Cách làm hủ tiếu sa tế nai cay cay thơm ngon cực lạ miệng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách làm hủ tiếu sa tế nai cay cay thơm ngon cực lạ miệng

19/04/2015 05:31 AM
3,346



Cách làm hủ tiếu sa tế nai cay cay thơm ngon cực lạ miệng. Vẫn là sợi hủ tíu truyền thống, nước dùng được hầm kỹ từ xương heo nhưng sự khác biệt là có thịt nai và cách chế biến sa tế loãng theo công thức đặc biệt. Từ đó tạo nên món hủ tíu sa tế nai có hương vị riêng thật hấp dẫn.






CÁCH LÀM HỦ TIẾU SA TẾ NAI






Hình ảnh


Theo đầu bếp của một số quán hủ tíu nổi tiếng ở khu vực quận 6 và quận 11 thì hủ tíu sa tế thịt nai ngon nhờ: thịt nai có độ dai vừa phải và ngọt hơn hẳn thịt bò hay thịt heo. Hơn nữa, thịt nai không có mùi tanh và mát hơn thịt bò nên không gây mùi vị khó chịu. Bên cạnh đó, việc nai được nuôi nhiều, nguồn cung dồi dào nên giá cả cũng không chênh lệch nhiều so với các loại thịt khác. Nhưng yếu tố làm nên hương vị riêng, đặc trung của hủ tíu sa tế nai chính là việc chế biến sa tế của món ăn này. Sa tế không phải là loại thường dùng gồm mỡ hành và ớt... thường thấy, được các tiệm tự chế. Sa tế loãng này chế biến gồm các thành phần đậu phộng, sả, ớt, tỏi, mè… và pha trộn theo tỷ lệ nhất định. Sau khi xào chung, mỗi lần sử dụng hỗn hợp này được nấu sôi với nước thành sa tế “loãng”, rồi cho vào nước dùng của món hủ tíu sa tế nai.

Người làm hủ tíu sa tế nai ngon phải biết gia giảm các loại gia vị để tạo được một loại sa tế riêng. Điều đó, theo nhiều chủ tiệm hủ tíu chính là yếu tố tạo nên nét lạ cho thực khách. Nếu như với các loại hủ tíu khác, sa tế chỉ dùng làm nước chấm hay ăn kèm thì hủ tíu sa tế nai, nó là thành phần quan trọng quyết định hương vị của món ăn này






.






Sa tế ngon phải có được vị cay nồng của ớt, mùi thơm của sả, vị béo của đậu phộng và mè… kết hợp với nhau làm cho nước dùng hơi đặc và sánh vàng. Hủ tíu sa tế nai ăn kèm với các loại rau quế, hành cây,… làm nên hương vị đậm đà không thể lẫn lộn.



CÁCH NẤU HỦ TIẾU SA TẾ



200g thịt bò phi-lê, 300g thịt bò nạm, 100g lạc rang, 100g sả băm, 400g hủ tiếu dai, 1 quả cà chua, 1 quả dưa chuột, 1 quả khế.

Quế, 100g giá, chanh, ớt, 1 thìa súp dầu ăn, 1/2 thìa cà-phê tỏi xay, 1/2 thìa cà-phê hành xay, 1 thìa cà-phê bò kho, 1 thìa súp sa tế, 2 thìa súp hạt nêm, 1 thìa súp đường.

Cách chế biến

Bò phi-lê thái mỏng, lạc giã nhỏ

Thịt bò nạm thái miếng vừa ăn

Quế rửa sạch, thái nhỏ

Dưa chuột, cà chua, khế, thái mỏng

Chanh cắt đôi, ớt thái lát

Đun nóng dầu, phi thơm hành, tỏi, cho bò nạm vào xào đều, thêm bột bò kho, sa tế, lạc. Nêm thêm hạt nêm, đường. Để nhỏ lửa, nấu đến khi mềm.

Trụng hủ tiếu, bỏ vào tô, cho cà chua, dưa chuột, thịt bò nạm, khế lên, bò phi-lê trụng sơ trong nước satế rồi xếp lên mặt hủ tiếu.

Thưởng thức

Ăn kèm với giá, chanh, ớt, sa tế.


Vì là món ăn địa phương nên không có mấy người biết cách nấu, hầu như các quán hủ tíu sa tế chỉ do người Triều Châu làm chủ và chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nghề gia truyền, người Tiều chỉ truyền cách nấu cho con cháu trong gia đình mà thôi. Như quán Quảng Ký trên đường Triệu Quang Phục, quận 5 là một trong những điểm bán hủ tíu sa tế lâu đời. Khoảng năm 1965, ông Tiết Trinh Quảng mở quán bán hủ tíu sa tế trên sân hội quán Tam Sơn, hiện nay Quảng Ký đã được truyền cho thế hệ thứ hai. Hiệu hủ tíu sa tế Tô Ký trên đường Gia Phú, quận 6 cũng thâm niên mấy mươi năm, hiện Tô Ký có ba địa điểm do ba anh em cùng gia đình được cha truyền nghề và cùng lấy một tên toạ lạc trong khu quận 5, quận 6.

Khách hàng hủ tíu sa tế đa số là người vùng Chợ Lớn, nhưng với khách vãng lai khi đã biết tiếng, thế nào vài tháng cũng ghé ăn một lần. Chẳng hạn, anh Nguyễn Hưng, nhà tận Gò Vấp, có dịp đi Chợ Lớn “tôi đều dành thì giờ để thưởng thức món hủ tíu sa tế lạ vị này”.

Hủ tíu sa tế nấu rất phức tạp với khoảng 20 loại gia vị, nguyên vật liệu khác nhau. Anh Tiết Quang Huy, chủ quán Quảng Ký, cho biết: để nấu hủ tíu sa tế, đầu tiên phải hầm nồi nước lèo bằng xương bò cho thật đậm. Sau đó, pha từng mẻ nước lèo sa tế với hỗn hợp các loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt khô, ớt bột, đậu phộng rang giã nhuyễn, mè rang…; xào với dầu mè và sa tế. Rồi cho hỗn hợp này vào nước dùng bò, nêm muối và đường. Đặc biệt, đường dùng nêm nước lèo sa tế phải là đường vàng mới có vị ngọt đậm đà. Bánh hủ tíu mềm như phở nhưng bản cọng lớn hơn chút ít. Tô hủ tíu sa tế có mùi thơm gia vị ngào ngạt, với vị cay, chua, béo, bùi, mặn, ngọt thật thanh và hơi cay bừng ấm.

Hủ tíu sa tế của người Tiều nhưng món ăn đã được Việt hoá phần nào với cọng rau quế và ngò gai. Anh Huy xác nhận, “ngày xưa tô hủ tíu sa tế không có hai loại rau vừa kể, nhưng vị của quế và ngò gai càng làm cho món này thêm hương vị”. Hủ tíu sa tế đã góp phần thêm cho sự đa dạng phong phú của ẩm thực Sài Gòn, vốn nổi danh là vùng đất vàng của ẩm thực.

CÁCH LÀM CÁC MÓN HỦ TIẾU NGON

Hủ tiếu Triều Châu


hu tiếu tiều châu











Tôi tình cờ tìm thấy quán hủ tiếu nhỏ đề bảng “Hủ tiếu Triều Châu” cùng giá bán thật hấp dẫn này trên con đường Dương Đình Nghệ ở quận 11. “Hủ tiếu Triều Châu” – cái tên ngắn gọn mà gợi lên bao điều.

Đầu tiên là “hủ tiếu”. Người miền Nam hay người Khmer có lẽ đã rất quen thuộc với cọng hủ tiếu nhỏ, dai mà ta thường thấy ở món hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho hay Sa Đéc. Nhưng coi chừng nhầm lẫn khi bạn bước vào một quán ăn của người Hoa với 2 loại hủ tiếu riêng biệt là hủ tiếu mềm (như cọng phở) và cọng hủ tiếu dai thường thấy. Cọng hủ tiếu mềm với hình thái gần như cọng phở có lẽ là dẫn chứng rõ ràng nhất cho “nghi vấn” về nguồn gốc của món phở – vốn được cho là xuất phát từ món “ngưu nhục phấn” (bánh thịt trâu) của người Hoa ở Hà Nội, khi rao lên lai Hán Việt thành ra “Ngầu nhục phắn a!”. Dần dần tên gọi này được dân gian hóa và rút gọn thành “phắn a!”, rồi thành “phớ ơ!” và cuối cùng mới định ra cái tên phở. Danh từ “Phở” được chính thức hóa ấn hành lần đầu trong quyển Việt Nam Tự Điển xuất bản vào năm 1931 do hội Khai trí Tiến Đức soạn có ghi rõ tên “phở” bắt nguồn từ chữ “phấn” và giải thích đó là món ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò.

Hủ tiếu của người Hoa ở Sài Gòn có nhiều phiên bản khác nhau, nhưng 2 món hủ tiếu hồ và hủ tiều sa tế chỉ có thể tìm thấy ở các quán do người Triều Châu (Tiều) làm chủ. Độc đáo nhất là hủ tiếu hồ với “cọng” hủ tiếu làm từ những miếng bột mỏng gần như bánh ướt nhưng dày hơn và có hình vuông. Món này khác biệt hẳn với các thể loại hủ tiếu khác ở chỗ thay vì ăn chung với thịt heo, gà hay cá thì hủ tiếu hồ chỉ dùng chung với lòng heo khìa cùng cải chua. Hình thức thú vị này có lẽ do thói quen dùng cải chua để hãm béo của ngươi Tiều.

Tên gọi “hủ tiếu hồ” có lẽ bắt nguồn từ cách nấu nguyên bản từ xa xưa của người Tiều khi cho chút bột năng vào nước hủ tiếu để có độ sệt như hồ, điều mà ta thỉnh thoảng vẫn thấy ở món hủ tiếu sườn cũng của người Hoa. Tuy nhiên phiên bản hủ tiếu hồ hiện nay lại để nước dùng bình thường chứ không sệt, dù cho tên gọi vẫn gợi nhớ về cách nấu nguyên bản xưa kia.

Hủ tiếu sa tế nai

Hủ tiếu sa tế nai cũng thú vị không kém

Ngoài món hủ tiếu hồ đặc trưng của người Tiều, quán còn có món hủ tiếu sa tế nai theo tôi cũng khá độc đáo. Hủ tiếu sa tế ở Sài Gòn cũng khá nhiều, tuy nhiên dùng thịt nai thay cho cho thịt và lòng bò chắc chỉ có những quán ở quận 05, quận 06 hay quận 11 mới có. Việc lựa chọn thịt nai có lẽ do loại thịt này có độ dai vừa phải cũng như ngọt hơn hẳn so với thịt bò hay thịt heo. Hơn nữa mùi thịt nai “êm” hơn hẳn thịt bò nên mùi vị tô hủ tiếu sa tế sẽ trọn vẹn hơn.

Cọng hủ tiếu ở quán này hầu như không khác mấy so với cọng phở Bắc thường thấy. Ít người biết rằng trong một tô hủ tiếu sa tế có đến gần 20 gia vị khác nhau như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt khô, ớt bột, đậu phộng, mè rang… Tô hủ tiếu sa tế nai dọn ra với mùi hương thanh dịu mà không kém phần nồng nàn, mang đủ vị cay, chua, béo, mặn, ngọt độc đáo mà có lẽ rất khó tìm thấy ở các món hủ tiếu khác.

Làm hủ tiếu xào thịt bò sa tế đổi bữa cho cả nhà




Đâу là một món ngоn và dễ chế bіến,lâu lâu thaу đổi khẩu vị cho lạ miệng.

19

1. Νguуên lіệu
- 1kg hủ tiếu bản to (lоại dùng để хào)
- 400g thịt bò phi lê
- 200g giá sống bỏ đuôi
- 1/4 củ hành tâу cắt múi nhỏ
- 3 tép tỏi bằm
- Ít hành lá хắt khúc
- Gia vị: muối, đường, nước tương, hắc хì dầu, sa tế tôm và dầu hào

2. Cách làm
Τhịt bò хắt lát mỏng, ướp nước tương, dầu hào và chút хíu đường.
Cho dầu vào chảo đợi nóng rồi thả giá vào хào sơ (dầu cho ít thôi vì hủ tiếu đã có lớp dầu áo ngoài để không bị dính).
Cho phần hủ tiếu +một ít hắc хì dầu cho có màu đẹp, nêm giа vị cho vừa ăn (không nêm mặn quá vì phần thịt bò có nêm giа vị hơi đậm đà), đảo đều taу, cho hủ tiếu ra đĩa.
Cho dầu vào chảo, đợi chảo thật nóng phi tỏi thật thơm rồi trút thịt bò vào đảo nhanh taу, cho vào khoảng 3 muỗng cà phê sa tế tôm rồi cho củ hành và hành lá vào,thịt bò vừa chín là được.
Xúc thịt bò lên mặt đĩa hủ tiếu, dùng nóng với chút dấm đỏ, cho thêm vài cọng ngò và tiêu хaу để món ăn hấp dẫn hơn.

20 thứ gia vị  hủ tiếu















































Vì là món ăn địa phương nên không có mấy người biết cách nấu, hầu như các quán hủ tíu sa tế chỉ do người Triều Châu làm chủ và chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nghề gia truyền, người Tiều chỉ truyền cách nấu cho con cháu trong gia đình mà thôi. Như quán Quảng Ký trên đường Triệu Quang Phục, quận 5 là một trong những điểm bán hủ tíu sa tế lâu đời. Khoảng năm 1965, ông Tiết Trinh Quảng mở quán bán hủ tíu sa tế trên sân hội quán Tam Sơn, hiện nay Quảng Ký đã được truyền cho thế hệ thứ hai. Hiệu hủ tíu sa tế Tô Ký trên đường Gia Phú, quận 6 cũng thâm niên mấy mươi năm, hiện Tô Ký có ba địa điểm do ba anh em cùng gia đình được cha truyền nghề và cùng lấy một tên toạ lạc trong khu quận 5, quận 6.

Khách hàng hủ tíu sa tế đa số là người vùng Chợ Lớn, nhưng với khách vãng lai khi đã biết tiếng, thế nào vài tháng cũng ghé ăn một lần. Chẳng hạn, anh Nguyễn Hưng, nhà tận Gò Vấp, có dịp đi Chợ Lớn “tôi đều dành thì giờ để thưởng thức món hủ tíu sa tế lạ vị này”.

Hủ tíu sa tế nấu rất phức tạp với khoảng 20 loại gia vị, nguyên vật liệu khác nhau. Anh Tiết Quang Huy, chủ quán Quảng Ký, cho biết: để nấu hủ tíu sa tế, đầu tiên phải hầm nồi nước lèo bằng xương bò cho thật đậm. Sau đó, pha từng mẻ nước lèo sa tế với hỗn hợp các loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt khô, ớt bột, đậu phộng rang giã nhuyễn, mè rang…; xào với dầu mè và sa tế. Rồi cho hỗn hợp này vào nước dùng bò, nêm muối và đường. Đặc biệt, đường dùng nêm nước lèo sa tế phải là đường vàng mới có vị ngọt đậm đà. Bánh hủ tíu mềm như phở nhưng bản cọng lớn hơn chút ít. Tô hủ tíu sa tế có mùi thơm gia vị ngào ngạt, với vị cay, chua, béo, bùi, mặn, ngọt thật thanh và hơi cay bừng ấm.

Hủ tíu sa tế của người Tiều nhưng món ăn đã được Việt hoá phần nào với cọng rau quế và ngò gai. Anh Huy xác nhận, “ngày xưa tô hủ tíu sa tế không có hai loại rau vừa kể, nhưng vị của quế và ngò gai càng làm cho món này thêm hương vị”. Hủ tíu sa tế đã góp phần thêm cho sự đa dạng phong phú của ẩm thực Sài Gòn, vốn nổi danh là vùng đất vàng của ẩm thực.






Cách làm hủ tiếu nam vang món ăn tiếng tăm lẫy .
Cách làm bò viên hương vị hệt như ngoài tiệm
Cách làm giò chay thanh tịnh mà ngon
Các món ăn chay dễ làm giúp bạn thực hiện
Cách nấu bún bò Huế chay hương vị hấp dẫn
Cách làm thịt bò khô cho thực đơn mỗi ngày





(ST)






Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý