Cách kiềm chế cơn giận

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách kiềm chế cơn giận

18/04/2015 04:28 PM
2,429
Tức giận dễ xảy tới tranh cãi và trong cuộc 'khẩu chiến', bạn không thể dám chắc bản thân còn đủ sáng suốt để đưa ra những câu nói thông minh. 'Giận quá mất khôn', vì vậy, bạn nên học cách kiềm nén để tránh gây tổn thương thương cho đối phương.




1. Mau chóng bỏ đi: Không phải lảng tránh người ấy, chỉ là khi thấy tình hình quá căng thẳng, hai bên đều bảo vệ ý kiến của mình, rời đi là cách làm đúng đắn. Bạn và chàng sẽ có thời gian để suy nghĩ và bình tĩnh lại.

2. "Uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói": Câu nói này hàm ý muốn chỉ bạn cần nghĩ kỹ trước khi phát ngôn. Cách này xem ra có vẻ khá khó khăn nhưng nếu lúc đó đủ sáng suốt, bạn vẫn có thể làm được.

3. Thư giãn: Đây là một trong những cách giúp bạn kiềm chế cơn nóng giận. Hãy thả mình trong bồn tắm, nằm trên ghế massage hay ra ngoài đi dạo đều giúp tâm trạng thoải mái hơn.

4. Nói chuyện khéo léo: Thay vì trách móc hay chỉ trích đối phương, bạn chỉ cần nhẹ nhàng nói "Em cảm thấy không được vui khi anh như thế". Câu nói này không chỉ giúp chàng hiểu bạn đang khó chịu mà còn khiến bầu không khí bớt căng thẳng, bạn cũng chẳng cần tức giận.

5. Nhìn nhận lại mọi việc: Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề còn làm mọi chuyện trở nên rắc rối hơn. Thay vì thế, bạn nên tìm một nơi yên tĩnh, ngồi suy nghĩ và xem xét lại tất cả để tìm ra giải pháp đúng đắn.

6. Biết chấp nhận: Không ai hoàn hảo nên người ấy của bạn cũng vậy. Bạn cần nhìn nhận rõ thực tế rằng đối phương cũng có khuyết điểm. Bạn không nên kỳ vọng thái quá hay buộc chàng phải làm theo những gì mình mong muốn nhưng bạn có thể giúp chàng sửa đổi tật xấu.

7. Hét thật to để xả stress: Khi bản thân thực sự không thể chịu nổi nữa, hãy tìm một nơi nào đó vắng người như sông, hồ... và hét thật to để giải tỏa.


Nóng giận là gì?

Tức giận có thể là một cảm xúc hoàn toàn bình thường và thậm chí có thể giúp chúng ta phát hiện và ứng phó với sự đe dọa theo bản năng. Hơn thế nữa, khi sự tức giận được bộc lộ một cách có tự chủ, nó có thể là một mệnh lệnh thúc đẩy đầy uy lực – Chúng ta đều biết việc lấy lại công bằng và đấu tranh với bất công hoàn toàn không phải là một việc dễ dàng.

Tuy nhiên, cảm xúc này cũng có thể làm chúng ta mất tự chủ, dẫn đến căng thẳng, kiệt sức, mệt mỏi và buồn chán. Sự tức giận đến mức mất kiểm soát có thể gây hại nghiêm trọng đến cuộc sống cá nhân và công việc của bạn, bởi vì nó có thể gây ra những tác động tiêu cựckhông thể tin được.

Đặc biệt trong môi trường làm việc hiện đại ngày nay, nơi mà sự tin tưởng và hợp tác là yêu cầu thiết yếu thì việc mất khả năng kiểm soát cơn giận sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ trong công việc.

Bài viết này chỉ ra 12 bước tiếp cận hiệu quả giúp bạn kiểm sóat được cơn giận theo hướng tích cực chứ không phải tiêu cực. 12 bước tiếp cận này được xây dựng dựa trên ý tưởng của Redford Williams,hiệu trưởng trường Đại học Duke, người đã cùng với vợ của mình viết nên cuốn sách bán chạy nhất Anger Kills (Trong cuốn sách này, Williams thảo luận về 17 bước để kiểm soát cơn giận – trong bài viết này chỉ mô tả tóm tắt 12 bước trong đó)

Hiểu về mặt lý thuyết

Tức giận là trạng thái ứng phó rất thường xảy ra khi thất bại hoặc khi cảm thấy  có một mối đe dọa cho chính mình hoặc cho những người xung quanh,c ho những sự vật hay ý tưởng mà chúng ta quan tâm. Nó giúp chúng ta phản ứng một cách nhanh chóng và dứt khoát trong trường hợp ta không có thời gian phân tích tình hình một cách kỹ lưỡng và cẩn trọng. Ngoài ra, nó có thể thúc đẩy chúng ta giải quyết vấn đề, đạt được mục tiêu và loại bỏ sự sợ hãi trước các mối đe dọa.

Do đó, những hành động trong cơn giận dữ có thể giúp chúng ta bảo vệ bản thân và người khác. Một phản ứng tích cực và hiệu quả có thể giúp nâng cao lòng tự trọng và sự tự tin của bạn.

Tác hại của sự tức giận – Sự ngu ngốc …

Ở một khía cạnh khác, một phản ứng tiêu cực có thể làm hỏng mối quan hệ và dẫn đến đánh mất sự tôn trọngvới người khác và thể diện của chính mình. Đặc biệt khi chúng ta phản ứng ngay lập tức và nóng giận với những gì ta xem như một mối đe dọa, trong khi sự đánh giá ấy hoàn tòan sai. Điều này khiến chúng ta trở nên thật ngu ngốc!

Đó là lý do chúng ta cần phải học cách kiểm sóat sự tức giận một cách đúng đắn và làm chủ nó sao cho nó mang tính tích cực chứ không phải tiêu cực. Trong trường hợp không phải là những tình huống nguy hiểm đến tính mạng, chúng ta cần bình tĩnh và đánh giá tính chính xác trong cách nhìn nhận vấn đề trước khi cần thiết phải bày tỏ thái độ giận dữ một cách mạnh mẽ nhưng có kiểm soát. Kiểm soát cơn giận, sau đó là quá trình học cách “bình tĩnh” và đẩy lùi những cảm xúc tiêu cực của sự giận dữ trước khi nó đạt đến một mức độ tiêu cực khó kiểm soát.

Kinh nghiệm chủ quan

Con người tức giận theo nhiều cách khác nhau và vì nhiều lý do khác nhau. Có thể bạn tức giận chỉ vì bị đồng nghiệp khiêu khích,  một tình huống dường như không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến bạn. Về lâu dài, điều này dẫn sự tức giận vô cớ và để giải quyết nó cũng trở nên khó khăn; điều này nhấn mạnh rằng phản ứng đến từ sự tức giận này sẽ tác động tiêu cực đến bạn. Vì vậy, kiểm soát cơn giận tập trung vào việc kiểm soát phản ứng của bạn (chứ không phải các tác động từ bên ngoài). Biết cách kiểm soát cơn giận, bạn có thể phát triển các khả năng  xử lý và loại bỏ những phản ứng, cảm xúc tiêu cực trước khi nó làm bạn căng thẳng, lo lắng và khó chịu.

Mặc dù sự tức giận của mỗi người cũng như nguyên nhân của chúng không giống nhau nhưng vẫn do một số nguyên nhân chung sau:

• Thất vọng vì không đạt được mục tiêu

• Bị tổn thương

• Bị quấy rối

• Xung đột giữa các cá nhân (về tinh thần hoặc thể chất)

• Nhận thấy những nguy hiểm đối với những thứ mà chúng ta yêu quí

Trong cuộc sống hàng ngày, đôi lúc chúng ta có cảm giác muốn “xả”ra tất cả sự tức giận kiềm nén bấy lâu. Việc thể hiện sự tức giận ở mức độ đúng đắn giúp chúng ta hành động đúng,nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo đúng cách của nó,hoặc xử lý tình huống theo hướng tích cực. Nếu chúng ta học được cách điều khiển, kiểm soát cơn giận, thì chúng ta sẽ biết cách thể hiện nó một cách vừa phải và có những hành động mang tính tích cực.



Sử dụng các liệu pháp:

Khi bạn tức giận, hãy sử dụng 12 bước của Redford Williams để bình tĩnh lại:

Bước 1: Giữ bình tĩnh trước “Hostility Log” Tải miễn phí bảng “Hostility Log”.  Đăng nhập và sử dụng nó để theo dõi những gì gây nên sự giận dữ của bạn và mức độ phản ứng trong cơn giận của bạn. Khi bạn biết những gì làm cho bạn tức giận, bạn sẽ có lợi thế hơn trong việc tìm ra các liệu pháp để suy xét xem nên giữ lại hay thể hiện cơn giận ấy ra một cách có hiệu quả nhất.

Bước 2: Nếu bạn muốn kiểm soát cơn giận, hãy thừa nhận rằng bạn đã gặp vấn đề trong việc kiểm soát nó. Rõ ràng là bạn không thể thay đổi được những gì mà bạn không chịu thừa nhận. Vì vậy, điều quan trọng là xác định và thừa nhận rằng sự tức giận là một rào cản cho sự thành công của bạn.

Bước 3: Sử dụng mạng lưới hỗ trợ của bạn

Nếu sự giận dữ là một vấn đề, hãy để những người quan trọng đối với bạn biết về những thay đổi bạn đang cố gắng để thực hiện. Họ có thể là một nguồn động lực và sự hỗ trợ từ họ sẽ giúp bạn khi bạn có xu hướng quay trở về những thói quen cũ.

Bước 4: Sử dụng các kỹ năng kiểm soát cơn giận nhằm làm gián đoạn chu kỳ của nó

• Tạm dừng

•  hít thở sâu

• Tự nhủ rằng bạn có thể tự xử lý vấn đề của mình

• Lọai bỏ những suy nghĩ tiêu cực

Bước 5: sự đồng cảm

Nếu người khác làm điều gì khiến bạn tức giận, hãy thử nhìn vấn đề từ quan điểm của mình. Nhắc nhở bản thân mình luôn phải khách quan và nhớ rằng bất cứ ai cũng đều có thể phạm sai lầm và chỉ có sai lầm mới có thể giúp con người học cách sống sao cho tốt hơn.

Bước 6: Mỉm cười với bản thân

Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Hãy mỉm cười với bản thân và đừng nghiêm trọng hóa mọi vấn đề.

Lần sau, khi bạn thấy cơn giận bốc lên tới đầu  và chỉ muốn đá thật mạnh vào cái máy photocopy, hãy tưởng tượng xem trông bạn sẽ ngớ ngẩn như thế nào và bạn sẽ thấy sự nực cười trong việc thể hiện những hành động “không bình thường” vì cơn giận làm cho bạn mất trí.

Bước 7: Thư giãn

Người nóng giận thường là những người để cho những điều nhỏ nhặt làm phiền lòng họ. Nếu bạn học cách bình tĩnh, bạn sẽ nhận ra rằng không cần phải căng thẳng làm gì và bạn sẽ ít tức giận hơn.

Bước 8: Tạo dựng sự tin tưởng

Người dễ tức giận thường là người hay hoài nghi. Họ nghĩ rằng những người khác sẽ làm điều gì đó với mục đích làm phiền hoặc gây trở ngại cho họ ngay cả khi điều đó chưa xảy ra. Nếu bạn biết tin tưởng người khác, bạn sẽ ít nổi giận với họ hơn khi họ làm điều gì đó sai trái,và bạn sẽ nhìn nhận vấn đề “thóang” hơn,hiểu rằng nó không được gây ra 1 cách có chủ ý từ 1 âm mưu thâm hiểm nào đó.

Bước 9: Lắng nghe

Việc hiểu lầm dễ dàng gây cảm giác bực bội và mất lòng tin vào người khác . Khi bạn chịu khó lắng nghe người khác nói, bạn sẽ dễ dàng tìm ra hướng giải quyết vấn đề mà không hề có sự bực dọc chen vào.

Bước 10: Hãy quyết đoán

Hãy nhớ rằng, ở đây là từ “quyết đoán”, không phải “hiếu thắng”. Khi nổi giận bạn thường đánh mất sự tự chủ. Bạn bị cuốn vào những cảm xúc tiêu cực và có các biểu hiện sinh lý như: tim đập nhanh, đỏ mặt…. mà bỏ qua việc tìm ra những tranh luận vững chắc hoặc cùng nhau tìm ra những phản ứng thích hợp. Nếu bạn chỉ tìm cách khẳng định bản thân và cố gắng thể hiện cho người khác biết những kỳ vọng, ranh giới, các vấn đề của bạn, thì như vậy, bạn sẽ chỉ thành công trong suy nghĩ của riêng bạn mà thôi.

Bước 11: Sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng trong cuộc đời bạn

Điều này có thể cường điệu quá mức nhưng nó là một sự thật rõ ràng. Cuộc sống thật ngắn ngủi và tốt hơn hết bạn nên sống một cách tích cực hơn là tiêu cực. Hãy nghĩ mà xem nếu bạn chỉ biết tức giận suốt cuộc đời mình, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều niềm vui, nhiều sự ngạc nhiên thú vị mà cuộc sống này đem lại.

Bước 12: Hãy học cách tha thứ

Để chắc rằng những thay đổi của bạn xuất phát từ tận sâu bên trong con người bạn chứ không chỉ đơn thuần là ở vẻ bên ngoài. Trong cuộc sống, bạn cần biết tha thứ cho những người từng làm bạn phật ý. Thật không dễ dàng để quên đi những nỗi đau và sự oán giận trong quá khứ nhưng cách duy nhất để bạn vượt qua sự giận dữ là tống khứ những cảm giác này đi và làm lại từ đầu. (điều này còn tùy thuộc vào cái gì, hoặc ai là cội rễ gây ra sự tức giận của bạn nữa, bạn có thể tìm sự giúp đỡ từ một chuyên gia để hiểu rõ và đầy đủ hơn những vấn đề này)

12 bước ở trên giúp hình thành một kế hoạch toàn diện giúp kiểm soát sự tức giận vô cớ và thiếu kiểm soát. Hãy bắt đầu sớm nhất có thể. Tức giận và stress có liên quan mật thiết với nhau và những tác hại của stress đối với sức khỏe của chúng ta cũng đã được chứng minh. Hãy thử công cụ giúp kiểm sóat stress để hiểu nhiều hơn về những ảnh hưởng của stress và làm thế nào để đối phó với nó. Bạn sẽ thấy rằng rất nhiều các phương pháp được trình bày ở đây được sử dụng để kiểm sóat stress vì stress và sự tức giận đều tiêu cực, gây ra những ảnh hưởng về mặt tình cảm trong cuộc sống của chúng ta. Do đó, cách tiếp cận đối phó với chúng cũng tương tự như nhau.Ngay cả khi bạn chưa cảm thấy sự tức giận của bạn lànghiêm trọng, thì việc bạn làm quen với các bước ở trên cũng là 1 ý kiến hay. Nếu bạn không có phương thức để đối phó với sự tức giận một cáchhợp lí,bạn vẫn có thể tạo lập dc chúng từ từ theo thời gian. Trước khi bạn “hiểu ra vấn đề”,có thể một lúc nào đó bạn sẽ rơi vào tình trạng giận quá mất khôn và nó sẽ có những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn. Chủ động kiểm soát cơn giận sẽ giúp bạn đảm bảo rằng nó vẫn còn là một cảm xúc lành mạnh có thể bảo vệ bạn trước những tổn thương và các mối đe dọa.

Tức giận là một quyền năng mạnh mẽ, cả tốt và xấu. Nếu bạn sử dụng quyền năng này một cách bất cẩn,nó có thể làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ,công việc và sức khỏe của bạn.

Phương pháp tiếp cận 12-bước của Redford Williams dùng để đối phó với sự tức giận thiếu kiểm sóat là một hệ thống cân bằng, nhấn mạnh hiểu biết bản thân,s ự thể hiện của bạn và sau đó sử dụng nhận thức để thay thế những biểu hiện tiêu cực bằng những hành động hay suy nghĩ tích cực hơn. Nếu bạn không muốn dập tắt hòan tòan cơn giận của mình,bạn cần phải học cách kiểm sóat nó nếu như bạn muốn dùng nó để mang đến sự sáng tạo cho mình.

Và hãy nhớ rằng sự tức giận thúc đẩy sự sáng tạo. Người ta hành động khi họ tức giận. Và nếu những hành động đó được làm một cách có kiểm sóat, nó sẽ giúp bạn thay đổi và khiến mọi việc đi vào quỹ đạo.


Để thái độ gắt gỏng không theo trẻ đến tuổi trẻ trưởng thành, cha mẹ nên giúp trẻ em thoát khỏi những thói quen xấu có thể khiến trẻ trở thành những người hay cáu giận hay quá nóng tính bằng 3 cách sau.

3 cách giúp trẻ kiềm chế cơn giận dữ

A. Cởi mở về cảm giác tức giận

Kể từ khi là một đứa trẻ, trẻ em thường được bố mẹ thuyết phục để phủ nhận hay gạt bỏ cảm giác tức giận qua các cụm từ như "nào con, đừng giận dữ như thế". Những từ ngữ như thế cho trẻ thông điệp rằng trẻ em mà tức giận là hành vi xấu và sai.

Trong khi thực tế không phải lúc nào biểu lộ sự tức giận cũng là xấu. Kiềm chế sự tức giận sẽ dẫn đến trẻ thực hiện những hành động không tốt và thậm chí nổi loạn như người lớn. So với việc cấm trẻ em bày tỏ sự tức giận, sẽ tốt hơn nếu bạn thể hiện sự đồng cảm trong khi đối xử với trẻ đang tức giận.

Hãy thể hiện cho trẻ thấy là sự tức giận không phải là vấn đề lớn, mà quan trọng là làm thế nào để kiểm soát cảm xúc một cách hiệu quả hơn.

2. Thể hiện bằng lời nói và bằng giấy bút

Sự kiểm soát cảm xúc một cách thông minh có thể được thể hiện bằng cách truyền đạt cảm xúc qua các từ ngữ. Bạn có thể giúp trẻ đối phó với sự tức giận bằng cách luôn khuyến khích trẻ chia sẻ những gì làm cho trẻ giận dữ.

Có lẽ chỉ bằng cách liệt kê danh sách những điều có thể gây ra sự tức giận phổ biến nhất đối với trẻ. Bộc lộ bằng từ ngữ danh sách những điều có thể khiến trẻ giận dữ. Sau đó so sánh danh sách của bạn và danh sách của con để giúp cả hai có sự thấu hiểu lẫn nhau về cách để kiểm soát sự tức giận.

3. Sẵn sàng chấp nhận cảm giác giận dữ

Chìa khóa cuối cùng để giúp đỡ con trẻ chấp nhận và kiểm soát sự tức giận cũng là chấp nhận sự tức giận của trẻ. Là cha mẹ, thật khó để làm được điều này, đặc biệt là khi bạn cảm thấy mình đúng. Tuy nhiên, khi bạn sẵn sàng chấp nhận sự tức giận của con, điều đó có nghĩa bạn đã gửi được một thông điệp mạnh mẽ rằng bạn nghe và quan tâm đến nỗi niềm của con trẻ.

Sau khi cơn giận của con lắng xuống, bạn có thể tư vấn cho con một cách nhẹ nhàng, để con lắng nghe lời khuyên của bố mẹ và biết hối lỗi. Sẽ là tốt hơn nhiều so với việc bạn tranh luận và la mắng trẻ khi chúng đang trong cơn giận dữ. Phương pháp này sẽ gửi một tín hiệu tiêu cực đến trẻ rằng cha mẹ không hiểu được cảm xúc của chúng, hoặc thậm chí cảm thấy không được bố mẹ yêu thương.

Cơn giận dữ, vốn là một cảm xúc bình thường, có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

kiểm soát sự cáu giận của bản thân, giận dữ

Sau đây là một số gợi ý giúp kiểm soát cơn nóng giận từ các chuyên gia thuộc Hiệp hội tâm lý Mỹ, theo healthday.com:

1. Hãy hít thở sâu từ cơ hoành, không chỉ là từ ngực;

2. Hãy cố gắng bình tĩnh và từ từ lặp lại một cụm từ hoặc một từ, chẳng hạn như "thư giãn nào" hoặc "chuyện nhỏ", "đừng bận tâm", "bình tĩnh nào" cho đến khi bạn cảm thấy rằng mình đã bình tĩnh lại;

3. Hồi tưởng lại những giây phút thư giãn, yên bình hoặc những chuyện vui;

4. Tập yoga hằng ngày hoặc các bài tập thư giãn khác.



Luyn được kh năng bình tĩnh trước nhiu tình hung là điu rt khó, cn nhiu thi gian, nht là vi nhng người tr tui. S không có cách nào thi bay cơn nóng gin nhanh nht, nhưng luôn có cách đ chúng ta rèn luyn kh năng kim chế và kim soát bn thân.
Giữ bình tĩnh trong nhiều tình huống được coi là “nhiệm vụ bất khả thi” với chúng ta, tuy nhiên, nóng nảy không bao giờ là giải pháp được lựa chọn khi giải quyết rắc rối. Để không thường xuyên nổi nóng, bạn nên nhớ điều này: làm thế là vì bạn, nóng giận chỉ thiệt thân thôi! Nếu lỡ có ai “chọc giận”, hãy thử làm cách sau xem sao.
1. Bỏ đi: Trong một cuộc tranh luận, đến lúc cao trào mà im lặng bỏ đi thì ấm ức quá, tuy nhiên to tiếng và cáu giận cũng không giải quyết được vấn đề? Hãy biết “ngưỡng” của mình, khi cuộc trò chuyện căng thẳng đến mức báo động, bạn hãy dừng lại, bỏ ra ngoài hoặc đi đâu đó để tránh không “lỡ lời”. Khi bình tĩnh hơn, bàn luận mọi việc vẫn dễ dàng hơnCó nhiều cách để "giảm lửa" cơn giận của bạn. Ảnh: Inmagine
2. Nhắm mắt trong giây lát: Gặp chuyện khó chịu, hãy tạm nhắm mắt lại trong chốc lát, tạm thời để thế giới “biến mất” một chút, bạn sẽ có được sự tập trung và bình tĩnh hơn.
3. Không gian yên tĩnh: Đang “bốc hỏa” mà ở chỗ ồn ào càng có nguy cơ khiến lửa cháy to hơn. Nên tìm nơi nào đó yên tĩnh (tốt nhất bạn nên chuẩn bị vài chỗ như vậy) để được ở một mình, bạn cần để cho thần kinh của mình được “xoa dịu” đôi chút, mà làm điều đó không gì bằng “bậc thầy” yên lặng đâu.
4. Uống nước: Khi nóng giận, nên uống một ly nước, cách này có thể cũ rích nhưng hiệu quả. Bạn cũng có thể tìm thấy sự “hỗ trợ” tuyệt vời của nước cho sự bình tĩnh như nhìn ngắm hồ cá, rửa mặt hoặc có thời gian thì đi tắm cũng sẽ có hiệu quả tuyệt vời khi cần đuổi cơn cáu bẳn đi nơi khác.
5. Hít thở sâu: Không cần là bậc thầy Yoga bạn vẫn có thể trở nên điềm tĩnh hơn. Hít thở giúp cung cấp oxygen cho não và các cơ quan trọng yếu của cơ thể, giúp chúng ta tỉnh táo hơn. Hãy thực hành phương pháp thở sâu như sau để cảm thấy dễ chịu hơn:

- Hít vào bằng mũi và đếm từ 1 – 4
- Dừng lại và đếm từ 1 – 4
- Thở ra chầm chậm, đếm từ 1 – 4
- Tạm nghỉ, đếm từ 1 – 4 (không hít thở)
- Thở theo nhịp bình thường 2 nhịp
- Tiếp tục hít vào theo bước đầu tiên.

6. Nghe nhạc: Những giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu sẽ giúp cho những dây thần kinh đang căng như dây đàn của bạn thư giãn. Tùy vào sở thích của bạn mà có thể chọn loại nhạc phù hợp, có thể bạn ngạc nhiên nhưng nhạc rock với nhiều người lại là “thuốc” trị sự nóng nảy của họ đấy.



Có vài nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, bạn nên nghiên cứu để tìm ra cách tốt nhất tự khống chế những cơn giận đột ngột - nhân tố làm hỏng bầu không khí xung quanh bạn, làm người khác bị ảnh hưởng, nói chung, làm hỏng một ngày đúng ra thật tốt đẹp của chính bạn và của mọi người.

Những nguyên nhân chính của sự thường xuyên giận dữ có thể bao gồm: Sự thay đổi hoóc-môn trong cơ thể khiến bạn bị rối loạn, mất cân bằng về tâm sinh lý, khiến tâm trạng bạn thay đổi đột ngột, dễ bị xúc động vì các tác động nhỏ nhất. Ở một số người, do áp lực của cuộc sống quá lớn, họ không kiềm chế được bản thân, lúc nào cũng như nồi thuốc súng chỉ cần một tia lửa nhỏ là phát nổ. Một số khác cáu gắt là bản tính bẩm sinh, họ luôn cảm thấy không hài lòng về mọi chuyện, bất cứ lời nói/ hành động nào của người khác cũng khiến họ bất bình, muốn gây gổ. Có một trường hợp hơi đặc biệt, vài người đôi khi muốn "tạo ra" sự giận dữ để chứng tỏ quyền lực bản thân vì lý do nào đó, sau đó giận dữ dễ dàng bộc phát như một thói quen", tưởng chừng như khó bỏ được.



Nói tóm lại "nổi giận" là một trong những trạng thái tâm lý bình thường của con người, không ai không từng nổi giận. Nhưng làm sao khống chế được cơn giận thường xuyên, không cho chúng ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và làm hỏng một ngày làm việc của bản thân mới là điều chúng ta nghiên cứu. Bạn hãy thử nghiệm các phương cách tự kiềm chế xúc cảm sau đây...

Các phương pháp tự kiềm chế sự giận dữ

Tự nhận thức và tự kiềm chế

Có những cơn nóng giận có cường độ cao đến nỗi sức mạnh của nó có thể phá hủy mọi thứ mà bạn tốn bao công sức để xây dựng nên, cho nên khống chế chúng không phải là việc dễ dàng. Bạn cần có tinh thần tự nhận thức và kiềm chế cao để hạ bớt sự giận dữ từng bước một. Khi cơn giận bùng lên trong bạn, hãy cố gắng trấn tĩnh, suy nghĩ xem tình huống đang xảy ra nghiêm trọng đến mức nào rồi hãy hành động để không hối tiếc sau này. Không phải chỉ một lần là thành công, bạn cần trau dồi kỹ năng này khi sự việc xảy ra. Mỗi lần bạn hạ thấp được cảm giác hừng hực của ngọn lửa giận dữ nghĩa là bạn đã chiến thắng được chính mình ở mức độ nào đó.

Sẵn sàng thay đổi chính mình

Bạn hãy điều khiển cơn giận chứ đừng để cơn giận điều khiển bạn.

Khi nổi điên lên, bạn muốn la hét, kêu gào, tìm những lời lẽ thật nặng nề với mục đích làm tổn thương đối tượng, chứng tỏ mình chẳng coi họ ra gì hết để thỏa mãn sự phẫn nộ như nước tràn bờ. Không những thế, bạn còn muốn ném hết mọi thứ trong tầm tay hoặc xô đẩy, đánh đối tượng hoặc tự cào cấu, tự đánh, đấm làm tổn thương mình.

Với những người tính khí nóng nảy, họ để cơn giận cuốn họ theo cơn lốc của sự phẫn nộ, sau đó thấy hối tiếc, không nghĩ rằng kẻ có hành động điên rồ vừa rồi chính là mình. Họ thường cảm thấy xấu hổ vì trong cơn giận dữ, họ đã bộc lộ bản chất thật của mình, khiến hình ảnh của họ trở nên "tồi tệ" trong mắt người khác.

Vậy chúng ta nên làm gì để tránh hối tiếc sau những cơn điên giận? Hãy thử thay đổi bản thân, từ rèn luyện mình cách khống chế sự giận dữ. Đây sẽ là một thử thách lớn và khó khăn, nhưng bạn hãy hình dung những lợi ích bạn đạt được khi thành công, điều đó tạo động cơ mạnh mẽ cho bạn, khiến bạn quyết tâm và tích cực "thuần hóa bản tính nóng nảy cố hữu" của mình. Những lợi ích về mặt tâm lý và tinh thần bạn sẽ nhận được không phải nhỏ: Bạn sẽ được sự tôn trọng của mọi người; lòng tự trọng của bạn cao hơn; bạn ít bị cuồng nộ chi phối làm rối loạn tâm trí, giảm stress, cảm nhận được niềm vui trong cuộc sống và biết mang niềm vui đến cho mọi người.

Mỗi khi thất bại trong bài học "khống chế bản thân", bạn nên tự nhủ rằng việc gì cũng cần có thời gian, thay đổi tính cách không phải là việc có thể thực hiện chỉ trong một sáng, một chiều. Chúng ta cần kiên nhẫn và có ý chí quyết chiến thắng, cứ nhẫn nại, thực hành, thực hành, bạn sẽ thành công một ngày không xa.

Năm bước giúp điều khiển cơn giận

Tự nhận thức vấn đề

Trước tiên, hãy xem xét cái gì làm bạn giận và tại sao; sau đó xác định mình nên "hành động như thế nào" chứ không "phản ứng như thế nào" trước sự việc.

Hãy tự hỏi "Tại sao tôi giận? Tôi đang cảm thấy như thế nào? Vì sao tôi cảm giác như vậy?". Bạn cần xác định "nguyên nhân" và cảm giác của mình. Vì chính "cảm giác" sẽ thúc đẩy cơn giận bùng phát nhanh chóng, nếu không làm rõ nguyên nhân để làm chủ tình hình - nói rõ hơn, biết nguyên nhân là hành vi thuần lý, thì bạn sẽ bị cảm xúc lấn lướt, phản ứng tức thì với hoàn cảnh, hoàn toàn không kềm chế được sự giận dữ.

Tự kiềm chế

Hãy nghĩ đến những giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề trước khi hành động - bạn hãy lưu ý, "hành động" chứ không phải "phản ứng"! Hãy cho bạn chút thời gian để bình tĩnh, suy xét thấu đáo.

Bạn hãy tự hỏi mình: "Tôi có thể làm gì?". Hãy cố gắng tìm ra được ít nhất ba giải pháp cho vấn đề, nếu đó là vấn đề cực kỳ quan trọng.

Cân nhắc hậu quả của mỗi giải pháo bạn vừa đề ra

Khi đã tìm ra giải pháp, bạn cần hướng suy nghĩ đến kết quả của từng giải pháp. Bạn sẽ phải tự ước lượng đối phương sẽ phản ứng ra sao trước từng giải pháp.

Quyết định

Khi đã thấu suốt cái lợi và hại của từng giải pháp, bạn cần quyết định chọn giải pháp nào bạn cho rằng có hiệu quả nhất. Và cuối cùng, hãy hành động!

Xem xét lại vấn đề sau khi hành động

Bạn cần nghiên cứu lại vấn đề khi nó đã qua. Bạn nên đặt cho mình các câu hỏi sau: "Tôi đã hành động như thế nào? Sự việc có diễn ra như tôi mong muốn không? Nếu không thì nguyên nhân của nó là gì? Tôi có hài lòng với việc chọn lựa giải pháp đó không?".

Bạn cần điểm lại sự việc đã diễn ra trong đầu ít nhất một lần, đây là bước thực hành rất quan trọng. Bước diễn tập này giúp bạn nhận ra các ưu, khuyết điểm trong cách ứng xử lý tình huống để kiềm chế cơn giận, giúp bạn cơ hội nghiên cứu chính mình, cho bạn những bài học quý giá trên con đường tự hoàn thiện mình thông qua những tình huống khác nhau.

Đừng quá giận mất khôn bạn nhé.


(ST).


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
mình hay nổi nóng trong những lúc tranh cải, đặc biệt là lúc ấy mình đúng hoàn toàn nhưng vì tính nóng của mình đã làm mình trở nên sai. mình biết như vậy là không tốt cho bản thân, không tốt cho mọi người. những lúc như vậy mình cảm thấy dằn vặt bản thân và ân hận nhưng mình không thể kiềm chế được. Bây giờ mình phải làm gì để điều chỉnh được tính nóng nảy của mình đây. Giúp mình với
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
hãy lắng nghe đối fuong nói xong rồi bạn chỉ nói một câu nói ngắn gọn và sâu cay
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý