Cư xử với gia đình chồng thế nào

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cư xử với gia đình chồng thế nào

18/04/2015 07:18 PM
926

Cư xử với gia đình chồng thế nào để bạn luôn là người vợ hiền dâu thảo.


Xem dâu tây ứng xử với mẹ chồng khó tính

Cách ứng xử được xem là hợp lý cho nàng dâu phương Tây sau đáng để bạn suy ngẫm.

Có thể không hoàn toàn phù hợp với văn hóa phương Đông nhưng những cách ứng xử được xem là hợp lý cho nàng dâu phương Tây sau do chuyên gia về hôn nhân và phong cách sống người Mỹ, Lissa Coffey, mang lại đáng để bạn suy ngẫm.
1. Mẹ chồng luôn “chọc ngoáy”
Nếu mẹ chồng của bạn tỏ thái độ coi thường trước mọi điều dù rất nhỏ liên quan đến bạn và thích hạ thấp ý kiến của bạn, đưa ra những bình luận có tính chất châm chọc, nhiều khả năng là bạn sẽ còn phải chịu cảnh bị cư xử như thế này dài dài.
Đã đến lúc phải làm gì đó để thay đổi. Cách tốt nhất là trước mỗi lần mẹ chồng cư xử với bạn như vậy, hãy trả lời lại bà bằng một câu hỏi: “Mẹ chỉ nói mà không nghĩ vậy chứ ạ?”, “Mẹ có nghĩ nói thế là hơi nhạy cảm không ạ?”.
Không nên tỏ ra căng thẳng hay tự ái quá mức, chỉ cần để mẹ chồng của bạn hiểu rằng bà không thể lấn lướt bạn được thôi.
2. Bà luôn mồm hỏi khi nào bạn mới sinh con
Cho đến thời điểm này hầu hết các câu hỏi liên quan đến việc sinh con của “các cụ” đã làm cho những cặp vợ chồng trẻ ít nhiều khó chịu. Vì tâm lý các nàng dâu hiện đại cho rằng sinh con vốn dĩ là việc nằm trong kế hoạch của riêng vợ chồng họ. Xa hơn nữa, họ có thể xem việc “hỏi thăm” liên tục như  vậy là có phần ác ý.
Bất kể là với tâm lý nào, nếu cảm thấy không thoải mái trước câu hỏi ấy của mẹ chồng và không muốn phải nghe thêm lần nữa, hãy nói “con hứa rằng mẹ sẽ là người đầu tiên biết điều đó!” hoặc “có phải do mỗi con quyết định đâu mẹ ơi...”.
3. Mẹ quá phụ thuộc vào chồng bạn
Mẹ chồng thường xuyên gọi điện sang nhà bảo chồng bạn về sửa cho bà ống nước hay nhờ mua thứ nọ, thứ kia. Vậy cách tốt nhất là chồng bạn nên ghé thăm mẹ định kỳ, hàng tuần hay hàng tháng - để mẹ có thể đưa cho chồng bạn danh sách những thứ bà muốn mua. Bà sẽ biết rằng con trai ở lại với mình 2 hay 4 tiếng đồng hồ hoặc một khoảng thời gian nhất định nào đó và bà toàn quyền “sở hữu” anh ấy. Vượt ra ngoài khoảng thời gian đó, mọi mong muốn của bà nên được ghi vào “danh sách” để đưa con trai vào lần tiếp theo anh ấy ghé thăm chứ không phải làm phiền vào khoảng thời gian riêng tư của hai bạn.
Hẳn là mẹ chồng bạn sẽ không thích thế, nhưng chồng bạn nên giúp bà hiểu rằng cho dù bà rất quan trọng với anh ấy đi chăng nữa, anh ấy vẫn có những ưu tiên khác.
4. Bà yêu cầu chồng bạn đưa nhiều tiền hơn
Lại một vấn đề khác cần chính chồng bạn giải quyết và vai trò của bạn là hậu thuẫn cho chồng. Hai người nên đi đến một thỏa thuận chung về việc đưa cho mẹ bao nhiêu tiền là hợp lý và nên cố định ở con số đó. Nếu bà không hài lòng và đòi hỏi nhiều hơn, chồng bạn có thể giải thích với bà rằng đó là số tiền hai bạn đã cố gắng hết mức có thể.
5. Bà ghé thăm không báo trước
Nếu mẹ chồng có thói quen thình lình xuất hiện ở cửa nhà bạn mà không bao giờ báo trước, hẳn là bà muốn bất ngờ “mục sở thị” cách sống, những điểm còn chưa chỉn chu ở bạn.
Đừng để bà có cơ hội làm việc này. Lần tới nếu chuyện này xảy ra, hãy nói: “Ôi con xin lỗi nhưng mẹ ghé thăm không đúng lúc rồi, để cuối tuần sau được không mẹ?” hay “Con có việc phải đi bây giờ, nhưng nếu lần sau mẹ gọi điện trước, con đảm bảo là sẽ ở nhà với mẹ”.


"Nhìn trước ngó sau" trong ứng xử gia đình

Quan hệ ứng xử giữa những người thân trong gia đình luôn phức tạp, nhạy cảm bậc nhất. Từ quan hệ muôn thủa mẹ chồng-nàng dâu, chị dâu-em chồng hay gần nhất là quan hệ vợ chồng cũng vậy.

"Chẳng may" vấp phải "sự cố" sẽ khó giải tỏa và hàn gắn vô cùng. Đôi khi, chỉ thiếu chút tế nhị thôi cũng đủ làm những sợi dây tình cảm trong gia đình trở nên rối như nồi canh hẹ.

Mẹ và …mẹ

Hôn nhân đồng nghĩa với việc có thêm một gia đình mới. Cư xử sao cho hài hòa giữa các thành viên của hai gia đình cũ-mới không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Ngoài bốn mươi tuổi, chị Hoài Anh ( quận 7 Tp. HCM) vẫn nhớ nằm lòng bài học mẹ chị dạy thủa mới lấy chồng. Khi biết chị có người yêu, chẳng biết vô tình hay hữu ý, mẹ chị kể câu chuyện bà day dứt trong lòng hơn hai chục năm. Ngoại chị vốn xa chồng từ hồi còn rất trẻ, tháng ngày chỉ bầu bạn với con gái duy nhất là mẹ chị. Lần đầu tiên đưa mẹ chồng về thăm mẹ đẻ sau ngày cưới, lúc về mẹ chị nắm tay bà nội chị nói "Mẹ con mình về đi, muộn rồi mẹ ạ". Dứt lời cũng là lúc bà thấy mắt mẹ đẻ rưng rưng. Sau đó không lâu, bà chẳng còn dịp được gặp mẹ đẻ nữa.

Chị Hoài anh tâm sự, câu chuyện của mẹ cứ ám ảnh chị mãi không thôi. Khi chị về nhà chồng, mỗi khi đến chơi, mẹ chị đều tránh âu yếm chị, cũng như kiềm chế thái độ quá vồ vập của chị đối với mẹ đẻ trước mặt mẹ chồng. Bà không muốn mẹ chồng chị chạnh lòng so sánh sự khác biệt giữa hai người mẹ trong lòng chị. Sâu xa hơn, mẹ chị cam tâm nuốt nỗi nhớ thương con trong lòng để giúp chị thắt chặt sợi dây tình cảm mẹ chồng - nàng dâu. Từ những chuyện rất nhỏ như thế, mẹ chị đã dạy chị bài học đầu tiên trong cách ứng xử với đôi bên gia đình nội ngoại.

Em chồng - chị dâu

Mối quan hệ này nhạy cảm vô cùng. Đôi khi chỉ một vài câu nói "chưa chuẩn" thôi cũng đủ gây ra hố sâu ngăn cách.

Bụng mang dạ chửa vượt mặt, sinh nở tới nơi rồi mà chị Nga vẫn chưa tìm được người giúp việc. Trước mắt, chỗ dựa duy nhất mà anh chị có thể nhờ cậy là mẹ chồng. Trong một lần liên hoan đại gia đình, vô tình chị nghe thấy cô em chồng chì chiết anh là người chỉ biết nghe vợ, tiếc tiền thuê người giúp việc để làm khổ người nhà. Thậm chí, cô yêu cầu anh trai bảo chị dâu đừng hy vọng "bắt mẹ chồng hầu hạ, bế cháu".
Chị tự nhủ cô em nói vậy cũng chỉ vì thương mẹ đẻ thôi. Nhưng cảm giác mình vẫn là người dưng đối với gia đình chồng luôn ám ảnh chị. Nhất là với em chồng, tình thân vừa nhen nhóm như nhạt đi rất nhiều. Điều tệ hơn nữa là sau sự cố này, chị luôn nghi ngờ sự cảm thông của cô em chồng dành cho mình trong mọi trường hợp.

"Con của con" hay "cháu của ông bà"

Khác với chị Nga, chị Hạnh luôn được đồng nghiệp khen có số may mắn, "rơi' vào gia đình chồng biết điều. Chồng chị là con út nên khi lấy vợ, ngoài bố mẹ chồng, các anh chị chồng cũng giúp đỡ rất nhiều về mọi mặt. Nhưng trong thâm tâm chị chỉ thấy mọi thành viên trong gia đình chồng đối với chị cứ "xa xa" một cách khó hiểu. Anh chị thiếu tiền mua nhà, các anh chị chồng vận động nhau góp tiền cho vay chỗ còn thiếu; giỗ chạp hay liên hoan, các chị dâu chẳng bao giờ phàn nàn khi chị bận việc riêng chỉ đến ăn chứ không làm cùng. Đôi lúc chị thấy lạc lõng giữa không khí đầm ấm của đại gia đình chồng.

Một lần tâm sự cùng chị dâu trưởng, chị ngỡ ngàng khi bị hỏi: Khi em nói chuyện với bố mẹ chồng về con em, em nói "con của con" hay "cháu của ông bà"? Khi con em cãi lộn với con chị ba, em có nghe tụi trẻ thuật lại câu chuyện để phân xử công bằng hay chỉ nạt con chị ba "lớn mà không chịu nhường em"? Chị bật khóc khi chị dâu nói: Mọi người thấy em chỉ biết đến chồng và con em, chưa thấy cái tâm của em rộng mở để yêu thương ba mẹ và các anh chị.

Thế mới biết trong gia đình, từng lời nói, cử chỉ nhỏ có thể kéo mọi người xích lại gần nhau nhưng cũng có thể đẩy người ta xa mãi ngưỡng tình thân.

Vợ - chồng: không nên so sánh

Không quan hệ nào gắn bó, gần gũi như quan hệ giữa vợ với chồng. Nhưng càng gần lại càng cần tế nhị nếu không muốn người bạn đời bị tổn thương. Tình yêu hình thành và tồn tại trên cơ sở của ba yếu tố: sự tôn trọng, tình yêu thương và niềm đam mê.
Do vậy, một trong những điều tối kỵ của quan hệ vợ chồng là so sánh bạn đời với ai đó. Thực tế, rất nhiều cặp vợ chồng vấp phải chuyện này. Đơn giản vì ở cự ly "cận cảnh" người ta dễ thấy khiếm khuyết của chồng hoặc vợ mình che khuất những ưu điểm. Đồng thời cũng vì ở "ngoài chăn", không thế thấy được những "con rận" trong gia đình người khác nên dễ có sự so sánh không khách quan.

Vợ chồng anh chị Ân - An ly hôn trong sự ngạc nhiên của nhiều người. Kinh tế khá giả, con ngoan, vợ đảm nhưng anh Ân vẫn quyết bỏ vợ. Trước tòa, anh trần tình: Công việc đòi hỏi anh phải tiếp khách, nên chuyện đưa khách đi ăn uống không thể tránh. Vợ anh, chị An, không thông cảm mà thường xuyên đay nghiến anh "không bằng một góc" anh trai, em trai chị, chỉ chơi bời nhậu nhẹt chứ không quan tâm đến vợ con.

Cứ cho rằng sự so sánh đó là đúng đi nữa thì mục đích của người nói chưa chắc đã là hạ thấp bạn đời của mình. Tuy nhiên, trong thâm tâm người bị so sánh thường thấy tự ti không dễ gì quên ngay được. Đa phần họ cho rằng họ không còn được tôn trọng trong mắt bạn đời của mình nữa.

Ứng xủa với nhà chồng:

Trong cuộc sống giữa mẹ chồng và nàng dâu

Một nàng dâu hiếu thảo, chăm ngoan và biết nghe lời cha mẹ sẽ làm cho mẹ chồng của bạn cảm thấy rất hài lòng và tự hào về bạn. Đây là điều kiện số 1 để mẹ chồng của bạn không có thành kiến và hết sức giúp đỡ nàng dâu ngay từ khi mới bước chân về nhà chồng.

Trong cuộc sống gia đình

Khi "xuất giá" là bạn phải xác định cuộc sống làm dâu trăm họ. Đừng nghĩ rằng bạn yêu anh ấy thì chỉ cần quan tâm đến anh ấy mà thôi. Hãy lắng nghe những lời khuyên và thường xuyên tâm sự, để gia đình anh ấy biết rằng đây chính là gia đình bạn và bạn sẵn sàng chia sẻ với tất cả mọi người. Điều này thực sự tốt vì thực sự gia đình của anh ấy cũng có những tác động nhất định đến cuộc sống của bạn.

Thường xuyên tâm sự với mẹ chồng

Hãy thường xuyên trò chuyện và tâm sự với mẹ chồng như với bố mẹ mình, để hai người cùng hiểu nhau hơn và rút ngắn khoảng cách giữa bạn và mẹ chồng. Tìm hiểu sở thích tâm nguyện của bà và hãy cố gắng thực hiện cho được.

Tỏ lòng biết ơn bố mẹ chồng

Để tỏ lòng biết ơn bố mẹ chồng bạn, điều này cũng không khó, nhất là kết bạn thành tâm mong muốn điều đó (nếu hai vợ chồng bạn đã ở riêng). Bạn hãy thường xuyên qua lại và gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà. Mời ông bà đến nhà chơi vào những ngày nghỉ và làm những món ăn ngon mà mọi người yêu thích. Tìm cách thổ lộ cho ông bà biết là bạn rất biết ơn vì ông bà đã sinh cho mình một người chồng tốt.

 Hỏi ý kiến mẹ chồng trước khi làm việc gì đó

Khi quyết định một công việc gì đó quan trọng bạn nên thông qua mọi người nhất là mẹ chồng và nhờ bà góp ý. Thỉnh thoảng bạn nên hỏi ý kiến bà và việc (dù là nhỏ) để bà cảm thấy bạn rất tôn trọng bà, tiếp thu ý kiến nhận xét của mẹ chồng một cách bình tĩnh, đúng mực. Nếu có điều gì đó chưa hiểu bạn nên nhẹ nhàng hỏi lại.

 Hãy tỏ ra là một người vợ ngoan trước mặt mẹ chồng

Trước mặt mọi người nhất là mẹ chồng hai vợ chồng nên cư xử một cách tế nhị, đừng có những cử chỉ âu yếm quá đáng và đừng có mắng chồng, to tiếng với chồng khiến bà xót con trai và khó chịu với bạn.

Cuộc sống cùng “đức lang quân"

Hãy luôn cùng chồng bàn bạc giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Bạn đừng tỏ ra là một người khó hiểu. Không nên xem chuyện chăn gối là "bổn phận"" hay ""trả bài một cách miễn cưỡng". Hạnh phúc nhất là sự hòa hợp tình dục và lòng chung thủy.

Luôn luôn vun đắp cho mái ấm gia đình, chăm sóc ""đức lang quân" của mình sau một ngày làm việc mệt nhọc, để hai người có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc như thuở hai người mới yêu nhau.

Hãy luôn luôn trung thực

Đây là điều quan trọng nhất mà các chuyên gia muốn nói với các bạn. Ngay cả những lời khuyên trên mà các bạn không xuất phát tình cảm chân thành của mình thì trước sau gì cũng bị phát hiện và lúc ấy sẽ không tốt đẹp gì? Hãy chân thành trong mọi chuyện và trung thực với mọi người xung quanh. Đó là yếu tố quyết định để bạn đạt được hạnh phúc.


Mẹ chồng nói nhiều

Đó là điểm chung của người già. Các bà mẹ thường cảm thấy khi con dâu bước vào nhà thì quyền chi phối của mình bị thu hẹp. Thế nên, bà hay dùng lời nói để can dự vào mọi việc trong gia đình. Những lúc đó, bạn hãy chịu khó lắng nghe ý kiến, tâm sự của người già, hãy cứ để bà nói hết. Qua những lần như thế, bạn có thể rút ra một vài điều bổ ích cho mình bởi người già nói có nhiều cái đúng. Bạn cũng nên gần gũi hỏi han mẹ chồng. Những câu hỏi thăm sẽ làm cho mối quan hệ của bạn và mẹ chồng thêm gắn bó, hòa thuận.

Nếu mẹ chồng nói những lời khó nghe thì bạn nên hiểu rằng bà có điều gì ấm ức ở trong lòng và đang tìm cách để nguôi cơn giận. Để bà hết nóng giận, bạn hãy dùng lời lẽ hòa nhã, thân thiện để cảm hóa bà.

Mẹ chồng tỏ ra chi ly tính toán

Gặp trường hợp này bạn chớ có bình luận sau lưng bởi nếu đến tai bà, bạn sẽ lãnh đủ sự bực tức. Hãy lắng nghe mẹ chồng tính toán những khoản thu chi cụ thể. Mới đầu nghe có vẻ khó chịu nhưng đó thực sự là cách để bạn học phương pháp chèo chống gia đình. Do vậy, bạn cứ nói: “Tháng nào mẹ cũng tính toán tiền nong chi tiêu thật hợp lý, mẹ chỉ bảo cho con với”. Thấy cô con dâu thành thật như vậy, mẹ chồng bạn sẽ thổ lộ hết kinh nghiệm được đúc kết mấy chục năm qua cho bạn nghe.

Bạn hãy lựa cơ hội để nói ý kiến của mình. Nếu mẹ chồng chi ly quá, bạn không cần nói thẳng với bà mà hãy dẫn bà đi dạo một khu phố nhộn nhịp, ngắm nhìn những cửa hàng, siêu thị, dắt bà đến xem một số nhà bạn bè mà họ mới sắm đồ, xem cách chi tiêu của họ và nói: “Mẹ xem xã hội thay đổi nhanh thật, nhà mình đâu phải không có điều kiện, tội gì mà không mua sắm thêm vài thứ cần thiết cho gia đình". Dần dần mẹ chồng bạn sẽ hào phóng hơn.

Khi mẹ luôn nghiêng về phía em chồng

Phận làm dâu nên biết giữ miệng, không nên chỉ trích trước mặt hay sau lưng về em chồng hoặc các thành viên trong gia đình. Bạn luôn nhớ, cô em là do mẹ chồng đẻ, lẽ tất nhiên bà phải tin yêu cô ấy hơn bạn. Đừng dằn vặt về điều này mà hãy xem đó là điều bình thường. Để tránh trường hợp mẹ thiên vị em quá đáng, bạn hãy tìm cách thân thiện với em chồng. Thực ra cũng không khó lắm đâu, thỉnh thoảng có thể dẫn cô ấy đi picnic hay đi mua sắm cùng bạn.


Cư xử với gia đình vợ như thế nào?

Quà tặng cho bố mẹ chồng

Làm dâu - Cuộc sống sau kết hôn - Cô dâu - Cưới hỏi

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
chong hay co bac noi nhieu a ay cung hieu nhung thi thoang van da ga da vit minh phai lam sao?
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
Em mới kết hôn được hơn 1 tháng,chồng em ngày trước nổi tiếng đẹp trai, ngoan hiền. Gia đình nhà chồng cũng vui vẻ hòa đồng. Nhưng từ khi đám cưới xong, mọi người trong gia đình nhà chồng hay ngồi lại xem hình đám cưới, trong hình đám cưới có cả hình người yêu cũ của chồng em. Mọi người hay mang em ra so sánh với người yêu cũ của chồng thế này thế kia. Điều đó khiến em rất khó chịu, Không phải 1 lần mà lần nào vợ chồng em qua nhà chơi là toàn nói đùa trêu chọc kiểu đấy, khiến em rất khó chịu. Em phải làm gì khi gặp lại tình huống này ạ. Thực sự em rất buồn vì chuyện đấy. Mọi người giúp em với..
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý