Thai nhi quá hạn sinh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thai nhi quá hạn sinh

18/04/2015 10:39 AM
908

Các thai nhi vượt qua ngày dự sinh được theo dõi thật chặt chẽ. Có một số phương pháp khác nhau để theo dõi thai nhi.

Ghi lại các chuyển động của thai nhi:

Dấu hiệu chính xác nhất cho biết tất cả đều ổn với thai nhi là có thể nhận thấy các chuyển động đều đặn của nó. Vì lý do các bà mẹ cũng như các thai nhi không giống nhau nên số lần chuyển động được xem là bình thường đối với mỗi bào thai cũng thay đổi. Chính bạn là người theo dõi hay nhất để biết bé chưa ra đời đang chuyển động một cách bình thường. Bạn có thể tự theo dõi sát các hoạt động của con mình qua một biểu đồ thai máy của bé.

Theo dõi các chuyển động thai nhi bằng máy điện tử

Thiết bị điện tử này có thể được sử dụng để kiểm tra nhịp tim đạp của thai nhi bằng cách cho bạn nghe những âm thanh liên tục hay ghi lại trên giấy. Nếu nhịp tim đập của bé ổn định, thì có thể bạn không cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác hay giục sinh.

Theo dõi qua siêu âm

Bạn có thể sẽ được kiểm tra bằng siêu âm để đánh giá lượng nước ối trong dạ con, nếu lượng nước ối này thấp đến mức nguy hiểm thì bạn sẽ được khởi phát chuyển dạ (giục sinh).

CÓ PHẢI BẠN ĐÃ QUÁ NGÀY SINH

Chỉ có khoảng 5% các em bé ra đời đúng vào ngày được tính toán. Ngày sinh đã được tính toán hoặc còn gọi là ngày dự sinh chỉ được coi như là một con số thống kê trung bình, và qua các cuộc nghiên cứu, đã cho ta thấy rằng có độ khoảng 40% bé sơ sinh chào đời sau tuần thứ 41 của thai kỳ (hơn một tuần lễ sau ngày được ta chờ đợi) và tới 10% trẻ ra đời sau tuần thứ 42 của thai kỳ.

QUÁ NGÀY SINH

Một trong những khó khăn chính trong việc xác định một thai nhi thực sự đã quá ngày sinh hay không là phải dựa vào ngày thụ thai. Đây là điều rất khó xác định. Ngay cả nếu bạn có một chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày (đây là tiêu chuẩn để làm căn cứ tính ngày dự sinh), thì ngày rụng trứng của phụ nữ cũng chỉ được biết một cách phỏng chừng. Ngoài sự mơ hồ về việc xác định ngày rụng trứng chính xác, tình trạng mỗi một em bé cũng không giống nhau và chính vì vậy, thật là không thực tế khi ta cứ nghĩ các trẻ sơ sinh phải trưởng thành trong cùng một số ngày. Hơn nữa, bởi vì cơn chuyển dạ của bạn được khởi động do thai nhi sản sinh ra các nội tiết tốt trong lúc nó tiến đến giai đoạn trưởng thành đầy đủ, điều này kéo theo việc ngày sinh được mong đợi có thể bị thay đổi rất nhiều (ngay cả trong các lần thai nghén "theo sách vở").

Tuy nhiên, các bác sĩ đặc biệt quan tâm nếu thai tiếp tục kéo dài qua khỏi ngày dự sinh ước đoán. Điều này có thể do thai nhi trưởng thành chậm và lượng máu của lá nhau có khả năng thiếu hụt, gây nguy cơ cho sức khoẻ của thai nhi. Bé tiếp tục trưởng thành trong tử cung càng lâu bao nhiêu thì càng to bấy nhiêu, và điều này làm gia tăng khó khăn cho sự chuyển dạ cũng như khả năng lá nhau sẽ không thể tiếp tục chuyển chất nuôi dưỡng thai nhi qua một thời gian dài như vậy.

Các bác sĩ và nữ hộ sinh cũng xem xét lại liệu có phải tiền sử cá nhân bạn hay một tiền sử hộ sản của gia đình có số thai kỳ dài hơn số thai kỳ trung bình không. Nếu đây đúng là trường hợp như thế, bác sĩ sản khoa hay nữ hộ sinh sẽ có thể để cho bạn kéo dài thêm 2 tuần quá ngày quy định mà sẽ không giục sinh. Tuy thế, đương nhiên bạn sẽ được theo dõi thật sát xem có vấn đề xảy ra - và thực tế cho thấy, đa số các chị em phụ nữ cảm thấy rất nóng lòng khi sinh vào giai đoạn này.

Xương chậu không cân xứng

Cơn chuyển bụng có thể bị ngưng lại nếu đầu bé quá lớn không lọt qua khung xương chậu được. Nếu trường hợp này xảy ra thì buộc phải sinh mổ.

TRƯỞNG THÀNH MUỘN

Một thai nhi quá ngày sinh thì có nguy cơ bị trưởng thành muộn, có nghĩa là bé mất đi lớp mỡ khắp cơ thể, nhất là từ bụng của bé. Chính vì thế, làn da của bé trông có vẻ đo đỏ và nhăn nhúm như thể lớp da đó không vừa với cơ thể của bé và da có thể đã bắt đầu bị tróc ra. Có rất ít trẻ sơ sinh thực sự trưởng thành muộn, tuy nhiên bởi vì sự trưởng thành muôn không chỉ tuỳ thuộc vào tình trạng của bé mà còn tuỳ thuộc vào lá nhau, do đó rất khó cho ta tiên đoán đứa bé nào đang gặp nguy hiểm.

Các nguy cơ

Các nguy cơ gồm có: việc chuyển dạ lâu hơn và khó khăn hơn, do đứa bé trưởng thành muộn có khuynh hướng to hơn và xương sọ cứng hơn (điều này có nghĩa là việc di chuyển qua đường sinh sẽ làm tổn thương cả bé lẫn mẹ); và cũng có một nguy cơ lớn hơn là thai nhi chết khi còn trong bụng (nguy cơ thai nhi chết trong bụng tăng gấp 2 lần khoảng trong tuần thứ 43 và gấp 3 lần trong tuần thứ 44 của thai kỳ). Thêm một nguy cơ nữa là khi tử cung bắt đầu co thắt trễ thì cũng co thắt không có hiệu quả trong thời kỳ chuyển dạ.

LÁ NHAU CỦA BÉ

Vào lúc đủ tháng, lá nhau - một cơ quan chuyển tiếp nguồn cung cấp máu từ người mẹ qua đứa con - trông khá giống như một lá gan còn sống, có kích thước bằng một cái đĩa ăn trung bình, với bề dầy đo được cỡ 2,5cm. Phía lá nhau nằm sát bên người mẹ được phân ra thành các lát có hình dạng như các miếng gỗ chêm được gọi là múi nhau.

Lá nhau có chức năng chính là dự trữ và sẵn sàng điều chỉnh khi có thương tích, sửa chữa các thương tổn do chứng thiếu hụt oxy gây ra và không bị lão hoá. Nhiều người cho là lá nhau ngày càng bị lão hoá trong thai nhi bình thường, do đó hiểu sai đi khi thấy sự xuất hiện các bộ phận khác của lá nhau suốt thời gian mang thai.

Tuy nhiên, chắc chắn rằng có sự thay đổi trong tính chất của các lông nhung xung quanh lá nhau khi bào thai đang phát triển, và vào khoảng tuần thứ 36 của thai kỳ, có thể sẽ có chất can-xi đọng lại bên trong các thành mạch máu nhỏ đồng thời chất đạm có thể lắng đọng lại trên bề mặt của các lông nhung. Cả hai sự thay đổi trên đã có tác dụng hạn chế sự lưu thông của các chất dinh dưỡng và chất thải ngang qua lá nhau. Tuy nhiên, sự hạn chế này sẽ được cân bằng do sự tiếp cận giữa các mạch máu của thai nhi và các lông nhung, các nhân tố này sẽ tăng cường sự trao đổi dưỡng chất.

Những nguy cơ

Nếu cơn chuyển dạ không khởi sự đúng thời gian (điều này khác nhau ở mỗi thai phụ), thông thường là hai tuần lễ trước hoặc sau ngày dự sinh, có khả năng lá nhau bắt đầu hoạt động tương đối kém hiệu quả. Tuy thế, vấn đề này diễn ra một cách chậm chạp và cho đến tuần thứ 42, lá nhau vẫn duy trì được khả năng cung ứng đủ lượng chất dinh dưỡng cho thai nhi. Đôi lúc có các sự cố xảy ra khi lá nhau không cung cấp được dưỡng chất và hỗ trợ cho đứa bé một cách đầy đủ. Điều này được ta biết đến như sự suy nhau và đó cũng là lý do khiến ta cần phải giục sinh.
(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Chào mọi người: E đang mang bầu con đầu mà đến nay đã quá ngày sinh 1tuần rồi mà e vẫn chưa thấy dâú hiệu gì sinh,e đi khám bs bảo bt,e lo lắm ko biết phải làm thế nào?Rất mong nhận được lời khuyên sớm của các chi.E xin cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
chj nen di benh vien de theo doi
E kham 2 bac si va co 2 ket qua du sinh khac nhau nhung gio e deu bi qua ngay sinh vay xin bac si cho e biet fai lam sao.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Giong minh roi.lo qua
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý