Sau khi sinh bị sót rau nên làm gì?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Sau khi sinh bị sót rau nên làm gì?

18/04/2015 04:08 PM
1,016

Sau khi sinh trong quá trình tử cung phục hồi lại trạng thái bình thường như trước khi sinh, tử cung phải đào thải lớp niêm mạc tử cung sinh ra trong quá trình thai nghén - niêm mạc bắt đầu đi vào hoại tử, bị xơ hóa mà bong ra, lẫn lộn với máu, chất nhầy theo âm đạo thoát ra ngoài, người ta gọi đó là Ác lộ, máu sinh hay thường gọi là sản dịch. Cho nên trong ác lộ có máu, niêm mạc bị hoại tử và chất nhầy…

Trong 3 ngày sau khi sinh, máu sản dịch ra nhiều, màu đỏ tươi, sau đó màu máu nhạt dần, có màu hồng nhạt, giống như dịch loãng. Trong khoảng từ 7 đến 10 ngày sau khi sinh, trong máu sinh có mang một lượng lớn tế bào và niêm mạc nên có màu vàng nhạt và màu trắng còn goị là máu sinh trắng, trong khoảng 20 ngày thì sản dịch ra hết

Nếu quá thời gian này mà ác lộ vẫn cứ tiết ra lai rai không dứt gọi là chứng Sản Hậu Ác Lộ Bất Tuyệt,  Ác Lộ Bất Chỉ, Ác Lộ Bất Ngưng.

Nếu chứng này kéo dài, có thể dẫn đến tình trạng huyết bị hư (thiếu máu) sinh ra nhiều biến chứng khác.

Nguyên nhân gây chứng này thường do sót nhau, hoặc cơ năng của tử cung quá yếu không hoàn thành được sứ mệnh đào thải lớp niêm mặc tử cung, hoặc tử cung có viêm nhiễm


Nguyên Nhân


Có thể do:

+ Khí Hư: Cơ thể vốn suy nhược, lúc sinh, khí bị mất, huyết bị hao, hoặc sau khi sinh, do mất quá nhiều sức, khiến cho Tỳ khí bị tổn thương, trung khí bị hư, hãm, mạch Nhâm, Xung không điều hoà, huyết không thu nhiếp lại được khiến cho sản dịch ra lâu ngày không cầm lại được

+ Huyết Nhiệt: Sản phụ vốn bị âm hư, khi sinh huyết bị mất, tân dịch bị tổn, phần doanh và âm bị suy, âm hư thì sinh nội nhiệt. Hoặc sau khi sinh xong ăn quá nhiều thức ăn cay nóng. Hoặc do Can khí uất trệ, lâu ngày hoá thành nhiệt, nhiệt làm tổn thương mạch Xung và Nhân, khiến cho huyết đi bậy gây nên.

+ Huyết Ứ: Sau khi sinh xong, bào cung, bào mạch đều rỗng và hư yếu, hàn tà thừa cơ xâm nhập vào, huyết bị hàn làm cho ngưng lại, kết thành ứ. Hoặc do thất tình nội thương, khí trệ làm cho huyết bị ứ, gây ngăn trở mạch Xung Nhâm, huyết mới không yên được, theo sản dịch chảy ra rỉ rả không dứt.

Sách ‘Thai Sản Tâm Pháp’ cho rằng: “Sau khi sinh mà ác lộ ra không dứt, không nhiều như chứng băng lậu, là do lúc sinh kinh huyết bị tổn thương, hoặc huyết hư tổn bất túc hoặc ác huyết ra không hết, huyết tốt khó yên, cùng kéo nhau ra, lâu ngày không khỏi.


Biện chứng luận trị:


1. Khí Hư: Sau khi sinh, quá thời gian bình thường mà sản dịch vẫn còn lai rai không ngừng, mầu hồng nhạt, lượng nhiều, chất dẻo dính, không có mùi hôi, có cảm giác bụng dưới trệ xuống, tinh thần mỏi mệt, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi bình thường, mạch Hoãn nhược.

Điều trị: Ích khí, nhiếp huyết.

Bài thuốc: Bổ trung ích khi gia giảm

Bổ trung ích khí

Đẳng sâm

16

Hoàng kỳ

20

Chích thảo

4

Thăng ma

4-6

Qui đầu

12

Sài hồ

6-10

Bạch truật

12

Trần Bì

4-6

Ngải diệp sao đen

Nếu cả  khí huyết đều hư: Sản hậu ác lộ không dứt, sắc huyết vàng nhạt, mặt xanh trắng, tinh lực sút kém, thân thể gầy yếu, sợ lạnh, đầu váng, mắt hoa, tai ù, hồi hộp, hơi thở ngắn, vùng bụng mềm không đau, lưỡi nhạt, không rêu, mạch Hư Tế Vi Nhược, dùng bài Thập toàn đại bổ thang

2. Huyết ứ: Sinh xong đau bụng, ác lộ ra không dứt, mầu huyết tím đen hoặc có cục, lưỡi có điểm ứ huyết, mạch Sáp.

Điều trị: Hoạt huyết, hoá ứ, lý huyết, quy kinh.

Bài thuốc: Dùng bài Sinh Hóa Thang gia giảm

Đương qui

12

Xuyên khung

10

Đào nhân

8

Bào khương

6

Cam thảo

4

Tam thất

8

Ích mẫu

12

Nếu kèm miệng khô, họng khô, mạch Huyền Sác, thêm Địa du, Hoàng bá (sao đen) để thanh nhiệt, chỉ huyết.

3. Huyết Nhiệt: ác lộ ra không dứt, sắc huyết đỏ tươi, tâm phiền, miệng khát nước, rêu lưỡi hồng, mạch Sác.

Điều trị: Dưỡng âm, thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết

Bài thuốc: Bảo Âm Tiễn (Thẩm Thị Tôn Sinh Thư) goa goa,r

Sinh địa

20

Bạch thược

12

Hoài sơn

12

Tục đoạn

10

Hoàng cầm

10

Hoàng bá

8

Cam thảo

4

A giao

10

Hạn liên thảo

16

Ô tặc cốt

16

            Nếu vú và bụng dưới trướng đau, tâm phiền, dễ tức giận, ác lộ ra có cục, miệng đắng, họng khô, mạch Huyền Sác. Đó là do Can uất, huyết nhiệt. Nên dùng phương pháp sơ Can, giải uất, thanh nhiệt, chỉ huyết. Dùng bài Tiêu Dao Tán


Phòng bệnh hơn chữa bệnh:

Lá ngót chống sót nhau thai

Cây lá ngót (cây bồ ngọt) được nhiều người biết đến như một thứ rau bình thường dùng để nấu canh, thanh nhiệt. Ngoài tác dụng đó, theo kinh nghiệm dân gian, nhiều nơi tại tỉnh Quảng Nam vẫn thường dùng lá ngót để trị chứng sót nhau thai cho sản phụ sau khi sinh.

Công tác tại trạm y tế xã Tam Quang, H.Núi Thành từ nhiều năm qua, y sĩ Nguyễn Thị Liên đã nhiều lần chứng kiến cảnh phụ nữ sót nhau thai. “Chỉ cần sót một tí nhau bằng móng tay cũng đủ gây nguy hiểm đến tính mạng sản phụ. Nên sau khi sinh, có hiện tượng chảy máu tử cung cần lập tức cho sản phụ uống nước lá ngót”, y sĩ Liên nói.

 Những bài thuốc và cách chữa bệnh trong dân gian
Cây huyết dụ đặc trị bệnh rong huyết ở phụ nữ sau sinh đẻ - Ảnh: Hoàng Sơn

Theo bà Liên, sau khi sinh, sản phụ nên uống nước lá ngót càng sớm càng tốt. Đặc biệt, uống nước lá ngót trong khoảng 6 giờ đồng hồ sau sinh, việc chống sót nhau thai càng hữu hiệu. Để chống sót nhau một cách bài bản theo phương pháp y học cổ truyền, lá ngót tươi sau khi giã nhuyễn được chia làm 2 phần để uống hai lần, mỗi lần cách nhau 10 phút, sau chừng 15-30 phút, sản phụ sẽ hết đau bụng, nhau thai sẽ ra hết. Ngoài cách này, có người còn dùng rau ngót giã nhuyễn rồi đắp vào gan bàn chân sản phụ.

“Trong điều kiện y học ngày xưa, người dân thường dùng lá bồ ngọt để trị chứng này. Ngày nay nhiều người nhà sản phụ vẫn thường mang theo ít lá ngót tươi đến bệnh viện và cho uống ngay sau khi sản phụ sinh xong”, bà Liên cho biết.

Không chỉ có tác động đến cơ chế kích thích tử cung co bóp để đẩy hết nhau thai ra ngoài, cây lá ngót còn được nhiều người sử dụng như một vị thuốc bổ cho phụ nữ sinh con. Với đặc tính bùi ngọt, mát, lá ngót có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Phụ nữ sau sinh có thể dùng rau này nấu canh với thịt băm nhuyễn giúp bồi bổ cơ thể.

Tuy nhiên, theo y sĩ Nguyễn Thị Liên, vì lá ngót có tác dụng đẩy nhau thai ra ngoài, nên thứ lá này lại nguy hiểm đối với phụ nữ đang mang thai (chưa đến ngày sinh hạ). “Phụ nữ mới mang thai không nên ăn lá ngót vì rất dễ dẫn đến sẩy thai”, bà Liên khuyến cáo. 

Thuốc dấu cây huyết dụ

Cây huyết dụ rất dễ mọc. Không riêng gì tại tỉnh Quảng Nam mà tại nhiều tỉnh khác, cây huyết dụ thường được trồng để làm cảnh bởi lá cây có màu đỏ trông khá bắt mắt. Cây huyết dụ mọc khá cao, lá dài khoảng 20-30 cm, bẹ lá mọc sát thân cây. Phụ nữ sau sinh đẻ bị rong huyết kéo dài do nguyên nhân cơ năng (không phải do sót nhau) thường dùng lá huyết dụ để trị chữa trị. Gọi là thuốc dấu bởi theo quan niệm của người xưa, khi phụ nữ bị chứng rong kinh, nếu trong vườn nhà không có sẵn thứ lá này, người ta thường hái đi hái ở vườn nhà người khác, sao cho không để người khác biết được. Thế mới có câu chuyện, có người khi hái lá này bị chủ nhà phát hiện rồi rầy la nhưng người hái trộm nhất quyết không nói lời nào. Vì nếu thanh minh là hái lá để trị bệnh,  thì nắm lá huyết dụ đó sẽ không còn tác dụng trị bệnh nữa.

Tại vườn thuốc nam của trạm y tế xã Tam Quang (H.Núi Thành), cây huyết dụ được trồng khá nhiều. Chị em bị bệnh rong huyết đến khám tại trạm thường được các y sĩ hướng dẫn cách sử dụng để tự điều trị tại nhà. Y sĩ Trần Thị Dung, trạm y tế P.Trường Xuân (TP.Tam Kỳ), cho biết: “Lá huyết dụ có tác dụng cầm máu rất tốt. Theo đông y, huyết dụ có tính mát, vị nhạt, có tác dụng bổ huyết, cầm máu dùng chữa rong kinh, băng huyết rất hiệu nghiệm”.

Lá huyết dụ có thể dùng điều trị xuất huyết tử cung theo liều dùng: lá tươi huyết dụ 40-50 gram, sắc uống hằng ngày. Hoặc có thể kết hợp với các thứ thuốc dân gian khác như: rễ cỏ tranh, rễ gừng để có hiệu quả hơn. Ngoài ra, hoa, lá huyết dụ còn được phơi khô để sẵn trong nhà, khi có bệnh có thể mang ra dùng ngay.

Dược sĩ Nguyễn Thị Sáu, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam, cho biết: “Rau ngót dùng tươi là vị thuốc dân gian chữa sót nhau hậu sản rất tốt, ngoài ra nhiều người dân còn dùng phương thuốc này để chống tưa lưỡi cho trẻ em. Còn cây huyết dụ, đặc tính mạnh nhất của nó là cầm máu nên dùng để đặc trị băng huyết sau sinh ”.

(ST).

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
sau khi sinh em be duoc mot thang ruoi thi phat hien van con sot rau theo bac sy gioi em phai lam gi
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
uong la cay nhan dieu tri sot rau khong a
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Chưa thấy ai nói lá nhãn trị sót rau bao giờ
em sinh ngày 19.04.1991 và bạn trai sinh 20.08.1991 thì có hợp nhau không?có xung khắc không
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Bằng tuổi nằm duỗi mà ăn mà, các cụ nói không sai đâu. Hợp nhau là ok rồi bạn
Vu thi hanh
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
em sinh 10 ngay moi phat hien sot rau nen lam gi
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý