ngưng ăn. Ăn các món ăn phụ ít năng lượng như trái cây, rau - khoai - củ luộc, yaourt giảm béo, rau câu, sữa ít béo không đường…

Chất xơ cũng góp phần kiểm soát cân nặng

Rau và trái cây nên chiếm một thể tích lớn trong phần ăn. Ăn nhiều rau, trái cây trong và sau bữa ăn sẽ giúp trẻ cảm thấy no nhanh và kết thúc bữa ăn sớm. Cảm giác no này có thể kéo dài cả sau bữa ăn, đặc biệt có lợi với chế độ ăn kiêng. Chất xơ tan trong rau và trái cây còn giúp đào thải một lượng chất béo không có lợi cho sức khỏe qua đường ruột.

Những quan niệm sai lầm:

Một nguyên tắc cơ bản trong điều trị béo phì là không để bị dạ dày trống vì sẽ làm cho trẻ rơi vào tình trạng mỏi mệt, không tập trung, có nguy cơ ăn bù vào các bữa ăn sau. Tổng năng lượng hàng ngày quyết định việc tăng hay giảm cân chứ không phải là số bữa ăn trong ngày. Nên ăn nhiều bữa, mỗi bữa với số lượng ít tốt hơn ăn ít bữa với số lượng thực ăn lớn.

Chế độ ăn giảm cân không được uống sữa: Trong thực đơn giảm cân vẫn có sữa vì sữa là nguồn cung cấp chính canxi giúp trẻ phát triển chiều cao. Loại sữa tốt nhất cho trẻ béo phì là sữa giảm béo (dành cho trẻ trên 6 tuổi), không đường vì năng lượng mỗi ly sữa không béo cung cấp chỉ tương đương nửa chén cơm. Ngoài ra sữa còn bổ sung vitamin và chất khoáng cần thiết bị thiếu hụt khi thực hiện chế độ ăn kiêng.


Chế độ ăn cho trẻ béo phì

Với trẻ béo phì cần có một chế độ ăn khác với những trẻ bình thường.

Con gái tôi 20 tháng, cân nặng 16kg, chiều cao 85cm. Cháu ăn ngày 3 chén cháo đầy (thịt, cá , tôm ,cua + Rau, củ + 2 muỗng dầu mè, gấc/mỗi chén cháo). Ăn xế 2 bữa (trái cây, ya-ua, pho mai...), 500ml sữa/ ngày. Xin cho tôi hỏi cháu ăn như vậy có đủ chất hay không? Và cháu có bị béo phì không? Cần ăn thêm gì và giảm gì? Xin bác sỷ tư vấn giùm. Xin chân thành cám ơn bác sỹ rất nhiều. (Huỳnh Hồng Bảo Khanh)

Trả lời:

Cân nặng hiện nay của cháu đã bằng trẻ 4 tuổi cho nên đương nhiên là bị béo phì rồi vì ở tuổi này cháu chỉ cần 10,6 kg là đủ. Vì vậy cho nên em cần phải cho cháu ăn giảm đi, nhất là lượng dầu (mỡ), mỗi bữa chỉ nên cho ½ muỗng cà phê là đủ đối với cháu hiện nay. Không cho bé ăn 3 chén cháo đầy nữa mà chỉ nên ăn 3 chén với thôi, chỉ nên ăn thịt nạc, cá tôm với lượng vừa phải: 100g/ngày, cũng không ăn phomai nữa, sữa thì vẫn ăn 500ml nhưng tính cả sữa chua, nên uống sữa tươi không đường hoặc sữa bột tách béo. Các bữa cháo tăng nhiều rau củ, giảm bớt gạo đi, mỗi ngày chỉ nên nấu khoảng 70g gạo còn lại là rau củ. Trái cây nên chọn loại ít ngọt như: táo, bưởi, thanh long, không nên ăn nhiều chuối, xoài, hồng xiêm, nhãn vải.
(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tre beo phi nen uong sua gi
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
con trai toi nam nay 6 tuoi(thang 9 nam 2013 moi vao lop 1) chau da nang 34kg moi bua toi cho chau an 2 bat com va 1 bat rau, thuc an voi luong vua phai vay ma tai sao moi lan can toi van thay chau len can. moi lan chau tang can toi thuong thay rat so va lo lang. toi phai lam sao day thua bac sy
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý