Em năm nay 20 tuổi ,cách đây 7 năm ,em có dẵm phải bơm tiêm, chắc chắn bơm tiêm ấy chứa hiv, em

Em năm nay 20 tuổi ,cách đây 7 năm ,em có dẵm phải bơm tiêm, chắc chắn bơm tiêm ấy chứa hiv, em...

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Em năm nay 20 tuổi ,cách đây 7 năm ,em có dẵm phải bơm tiêm, chắc chắn bơm tiêm ấy chứa hiv, em đã nặn máu ra ,nhưng không biết như thế em có bị nhiễm hiv k? 7 năm qua e sống vẫn bình thường ,khỏe mạnh, rất ít khi bị ốm, em mog bs tư vấn cho em
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
em bị chảy máu khi cắt móng chân ở quán.giờ trong người em nổi ngứa toàn thân và nhiều ở mặt,trước đó có sốt và mệt mỏi.cho em hỏi em co bị nhiễm hiv không?
Tại sao bạn lại biết chắc chắn bơm tiêm đó chứa virut HIV. Virus HIV khi ra ngoài cơ thể (ở môi trường ngoài) thì khá yếu, thường chết khá nhanh, nhưng tồn tại được bao lâu còn tùy thuộc vào điều kiện môi trường ngoài.Nghiên cứu cho thấy, lượng máu trong bơm tiêm càng nhiều thì HIV sống càng lâu. HIV sống lâu hơn ở những bơm kim tiêm có 20 microlit máu hơn ở những bơm tiêm có 2 microlit máu ở mọi điều kiện nhiệt độ. HIV nhạy cảm với nhiệt độ môi trường ngoài. Ở 4 độ C, hơn 50% số bơm tiêm còn HIV sau 3 tuần. Ở nhiệt độ 20 độ C, 8% số bơm tiêm vẫn còn HIV sau 3 tuần. Ở nhiệt độ 27, 32, 37 độ C, chỉ dưới 1% số bơm tiêm còn HIV sau 1 tuần. Như vậy, có thể thấy vào mùa hè khi nhiệt độ lên cao ở Việt Nam, HIV trong các bơm tiêm vứt bừa bãi chết rất nhanh và ít có nguy cơ bị lây nhiễm. Vào mùa lạnh, HIV có thể sống lâu hơn, và có thể có nguy cơ nếu bơm kim tiêm còn mới (trong vòng vài ngày) và có máu tươi ở trong. HIV không tồn tại được nếu ở trong môi trường khô, nên nếu bơm kim tiêm đã cũ, máu ở trong đã khô cứng, nguy cơ sẽ thấp hơn là bơm kim tiêm còn mới, máu còn tươi ở trong.Trong một nghiên cứu nguy cơ lây HIV cho nhân viên Y tế (bị kim châm), tỉ lệ (xác xuất) lây HIV qua đường kim châm bằng các kim dùng trên người nhiễm HIV là 0.3%, tức là 1000 trường hợp bị kim châm thì có 3 trường hợp lây nhiễm. Tỉ lệ này là tỉ lệ chung và có thể xê dịch. Tỉ lệ nhiễm này cao hơn 0.3% (từ 4 tới 15 lần tùy yếu tố) nếu: kim vừa dùng đâm vào đường tĩnh mạch của người nhiễm HIV, bơm kim tiêm nhìn thấy máu ở trong, vết đâm sâu, người nhiễm HIV ở giai đoạn cuối (thường có lượng virus trong máu cao). Điều trị dự phòng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm khoảng hơn 5 lần. Đây là nghiên cứu trên nhân viên Y tế, bị kim đâm thường ngay sau khi điều trị bệnh nhân. Chưa có nghiên cứu nào trên người bị kim châm do tai nạn ở ngoài môi trường bệnh viện. Trong các trường hợp tai nạn bị kim tiêm vứt bừa bãi đâm chích, thông thường, vết thương bị kim tiêm làm xước, rách da, nhưng ít khi dịch, máu ở trong bơm tiêm bơm vào cơ thể, do vậy, nguy cơ chủ yếu đến từ lượng máu, dịch nằm trong và trên mũi kim, chứ không phải do lượng máu dịch ở trong phần bơm tiêm. Trong một nghiên cứu tiến hành trên các kim tiêm vừa dùng trên bệnh nhân HIV (không theo đường tĩnh mạch, ví dụ tiêm bắp, tiêm dưới da), người ta xét nghiệm tìm HIV (HIV RNA) thì chỉ thấy có 3.8% số kim tiêm có HIV RNA (kim tiêm dùng tiêm tĩnh mạch có thể có nhiều HIV hơn). Lượng máu, dịch trên và trong mũi kim thường rất nhỏ, và ít nguy cơ hơn, và có thể virus đã chết do ảnh hưởng của môi trường ngoài. Do vậy, nhìn chung, nguy cơ lây nhiễm là nhỏ, trừ phi kim tiêm còn mới, máu còn tươi, hay vết đâm sâu, và biết chắc kim tiêm nhiễm HIV. Khả năng lây nhiễm HIV còn tùy thuộc vào trường hợp của bạn. Để không băn khoăn lo lắng nữa, tốt nhất bạn nên đi xét nghiệm nhé
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý