Dinh dưỡng cho bé mới ốm dậy thế nào là hợp lý?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Dinh dưỡng cho bé mới ốm dậy thế nào là hợp lý?

18/04/2015 11:35 PM
9,424

Chăm sóc bé sau khi ốm dậy như thế nào để bé hồi phục nhanh nhất. Chế độ dinh dưỡng và những lưu ý khi chăm sóc bé sau khi ốm.Cùng tham khảo một số cách chăm sóc bé tốt nhất để bé nhanh phục hồi sau ốm


Không nên bồi bổ quá mức

Bé Bi vừa xất viện được vài ngày, cơ thể xanh xao và gầy rộc hẳn đi. Xót con, chị Thương vội vàng xách giỏ đi chợ mua đủ thứ nào là chim bồ câu, gà, tôm… nhằm tẩm bổ cho con để bé Bi mau chóng lấy vóc dáng mập mạp đáng yêu như trước đây. Tuy nhiên dù chị Thương có chế biến món ăn hấp dẫn cỡ nào, nhiệt tình nựng con bao nhiêu thì bé Bi vẫn không chịu ăn. Lắm hôm thấy con không ăn chị Thương buộc lòng phải nạt nộ để con ăn. Chiến dịch vỗ béo của chị Thương thất bại vì sau 3 ngày “lên cót” thực đơn đặc biệt cho con thì bé Bi phải nhập viện lại vì rối loại tiêu hóa.


Trên thực tế có rất nhiều bố mẹ nghĩ rằng sau khi con ốm cần phải lên kế hoạch bổ sung càng nhiều chất bổ dưỡng cho con thì trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục lại được sức khỏe. Nhưng do trẻ vừa trải qua một thời kì khó khăn, mệt mỏi chống lại bệnh tật, cảm giác thèm ăn không còn như lúc khỏe mạnh vì vậy đôi khi sự “cưỡng chế” ăn đối với trẻ lúc này đôi khi không giải quyết được vấn đề phục hồi sức khỏe ở trẻ mà ngược lại nó còn có thể gây tổn hại thêm cho cơ thể trẻ.

Đặc biệt đối với trẻ ở giai đoạn này thường không muốn ăn thức ăn dạng rắn bởi việc tiêu hóa và hấp thụ những thức ăn này đòi hỏi nhiều năng lượng và công sức. Do cơ thể còn yếu nên điều này rất khó thực hiện vì vậy các mẹ hãy tạm thời dừng cung cấp cho con những loại thực phẩm dạng này.

Để con có lại sức khỏe sau khi bị bệnh các mẹ hãy:

Cung cấp thức ăn theo yêu cầu của con

Tùy chọn vào sự lựa chọn của con, bạn có thể cung cấp đồ uống nóng, nước uống trái cây, trà mật ong, cháo đặc với cà rốt nghiền, khoai tây nghiền, hoặc có thể cho trẻ ăn bánh mì nướng, mứt, các lại trái cây khô... miễn đó là món trẻ thích. Làm như vậy bạn sẽ sớm lấy lại được cho con cảm giác thèm ăn, muốn được ăn của con bằng cách tự nhiên ăn những thứ con thích.



Các mẹ hãy cho con ăn theo nhu cầu và sở thích của bé
 


Về chế độ uống, các mẹ nên cung cấp thường xuyên lượng nước cho con hơn mỗi 30 phút hoặc 1 giờ với khối lượng nhỏ cho mỗi lần. Đối với một số trẻ sau khi ốm dậy thường rất thích uống sữa nhưng có một số khác lại có biểu hiện nôn mửa khi uống sữa. Thường thì sữa rất hữu ích trong việc điều trị ho khan, viêm thanh quản kéo dài. Tuy nhiêm mẹ cũng hãy cân nhắc vào biểu hiện thích sữa hay không mà cho con uống trong lúc này. Khi trẻ ở trong giai đoạn cấp tính của bệnh, mẹ không nên cung cấp thịt, cá, thức ăn có dầu, rau quả, vì chúng khó tiêu hóa và có thể gây nôn mửa.

Kế hoạch chế độ ăn của trẻ nghỉ dưỡng

Sau khi bệnh các mẹ rất lo lắng vì gần như đứa trẻ nào cũng bị giảm cân đáng kể, trẻ thường xanh xao, mắt lơ đãng mệt mỏi... Thông thường, khi mệt mỏi kết thúc, trẻ sẽ quay lại thói quen ăn uống. Nhưng trước đó, cơ thể trẻ ở trong tình trạng chậm chạp và suy yếu. Đó là tín hiệu thông báo rằng trẻ chưa sẵn sàng chấp nhận thực phẩm một lượng thực phẩm lớn.

Lúc này các mẹ nên từ từ bởi cơ thể trẻ sẽ tự điều chỉnh, mẹ hãy cung cấp cho trẻ các loại nước uống có tính chất như những kháng sinh tự nhiên: trà thảo dược, hoa quả khô, nước trái cây có múi… trẻ sẽ sớm phục hồi trở lại. Mẹ hãy thường xuyên nấu cháo cho trẻ ăn, bởi lúc này cháo vừa dễ tiêu hóa vừa dễ ăn đối với trẻ.

Đối với các loại thịt các mẹ có thể băm nhuyễn hoặc luộc nhừ để trẻ dễ ăn hơn vì cơ thể trẻ cần phục hồi các tế bào miễn dịch được tạo thành từ protein rất cần thiết để chống kiệt sức ở trẻ.

Các mẹ cũng cần lưu ý trong chế độ ăn của trẻ cũng cần căn cứ vào trường hợp bệnh trẻ mắc phải để tránh những loại thức ăn có thể gây ảnh hưởng xấu tới bệnh tình của trẻ. Ví dụ khi đã lây nhiễm bệnh quai bị trẻ không nên ăn thực cứng vì đau đớn khi nhai, như vậy là tốt nhất lúc này đối với trẻ là những thực phẩm lỏng: cháo, súp các loại củ nghiền, uống nước ép từ cam, quất… sẽ kích thích hoạt động của tuyến nước bọt bị ảnh hưởng, góp phần phục hồi nhanh hơn.

hông thường khi trẻ ốm, chuyện ăn uống cũng bị ảnh hưởng theo. Trẻ dễ bị nôn hoặc không chịu nuốt thức ăn do họng đau, viêm gai lưỡi…

Cha mẹ nên duy trì chế độ ăn uống như thế nào cho thích hợp? Khi trẻ ốm, cơ thể thường mệt mỏi, khó chịu và hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả. Những trẻ nhỏ hơn thì dễ bỏ bú do nghẹt mũi. Vì vậy, trẻ rất khó ăn uống được bình thường trong thời gian này.

Việc tốt nhất mà cha mẹ có thể làm là duy trì mức năng lượng tối thiểu cho nhu cầu của trẻ. Vấn đề phục hồi dinh dưỡng tối ưu chỉ nên đặt ra sau khi trẻ khỏi bệnh. Mức năng lượng cần cho trẻ trong thời gian này chỉ chiếm khoảng 70 – 80% nhu cầu hằng ngày.

Đối với trẻ còn trong giai đoạn bú mẹ, bú bình, cần có chế độ ăn như thế nào?

Nên cho trẻ bú thành nhiều lần, thời gian bú kéo dài hơn bình thường. Nếu trẻ không chịu bú, có thể vắt sữa mẹ ra và dùng thìa đút cho trẻ.

Trẻ từ 2 – 3 tuổi bị ốm làm thế nào để trẻ dễ tiêu hóa?

Nên chọn thức ăn lỏng, dễ tiêu nhưng giàu dinh dưỡng như: cháo, súp nấu với trứng, thịt bằm nhuyễn, sữa nguyên kem, sữa chua… Có thể cho uống sinh tố trái cây pha thêm sữa hoặc ăn khoai tây nghiền. Các bánh ngọt có nhân kem, nhân sữa cũng tốt cho trẻ.

Có thể bổ sung trực tiếp các men tiêu hóa giúp trẻ hấp thu tốt thức ăn, cải thiện tốt hệ tiêu hóa. Đặc biệt trẻ bị tiêu chảy, táo bón khả năng hấp thu chất dinh dưỡng còn kém, mất cân bằng hệ tiêu hóa, khi đó lượng men tiêu hóa tiết ra không đủ hấp thu dinh dưỡng. Nếu để tình trạng kéo dài nguy cơ trẻ còi cọc, thiếu dinh dưỡng, biếng ăn. Vì vậy, bổ sung trực tiếp là phương pháp hiệu quả giúp cân bằng hệ tiêu hóa cho trẻ.

Cho trẻ bị ốm ăn với liều lượng như thế nào và vào lúc nào thì thích hợp?

Nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, trung bình 8-9 bữa/ngày. Mỗi bữa cách nhau khoảng 2 giờ.

Nhiều người cho rằng không nên cho trẻ ăn dầu, mỡ trong giai đoạn này. Có đúng không?

Sai. Dầu mỡ là chất làm tăng năng lượng tốt nhất cho khẩu phần ăn của bé.
Việc uống nước thì sao?

Nên cho trẻ uống thật nhiều nước. Tuy nhiên, không nhất tiết phải uống toàn nước lọc. Sau mỗi giờ, bạn có thể cho trẻ uống 30 – 60ml sữa.

Có cách nào giúp trẻ bị ốm ăn uống dễ dàng hơn?

Hiện tượng ngạt mũi, khó thở sẽ khiến bé không chịu ăn uống. Tốt nhất, trước mỗi bữa ăn hay bú sữa, cần làm thông thoáng mũi và họng cho trẻ. Chú ý dùng tăm bông để lấy sạch nước mũi, sau đó nhỏ nước muối sinh lý để bé dễ thở hơn.

Một số kinh nghiệm bổ ích để chăm sóc con sau khi ốm nhằm:

- Tăng sức đề kháng cho con
- Lấy lại phong độ và sức khỏe cho con
- Tăng khả năng tự phục hồi của con
 

Bằng các cách nào?

-  Dùng các chế phẩm dinh dưỡng để cung cấp dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng.

- Bổ sung men tiêu hóa

-   Bổ sung kẽm


Những sai lầm khi chăm sóc trẻ ốm:


Ủ kín bé khi bị sốt

Khi bé sốt, nhiều người lớn thường ủ kín cho con quá mức, cho bé mặc 2-3 áo, đóng hết cửa để tránh gió lùa và không tắm cho bé.

Đối với bé bị sốt cấp tính, chúng ta có thể cho uống thuốc hạ sốt theo liều lượng được chỉ định. Nên để bé mặc quần áo thoáng mát và uống nhiều nước.

Bé vẫn có thể tắm được nhưng nên cho tắm nước ấm để bé cảm thấy không khó chịu khi đang bị sốt.

Cố cạy răng khi bé bị co giật

Những bé từ 6 tháng đến 6 tuổi có thể bị co giật khi sốt cao đột ngột. Thường những cơn co giật này kéo dài khoảng 1 phút và tự ngưng. Khi bé co giật biểu hiện thường thấy là mắt trợn ngược lên hay đứng tròng, không biết gì, sùi bọt mép, tay và chân giật từng hồi liên tục.

Trong trường hợp này, điều quan trọng là cha mẹ phải thật bình tĩnh, để bé nằm nghiêng một bên cho đờm nhớt có thể chảy ra ngoài và làm thông thoáng đường thở của bé. Bạn có thể nhét thuốc hạ sốt vào hậu môn bé và lau ướt người bé bằng nước ấm, chờ một vài phút cho bé hết co giật và thở đều trở lại rồi đưa con đến bệnh viện. Bố mẹ không nên cố cạy miệng bé ra và nhét một vật gì đó vào hay cạo gió cho bé.

Dùng thuốc để cầm tiêu chảy gấp

Khi bé tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt là đi ngoài phân lỏng nước, nhiều người thường mua thuốc cầm tiêu chảy cho con mà không biết một số thuốc loại này có thành phần dược lý giống thuốc phiện. Chất này có thể cầm tiêu chảy ngay nhưng lại gây ngộ độc và tử vong cho bé, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Điều quan trọng nhất khi bé bị tiêu chảy là cha mẹ nên cho con uống oresol pha theo đúng liều lượng để bù lại lượng nước bị mất. Nếu bé không uống được các loại nước này thì có thể cho bé uống nước dừa tươi hoặc nước ép cà rốt. Trong thời gian bé bị tiêu chảy, cha mẹ nên theo dõi xem bé có bị mất nước không, nếu có cần đưa con đến cơ sở y tế để kịp điều trị.

Kiêng tắm khi bé phát ban

Có khá nhiều bệnh nhiễm trùng gây phát ban ngoài da khoảng vài ngày sau khi sốt như: Sởi, Rubella, sốt xuất huyết,...

Điều cần làm là cho bé tắm rửa bình thường thậm chí có thể tắm cho bé nhiều hơn nếu bé chơi làm bẩn người. Nên cho bé mặc đồ thoáng mát và ăn uống bình thường. Nếu những nốt mụn nước thủy đậu có mủ vàng nên cho bé đi khám bệnh để điều trị bội nhiễm vi trùng


Bạn phải làm thế nào để bữa ăn không còn là “cực hình” với trẻ đang bị ốm?

Mỗi khi bị ốm, bé thường quay mặt đi với bất cứ món ăn nào. Có thể giải thích hiện tượng trên là do men tiêu hóa bị ức chế, dịch dạ dày, dịch tụy, mật tiết giảm, làm trẻ đắng miệng, chán ăn; dạ dày giảm co bóp dẫn đến khó tiêu, đầy bụng…

Dưới đây là ý kiến của bác sĩ Đào Thị Yến Phi, giảng viên TT Đào tạo Cán bộ y tế TPHCM về vấn đề này:

Thông thường khi trẻ ốm, chuyện ăn uống cũng bị ảnh hưởng theo. Trẻ dễ bị nôn hoặc không chịu nuốt thức ăn do họng đau, viêm gai lưỡi…Vậy phụ huynh nên duy trì chế độ ăn uống như thế nào cho thích hợp?

Khi trẻ ốm, cơ thể thường mệt mỏi, khó chịu và hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả. Những trẻ nhỏ hơn thì dễ bỏ bú do nghẹt mũi. Vì vậy, trẻ rất khó ăn uống được bình thường trong thời gian này.

Việc tốt nhất mà cha mẹ có thể làm là duy trì mức năng lượng tối thiểu cho nhu cầu của trẻ. Vấn đề phục hồi dinh dưỡng tối ưu chỉ nên đặt ra sau khi trẻ khỏi bệnh.

Mức năng lượng cần cho trẻ trong thời gian này chỉ chiếm khoảng 70 – 80% nhu cầu hằng ngày.

Đối với trẻ còn trong giai đoạn bú mẹ, bú bình, cần có chế độ ăn như thế nào?

Nên cho trẻ bú thành nhiều lần, thời gian bú kéo dài hơn bình thường. Nếu trẻ không chịu bú, có thể vắt sữa mẹ ra và dùng thìa đút cho trẻ.

Trẻ từ 2 – 3 tuổi bị ốm cần ăn những món gì để dễ tiêu hóa?

Nên chọn thức ăn lỏng, dễ tiêu nhưng giàu dinh dưỡng như: cháo, súp nấu với trứng, thịt bằm nhuyễn, sữa nguyên kem, sữa chua… Có thể cho uống sinh tố trái cây pha thêm sữa hoặc ăn khoai tây nghiền. Các bánh ngọt có nhân kem, nhân sữa cũng tốt cho trẻ.

Với trẻ trên 3 tuổi, ngoài cháo và súp ra, có thể ăn phở, hủ tiếu, bánh canh, nui… không?

Có thể. Chỉ cần bảo đảm các món trên đủ chất đạm và chất béo là được.

Cho trẻ bị ốm ăn với liều lượng như thế nào và vào lúc nào thì thích hợp?

Nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, trung bình 8-9 bữa.ngày. Mỗi bữa cách nhau khoảng 2 giờ.

Nhiều người cho rằng không nên cho trẻ ăn dầu, mỡ trong giai đoạn này. Có đúng không?

Sai. Dầu mỡ là chất làm tăng năng lượng tốt nhất cho khẩu phần ăn của bé.

Việc uống nước thì sao?

Nên cho trẻ uống thật nhiều nước. Tuy nhiên, không nhất thiết phải uống toàn nước lọc. Sau mỗi giờ, bạn có thể cho trẻ uống 30 – 60ml sữa.

Có cách nào giúp trẻ bị ốm ăn uống dễ dàng hơn?

Hiện tượng ngạt mũi, khó thở sẽ khiến bé không chịu ăn uống. Tốt nhất, trước mỗi bữa ăn hay bú sữa, cần làm thông thoáng mũi và họng cho trẻ. Chú ý dùng tăm bông để lấy sạch nước mũi, sau đó nhỏ nước muối sinh lý để bé dễ thở hơn.


Lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ốm 


Mặc dù cảm giác thèm ăn giảm hẳn khi bé ốm, bạn vẫn nên cho bé ăn một số thực phẩm nhất định.


Dưới đây là vài gợi ý về dinh dưỡng cho một số bệnh thường gặp ở trẻ em.

1. Tiêu chảy

Có rất nhiều tác nhân gây tiêu chảy như các loại virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng và chúng đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ nhỏ, có thể gây suy dinh dưỡng và thậm chí cả tử vong.

Chế độ dinh dưỡng thích hợp đóng vai trò quan trọng đối với trẻ bị tiêu chảy kéo dài, đồng thời có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi sớm niêm mạc ruột. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý:

- Cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và các yếu tố vi lượng để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương.

- Không cho trẻ ăn các loại thức ăn, nước uống làm tăng thêm tiêu chảy như thức ăn thô, thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, các loại nước giải khát công nghiệp.

- Dùng các loại thức ăn sẵn có như gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hóa như bột, cháo, súp.

- Chọn các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa...

- Uống và ăn thêm quả tươi để cung cấp các vitamin và muối khoáng.


Lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ốm - 1


2. Trẻ bị viêm đường hô hấp

Viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản, viêm phổi là những bệnh lý của đường hô hấp thường gặp ở bé. Biết cách chăm sóc và theo dõi khi bé bệnh sẽ giúp cha mẹ tự tin hơn và che chở được nhiều hơn cho thiên thần nhỏ bé của mình. Do đó, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý:

- Chuẩn bị thức ăn cho bé: trong lúc bệnh, đa số bé sẽ có cảm giác biếng ăn và khó tiêu hóa hơn so với lúc bình thường, vì vậy, thức ăn cho bé phải được nấu mềm hơn và lỏng hơn một ít so với ngày thường, nhưng vẫn phải bảo đảm đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau).

- Cho bé ăn thức ăn ấm tốt hơn thức ăn lạnh (ăn lạnh có thể sẽ làm tình trạng viêm họng tiến triển nhiều hơn).

- Nếu bé biếng ăn, nên cho bé ăn lượng thức ăn ít hơn ngày thường, như vậy để bé không bị đói và không bị sụt cân thì phải cho bé ăn thường xuyên hơn (số bữa nhiều hơn) và tận dụng những món bé thích để giúp bé ăn được nhiều.

3. Sốt

Trẻ em rất hay bị sốt do nhiều nguyên nhân và có thể tùy đặc tính cơn sốt mà thể hiện tình trạng bệnh lý khác nhau. Việc chăm sóc ban đầu khi bé bị sốt rất quan trọng nhưng không phải ông bố, bà mẹ nào cũng biết cách. Cha mẹ nên:

- Cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường.

- Cho trẻ ăn thức ăn loãng hơn bình thường, nhẹ, dễ tiêu


Những món ăn tốt cho bé khi ốm 


Cách chăm con tốt nhất khi bị bệnh là cung cấp các bữa ăn nhỏ cho bé.

Khi bé nhà bạn ốm, việc chăm ăn cho bé cũng làm bạn vất vả hơn. Thói quen và khẩu vị của bé thay đổi khi bé không được khỏe (thường là kém hơn). Theo Mary Silva (một chuyên gia dinh dưỡng trẻ em), cách chăm con tốt nhất khi bị bệnh là cung cấp bữa ăn nhỏ, thường xuyên kèm theo khích lệ bé.

Soup gà 

Soup gà là món ăn cổ điển tốt cho bé bị cảm lạnh và viêm họng. Nghiên cứu cho thấy, soup gà có đặc tính kháng viêm, giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính (các tế bào miễn dịch kích thích phát triển chất nhầy). Soup gà mẹ tự làm hoặc thậm chí chỉ là nước dùng cũng có hiệu quả với bé. Nếu con của bạn có cảm giác ngon miệng, hãy thử thêm món soup gà đổ lên bánh mì hoặc mì ống nấu chín.


Những món ăn tốt cho bé khi ốm - 1


Soup gà là món ăn cổ điển tốt cho bé mắc cảm lạnh và viêm họng (Ảnh minh họa)

Soup cà chua với sữa

Soup cà chua là một món ăn tuyệt vời khi bé yêu đang bị đau họng. Tuy cà chua chứa hàm lượng axit cao (không tốt cho cổ họng) nhưng khi nấu chung với sữa tươi lại khắc phục được điều này. Đơn giản chỉ cần pha loãng soup cà chua với sữa thay vì với nước.Bài liên quan: Những món ăn tốt cho bé khi ốm

Nước ép táo ấm

Khi bé bị lạnh và đau họng, không có gì giúp giữ ấm con bạn tốt hơn một cốc nước táo để âm ấm (không nóng quá vì làm cổ họng bé thêm đau rát nhưng cũng không được lạnh quá). Thêm vào cốc nước táo một chút tinh dầu quế sẽ khiến bé dễ chịu hơn rất nhanh.

Nước chanh tươi

Vắt chanh tươi, thêm vào đó một ít đường hay sirô, cho nước ấm và khuấy đều là bạn đã có một cốc nước chanh cho con. Nước chanh ấm phòng tránh mất nước cho cơ thể. Ngoài ra, đồ uống này cũng rất dồi dào vitamin C.

Nước cam gừng

Nước cam trộn thêm một lát gừng nhỏ vì gừng có tác dụng trung hòa axit có trong cam.



Chăm sóc bé sau khi ốm dậy
Cho trẻ ăn váng sữa có tốt không?
Thức ăn cho trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi
Khi nào cho bé ăn hoa quả
Khi nào cho bé ăn hải sản
Suy dinh dưỡng ở trẻ
Tìm hiểu về phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý