Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản

18/04/2015 07:53 PM
2,210

Giống như những loại hình nghệ thuật khác, Ikebana thể hiện sự sáng tạo trong những quy tắc cắm hoa nhất định. Cành cây, lá, cỏ, hoa tươi thường được sử dụng và trung tâm vẻ đẹp của bình hoa là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc với hình dạng tự nhiên, ý nghĩa của bình hoa mà người cắm muốn gửi gắm được ẩn dấu một cách khéo léo. Theo nghĩa văn học, Ikebana là "hoa sống", là nghệ thuật diễn tả những tình cảm khi thưởng thức thiên nhiên, một nền nghệ thuật tái tạo lại không gian của cảnh vật với một cành cây, một ngọn cỏ, bộc lộ những sắc thái tình cảm qua các cung bậc màu sắc của các loài hoa.

Khởi đầu, Ikebana bắt nguồn từ Ấn Độ và Trung Hoa, do những tín đồ Phật giáo nghĩ ra để cúng Phật và phúng điếu người quá cố. Được du nhập vào Nhật từ thế kỷ thứ 6 và vào thế kỷ 15 thì các vị sư đã chính thức dùng nghệ thuật này để lễ Phật (trường phái Ikenobô Senkei).
Kiểu cắm Rikka, bây giờ thì được xếp vào loại cổ điển, chủ yếu nhắm đến tượng trưng của vũ trụ với 7 cành bông được xếp theo kiểu tam giác (Thiên, Địa, Nhân).
Sau đó, xuất hiện một số trường phái, dựa theo lối Rikka ban đầu, để có những lối trình bầy riêng của mình với nghệ thuật đó. Vào thế kỷ 16, trà đạo (chabana) đã làm phát triển thêm cho nghệ thuật này, khi cầu kỳ đòi cho được có những bông hoa, được cắm hoặc trong bình, hoặc trong dĩa, theo lối "thiên, địa, nhân". Ikebana chính thúc ra đời từ khi đó.
Triều đại Edo (1603-1868), Ikebana chỉ được trình bầy trong vương phủ và đình chùa.Sau đó lan tới gia đình những samouraï, lái buôn có tiền và những mệnh phụ phu nhân...
Khi Nhật bắt đầu có những giao thương cởi mở với Tây phương vào triều đại Meiji (1868-1912), cũng là lúc làm cho Ikebana được phát triển rộng rãi với những kiểu dáng mới. Nhất là trường phái Moribana, do Ohara Unshin khơi mào, đã tìm được một kiểu cắm phù hợp nhiều hơn với thiên nhiên hơn là câu nệ vào những bố cục cứng ngắc trước kia. Và cũng nhờ vậy, ông đã cho ra đời một số bình cắm bông với những kiểu dáng khác nhau.
Năm 1927, khi gây dựng trường phái Sôgetsu, Teshigahara Sôfû đã khuyến khích cho một lối trình bầy tân thời và thúc đẩy nhiều cho những sáng tạo mới. Ikebana không chỉ còn là tượng trưng duy nhất để ca tụng thiên nhiên một cách thơ mộng, mà sẽ là một sáng tạo nghệ thuật dùng để trưng bầy đó đây...
Tới nay, có khoảng hơn 3000 trường dậy về Ikebana ở Nhật. Hơn 20 triệu người chuyên làm, và đa số là nữ.

1.Rikka:





2. Seika:





3. Djyuka:







4. Shinseika:




Nhật Bản không chỉ nổi tiếng vì những cảnh đẹp mà còn bởi những nét văn hóa tinh tế.

Ikebana là một từ ghép giữa Ikeru: sắp xếp, làm sống lại và hana: hoa; nghĩa là tạo cho những bông hoa sự sống.

Không chỉ là cắm những bông hoa vào lọ, Ikebana là một bộ môn nghệ thuật đầy quy tắc mà theo người Nhật có thể gắn kết con người và thiên nhiên.

Đặc biệt, không giống như phong cách cắm hoa Châu Âu với những bông hoa đua nở nhiều màu sắc, nghệ thuật Ikebana nhấn mạnh vào nhiều phần khác nhau của cây cỏ như lá cây, thân cây và đặc biệt chú trọng và hình khối, đường nét của tác phẩm.


Người nghệ sĩ cắm hoa Ikebana gửi gắm vào những tác phẩm của mình nhiều ý tưởng thông qua những mảng màu sắc, những đường nét tinh tế. Vì vậy, Ikebana theo thiên hướng tối giản, thể hiện ít mà ý tưởng nhiều.

Những tác phẩm hoa Ikebana thường bao gồm 3 yếu tố chính, tượng trưng cho thiên đường, mặt đất và con người, hoặc mặt trời, mặt trăng và trái đất. Chính lọ đựng hoa cũng góp phần vào thể hiện ý tưởng của tác phẩm.


Ở thời hồng hoang, Ikebana khá đơn giản, chỉ bao gồm vài thân cây và nhánh xanh, loại này được gọi là Kuge. Đến khoảng cuối thế kỷ 15, Ikebana phát triển hơn.

Dạng Rikka ra đời với những bông hoa được cắm thẳng đứng, thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, nó bao gồm 4 nhánh cây nhỏ biểu trưng cho những ngọn đồi, thác nước, thung lũng và những viên ngọc khác của thiên nhiên.


Phong cách cắm hoa cho phòng trà được gọi là Chabana, vừa tinh tế những lại cũng rất thôn dã. Jiyuka là dạng sáng tạo tự do. Người cắm hoa có thể sử dụng bất cứ nguyên vật liệu nào.


Ngày nay, cùng với dòng chảy thời gian và xã hội hiện đại, Ikebana đã phát triển thành nhiều dạng hơn nữa. Mỗi loại đều vô cùng cầu kỳ, đòi hỏi người học từ 3 – 5 năm.

Ikebana được giảng dạy trên các chương trình truyền hình và được dạy tại trường học. Có thể nói Ikebana thể hiện rõ nhất cái tinh túy trong tính cách người Nhật: sự trầm tĩnh, nét quyến rũ tiềm ẩn, sự tỉ mỉ và niềm yêu mến giao hòa với thiên nhiên.






























Cắm hoa nghệ thuật (生花) ở Nhật Bản còn được gọi là Hoa đạo (花道), có nguồn gốc từ nghi lễ dâng hoa trong các chùa chiền từ thế kỷ thứ VI, rồi dần dần phát triển thành một nghệ thuật vào khoảng thế kỷ thứ XV với nhiều nghi thức và trường phái khác nhau.

Người Nhật Bản nổi tiếng về Nghệ Thuật Cắm Hoa trên thế giới. Trong khi tại nhiều quốc gia khác, mọi người ưa thích hình thể và màu sắc của các bông hoa thì đặc điểm của Nghệ Thuật Cắm Hoa Nhật Bản là sự chú trọng vào đường nét. Một cành hoa tuy tầm thường nhưng phải được xếp đặt thế nào để tạo nên một đường chảy xuôi phối hợp với tính tự nhiên, như vậy đòi hỏi sự hiểu biết của người cắm hoa về cách mọc tự nhiên của vật liệu hoa lá, cũng như tấm lòng yêu thiên nhiên của người đó trong mọi giai đoạn tăng trưởng của hoa lá cành.

1. Ý nghĩa và nội dung của Nghệ Thuật Ikebana.

Ikebana ra đời vào 14 thế kỷ trước, được nghĩ ra để tượng trưng cho một số quan niệm triết học của Phật Giáo tại Nhật Bản. Tuy nhiên, thời gian trôi dần qua, năng khiếu riêng của người Nhật đã làm cho nghệ thuật cắm hoa mất dần đi ý nghĩa tôn giáo ban đầu, và rồi đặc tính về thiên nhiên trong cách cắm hoa được nhấn mạnh. Trong cách cắm hoa, cần tới sự hiểu biết về dòng thời gian và người nào có con mắt phân biệt có thể dễ nhận ra được điều này. Sự cắm hoa phải biểu hiện được thời gian, tháng, mùa, cũng như sự tăng trưởng liên tục của vật liệu sử dụng. Thí dụ: Quá khứ: dùng hoa nở hết, trái cây khô hay lá cây khô. Hiện tại: dùng hoa nở nửa chừng hay lá cây hoàn hảo. Tương lai: dùng nụ hoa, nụ lá để hứa hẹn sự tăng trưởng sắp tới.

[Image: ikebana01.jpg]

Sự cân nhắc về vật liệu sử dụng cũng cần phải đi đôi với cách xếp đặt, trình bày: Mùa Xuân: cách xếp đặt đầy sức sống với các đường cong biểu hiện sinh lực. Mùa Hạ: cách xếp đặt tỏa ra và tràn đầy. Mùa Thu: cách xếp đặt mỏng và thưa thớt. Mùa Đông: cách xếp đặt đượm buồn và lắng nghỉ. Phương pháp cắm hoa phải mang tính cách tượng trưng, mô tả, nhưng một số hình thể của hoa lá lại phải được phối hợp với phong tục, tập quán và văn hóa. Vào các ngày quốc lễ, lại có một số cách cắm hoa được ấn định trước và vào các dịp lễ hội, các nghi lễ gia đình có thể bị coi là thiếu đầy đủ nếu không theo cách cắm hoa thích hợp và không trưng bày thứ hoa thích hợp. Hoa Cúc trắng là hoa của ngày Tết đầu năm, trong khi vào ngày Tết Búp Bê (mồng 3 tháng 3), người Nhật thường dùng tới hoa Đào, và hoa Diên Vĩ (iris) là thứ hoa của ngày Tết Con Trai (mồng 5 tháng 5).

[Image: ikebana02.jpg]

2. Ikebana với đời sống và thiên nhiên.

Người ngoại quốc thường dùng các loại hoa với nhiều màu sắc, nhiều hình dạng vào việc trang trí, nhưng trong cách trang hoàng, người Nhật Bản còn dùng các lá cây, cành cây... Như vậy vật liệu dùng trong Nghệ Thuật Cắm Hoa không phải chỉ giới hạn vào màu sắc của bông hoa mà còn có vẻ đẹp nằm trong hình thể của lá và hoa, và trong sự tăng trưởng của hoa lá nơi thiên nhiên.

Hoa được ưa thích nhất là thứ đang mọc tự nhiên trong vườn hay nơi miền quê, vào lúc cắm hoa. Hoa lại được phối hợp với đám lá tự nhiên của thứ hoa đó, điểm thêm vào là một vài bụi cây con hay bụi hoa nhỏ mọc tự nhiên ở dưới nền.

Người Nhật Bản ít khi dùng loại lá hay loại hoa đã nở hết tầm cỡ, bởi vì các hoa lá được cắm vào lúc nở rộ nhất sẽ mau héo tàn, rủ xuống, diễn tả sự suy tàn hay chấm dứt. Các cành cây có lá lớn hay các bụi cây nhiều lá cũng không được dùng đến, mà nụ lá, nụ hoa được ưa thích hơn. Lý do của điều này là vì trong khi ở trạng thái nụ, vẻ đẹp của cành hoa không bị che khuất và trong khi dùng các nụ, người ngắm hoa có được niềm vui là ngắm nhìn chúng nở ra từ từ, chậm chạp... Như vậy Nghệ Thuật Cắm Hoa phải mang theo ý nghĩa phát triển liên tục trong đời sống và phải diễn tả sinh lực của cuộc sống.

[Image: ikebana03.jpg]

[Image: ikebana04.jpg]

Nghệ Thuật Cắm Hoa Nhật Bản đặt căn bản trên màu sắc, đường nét, sự nhịp nhàng hài hòa để cố gắng diễn tả cách tăng trưởng của hoa. Trong khi người Tây Phương luôn luôn nhấn mạnh vào các màu sắc và số lượng của vật liệu, hướng sự chú tâm vào vẻ đẹp của các bông hoa thì người Nhật Bản lại đặt nặng về các đường nét của cách xếp đặt, lối bố cục, và họ đã phát triển nghệ thuật cắm hoa bao gồm cả cành, cuống, lá cũng như hoa.

3. Triết Lý tiềm ẩn trong Nghệ Thuật Cắm Hoa Nhật Bản.

Nói một cách tổng quát, cách cắm hoa Nhật Bản gồm ba nhóm hoa hay cành lá xếp đặt theo hình tam giác. Nhóm chính ở giữa, thẳng đứng, nhóm thứ hai nghiêng về một bên so với nhóm chính và nhóm thứ ba ngược lại, nghiêng về phía đối so với nhóm thứ hai. Thêm vào đó, ba đường nét chính trong bình hoa hay lẵng hoa là thứ tượng trưng cho Trời – Đất – Người (Thiên, Địa, Nhân). Chính trong cấu trúc này mà cách cắm hoa được tạo nên. Đường nét quan trọng nhất là cành hoa tượng trưng cho "Trời" (shin). Đây là đường trung tâm của toàn thể bình hoa, lẵng hoa, vì thế người ta đã chọn cành hoa nào mạnh nhất làm công việc này. Tiếp theo cành chính là cành thứ (soe), đại diện cho con người (Nhân). Cành này phải được xếp đặt thế nào để diễn tả rõ đường hướng phát triển, bung ra từ đường trung tâm. Chiều cao của cành thứ bằng 2.3 chiều cao của cành chính, lại có phần hơi nghiêng về cành chính. Cành thứ ba (hikae) tượng trưng cho "Đất" (Địa), là phần ngắn nhất, được đặt xoay về phía trước hay hơi đối nghịch với phía gốc của hai cành kia. Tất cả ba phần lại được cột chặt vào một bộ phận giữ và lại phải diễn tả cho thấy sự xuất phát từ một nguồn cội. Sau đó, các bông hoa khác được thêm vào mỗi phần nhưng cách bố cục khéo léo của ba phần chính kể trên được coi là quan trọng nhất.

[Image: rikka.jpg]

Trong khi cắm hoa, người ta đặt chiếc khay đựng tất cả các hoa, lá, cành... về phía bên phải và bình hoa hay đĩa cắm hoa cách 60 phân trước mặt người cắm hoa. Nếu đặt đĩa cắm hoa gần hơn thì dễ cắm hơn, nhưng để có thể dễ nhận ra cách bố cục thì nên đặt bình hoa xa hơn một chút. Bình hoa cũng nên được đặt hơi cao hơn là hơi thấp, bởi vì nếu đặt thấp, người ta sẽ quen với cách nhìn xuống và ảnh hưởng mang lại sẽ khác khi bình hoa sau này lại được bày trên cao.

4. Nghệ thuật bảo dưỡng Hoa khi trưng bày.

Hình dạng và cỡ lớn của bình hoa hay đĩa cắm hoa rất quan trọng bởi vì cách bố cục cũng tùy thuộc vào cỡ lớn, chiều rộng và chiều sâu của dụng cụ cắm hoa. Sau khi các vật liệu cắm hoa đã được chọn lựa, bưE1c kế tới là tỉa bớt. Các cành hay các hoa, dù cho đã mọc gọn gàng và thứ tự tới đâu, cũng có các phần dư thừa, đặc biệt là khi được dùng vào công việc sắp xếp một cách nghệ thuật. Vì thế chúng cần được tỉa bớt trước khi và trong khi các cành được tập hợp lại với nhau.

[Image: ikebana05.jpg]

[Image: ikebana06.jpg]

Để giữ cho hoa tươi mát, người ta dùng tới các phương thức vật lý và hóa học. Cách dễ nhất và đơn giản nhất là cắt cuống hoa trong nước (mizukiri). Phương thức này tránh cho cành hoa không bị cắt ngoài không khí làm kém đi sự hút nước. Về phương thức hóa học, một dung dịch loãng hydrochloric acid hay sulphuric acid sẽ làm sống lại hay làm tươi mát các bông hoa. Việc chà xát một chút muối vào đầu cuống hay cành hoa cũng mang lại kết quả tốt.

Các bông hoa và cành lá cần được xếp đặt chắc chắn, vững vàng và thăng bằng, bằng cách uốn cành dựa chắc vào phần bên trong của bình hoa hay đĩa cắm hoa. Việc uốn cành cây này cần phải làm rất chậm chạp và cẩn thận, làm bằng hai tay, tránh sao cành hoa không bị bẻ gẫy.

[Image: ikebana07.jpg]

Sự phát triển lịch sử của Nghệ Thuật Cắm Hoa Nhật Bản đã đi qua các thể cơ bản là thể Cổ Điển Rikka, thể Tự Nhiên Nageire và thể Cận Kim Moribana. Ngày nay tại Nhật Bản có nhiều trường phái cắm hoa. Các quy luật đặt ra bởi các trường phái này có thể khác nhau về quan niệm, về ý tưởng, về phương pháp... vì vậy mà có nhiều loại trường lớp dạy Nghệ Thuật Cắm Hoa.
Giống như những loại hình nghệ thuật khác, Ikebana thể hiện sự sáng tạo trong những quy tắc cắm hoa nhất định. Cành cây, lá, cỏ, hoa tươi thường được sử dụng và trung tâm vẻ đẹp của bình hoa là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc với hình dạng tự nhiên, ý nghĩa của bình hoa mà người cắm muốn gửi gắm được ẩn dấu một cách khéo léo. Theo nghĩa văn học, Ikebana là "hoa sống", là nghệ thuật diễn tả những tình cảm khi thưởng thức thiên nhiên, một nền nghệ thuật tái tạo lại không gian của cảnh vật với một cành cây, một ngọn cỏ, bộc lộ những sắc thái tình cảm qua các cung bậc màu sắc của các loài hoa.
Ikebana cũng được xem là một nghệ thuật giống như hội họa hay điêu khắc với một lịch sử lâu đời đã được ghi chép lại. Ở Nhật Bản, các bình cắm hoa cũng được sử dụng như đồ trang trí giống như các bức tranh hay các tác phẩm nghệ thuật khác.

Lịch sử IKEBANA

Ikebana còn gọi là kado hay Hoa đạo, có nguồn gốc từ nghi lễ dâng hoa cho Đức Phật, rồi phát triển thành một hình thức nghệ thuật đặc biệt từ thế kỷ 15, với nhiều phong cách và trường phái. Nghi thức dâng hoa trong Phật giáo (kuge) được Ono no Imokodu du nhập từ Trung Hoa vào Nhật Bản vào đầu thế kỷ thứ 7, sau đó trường phái cắm hoa Ikenobo khẳng định mình là con cháu của ông. Ngoài dâng cúng trong tôn giáo ra, không có ghi chép nào về một hình thức cắm hoa có hệ thống ở Nhật Bản trước cuối thế kỷ 15. Giữa thế kỷ 15, cùng với sự nổi lên của những phong cách cổ điển đầu tiên, Ikebana trở thành một môn nghệ thuật đặc trưng của tôn giáo, cho dù nó vẫn tiếp tục giữ lại được tính tượng trưng và ý nghĩa triết học.
Đến thế kỷ 16, 17 mặc dù trường phái Ikenobo vẫn thịnh hành nhưng nhiều trường phái rikka ( một cách cắm hoa công phu tìm cách phản ánh sự hùng vĩ của thiên nhiên ) đã ra đời và phát triển mạnh dưới sự bảo trợ của quý tộc.


Cuối thế kỷ 16, một hình thức cắm hoa mới gọi là nageire bắt đầu được sử dụng trong trà đạo với khuynh hướng thật mộc mạc thanh tao. Cuối thế kỷ 17 hình thức cắm hoa của giới quý tộc và thầy tu thay đổi hẳn, xuất hiện trường phái cắm hoa shoka hay seika ( hoa sống ). Shoka kết hợp chân giá trị hùng vĩ của rikka với tính mộc mạc, đơn sơ của nageire, cuối thế kỷ 18 trở thành phong cách phổ biến nhất.

Sau thời kỳ phục hưng Minh trị 1868 , nghệ thuật Nhật Bản truyền thống trong đó có Ikebana nhất thời bị sự nhiệt tâm ủng hộ văn hóa phương Tây lấn át. Tuy nhiên nó đã hồi sinh mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 19 và tiếp tục phát triển mạnh cho đến nay, nhưng nhiều trường phái cắm hoa mới tiếp tục xuất hiện. Ngày nay, có khoảng 3000 trường phái ikebana ở Nhật Bản, với khoảng 15 đến 20 triệu người theo học, hầu hết là phụ nữ tuổi từ 18 đến 26. Phong cách phổ biến nhất là Ikenobo, Ohara và Sogetsu, mỗi phong cách thu hút khoảng 3 triệu người theo học. Hiện nay vẫn còn phong cách cắm hoa rikka và shoka, cũng như nhiều phong cách cắm hoa khác hiện đại hơn.
IKEBANA và tình yêu thiên nhiên của người Nhật.

Sự phát triển lên đến đỉnh cao của nghệ thuật cắm hoa ở Nhật có thể được lý giải bởi tình yêu của người Nhật đối với thiên nhiên. Vẻ đẹp của thiên nhiên được mọi người ở khắp mọi nơi yêu thích nhưng ở Nhật, người ta thật sự nâng niu, và hiểu rõ giá trị của thiên nhiên, và tình yêu thiên nhiên của ngươi Nhật lớn đến nỗi gần như trở thành một tôn giáo. Người Nhật luôn cảm thấy có một mối liên hệ, gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên xung quanh, và ngay cả trong đời sống hiện đại, sự đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đường nhựa, bê tông trải dài khắp nơi thì họ vẫn mong muốn tạo một chút không gian thiên nhiên ở gần bên. Du khách nước ngoài khi đến Tokyo thường hay bất ngờ khi thấy những bình hoa với một hoặc vài bông hoa được treo trên xe, ở các cạnh của kính chắn gió bởi những người lái taxi. Thật khó mà tìm thấy ở Nhật một ngôi nhà nào mà quanh năm không được tô điểm bởi sắc hoa.
Về cơ bản thì Ikebana không đơn thuần hướng đến việc đưa một phần thiên nhiên vào trong ngôi nhà, mà xa hơn là muốn cho thấy cả một thế giới nhiên bao trùm, bằng cách tạo ra một mối liên kết chặt chẽ giữa trong nhà và ngoài trời. Trong khi người Tây phương luôn luôn nhấn mạnh vào các màu sắc và số lượng của vật liệu, hướng sự chú tâm vào vẻ đẹp của các bông hoa thì người Nhật Bản lại đặt nặng về các đường nét của cách xếp đặt, lối bố cục, và họ đã phát triển nghệ thuật cắm hoa bao gồm cả cành, cuống, lá cũng như hoa. Như vậy vật liệu dùng trong nghệ thuật cắm hoa không phải chỉ giới hạn vào màu sắc của bông hoa mà còn có vẻ đẹp nằm trong hình thể của lá và hoa, và trong sự tăng trưởng của hoa lá nơi thiên nhiên. Ngay cả khi chỉ một loại hoa được sử dụng thì người cắm hoa cũng cố gắng để biến bình hoa đó thành một biểu tượng hoàn hảo của thiên nhiên.

Trong cách cắm hoa, cần tới sự hiểu biết về dòng thời gian và người nào có con mắt phân biệt có thể dễ nhận ra được điều này. Sự cắm hoa phải biểu hiện được thời gian, tháng, mùa, cũng như sự tăng trưởng liên tục của vật liệu sử dụng. Thí dụ:
Quá khứ: dùng hoa nở hết, trái cây khô hay lá cây khô.
Hiện tại: dùng hoa nở nửa chừng hay lá cây hoàn hảo.
Tương lai: dùng nụ hoa, nụ lá để hứa hẹn sự tăng trưởng sắp tới.
Sự cân nhắc về vật liệu sử dụng cũng cần phải đi đôi với cách xếp đặt, trình bày:
Mùa Xuân: cách xếp đặt đầy sức sống với các đường cong biểu hiện sinh lực.
Mùa Hạ: cách xếp đặt tỏa ra và tràn đầy.
Mùa Thu: cách xếp đặt mỏng và thưa thớt.
Mùa Đông: cách xếp đặt đượm buồn và lắng nghỉ.

Phương pháp cắm hoa phải mang tính cách tượng trưng, mô tả, nhưng một số hình thể của hoa lá lại phải được phối hợp với phong tục, tập quán và văn hóa. Vào các ngày quốc lễ, lại có một số cách cắm hoa được ấn định trước và vào các dịp lễ hội, các nghi lễ gia đình có thể bị coi là thiếu đầy đủ nếu không theo cách cắm hoa thích hợp và không trưng bày thứ hoa thích hợp. Hoa Cúc trắng là hoa của ngày tết đầu năm, trong khi vào ngày Tết búp bê (mồng 3 tháng 3), người Nhật thường dùng tới hoa Đào, và hoa Diên Vĩ (iris) là thứ hoa của ngày Tết con trai (mồng 5 tháng 5).
Triết Lý tiềm ẩn trong Nghệ Thuật Cắm Hoa Nhật Bản

Nói một cách tổng quát, cách cắm hoa Nhật Bản gồm ba nhóm hoa hay cành lá xếp đặt theo hình tam giác. Nhóm chính ở giữa, thẳng đứng, nhóm thứ hai nghiêng về một bên so với nhóm chính và nhóm thứ ba ngược lại, nghiêng về phía đối so với nhóm thứ hai. Thêm vào đó, ba đường nét chính trong bình hoa hay lẵng hoa là thứ tượng trưng cho Trời – Đất – Người (Thiên, Địa, Nhân). Chính trong cấu trúc này mà cách cắm hoa được tạo nên.
Đường nét quan trọng nhất là cành hoa tượng trưng cho “Trời” (shin). Đây là đường trung tâm của toàn thể bình hoa, lẵng hoa, vì thế người ta đã chọn cành hoa nào mạnh nhất làm công việc này. Tiếp theo cành chính là cành thứ (soe), đại diện cho con người (Nhân). Cành này phải được xếp đặt thế nào để diễn tả rõ đường hướng phát triển, bung ra từ đường trung tâm. Chiều cao của cành thứ bằng 2/3 chiều cao của cành chính, lại có phần hơi nghiêng về cành chính.

Cành thứ ba (hikae) tượng trưng cho “Đất” (Địa), là phần ngắn nhất, được đặt xoay về phía trước hay hơi đối nghịch với phía gốc của hai cành kia. Tất cả ba phần lại được cột chặt vào một bộ phận giữ và lại phải diễn tả cho thấy sự xuất phát từ một nguồn cội. Sau đó, các bông hoa khác được thêm vào mỗi phần nhưng cách bố cục khéo léo của ba phần chính kể trên được coi là quan trọng nhất.
Trong khi cắm hoa, người ta đặt chiếc khay đựng tất cả các hoa, lá, cành... về phía bên phải và bình hoa hay đĩa cắm hoa cách 60 phân trước mặt người cắm hoa. Nếu đặt đĩa cắm hoa gần hơn thì dễ cắm hơn, nhưng để có thể dễ nhận ra cách bố cục thì nên đặt bình hoa xa hơn một chút. Bình hoa cũng nên được đặt hơi cao hơn là hơi thấp, bởi vì nếu đặt thấp, người ta sẽ quen với cách nhìn xuống và ảnh hưởng mang lại sẽ khác khi bình hoa sau này lại được bày trên cao.
Phong cách cắm hoa cơ bản
Phong Cách Rikka

Rikka là phong cách cắm hoa ra đời sớm nhất và vẫn được phổ biến cho đến ngày nay. Rikka có nghĩa là cắm hoa thẳng đứng, yêu cầu của kiểu cắm hoa này là bình dùng để cắm hoa phải cao và to, hoa cắm trong bình ở tư thế thẳng. Rikka thể hiện vẻ đẹp của tự nhiên. Một bình hoa Rikka luôn có 7 cành thể hiện cho đồi núi, thác nước, thung lũng và những sự vật khác trong tự nhiên.
Phong Cách Shoka

Shoka là phong cách cắm hoa thông dụng nhất trong Ikebana. Nó có nghĩa là hoa sống. Xét về hình thức thì kiểu cắm hoa Shoka khá đơn giản nhưng để lột tả hết ý nghĩa của nó thì không phải ai cũng làm được. Một bình hoa shoka đạt yêu cầu là sự hội tụ đủ 3 thành phần: Ten, Chi và Jin nghĩa là Trời, Đất và Con người. Khi cắm, chiều cao và độ dài của các cành hoa phải thể hiện rõ vị trí của 3 yếu tố trên. Người ta dùng chiều cao của bình hoa làm chuẩn, nhành hoa cao nhất trong bình đại diện cho Thiên, chiều cao của nó bằng 3 lần chiều cao của bình hoa. Nhành hoa thứ 2 đại diện cho Nhân, cao chỉ bằng 2/3 nhành hoa Thiên và cành Địa thấp nhất, chỉ bằng 1/3. Một bình hoa được cắm theo đúng phong cách Shoka phải đáp ứng các quy tắc cân bằng nêu trên.
Shoka là phong cách cắm hoa được đơn giản hóa từ phong cách cắm theo kiểu thẳng đứng Rikka để phù hợp với nhiều tầng lớp dân chúng. Shoka thể hiện vẻ đẹp giản dị của tự nhiên bằng việc sử dụng ít cành lá nhưng thể hiện sự vươn lên hướng về mặt trời. Shoka theo thuyết Thiên – Địa – Nhân, trong đó có 3 cành chính với tên gọi là Shin – Soe – Tai, tượng trưng cho sự hòa hợp của Trời, Đất và Con người. Người Nhật thường dùng phong cách cắm hoa Shoka để trang trí nhà cửa trong những ngày đầu Năm Mới.
Phong cách Shoka nhấn mạnh đến sức sống, nguồn năng lượng đang phát triển. Những bình hoa được cắm theo phong cách Shoka thường được người Nhật bày trí ở hốc tường Tokonoma, nơi trang nghiêm nhất trong căn phòng.
Phong Cách Jiyuka

Một phong cách cắm hoa tự do được phát triển từ những chuyển hướng nghệ thuật trong giai đoạn đầu thế kỷ 20. Jiyuka không bị ràng buộc bởi bất cứ quy tắc truyền thống nào và người thực hiện có thể sử dụng bất kỳ vật liệu nào để tự do sáng tạo theo cá tính của mình. Vì là một phong cách cắm hoa mới phù hợp với thời đại công nghiệp và đô thị hóa nên Jiyuka được người Nhật chào đón nồng nhiệt vào những năm 1920.
Lời kết

Với tình yêu và sự nâng niu lớn lao dành cho thiên nhiên của người Nhật, nghệ thuật cắm hoa Ikebana đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản và rất được nhiều người quan tâm. Các trường dạy nghệ thuật cắm hoa Ikebana đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới, mang đến cho mọi người nét đẹp của tự nhiên.

Các loại hoa màu tím kiêu sa

Ý nghĩa các loài hoa

Cách làm các loại sinh tố hoa quả cực tốt cho cơ thể

Mẫu hoa cưới độc đáo

Trồng hoa ban công chung cư như thế nào

Hoa cưới bằng hoa rum đẹp

Ý nghĩa của hoa cẩm chướng

Ý nghĩa của hoa thiên lý

Ý nghĩa của hoa lavender

Ý nghĩa của hoa lay ơn

Ý nghĩa của hoa lan chuông

Ý nghĩa của hoa lan hồ điệp

Ý nghĩa của hoa thủy tiên

Ý nghĩa của hoa thiên điểu

Ý nghĩa của hoa thiên lý

Làm tóc xoăn tự nhiên bằng giấy

Làm tóc xoăn tự nhiên không cần uốn

Cách làm tóc mái phồng cực đẹp

Chữa thâm quầng mắt bằng tự nhiên

Mặt nạ trị thâm quầng mắt từ thiên nhiên

Mặt nạ trị tàn nhang hiệu quả nhất

Mặt nạ trị nám bằng trái cây

Ý nghĩa của biển số xe

Tự may váy cho bé cực yêu

Ý nghĩa của hoa cẩm chướng

Ý nghĩa của hoa hồng trong tình yêu

Ý nghĩa số điện thoại của bạn

Ý nghĩa của Gangnam style

Ý nghĩa của ngày 20 tháng 11

Tự chế kem dưỡng da mùa đông

Tự chế kem dưỡng da ban đêm cực hiệu quả

Tự chế kem dưỡng vùng mắt

Tự chế sữa rửa mặt cho da nhờn

Tự chế sữa rửa mặt cho da mụn

Cách làm lông mi cong tự nhiên

Làm mặt nạ dưỡng da trắng hồng

(ST).

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cach cam hoa hong va y nghia
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý