Hướng dẫn tập thổi sáo trúc cực chi tiết

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Hướng dẫn tập thổi sáo trúc cực chi tiết

19/04/2015 01:01 PM
755
Cùng tham khảo những hướng dẫn tập thổi sáo trúc cực chi tiết nhé. Chỉ cần sự đam mê và kiên nhẫn là bạn đã có thể thổi được sáo đó.

Lời nhắn nhũ cho người mới bắt đầu đặt ống sáo lên môi để tập, với tâm niệm, là đừng để cho tiếng sáo nghe phì phò. Tất nhiên không dễ dàng, để có tiếng sáo tròn, đầy đặn, đẹp, cho người mới bắt đầu, một âm thanh không đúng tiêu chuẩn thổi ra, cũng được người thầy chấp nhận, vì miễn sao người mới học đã biết thổi sao cho kêu được tiếng. Nhưng tôi tin rằng, với sự luyện tập, và sự chỉ dẫn, trong tương lai, tiếng sáo của một nốt nhạc đầu tiên được thổi ra, đó là một âm thanh đẹp

1- Làm sao thổi được tiếng đầu tiên

  • Khi bắt đâu tập mím môi để phát ra âm thanh, đừng để tạp niệm trong lòng, ví dụ như làm sao tôi thổi được nguyên bài nhạc, làm sao tôi cầm ống sáo nầy một cách dễ dàng, tôi….. Hãy tập trung với bài tập của mình ngày hôm nay.

  • Ngay từ đầu, đầu tiên người tập phải thử trên huyệt khẩu của ống sáo với môi của mình, úp lỗ thổi trên môi, rà rà từ từ lăn ra đến dưới môi, tìm khoảng môi, và lỗ thổi mà mình cảm thấy dể chịu, nên nhớ là không phải đẩy mạnh ống sáo trên môi, mà giữ thật nhẹ nhàng. Mỗi người có cảm giác khác nhau về lối mím môi, Nhớ rằng giữ lỗ thổi dưới môi dưới., Có thể mất một thời gian, và khó để tập cho quen lối mím trên ống sáo, Nhưng với sự kiên nhẫn, và luyện tập, người tập sẽ thành tựu

t

Cách tập mím môi: mím môi cho thẳng song song (như đang cười mím) với nhau, để hở 1 lổ nhỏ trên môi, thổi nhẹ hơi thở ra

t

Môi với lối mím thổi mạnh ra nhiều hơi hơn,

  • Cả hai môi trên và môi dưới phải điều hành lỗ thổi, song môi trên có phần quyết định tạo ra âm thanh. Có thể tập bằng cách mím môi chặt, chỉ để một lổ nhỏ trên môi vùa đủ cho luồng hơi thổi trên bàn tay của mình, để thấy cột hơi thổi ra, thành một đường hơi nhỏ gọn, hay luồng hơi phà tỏa ra . Bạn không thể nào tạo ra một âm thanh nếu không tập mình điều khiển luồng hơi thổi ra gọn. Và trên huyệt khẩu của ống sáo, tập cho kêu tiếng, từ từ thấp lên cao, nhưng chắc chắn phải cho tiếng sáo “khoẻ mạnh“

t

Làn hơi thu gọn

t

Thổi làn hơi bị phà , tỏa ra

  • Thông thường nốt dể kêu tiếng để thổi là nốt thấp của giữa octave, nhưng người mới tập chọn bất cứ nốt nào cho dể để có tiếng phát âm ra là tiếng tròn, đẹp, Ta thử tập nốt Si

t

  • Khi thổi cho ra tiếng, đếm 5, ngưng lại để thở, rồi lập lại. Tập vài lần như vậy, khi đã nhuần, bước kế tiếp thổi nốt nhạc đó, và thổi cho tiếng dài hơn, nên nhớ là đừng tống hơi ra ngoài quá nhiều, để tiếng kêu có tiếng hơi, tiếng sáo phải trong, tập giữ cho tiếng nói và cổ họng thoải mái đừng để tiếng nói phát âm cùng lúc với tiếng sáo. Nào, ta có thề lấy sáo ra khỏi môi và khõang một phút im lặng, cơ giản bắp thịt vùng miệng, bằng cách làm động tác ngáp mở rộng cả cổ họng ( trong tư thế thẳng lưng), và cả lồng ngực, Với động tác thở mạnh cả lồng ngực, và cổ họng giúp cho cả cơ thể thoải mái .Khi đã tạo được tiếng sáo đầu tiên người tập chuyển qua nốt thứ hai, là 1 nốt thấp hoặc cao hơn, nốt A hoặc nốt C

  • Sau khi đã tập qua những nốt căn bản, người mới tập sẽ qua giai đọan tập thở lấy hơi, cùng với những ngón tay, cùng với lối mím môi và kỷ thuật, cùng với sự luyện tập để tạo ra tiếng sáo trong, rõ ràng

  • Có một số người cho rằng môi không được chuyển động khi đang thổi .Mọi sự điều chĩnh có thể được, nhưng thật là vướng bận khi nghĩ tới một điều với cảm giác như phải lượm một vật gì ngay ở dưới chân mà không không phài cúi xuống.Môi chúng ta có cãm giác tinh tế để điều chĩnh mà tạo ra âm thanh trên ống sáo

    2- Và Phương cách thứ 2 để thổi ra tiếng

  • Để tập dễ cho ra tiếng, bạn không cần phải bấm các ngón trên lỗ sáo

  • đặt vào môi dưới của bạn trên mép (của) lỗ thổi, và thổi nó như thổi ống chai

  • Chắc chắn để miệng lỗ thổi nâng sát vào môi và giữ cho đầu ở tư thế thẳng.Môi dưới của bạn phải được thả lõng ,không cong môi ,không chu môi ,hoặc tì nó xuống ống sáo.Tuy nhiên, nếu bạn thực tập trên sáo gỗ, thì khi mím môi , môi dưới bạn hơi tì xuống một chút vào miệng lỗ sáo.Nén đôi môi (của) bạn cùng nhau tại góc, để lại khoảng hẹp mở , trung tâm ở chính giữa trên lỗ thổi.Môi đầu của bạn nên hơi nhô ra càng thấp, và khoảng một phần ba của một inch trên lỗ thổi .Thồi 1 luồng hơi nhỏ , rắn chắc ,trực tiếp vào góc cạnh của lỗ thổi, tránh không được nâng môi dưới khi bạn đang thổi

t

  • Nếu không có âm thanh, kiểm tra môi dưới của bạn để chắc chắn rằng bạn không phải vô thức kéo nó lên, sau đó xoay sáo để thay đổi góc mà tại đó hơi thở của bạn thổi vào . Bạn thử lăn môi ở góc độ , và rà làn môi - thử lại có phải áp lực của hơi ra quá mạnh

  • Nhìn vào gương khi tập ,giúp cho bạn thấy rõ môi mím . Nếu môi cảm thấy mỏi , thì tốt nhất nên nghĩ .Đừng lo lắng khi bạn cảm thầy chóng mặt, do bạn thở hơi thở sâu , và thổi ra lượng hơi nhiều - Tập thổi trên lòng bàn tay để cảm thấy luồng hơi bạn thổi ra có phải là luồng hơi gọn và thẳng

    3- Hơi Thở

  • Chính của chơi sáo là học tập để quản lý luồng hơi thở của bạn vào trong ống sáo .Hầu hết sự diễn cảm âm nhạc sẽ đạt đến từ sự điều khiển và tính linh hoạt trong làn hơi của bạn

  • Thổi sáo, hơi thở được thực hiện chủ yếu từ cơ hoành, một cơ mà trải dài theo chiều ngang qua phía dưới ngực và ép đối với phần dưới của phổi

  • Để tìm cơ hoành của bạn, khi bạn hít đầy không khí ép xuống bao tử , sau đó ép bụng như là cách bạn thở ra . Các cơ bắp đó là cơ hoành, vì nó cho phép luồng hơi di chuyển qua phổi xuống bụng trên, sau đó ép không khí ra khỏi chúng từ bụng

  • Bạn có thể tập thở để cung cấp cho bạn cảm thấy có làn hơi thích hợp khi thổi vào sáo: đứng thẳng đứng, giữ khuỷu tay của bạn ra khỏi thân mình. Thở mạnh đẩy cơ hoành của bạn thẳng xuống, cơ bắp ở ngực cảm giác căng. Nên nhớ lúc đó toàn bộ thân trên của bạn đó được căng đầy, đồng đều và tất cả cùng một lúc, cần có một mở rộng nhẹ trong dạ dày để lượng không khí xuống, và cơ bắp ở ngang hông. Bạn sẽ cảm thấy vai của bạn có một chút nhẹ nâng cao , nhưng điều này chỉ nên đến như là kết quả của việc mở rộng ngực, mà không có bất kỳ chuyển động của các bắp thịt vai mình

  • Hít đầy phổi một cách thoải mái. Khi bạn có cảm giác của hơi thở, và khi thổi vào sáo lưu ý sau đó tập theo hướng dẫn ở trên

  • Mặc dù phương pháp hít, thở , thực sự là một sự việc rất tự nhiên của hơi thở, nhưng nhiều người thường không thở hoàn toàn đầy, và họ có thể gặp rắc rối với lần đầu tiên tập

  • Bạn tập cơ hoành trong một khoảng thời gian . Vì lượng oxygen vào thêm trong cơ thể, bạn có thể bị chóng mặt ,có thể cảm thấy ngứa ngáy ở tay chân và nhất là cảm thấy tê rần ở bàn tay

  • Trạng thái này được gọi hyperventilation (quá nhiều không khí trong phổi trong một thời gian ngắn). Những người bắt đầu mới tập chơi thường cố gắng thổi đã đẩy một lượng không khí quá nhiều hơn là cần thiết để tạo ra âm thanh. Hyperventilation sẽ ngưng khi bạn quen với lượng không khí thêm trong phổi và khi đó sự tập luyện hiệu quả hơn

t

Cơ hoành khi thở ra

Ngoài ra bạn cũng có thể tập theo phương pháp khác:

  • Lúc nào cũng thổi hơi thở ra từ bụng (phiá bao tử) ,mỗi một note nhạc hoặc từ một dãy note với nhau,bắt đầu note nhạc với đánh lưỡi nhẹ chữ ”t”. Thực tập mỗi một note bạn thổi ra cho dài và đều . Khi âm phát ra đã vững và chắc


    4- Tư Thế vàCách cầm sáo

  • Vị trí bàn tay có thể thay đổi trên một số ống sáo, theo sự xếp đặt những lỗ. Bạn hãy thử cầm cho những ngón tay đóng trên các lỗ sáo

  • Giữ sáo chỉ về hướng bên phải. Chú ý rằng tay trái cầm tư thế một góc tam giác, không thẳng .Trên sáo 6 lỗ, các ngón tay ba đầu tiên (trỏ, giữa, và nhẫn) của bàn tay bịt các lỗ. Đôi khi lỗ cuối cùng sẽ được thoải mái hơn bởi những ngón tay út được thả lỏng

  • Nhưng trên sáo 10 và 11 lỗ , bạn sẽ phải xử dụng cả ngón tay cái và ngón út

t

Tư thế cách bấm ngón của sáo 11 lỗ

t

Tư thế đứng cầm sáo

Nói chung, sáo được hỗ trợ ở ba điểm sau đây: 1 - ở cạnh của ngón trái, mà phần cong tựa vào sáo là điểm giữ sáo

t

Cách cầm sáo tay trái

t

Thề cầm sáo của tay trái và tay mặt

Ngón tay cái bên phải , được định vị ngay bên ngón tay trỏ phải , giữ thăng bằng cho ống sáo - Nếu như không phải dùng ngón tay cái của bàn tay phải làm điểm tựa , thì những ngón bên tay trái vẫn giữ thăng bằng cho cả ống sáo , không bao giờ tì ống sáo vào môi dưới để giữ vị trí sáo thăng bằng

  • Các thế ngón tay trên sáo hoàn toàn giữ ổn định vị trí - thậm chí khi các ngón tay rời khỏi các lỗ bấm và bạn có thể chơi với tốc độ nhanh của các ngón

  • Giữ cơ thể thẳng, với khuỷu và vai của bạn giữ xuống.Nghiêng ống sáo hơi xuống và chuyển đầu của bạn hơi nhích nghiêng sang bên trái -không bao giờ ngã thân người về phía trước -. Giữ sao cho tư thế cơ thể vuông góc với tư thế cầm sáo -tư thế này đòi hỏi ít phải dùng nhiều nỗ lực cơ bắp, trong khi đó cho phép bạn kiểm soát tối đa hơi thở của mình

    5- Cách Bấm Ngón

  • Để bắt đầu chơi những note nhạc, bạn có thể mở những ngón bấm trên các lỗ (trong tư thế cầm sáo) , ngón bấm ,mở là ngón đầu tiên tay trái cho note Si,La. Khi bấm trên phần ngón tay có thịt nhiều , không bấm trên những đầu móng tay, các lỗ bấm đóng hoàn toàn , không bị hở, đừng gồng các ngón tay,mà cũng không bấm đè mạnh trên các lỗ bấm

  • Khi đã thổi được nốt nhạc với ngón bấm đầu tiên,giữ ngón tay trong thế bấm như vậy và đóng lỗ tiếp theo theo cùng cách (nếu là sáo 10 và 11 lỗ ,bạn đừng quên ngón tay cái , ngón nầy sẽ bị hở ,và khi thổi đến nốt Fa ,sẽ bị hở ngón cái và ngón út của

    • nốt F# ).Mỗi khi thổi những nốt thấp đi xuống, đầu môi trên sẽ chút về phía trước và xuống,như vậy cửa môi sẽ trở nên lớn hơn,thoải mái hơn dễ thổi các nốt thấp

    • Nếu bạn thổi bị mất tiếng, thì bạn bắt đầu lại từ nốt nhạc Si đầu tiên,chắn chắn cho mỗi lỗ được bịt kín . Bạn tập như vậy đều đặn đến khi thổi ra những âm thanh tròn.Những dãy nốt đầu tiên từ Si đến Đô thấp nhất , đó là bát độ thứ nhất của sáo

    • Một khi bạn có thổi được octaves đầu tiên, bạn có thể sẵn sàng cho octave thứ 2. Bấm hết các lỗ, môi mím chắc, làn hơi thổi ra nhỏ ,bạn sẽ thổi octave 2 dễ hơn.Tập từ Đô của bát độ thứ 2 ,mỗi nốt càng lên cao, môi của bạn mím chặt hơn,để tạo một áp lực hơi ra khỏi sáo

    • Với sáo lỗ, những nốt thăng giáng ,bạn phải bấm nữa lỗ ,nhưng sáo 10 và 11 lỗ (xem trang 22-23-24, các ngón bâm thăng ,giáng)

    Phần bài tập cùa cách bỏ ngón

  • Bài tập đầu tiên phát âm ra note La(A), tập thổi cho đến khi nghe ra tiếng thật rõ ràng, note A là âm trung bình của octave1, hơi thổi ra dễ dàng ,không cao ,không thấp

  • không rung hơi ,không để tạp âm ,tiếng nói phát ra cùng lúc với tiếng sáo

  • âm thanh càng dài , càng tốt, nhưng đừng để bị kiệt hơi

  • Lượng hơi thổi đừng tống ra mạnh quá, hơi thoát ra nhiều dễ bị chóng mặt

  • Tiếng sáo đừng để bị lép ,tiếng nghe xì xì, các ngón tay không được giơ cao quá khi mở ngón

  • Tránh khi thổi đầu gục xuống, giữ cho tư thế lưng thẳng

t

Dâu lấy hơi

  • Thổi ra âm La – Sol -Fa -Mi

t

  • Thổi ra âm note Rê

t

t

  • Thổi ra âm note Đô

t

  • Thổi ra âm note Si

t

  • Note Sib ta bấm các lỗ 2-3-4-5-8. Đôi khi trong những bài nhạc ,câu oán,câu rao hò,nốt Bb thấp hơn ,bạn phải bấm thêm bấm thêm lỗ số 6 hoặc thêm lỗ thứ 7 (đây là cách tính số đếm từ huyệt khẩu xuống lỗ bấm đầu tiên-Song có một số sách dạy sáo tính cách đếm từ lỗ định âm,do đó ngón số 1 là ngón trỏ tay trái (Xem trang 23)

  • Sau đây là những bài tập cho các bạn mớI bước đầu tập sáo , tập cách bỏ ngón

    Những bài tập cho bạn mới bước đầu tập sáo.Chủ yếu là tập trường độ và cao độ,tập cho làn hơi thổi được kéo dài,khi thổi được những note nhạc cao ,làn hơi thổi không bị rớt xuống một quãng 8. Thí dụ khi thổi note Fa bát độ 2 ,không giữ làn hơi thổi xuống Fa bát độ 1. Những bài tập với thang âm Tây Phương giúp bạn giữ cao độ và trường độ ,vì âm nhạc Tây Phương với hình thức “tịnh”, cao độ rõ ràng , giúp các bạn mới tập thổi chuẩn và đúng note nhạc. Sau khi đã quen và nhuần nhuyễn các note trên sáo ,và làn hơi , bạn mới tập qua những bài dân ca với những kỷ thuật ngón

      (Note nhạc trắng gồm 4 nhịp đập trong ô nhịp của nhịp 4/4.Mũi tên chỉ nhịp đập và nhấc của 1 phách ,do đó 4 nhịp đập và nhấc chân cho 4 nhịp )

      Bài Tập 1

      đếm 1-2-3-4 cho note nhạc trắng ,đánh lưỡi nhẹ đầu các note với chữ “ Tu “ hay “Thu”

t

đếm 1-2-3-4 cho dâu nhạc trắng và dấu nghĩ 2 nhịp

t

Bài Tập 4- Nhịp 3/4

t

Cách thổi sáo trúc
Dạy chim sáo nói tiếng người
Hướng dẫn làm tiêu sáo chuẩn
Hướng dẫn làm tiêu trúc đúng cách
Phòng chữa bệnh cho chim cảnh

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý