Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ ở 6 tháng đầu đời. Đây cũng là thời điểm bé “lớn” rất nhanh về mặt thể chất và sức khỏe nhờ được bú mẹ. Những tháng tiếp theo, bé dần chuyển qua giai đoạn ăn dặm nên bố mẹ thường chú trọng cung cấp thực đơn giàu dưỡng chất, nhiều thịt, cá để giữ vững đà phát triển cho con. Nhưng tốn nhiều công “nâng cấp” chất lượng thực đơn sau mỗi lần tìm kiếm, bé vẫn có dấu hiệu chững cân, suy dinh dưỡng mà không hiểu
nguyên nhân từ đâu.
Theo Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn – PGS. TS. Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nhi ĐH Y Dược TP.HCM giải đáp: lý do có thể từ 3 thói quen của bố mẹ trong cách chuẩn bị và chế biến các bữa ăn dặm mà chỉ cần sự thay đổi nhỏ thì việc chăm bé sẽ đơn giản và chất lượng hơn.
1/ Kỹ lưỡng từ khâu chọn nguyên liệu
Mẹ biết không, dạ dày của bé ở giai đoạn ăn dặm vẫn còn rất non yếu. Do đó, việc kỹ lưỡng ở khâu chọn lựa loại thực phẩm an toàn, đến từ nguồn tươi sạch như hoa quả, rau xanh, các loại thịt tươi đỏ màu sẽ hỗ trợ bé hấp thu tốt, tiêu hóa khỏe. Mẹ cũng nên lập cho bé một thực đơn đa dạng các bữa ăn dặm vừa để đổi khẩu vị, vừa cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú, mẹ nhé!
Chọn lựa nguồn nguyên liệu tươi sạch, an toàn giúp bé tiêu hóa tốt, hấp thu trọn vẹn dưỡng chất
2/ Nhiệt độ và thời gian đun nấu cũng quan trọng không kém
Nếu ở khâu nguyên liệu mẹ đã chọn lựa cẩn thận thì đến khâu chế biến cũng cần một số lưu ý để tránh mất dưỡng chất mẹ nhé:
* Thứ nhất: Các loại củ quả, đặc biệt rau xanh thường chứa nhiều lượng vitamin nhưng lại rất dễ hoà tan trong nước, mẹ cần tránh ngâm rửa quá lâu.
* Thứ hai: Khi đun nấu mẹ nhớ canh nhiệt độ vừa phải, lượng thời gian phù hợp để không làm “bốc hơi” các dưỡng chất. Nguyên tắc là rau xanh, củ, quả mẹ nên nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn để bảo quản tốt dưỡng chất! Mẹ cũng cần dặn bố điều này nếu như hôm đó bố đứng bếp nhé!
Tốt nhất mẹ nên tham khảo thông tin từ chuyên gia dinh dưỡng: ghi chú lại lượng thời gian và nhiệt độ cần thiết với mỗi loại thực phẩm để tự tin trổ tài nấu nướng những bữa ăn dặm ngon miệng, đảm bảo đủ chất cho bé lớn khôn.
3/ Bảo quản thực phẩm đúng cách
Mua thực phẩm số lượng nhiều trữ sẵn tủ lạnh để vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiện lợi vào bếp mỗi ngày, là một trong những ngộ nhận dễ gặp phải của nhiều bố mẹ. Rau củ hay thịt cá giữ qua ngày sẽ giảm dần độ tươi và các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt với đồ đã qua chế biến. Trong khi đó, mỗi bữa ăn dặm của bé cần được đảm bảo trọn vẹn dưỡng chất giúp xây dựng hệ tiêu hóa vững chắc và cứng cáp. Vậy nên, tốt nhất mẹ nên đi chợ đồ tươi mỗi ngày dựa theo thực đơn trước đó và chế biến cho bé dùng trong ngày để luôn chắc chắn nguồn dinh dưỡng được tươi mới. Mẹ có thể phân chia vai trò cho bố tham gia kiểm tra thực phẩm trong tủ lạnh, nếu quá 24 giờ dù đồ đã chế biến hay chưa thì nên thay thế mới để đem lại hiệu quả bữa ăn dặm tốt nhất cho bé.
Bảo quản thực phẩm đúng cách để đem lại hiệu quả bữa ăn dặm tốt nhất cho con yêu mẹ nhé!
Nếu các công đoạn chế biến bữa ăn dặm “chuẩn” dinh dưỡng thường vất vả và tốn nhiều thời gian thì giải pháp chọn dùng các gói bột ăn dặm từ thương hiệu uy tín như RiDIELAC sẽ làm bố mẹ yên tâm hơn. Với công thức dồi dào dinh dưỡng đủ 4 nhóm chất (đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất), bột ăn dặm RiDIELAC đảm bảo phù hợp cho hệ tiêu hóa của bé hấp thu trọn vẹn. Bữa ăn dặm của bé nhà mình lúc nào cũng ngon miệng và bổ dưỡng phải không mẹ?