Tác dụng của hoa atiso

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tác dụng của hoa atiso

18/04/2015 08:48 PM
9,854

Cứ đến độ tháng 10, tháng 11, tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, hoa Atisô đỏ lại bán "chạy như tôm tươi". Người dân chỉ biết tin theo lời quảng cáo của người bán: "Hoa có thể chữa nhiều bệnh" nên mua về ngâm chế biến thành loại đồ uống... Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, nếu chế biến không đúng cách sẽ có tác dụng ngược lại.

Hoa Atisô
Hoa Atisô

Hoa Atisô được bán rất đắt hàng

Hiện nay tại nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội bán loại hoa này, giá từ 12- 15 nghìn đồng /kg. Theo quảng cáo của người bán: "Hoa có thể chữa bách bệnh", nhiều người đã không ngần ngại mua hàng chục kg về chế biến sirô, mứt... để mong chữa được bệnh.

Chị Lê Mai Vân (Hồng Mai, Hà Nội) cho biết: "Hai năm nay, cứ đến mùa hoa Atisô đỏ, tôi lại mua 15- 20kg về ngâm thành sirô pha để uống trong mùa hè. Từ đầu mùa đến giờ, tôi đã mua 60kg về chế biến giúp mấy người họ hàng.

Chẳng biết công dụng chữa bệnh có như người bán nói hay không, nhưng loại sirô từ hoa Atisô rất thơm, ngon và có cảm giác mát". Chị Vân bảo rằng: "Tôi nghe nói, bên Gia Lâm có một đại lý chuyên bán hoa này, hoa được chuyển từ Đà Lạt ra, chất lượng tốt hơn hoa ngoài Bắc".

Chị Vân kể, năm 2009, có một người bạn làm ở một công ty mỹ phẩm giới thiệu, công ty chị có bán loại hoa này và đưa cho chị một tờ rơi nói về công dụng của hoa "có tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ tế bào gan ở những bệnh nhân có rối loạn chức năng gan, chủ yếu là men gan. Nói chung là chữa...bách bệnh". Tin vào những công dụng thần kỳ đó, chị Vân đã theo đuổi loại hoa này từ đó đến nay.

Một lần, tôi tìm đến hàng chị Thanh còm ở khu chợ Mơ hỏi mua hoa Atisô đỏ về làm nước sirô bắt gặp 3 người phụ nữ cũng đang mua loại hoa này. Khi được hỏi họ đều trả lời: "Hoa này rất tốt, uống ngon, mát lại rẻ". Chị Thanh bảo rằng: "Loại hoa này đắt hàng lắm, nhiều khi phải đặt hàng trước". Tôi hỏi: "Hoa này hiếm thế hả chị? " Chị Thanh đon đó: "Hàng được chuyển từ Đà Lạt ra đấy, chữa được nhiều bệnh gan, tuỵ, xương, khớp đủ cả.  Mua bao nhiêu cũng có”.

Không dừng lại ở việc quảng cáo sản phẩm, chị Thanh còn bật mí "công đoạn" làm sirô cho khách hàng. "Tuyệt đối không để hoa dính nước lã vào. Cho vào lọ thuỷ tinh là tốt nhất, đậy kín, ngày hôm sau đã bắt đầu ngấm. Ba ngày là nước siro đã khá đậm nét. Hai tuần sau dùng là ngon lắm rồi". Ngâm sirô hoa Atisô có nhiều cách, ngâm riêng cánh hoa và đài hoa. Cánh hoa ngâm lấy nước sirô, còn đài hoa thì không ngâm chung vì đài hoa phai màu không đẹp, lại có lông tơ nên cần phơi khô đi rồi mới pha riêng như nước chè.

Theo tìm hiểu của PV, hoa Atisô được nhiều người tìm mua và bán rất chạy, nhưng lợi dụng việc người mua chuộng loại hoa này, người bán trộn lẫn hoa kém chất lượng (hoa để lâu, được bảo quản...) bán ra thị trường.

Tác dụng đến đâu?

Theo tìm hiểu của PV, chỉ riêng tên gọi của hoa cũng được gọi bằng nhiều cách và chưa được rõ ràng lắm. Gần như 100% người bán hàng ở ngoài Bắc mời chào mua với tên gọi "hoa Atisô".

Các nhà khoa học cho biết, loại hoa này được gọi là Hibiscus (họ bông), trong nước gọi là hoa bụt giấm, bụt chua - cây dược liệu quý có tính sinh dược học cao, các hàm lượng vitamin A, B1, C, D, E, F cao và nhiều axít hữu cơ khác. Các chất đó có tác dụng chống viêm, nhiễm, kháng nấm, kháng khuẩn, tăng cường chức năng tiêu hoá. Hạn chế sự tạo sỏi ở đường tiết niệu, nâng đỡ chức năng gan, mật. Giảm cholesterol và Triglyceril trong máu, hạn chế sự béo phì do tích mỡ trong máu, bảo vệ thành mạch.

Một số nhà nghiên cứu đã xác định tính chống co thắt, hạ huyết áp. Chất Flavonoid và Cyanidin có trong đài quả Hibiscus không những bảo vệ thành mạch máu mà còn có tính chống sự oxy hoá (già hoá) của cơ thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và ung thư... Một số nhà nghiên cứu đã xác định tính chống co thắt, hạ huyết áp, kháng khuẩn, hạn chế sự tạo sỏi ở đường tiết niệu, chống lão hoá, chống mệt mỏi của Hibiscus.

Một số tài liệu cho thấy, năm 1998-1999, GS Trần Thuý - Viện trưởng Viện Y học dân tộc cổ truyền đã nghiên cứu các chế phẩm từ Hibiscus để điều trị cho bệnh nhân của Viện. Qua nghiên cứu được Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tiến hành 7 năm, loại hoa này có thể được ứng dụng trong một số lĩnh vực: Đài quả (sản phẩm chính của cây) có thể được chế biến thành nhiều loại thực phẩm như: trà nhúng, rượu vang, xirô, ômai, mứt.

Ngoài ra các bộ phận khác của cây cũng được sử dụng triệt để trong đời sống hàng ngày: Lá, hoa, đài quả sử dụng để ăn sống, nấu canh chua, kho cá, giảm sốt, hạ nhiệt. Hạt dùng ép dầu ăn và chăn nuôi gia súc (thành phần dầu tương đương dầu chiết xuất từ hạt hướng dương) sản phẩm phụ sau khi ép dầu dùng làm phân bón cho cây trồng.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, để khai thác những tác dụng của hoa Atisô cần có quá trình chế biến đảm bảo mới có được những tác dụng như mong muốn, nếu không sẽ có tác dụng ngược lại.                                          

Bà Nguyễn Thị Lý Anh - Viện trưởng Viện Sinh học cho biết: Cây Hibiscus (người dân quen gọi là Atisô) có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Bắc Phi được nhập ngoại vào Việt Nam. Theo bà Lý Anh, hoa Atisô có tác dụng giải nhiệt và chữa một vài bệnh. Loại hoa này đã được GS Jnoen (Giám đốc hãng Raublinh Bad Kneumach, CHDC Đức cũ) đưa vào Việt Nam năm 1992 với mục đích bao tiêu toàn bộ sản phẩm là đài quả khô hoặc bột màu chiết xuất từ đài quả nhưng không thành công. Tuy nhiên, một số nhà khoa học Việt Nam đã tiếp tục tiến hành gây trồng và nghiên cứu các sản phẩm của Hibiscus phục vụ y học, thực phẩm và mỹ phẩm.

Liều Dùng:

Thuốc sắc 5-10%, cao lỏng 2-10g.

Atiso, a ti so, a ti sôCông Dụng:

Thông mật, lợi tiểu, giảm Urê máu, hạ sốt, nhuận trường .

Atiso, a ti so, a ti sôChủ Trị:

·  Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh đái tháo nhạt vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần Carbon Hydrat gồm phần lớn là Inlin.

·  Lá Ác ti sô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị Atiso, hoa atiso, a ti sôbệnh phù và thấp khớp.

·   Lá tươi hoặc khô sắc  hoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.

·  Thân và rễ Ác ti sô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá.

Actisô được dùng trị bệnh  ở Châu Âu từ lâu như vị thuốc làm mát gan, nhuận trường, thông tiểu.

TÌM HIỂU THÊM VỀ ATISO

Atiso, a ti so, a ti sôTên Khoa Học:

Cynara Scolymus L. Thuộc họ Cúc (Compositae).

- Mô Tả:

   Loại cây thấp, cao khoảng 1-2 m, thân và lá có lông trắng như bông. Lá mọc so le, phiến khía sâu, có gai. Cụm hoa hình đầu,mầu tím nhạt. Lá bắc ngoài cuả cụm hoa dầy và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được. Lá to, dài 1-1,2m, rộng 50cm. Mặt dưới có nhiều lông hơn mặt trên. Cây được di thực và trồng nhiều ở Đà lạt, Sa pa, Tam đảo.

Atiso, a ti so, a ti sôThu hái chế biến

Gieo hạt tháng 10-11, bứng ra trồng tháng 1-2. Lúc cây sắp ra hoa, hái lấy lá, bẻ sống.

   Lá Ác ti sô thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa. Khi cây trổ hoa thì hàm lượng hoạt chất giảm, vì vậy, thường hái lá trước khi cây ra hoa.Có tài liệu nêu là nên thu hái lá còn non vào lúc cây chưa ra hoa. Ở Đà Lạt, nhân dân thu hái lá  vào thời kỳ trước tết Âm lịch 1 tháng.

Atiso, a ti so, a ti sôBào Chế:

Sấy hoặc  phơi khô.

Để nơi khô ráo.

Atiso, a ti so, a ti sôThành Phần Hóa Học:

Trước đây người ta cho rằng  hoạt chất là Cynarrin. Nhũngx nghiên cứu gần đây chứng minh rằng có nhiều hoạt chất khác nhau chứ không riêng gì Cynarrin (Ernst E. Naturamed 1995).

Trong Ác ti sô chứa 1 chất đắng  có phản ứng Acid gọi là  Cynarin (Acid 1 - 4 Dicafein Quinic). Còn có Inulin, Tanin, các muối kim loại  K (tỉ lệ rất cao), Ca, Mg, Natri.

Lá Ác ti sô chứa:

1.Acid hữu cơ bao gồm:

·  Acid Phenol: Cynarin (acid 1 - 3 Dicafeyl Quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (Acid Cafeic, acid Clorogenic, acid Neoclorogenic).

·  Acid Alcol.

·  Acid Succinic.

2.Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin), bao gồm:

Cynarozid ( Luteolin - 7 - D Glucpyranozid), Scolymozid

(Luteolin - 7 - Rutinozid - 3’ - Glucozid).

3. Thành phần khác: Cynaopicrin là chất có vị đắng, thuộc nhóm Guaianolid.

Dược điển   Rumani VIII qui định dược liệu phải chứa trên 1% Polyphenol toàn phần và 0,2% hợp chất Flavonoid.

Theo R.Paris, hoạt chất (Polyphenol) tập trung ở lá, có nhiều nhất ở phiến lá (7,2%) rồi đến ho (3,48%), đến cụm hoa, rễ, cuống lá.

Lá chứa nhiều hoạt chất nhất: 1,23% Polyphenol, Clorogenic acid 4%, hợp chất Flavonoid (đặc biệt là Rutin), sau đó đến thân (0,75%), rễ (0,54%). Dẫn chất Caffeic như Clonogenic acid, Neoclorogenic acid, Cyptoclorogenic acid, Cynarin. Sesquiterpen lacton: Cynarpicrin, Dehydrocynaropicrin, Grossheimin, Cynatriol.

Hoạt chất trong phiến lá cao gấp 10 lần  trong cuống lá.

Lá non chứa nhiều hoạt chất (0,84%) hơn lá mọc thành hình  hoa thị ở mặt đất (0,38). Nếu sấy ở nhiệt độ cao thì lá mau khô nhưng lại mau mất hoạt chất. Ở nhiệt độ thấp, việc làm khô sẽ lâu hơn. Lá cần được ổn định trước rồi mới chuyển thành dạng bào chế. Ngọn có hoa chứa Inulin, Protein (3,6%), dầu béo (0,1%), Carbon Hydrat (16%), chất vô cơ (1,8%0, Ca (0,12%), P (0,10%), Fe (2,3mg/100g), Caroten (60 Unit/100g tính ra Vitamin A).

Thân và lá còn chứa muối hữu cơ của các kim loại K,  Ca, Mg, Na. Hàm lượng Kali rất cao.

Rễ: hầu như không có dẫn chất của Cafeic acid, bao gồm cả Clorogenic acid và Sesquiterpen lacton. Rễ chỉ đều thông tiểu chứ không có tác dụng tăng tiết mật (Herbal Medicine 1999).

Atiso, a ti so, a ti sôTác Dụng Dược Lý:

+  Dùng dung dịch Actisô tiêm tĩnh mạch, sau 2-3 giờ, lượng mật bài tiết tăng gấp 4 lần ( M.Charbol, Charonnat Maxim và Watz, 1929).

+ Uống và tiêm Actisô đều có tác dụng tăng lượng nước  tiểu, lượng Urê trong nước  tiểu cũng tăng lên, hằng số Ambard hạ xuống, lượng Cholesterin và Urê trong máu cũng hạ xuống. Tuy nhiên, lúc mới uống có khi thấy lượng Urê trong máu tăng lên do Artichaud làm tăng sự phát sinh Urê trong máu. (Tixier, De Sèze  M.Erk và Picard. 1934 - 1935).

+ Tăng tiết

+ Ác ti sô không gây độc.

Atiso, a ti so, a ti sôĐơn thuốc kinh nghiệm:

* Viên Bao Cynaraphytol: mỗi viên chứa 0,2g hoạt chất toàn phần lá tươi Ác ti sô (tương đương 20mg Cynarin).

Người lớn dùng 2-4 viên trước bữa ăn. Trẻ nhỏ: 1/4 - 1/2 liều người lớn. Ngày uống 2 lần.

* Trà Ác ti sô túi lọc (Artichoke Beverage): Thân Ác ti sô 40%, Rễ 40%, Hoa 20% + hương liệu thiên nhiên vừa đủ. Mỗi túi chứa 2g trà. Số lượng trà uống trong ngày không hạn chế.

Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.

Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc (có phần gốc mềm mầu trắng bao chung quanh). Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 - 3,15 g protein, 0,1-0,3 g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase, tốt cho người bị tiểu đường) và 82 g nước.

Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).

Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể...

Chế biến: Rửa sạch bông, chẻ dọc thành 6-8 miếng, luộc chín, nấu canh, hầm xương heo xương bò, chân giò hoặc xào với nấm. Khi dùng bông atisô chỉ nên dự trữ bằng cách bỏ vào tủ lạnh tối đa bảy ngày, khi nấu không dùng nồi bằng nhôm hay gang vì các kim loại này làm atisô mất màu, gây đắng khó ăn.

Khi tới chơi nhà bạn bè, thỉnh thoảng bạn lại được mọi người thiết đãi 1 tách trà atisô. Theo y học cổ truyền thì atisô là 1 vị thuốc,với các bà nội trợ thì atisô là 1 loại thực phẩm rất ngon. Còn với những người thích thưởng thức trà thì atisô là 1 loại trà có hương vị nhẹ nhàng. Với nhiều tác dụng như vậy atisô được nhiều người biết tới. Vậy bạn có biết về loài cây thân cỏ này không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về loài cây này và tác dụng của nó nha!

img170

Atisô là loại cây thấp, cao khoảng 1-2 m, thân và lá có lông trắng như bông. Lá mọc so le, phiến khía sâu, có gai. Cụm hoa hình đầu,mầu tím nhạt. Lá bắc ngoài cuả cụm hoa dầy và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được. Lá to, dài 1-1,2m, rộng 50cm. Mặt dưới có nhiều lông hơn mặt trên. Cây được di thực và trồng nhiều ở Đà lạt, Sa pa, Tam đảo

Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.

Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc (có phần gốc mềm mầu trắng bao chung quanh). Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 – 3,15 g protein, 0,1-0,3 g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase) và 82 g nước.

img169

Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh đái tháo nhạt vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần Carbon Hydrat gồm phần lớn là Inlin.

Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).

Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể…

Lá atisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp.

Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.

Thân và rễ atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá.

Atisô được dùng trị bệnh ở Châu Âu từ lâu như vị thuốc làm mát gan, nhuận trường, thông tiểu.

img171

Atisô được coi là "thần dược" đối với bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan. Làn da của bạn cũng phụ thuộc vào chức năng gan khoẻ hay yếu, tiêu hoá tốt hay không.

Vì vậy trà atisô sẽ cải thiện làn da của bạn rất nhiều. Nếu bạn uống quen trà atisô bạn sẽ thấy vị của nó khá đậm đà dễ chịu và cũng khá ngon. Atisô làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn do nó có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp.

Tuy nhiên nếu bạn không thích uống trà thì có thế dùng nó như một loại nước tắm chăm sóc da. Bạn có thể dùng toàn bộ lá tươi hoặc mua loại trà đóng sẵn trong túi nhưng nếu dùng được lá tươi là tốt nhất.

Có thể khi dùng lần đầu bạn sẽ có phản ứng chưa quen với atisô như đau bụng, da có thể hơi có biểu hiện khác nhưng sau vài ngày triệu chứng đó sẽ biến mất. Atisô là một thảo dược khá được nhiều người biết đến công dụng của nó, vậy tại sao bạn lại không tự chăm sóc làn da và giúp gan khoẻ mạnh bằng thảo dược tự nhiên và an toàn này nhỉ?

img172

Atisô có nhiều tác dụng như vậy sao chúng ta không thử cùng nhâm nhi 1 tách trà atisô ấm trong không khí lạnh của mùa đông này hay nấu 1 bát canh hoa atisô nhỉ!

Atisô có thể được chế biến thành các món ăn ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe.

Bạn nên bổ sung atisô vào thực đơn hàng ngày của mình vì nó mang lại các lợi ích sau đây:

1. Chứa nhiều chất chống ôxy hóa: Kết quả nghiên cứu của Bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy, atisô chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn các loại rau củ khác. Một số chất chống ôxy hóa có trong atisô như quercertin (hợp chất chống ung thư, thúc đẩy sự hoạt động của hệ miễn dịch), rutin (tăng cường sức chịu đựng và sức bền thành mạch mao mạch, làm cho thành mạch dẻo và đàn hồi hơn, tăng tính thẩm thấu, phòng ngừa nguy cơ giòn đứt, vỡ mạch), anthocyanins (hợp chất hữu cơ thiên nhiên có khả năng giúp cơ thể chống tia tử ngoại, viêm nhiễm và ung thư), cynarin (hợp chất có tác dụng lợi mật), luteolin (hợp chất chống lão hóa não và viêm não), silymarin (chất chống ôxy hóa mạnh).

2. Ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư: Một số thí nghiệm đối với tinh chất được chiết xuất từ lá cây atisô cho thấy, atisô có thể loại bỏ các tế bào không cần thiết (tế bào chết) ra khỏi mô mà không ảnh hưởng tới các tế bào khác. Nó còn hạn chế sự nảy nở của tế bào thành nhiều dạng ung thư khác nhau như ung thư tuyến tiền liệt, bệnh bạch cầu và ung thư vú. Thí nghiệm ở nước Ý cho biết một chế độ ăn uống giàu chất chống ôxy hóa có trong atisô sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

3. Điều tiết sự lưu thông của mật: Lá atisô chứa một loại chất chống ôxy hóa được gọi là cynarin có tác dụng điều tiết dòng chảy của mật trong hệ thống dẫn mật.

4. Tốt cho gan: Chất chống ôxy hóa cynarin và silymarin có trong atisô rất có ích cho gan. Một số thí nghiệm cho thấy chúng còn có tác dụng phục hồi chức năng của gan. Trước đây, atisô thường được sử dụng trong khoảng thời gian dài như là thảo dược thay thế cho thuốc trong việc điều trị một số bệnh về gan.

5. Cải thiện khả năng tiêu hóa: Atisô giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chúng là thuốc lợi tiểu tự nhiên, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan.

6. Điều trị chứng buồn nôn: Những tác dụng tích cực của atisô đối với gan sẽ giúp cho việc điều trị chứng buồn nôn một cách hiệu quả. Vì thế bạn nên sử dụng lá atisô nếu như có triệu chứng buồn nôn.

7. Giảm cholesterol: Các thành phần hóa học có trong lá của atisô có thể làm giảm lượng cholesterol bằng cách kiềm chế HMG-CoA reductase ( hợp chất tổng hợp cholesterol). Chúng làm gia tăng cholesterol tốt HDL (bảo vệ và chống lại cơn đau tim) và giảm thiểu các cholesterol xấu LDL (tạo các mảng bám trên mạch máu, gây đau tim và đột quỵ).

8. Lượng chất xơ cao: Một cây atisô lớn chứa ¼ lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cho cơ thể. Một cây atisô cỡ vừa sẽ cung cấp nhiều chất xơ hơn là 1 cốc mận khô.

Ngày càng có nhiều người uống trà Atisô bởi vị thơm ngon và công dụng bổ dưỡng của nó. Vậy loại cây này mang lại những tác dụng kỳ diệu gì cho sức khoẻ?

1. Giàu vitamin và chất khoáng

Một lượng Atiso trung bình đáp ứng 20% nhu cầu vitamin C của cơ thể trong 1 ngày, cung cấp khoảng 60calo đồng thời giàu kali và magiê nên rất tốt cho tim mạch.

Khả năng chống lại quá trình ôxy hoá của Atisô giúp cơ thể chống lại các bệnh tật.

2. Tốt cho hệ tiêu hoá

Gan yếu, hoạt động kém sẽ không kịp tiêu hoá lượng thức ăn cơ thể đưa vào gây đau dạ dày, đầy bụng, đau bụng sau khi ăn và khó tiêu, Atisô kích thích gan tiết mật giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra những tiến triển rõ rệt khi điều trị chứng khó tiêu bằng chiết xuất astisô.

3. Giảm cholesterol và bệnh tim

Astiso hạn chế cholesterol từ các chất béo cơ thể hấp thu, gan không tiết đủ mật gây tăng cholesterol cho cơ thể nên những người mắc các bệnh về gan thường có chỉ số cholesterol cao.

Astisô kích thích gan tiết mật nên giúp giảm cholesterol. Nghiên cứu ở Đức đã chỉ ra rằng dùng chiết xuất Astisô trong thời gian 6 tuần giảm lượng cholesterol xấuLDL xuống còn hơn 22 %.

Astisiô ngừa việc hình thành những cholesterol mới ở vùng gan.

4. Giảm lượng đường máu

Gan tiết ra mật để tiêu hoá thực phẩm và chất béo cơ thể đưa vào đồng thời giữ lượng đường dư dưới dạng glycogen rồi biến đổi lại thành glucose cung cấp cho máu.

Đây là 1 hệ thống hoạt động hoàn hảo trong cơ thể. Tuy nhiên ở một số người, gan làm việc liên tục tạo ra quá nhiều glucose mà máu không cần tới, lượng glucose thừa này gây ra bệnh tiểu đường và các vấn đề sức khoẻ khác.

Qua nghiên cứu trên động vật, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng trong Astisocó chứa chất có khả nặng ngăn chặn quá trình tạo ra quá nhiều glucose trong gan.

5. Lựa chon Atisô đủ tiêu chuẩn

Chọn Astisô có lá màu xanh, không nên dùng những loại lá đã phơi khô hay lá héo.

Nên tỉa khoảng 2,5cm từ ngọn cây và cắt khoảng 0,6cm phía đầu lá vì phần dưới rất thô ráp và không ăn được.

Có thể dùng Astisô dưới hình thức hấp cách thuỷ hay đun trong nước sôi khoảng 30 phút để ăn hoặc uống.

Nấu ăn với hoa Atiso vừa ngon vừa chữa bệnh

Tim lợn hầm atisô giúp mẹ bầu thanh nhiệt

Cách ngâm hoa hibiscus màu đỏ đào cực đẹp

Tác dụng của hoa hibiscus

Các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của bạn

Dinh dưỡng từ thiên nhiên

Món ăn bài thuốc

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Thưa bác sĩ em bị bễnh viêm gan B em có nên uống trà atisô không
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
hat atixo co ngam ruou duoc khong
Cây atisô uống nhiều có tốt không
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Bong atixo uong nhieu co tot khong
Cho e hoi vk e sinh chau dk 2thang cháu bị moc mun nhot uong hoa say kho co dk k ak
Cho e hoi vk e sinh chau dk 2thang cháu bị moc mun nhot uong hoa say kho co dk k ak
tôi nghe nói uống trà ác ti sô nhiều cũng ảnh hưởng đến sức khỏe.Hiên nay tôi đang uống trà ác ti sô thay cho uống nươc có được không
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Atisô tính mát, vị đắng nhạt, hương thơm dịu, có tác dụng nhuận gan, lợi mật và để phục hồi nhu mô gan nên được dùng để giải độc cho cơ thể, nhất là ở đối tượng hút thuốc, uống rượu, làm việc trong môi trường ô nhiễm, người bị tăng mỡ máu...Loại nước uống này chỉ có lợi khi được uống với mức vừa phải, uống quá nhiều sẽ làm tăng khả năng co bóp túi mật, tống mật xuống tá tràng nhiều hơn, và đôi khi gây tăng co bóp cả hệ thống tiêu hóa làm trướng bụng đầy hơi.Cách uống đúng: Đun hoa đã phơi khô với nước rồi uống hàng ngày nhưng không uống quá 1l/ngày. Bạn có thể sử dụng loại túi lọc đã làm sẵn, ngày uống 3 - 4 túi, mỗi túi pha vào một cốc nước sôi; hoặc có thể sử dụng cao atisô về chỉ việc pha vào nước rồi uống, ngày 3 - 4 cốc.
được bạn ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
bi huyet ap thap co nen dung hoa atiso khong
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
uong vao la di tau ngam 6 tam day
em muon xem hinh cay hoa a ti so
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
hôm kia tôi có mua 4 kg hoa atiso ngâm đường nhưng còn đài hoa và hạt định thái nhỏ ra phơi làm trà uống nhưng vì trời mưa tôi sợ để lâu sẽ hỏng lên tôi đã thái nhỏ ra sao khô cho tôi hỏi sao khô như vậy uống có hại gì không? Tôi xin cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
e uong atiso dc hai tuan thay mat noi mun nhieu hon trc so qua k biet co nen uong nua hay k, so k biet neu uong nua mun co het hay k hay bi nhieu hon, xin giai dap giup e?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
e nghe noi uong bong atiso tuoi tri mun, e nau lay nuoc uong, moi ngay uong khoang 2 lit nuoc nau tu bong atso. uong duoc 2 tuan nhung sao thay mat noi mun ngay cang nhieu hon truoc, cho e hoi co phai do tac dung cua bong atiso giai doc hay la do e uong k dung, e thay noi mun nhieu e so qua nen k biet co nen tiep tut uong nua hay k, xin hay giai dap giup e ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý