Thai 41 tuần tuổi

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thai 41 tuần tuổi

18/04/2015 10:40 AM
1,846
Bạn đã quá ngày sinh

Ngày sinh đã đến và cũng đã qua đi nhưng bạn vẫn chưa sinh. Bạn cảm thây mệt mỏi với việc mang thai. Bạn lo lắng mình sẽ đau đẻ và sinh nở như thế nào cuối cùng sẽ được thấy con mình ra sao.

Bạn vẫn tiếp tục đến khám bác sĩ và bác sĩ luôn nói với bạn “ Tôi chắc là bạn sẽ sớm sinh thôi. Cứ bình tĩnh” .Bạn cảm thấy mình muốn hét lên. Nhưng đừng cuống lên. Mọi thứ rồi sẽ qua thôi nhưng không thể ngay bây giờ được.

Điều gì xảy ra quá ngay sinh mà bạn vẫn chưa sinh?

Bạn đang trông ngóng đến lúc sinh con. Bạn đếm từng ngày cho tờ ngày sinh, nhưng ngày sinh đó đã đến rồi lại qua đi. Và đứa bé vẫn chưa chịu ra đời. Hiện nay gần 10% số trẻ em sinh ra muôn 2 tuần so với ngàysinh tính chính xác.

Một kỳ thai được coi là quá ngày (châm, muộn) chỉ khi nó vượt quá 42 tuần hoặc 294 ngày sau ngày thứ nhất của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. (Đứa trẻ được sinh ở 41.6/7 tuần thai vẫn không phải là muộn).

Bác sĩ sẽ khám cho bạn để xác định xem đứa trẻ co di chuyển trong tử cung hay không, nước ối có bình thường và đầy đủ cho đứa trẻ phát triển không. Nếu đứa trẻ vẫn khỏe manh và hoạt động bình thường, bạn sẽ được theo dõi thường xuyen cho tới khi đau đẻ thực sự bắt đầu.

Các cuộc kiểm tra cũng sẽ được tiến hànhđể xác định thai nhi quá ngày có phát triển khỏe mạnh và có thể tiếp tục ở trong tử cung hay không. Các cuộc điều tra này gồm có: kiểm tra bằng cảm nhận của người mẹ kết hợp với các thiết bị y tế, kiểm tra áp lực co bóp tử cung, và kiểm tra sinh lý. Các phương pháp kiểm tra này đều được trình bày trong phần dưới đây. Nếu thai nhi có dấu hiệu không chịu đựng được những co thắt khi đau đẻ và rặn đẻ, cần phải cho đẻ ngay.

Hãy chú ý chăm sóc cho bản thân.

Thông thường, bạn khó mà nghĩ được tích cực khi quá ngày sinh rồi mà vẫn chưa sinh. Nhưng đừng từ buông xuôi.

Hãy tiếp tục duy trì chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng và uống nhiều nước. Nếu bạn làm được những điều này mà không có bất kỳ vấn đề gì, hãy tập một số bài tập nhẹ nhàng hư đi bộ hoặc bơi.

Một số những bài tập tốt nhất cho bạn vào lúc này là các bài tập dưới nước. Bạn có thể bơi hoặc tập các động tác dưới nước khác mà không sợ bị ngã hoặc mất cân bằng, các động tác đơn giản nhất có thể chỉ là đi đi lại lại trong bể nước.

Bạn cũng nên nghỉ ngơi và thư giãn. Đứa bé sẽ sớm chào đời, khi đó bạn sẽ rất bận rộn. Vậy, hãy tận dụng thời gian này chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho bé, để sau khi sinh con, từ viện về nhà, bạn sẽ không phải lo lắng bất cứ thứ gì cho bạn và em bé.

Các ca sinh muộn ngày.

Phần lớn số trẻ sơ sinh đẻ muộn 2 tuần so với ngày sinh chính xác tính theo lịch đều chào đời an toàn. Tuy nhiên, mang thai quá 42 tuần có thể gây một số vấn đề cho cả bà mẹ và em bé. Vì thế, các trường hợp thai nhi này cần được theo dõi và kiểm tra, và phải được kích thích đẻ ngay khi cần.

Quá trình sinh trưởng và phát triển cua thai nhi trong tử cung dựa vào hai chức nưng quan trọng của nhau thai là cung cấp ô xy và chất dinh dưỡng. Thai nhi sẽ tiếp tục dựa vào hai chức năng này của nhau thai để sinh trưởng và phát triển trong tử cung khi quá ngày sinh.

Khi thai quá ngày, nhau thai có thể không cung cấp đủ ô xy và các chất dinh dưỡng thiết yếu mà đứa trẻ cần để tiếp tục sinh trưởng và phát triển, thai nhi có thể bị mất chát dinh dưỡng. Khi đó, nó được gọi là thai già.

Lúc sinh ra, da của đứa bé thường bị khô, nứt nẻ, tróc và nhăng nheo, móng tay móng chân dài, lông và tóc mọc rậm, thiếu dinh dưỡng, lớp mỡ dưới da mỏng.

Do thai già tuổi có nguy cơ bị cắt nguồn cung cấp dinh dưỡng từ nhau thai gây nguy hiểm cho thai nhi, nên việc tính chính xác ngày sinh rất quan trọng. Đó cũng là một lý do quan trọng để bạn đến khám thai đều đặn trong thai kỳ mang thai.

Các cuộc điều tra cần thiết.

Như chúng tôi đã nói ở trê, có rất nhiều cách kiểm tra khác nhau để xác định thaiquá ngày có phát triển bình thường và có thể tiếp tục sống trong tử cung người mẹ hay không. Để đánh giá và xác định tình trạng thai nhi, các bác sĩ dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ, nếu bạn đang bị co thắt tử cung, bác sĩ cần phải xác định sự co thắt này ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi.

Các cuộc kiểm tra được tiến hành trên người mẹ để xác đinh tình trạng sức khỏe của thai nhi. Một trong các cuộc định tình trạng sức khỏe của thai nhi. Một trong các cuộc kiểm tra được thực hiện trước hết là kiểm tra âm đạo. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra âm đạo hàng tuần để xác định cổ tử cung đã bắt đầu mở hay chưa.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn ghi lại tần cử đồng cảu thai nhi (xem phần này ở tuần 27). Các cuộc khám siêu âm được tiến hành hàng tuần để xác định xem thai nhi lơn cỡ nào và còn bao nhiêu nước ối trong tử cung. Siêu âm cũng giúp phát hiện những bất thường ở nhau thai có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Có 3 cách kiểm tra giúp xác định tình trạng thai nhi trong tử cung khi thai quá ngày. Đó là kiểm tra dựa trên cảm nhận của người mẹ kết hợp với các thiết bị y tế, kiểm tra sức chịu đựng của thai nhi với áp lực co thắt của tử cung, và cách thứ 3 là kiểm tra sinh lý của thai. 3 cách kiểm tra này được trình bày dưới đây.

Kiểm tra dựa trên cảm nhận của người mẹ kết hợp với các thiết bị y tế.

Cách kiểm tra này được tiến hành tại phòng khám của bác sĩ ở khoa sản bệnh viện. Khi sản phụ nằm xuống, kỹ thuật viên sẽ gắn một thiết bị theo dõi thai nhi lên trên bụng của phụ sản. Bất cứ khi nào sản phụ cảm thấy cử động của thai nhi, sản phụ sẽ nhấn nút để đánh một dấu trên mảnh giấy theo dõi. Cùng lúc đó, thiết bị theo dõi gắn trên bùng sản phj sẽ ghi lại nhịp tim của thai nhi.

Khi thai nhi hoạt động, nhịp tim thường tăng lên. Các bác sĩ sẽ dùng cáckết quả từ cuôc kiểm tra này để đánh giá thai nhi chống chịu như thế nào để tiếp tục sống trong tử cung. Từ đó, có thể quyết định có cần đến các biện pháp xa hơn.

Kiểm tra sức chịu đựng của thai nhi với áp lực co thắt tử cung.

Cách kiểm tra nay cho biết tình trạng của thai nhi và mức độ chịu đựng của nó với áp lực co thắt tử cung khi đau đẻ và rặn đẻ. Nếu thai nhi không phản ứng tốt với những co thắt tử cung , đó là biểu hiện không đủ sức chịu đựng các cơn co thắt tử cung khi rặn đẻ và đau đẻ. Nhiều người tin rằng, cách kiểm tra này cho biết chính xác hơn tình trạng của thai nhi so với kiểm tra dựa trên cảm nhận của người mẹ kết hợp với thiết bị y tế.

Bài kiểm tra này được tiến hành như sau. Đặt một thiết bị theo dõi trên bụng của sản phụ. Dùng thiết bị bơm hút, bơm một lượng nhỏ hoóc môn tuyến yên vào tử cung để kích thích tử cung co thắt. Đo nhịp tim thai nhỉ để xác định mức độ phản ứng của thai nhi với các co thắt.

Kiểm tra sinh lý.

Đây là bài kiểm tra toàn diện nhất để khám thai trong suốt thai kỳ mang thai. Nó được tiến hành khi có bất kỳ mối lo ngại gì về tình trạng thai nhi và giúp xác định tình trạng sức khỏe củ thai nhi. Cách kiểm tra này đánh gias sự phát triển của thai nhi trong tử cung.

Phương pháp kiểm tra sinh lý áp dụng một hệ tháng điểm cụ thể. Bốn trong số 5 cuộc kiểm tra trước được thực hiện bằng siêu âm, cuộc kiểm tra thứ 5 là theo dõi bên ngoài. Có 5 tiêu chí đánh giá và mỗi tiêu chí sẽ được cho điểm. 5 tiêu chí đó là:

Cử động hô hấp của thai nhi.

Cử động của cơ thể thai nhi.

Nhịp cử động của thai nhi.

Lượng nước ối.

Nhịp tim tương ứng của thai nhi.

Trong suốt quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ đánh giá khả năng hô hâp của thai nhi – sự cử động và phồng ra của lồng ngực thai bên trong tử cung. Điểm được tính bằng số lần hô hấp diễn ra.

Cử động của thai nhi cũng được ghi lại . Điểm đạt được bình thường cho thấy cư động cảu thai nhi là bình thường. Điểm đạt dưới được là bất thường khi thai nhi hầu như hoặc không có bất kỳ cử động nào trong một khoảng thời gian nhất định.

Nhịp cử động của thai nhi cũng được đánh giá tương tự. Cử động, ít cử động của chân và tay cau thai nhi được ghi lại.

Việc xác định lượng nước ối cần đến khám siêu âm. Trường hợp mang thai bình thường có đủ nước ối bao quanh thai nhi. Nếu siêu âm cho kết quả bất thường, điều anyf có nghĩa là lượng nước ối đã giảm hoặc không còn nước ối bao bọc quanh thai nhi.

Theo dõi nhịp tim của thai nhi (thực hiện bằng cách dựa vào cảm nhận của người mẹ kết hợp với các thiết bị y tế)được thực hiện bên ngoài. Cuộc kiểm tra này đánh giá sự thay đổi nhịp tim thai tương ứng với cử động của thai nhi. Mức chênh lệch và số lần thay đổi khác nhau tùy thuộc vào người thực hiện kiểm tra và quan điểm của họ về tình trạng bình thường của các tiêu chí trên.

Với bất kỳ cuộc kiểm tra nào, điêm trung bình thường là 2 và điểm bất thường là 0, 1 là điểm giữa. Từ 5 mức điểm này, xác định được tổng điểm bằng cách cộng tất cả các giá trị điểm từ 5 cuộc kiểm tra trên. Việc đánh giácũng khác nhau tùy thuộc vào độ tinh vi của các thiết bị được sử dụng và trình độ của của người thực hiện kiểm tra. Nhưng tổng điểm đạt được càng cao thì tình trạng thai nhi càng tốt. Nếu tổng điểm càng thấp, tình trạng thai nhi đáng lo ngại.

Trong trường hợp tổng điểm đạt được thấp, các bác sĩ thường gợi ý cho sản phụ đẻ luôn. Nếu tổng điểm là 2, sẽ tiến hành kiểm tra lại sau đó ít ngày. Nếu kết quả giao động giữa hai giá trị này (tổng điểm bằng 1), cần lặp lại các cuộc kiểm tra này ngay ngày hôm sau, tùy thuộc vào tình trạng mang thai và các kêt quả từ kiểm tra sinh lý. Bác sĩ sẽ đánh giá tất cả các số liệu trươ khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Kích thích đẻ.

Có thể đến một thời điểm nào đó của thai kỳ, các bác sĩ phải tiến hành kích thích đẻ cho sả phụ. Nếu phải kich thích đẻ, tốt hơn sản phụ nên hiểu rằng tình trạng này là khá phổ biến. Mối năm, các bác sĩ phải kích thích đẻ cho khoảng 450 nghìn ca đẻ. Lý do phải kích thíchđẻ ở nhiều trường hợp là do thai quá ngày, nhưng cũng có nhiều lý do khác như người mẹ bị huyết áp cao mãn tính, tiền kinh giật, tiểu đường thai nghén, thai nhi phát triển kém trong tử cung hoặc bị miễn dịch đồng loại vơi yếu tố Rh.

Như chúng tôi đã đề cập ở nhưng phần trước, khi đến khám bác sĩ, bạn có thể phải khám cả xương chậu. Vào giai đoạn này của thai kỳ, bác sĩ sẽ khám và xác định xem bạn đã sắn sàng như thê nào cho việc kích thích đẻ. Bác sĩ có thể dùng thang điểm Bishop cho việc xác định này. Đó là phương pháp cho điểm cổ tử cung, được dùng để đánh giá tỉ lệ thành công của việc kích thích đẻ. Thang điểm sẽ bao gồm điểm các tiêu chí: độ mở, độ mỏng dần, trạng thái không giãn nở, độ chắc chắn và vị trí của cổtử cung. Mỗi tiêu chí đều được cho điểm, sau đó sẽ cộng điểm của tất cả các tiêu chí này để được tổng điểm. Tổng điểm này sẽ giúp các bác sĩ xác định kích thích đẻ tại bộ phận nào.

*Làm mềm cổ tử cung trước khi kích thích đẻ.

Ngày nay, nhiều trường hợp, các bác sĩ phải làm mềm cổ tử cung trước khi kích thích đau đẻ. Làm mềm cổ tử cung là sử dụng thuốc hoặc các phương pháp y tế kích thích làm cổ tử cung mỏng dần, mềm và mở ra.

Để làm chín cổ tử cung, cần chuẩn bị rất nhiều thứ, quan trọng nhất là 2 loại thuốc – gel predipil (thuốc bôi trơn cổ tử cung – 0.5mg ) và cervidil (10mg). Cervidil sử dụng một hệ điều khiển thai nhi ra ngoài.

Trong phân lớn các trường hợp, các bác sĩ sẽ sử dụng gel predipil và cervidilđể làm chín, cổ tử cung 1 ngay trước khi kích thích đẻ. Cả 2 loại thuốc này đều được đặt vào đỉnh của âm đạo, ngay sau cổ tử cung. Sau đó, thuốc sẽ tác động trực tiếp sang cổ tử cung, lam mỏng dần, mềm và mở cổ tử cung trước khi kích thích đẻ. Các bác sĩ sẽ tiến hành công việc này tại khu vực dành riêng cho đau đẻ và sinh tại bệnh viện, do đó,thai nhi cũng sẽ được theo dõi.

* Kích thước đẻ.

Nếu kích thước đẻ, trước hết, các bác sĩ phải làm mềm cổ tử cung (làm mêm, mỏng và đủ mở) như đã nói ở trên, sau đó, sẽ truyền hoóc môn tuyến yên (pitocin) vào trong tĩnh mạch. Hoóc môn này sẽ được truyền liên tiếp cho tới khi bắt đầu đau đẻ. Lượng hoóc môn này được truyên vào cơ thể qua một ống bơm truyền. Do đó, có thể truyền rất nhiều vào cơ thể sản phụ. Trong khi cơ thể sản phụ tiếp nhân hoóc môn tuyến yên, các bác sĩ sẽ theo dõi phản ứng của thai nhi hi sản phụ đau đẻ.

Hoóc môn tuyến yên giúp tử cug co thắt gây đau đẻ. Thời gian của toàn bộ quá trình từ lúc làm mềm cổ tử cung cho tới khi đứa trẻ ra đời là khác nhau ở mỗi phụ nữ.

Điều quan trọng sản phụ phải nhận thức được là kích thích đẻ không đảm bảo đứa trẻ sẽ được sinh ra tự nhiên theo đường âm đạo. Trong nhiều trường hợp, kích thích đẻ không mang lại hiêu quả, khi đó cần phải tiến hành mổ đẻ.

Các vấn đề sau khi sinh.

Sau khi sinh đứa bé chào đời, cuộc sống của bạn sẽ có rất nhiều thay đổi. Hãy tham khảo phần tổng quan dưới đây, bạn sẽ có được nhìn về cuộc sống săp tới của các bạn trong vai trò một người mẹ mới.

Ở bệnh viện.

Đau nhức mỏi ở các cơ sau nỗ lực răn đẻ và sinh con.

Mông đau và sưng, nhất là ở vết phai rạch tầng sinh môn (nếu có).

Vết rạch, mổ sẽ gây khó chịu nếu phải mổ đẻ.

Dùng nút báo gọi y tá trong trường hợp cần thiết.

Chồng bạn và bạn nên dùng các cách khác nhau để gần gũi vớ con.

Cho con bú hoặc cho bú bằng bình sữa nhân tạo có thể khiến bạn lo sợ nhưng yên tâm đi, bạn sẽ sớm thành chuyên gia trong việc này.

Ra máu quá nhiều hoặc ra những cục máu co kích thước to hơn quả trứng là một dấu hiệu bất thường.

Kiểm tra, xét nghiệm kỹ hơn nếu bị huyết áp cao hoặc thấp.

Nêu uống thuốc hoặc sử dụng các phương pháp giảm đau. Nếu vẫn không đỡ, hãy gọi y tá để được trợ giúp.

Sốt rét dưới 101, 5 độ F (25,25 độ C) là tình trạng đáng quan tâm.

Khóc hoặc cảm thấy xúc động là hiện tượng bình thường.

Cố gắng nghỉ ngơi. Yêu cầu ngắt điện thoại và hạn chế người vào thăm.

Mặc dù bạn chỉ sụt 2 đến 3 kg sau khi sinh, nhưng cũng phải mất một thời gian bạn mới trở lại trạng thái bình thường.

Ăn uống đủ chất để duy trì năng lượng và tạo điều kiện cho tuyến vú sản xuất sữa (nếu nuôi con bằng sữa mẹ).

Hãy ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của bạn về quá trình đau đẻ, sinh nở va những giây phút đầu tiên được thấy đứa con bé bỏng chào đời. Khuyến khích chồng bạn cùng làm.

Hỏi tên, địa chỉ và sô điện thoại của bác sĩ nhi khoa.

Nhờ các y tá hoặc nhân viên y tế bệnh viện giải đáp nếu có thắc mắc và giúp đỡ khi cần.

Bào chồng bạn dẫn ra dạo bộ bên ngoài phòng.

Giành thời gian ở bên chồng và con để tạo ra sự gắn bó gần gũi gia đình.

Tuần đầu tiên tại nhà.

Bạn vẫn tiếp tục cảm thấy đau do tử cung co thắt, nhất là khi cho con bú.

Ngực căng đầy, ứ và rỉ sữa ra ngoài là hiện tượng bình thường. Khu vực bị rách tấng sinh môn có thể vẫn còn đau.

Các cơ thể cũng vẫn đau.

Mặc quần áo giành riêng cho sản phụ sẽ thoải mái nhất.

Chân có thể vẫn còn sưng.

Có thể không điều tiết được tiểu tiện và đại tiện, khiến nước tiều và phân có thể bị són rangoài đột ngột.

Nếu bị ra máu nhiều hoặc ra các cục máu lớn, hãy gọi cho bác sĩ.

Có thể gặp trục trặc bất thường nếu vú có những vết vằn hoặc nối nốt đỏ.

Hãy gọi cho bác sỹ nếu bị sốt.

Thư giãn, không nên lo lắng về các công việc nhà.

Tự dưng khoc, thở dài hoặc cười là hiện tượng bình thường.

Nhờ gia đình hoặc bạn bè giúp đỡ khi cần.

Nhìn nghiêng, trông bạn như thể vẫn đang mang thai.

Cơ thể vẫn còn số trọng lượng thừa đã tăng trong thời ian mang thai.

Lập kế hoạch khám bác sĩ lần đầu tiên của bé.

Lưu giữ những giấy tờ quan trọng liên quan đến bé như giấy khai sinh, các giấy tờ tiểm chủng miễn dịch (khi bạn lấy từ bác sĩ nhi khoa trong lần khám đầu tiên cho bé).

Lên kế hoạch lần khám sau 6 tuần sau khi sinh.

Bắt đầu lên kế hoạch bố trí chăm sóc ban ngày cho bé nếu bạn vẫn chưa làm từ trước.

Giao cho chồng bạn những công việc để giúp bnaj khiến anh ấy cảm thấy có ích.

Tuần thứ 2 tại nhà.

Hai bầu vú (dù cho con bú hay không) bị căng tức khó chịu.

Giảm sưng phùdo cơ thể tích nước, do đók, bạn có thể mặc và dùng trở lại một số quần áo bà giày dép trước đây.

Bắt đầu làm quen dân với việc chăm em bé.

Khi ho, cười hắt cì hơi hoặc nhắc vật gì nặng, bạn có thể bị són nước tiểu hoạc phân ngoài mà không thể nin được.

Bạn có thể cảm thấy mệt phờ. Chăm sóc trẻ sơ sinh cầnnhiều công sức và thời gian.

Nếu dịch tiết ra từ âm đạo có mùi khó chịu hoặc có màu vàng xanh, đó là dấu hiệu bất thường. Nếu không giảm, cần gọi cho bác sĩ ngay.

Có thể để đứa bé khóc một lúc trước khi khám cho nó.

Bạn gần như có thể nhìn thấy các bàn chân mình khi nhìn thẳng từ trên xuống (bụng và rốn đã nhỏ bơt).

Liệt kê trước bât kỳ thắc mắc nào của bạn để hỏi bác sĩ nhi khoa khi đến khám.

Đến bác sĩ kiểm tra đều đặn nếu bạn mổ đẻ, hoặc để kiểm tra vết rạch tầng sinh môn.

Hãy ghi nhật ký những suy nghĩ và cảm xúc của bạn.

Tuần thứ 3 tại nhà.

Khu vực âm đạo và hậu môn đã bơt sưng và đau nhưng ngồi lâu vẫn có thể gây khó chịu.

Tay đã đỡ sưng. Nếu bạn đã tháo bỏ nhẫn trong thời gian mang thai, hãy thử đeo lại.

Trẻ sơ sinh không phân biệt được ngày đêm, chúng ngủ và thức không theo giờ giấc gì. Vì thế, chế độ ngủ của bạn cũng bị xáo trộn.

Có con, khi đi đâu đó ( ví dụ một chuyến đi dài ngày) bạn sẽ mất gấp 3 lần thời gian để chuẩn bị.

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có những vệt đỏ hoặc các nốt mềm hoặc cứng xuất hiện ở chân, đặc biệt là mặt sau cua bắp chân. Rất có thể đó sẽ là những cục máu tụ.

Vào những thời điểm nào đó, bạn có thể cảm thấy buồn hoặc tuyệt vọng, thậm chí khóc.

Bạn có thể bị giãn tĩnh mạch giống như mẹ bạn trước đây. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ sớm khỏi khi bạn phục hồi sau khi sinh và bắt đầu tập thể dục trở lại.

Da bụng trông vẫn bị chảy xệ khi đứng.

Giữ đúng cuộc hẹ với bác sĩ nhi khoa trong lần khám đầu tiên cho con. Bạn có thể sẽ nhận được các giấy tờ tiêm chủng miễn dịch của con mình ở lần khám này. Hãy cất giữ àn toàn các giấy tờ này cùng với những giấy tờ quan trọng khác của con bạn.

Hãy chụp thật nhiều ảnh của bé hoặc ghi lại nhiều cuốn băng video về bé, bạn sẽ thấy con mình lớn nhanh và thay đổi như thế nào.

Luôn để chồng bạn cùng chăm sóc con. Hãy để anh ấy được đóng góp một phần vào việc chăm sóc cho bé và nhờ anh ấy làm giúp những công việc nhà.

Đến thời điểm này, bạn đã thay đổi khoảng 200 cái tã (bỉm) cho bé, bạn đã trở thành chuyên gia trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

Tuần thứ 4 tại nhà.

Các cơ quan trở nên dễ chịu hơn khi vận động và lúc này bạn có thể làm được nhiều việc hơn. Hãy cảnh giác, nhiều phần cơ rất dễ bị căng do lâu ngày không vận động.

Khả năng điều tiết tiểu tiện và đại tiện dần được cải thiện. Tập các bài tập Kegel cũng sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn.

Con bạn đang cho thấy các dấu hiệu ngày càng thích ứng với một nhịp sinh học đều đặn.

Một số việc từng rất dễ làm lúc này lại trở nên khó khăn đối với bạn như những việc phải cúi người hoặc nhấc vật gì đó. Hãy từ từ làm mọi thứ, hãy tự cho mình thời gian để làm các việc nhà từ dễ nhất.

Kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. Nếu bạn không cho con bú, kỳ kinh đầu tiên có thể xuất hiện sau 4 hoặc 9 tuần sau khi sinh nhưng cũng có thể sớm hơn.

Một số triệu chứng viêm đường tiết niệu có thể xuất hiện như đi tiểu lẫn máu, nước tiểu màu đen hoặc đục, bị đau hoặc chuột rút nặng khi đi tiểu tiện. Nếu cónhững triệu chứng này, hãy gọi cho bác sĩ.

Bạn đã đi bộ và làm được những việc nhẹ nhàng mà không có vấn đề gì. Hãy tiếp tục làm như vậy.

Kiểm tra lại kế hoạch đến khám bác sĩ sau 6 tuần. Viết ra bất kỳ câu hỏi nào bạn muốn được giải đáp.

Cho bé ngủ riêng là một kế hoạch tốt. Cha mẹ, các thành viên khác trong gia đình bạn hoặc bạn bè có thể giúp bạn chăm sóc bé nếu bạn nhờ họ.

Thời gian bên bé là những khoảnh khắc quý báu vì sau đó, bạn sẽ sớm phải trở lại với công việc trước đây và các hoạt động khác.

Tuần thứ 5 tại nhà.

Khi bạn trở lại hoạt động bình thường, bạn vẫn có thể bị đau cơ hoặc lưng.

Đại tiện vẫn có thể gây khó chịu ở chỗ rạch tâng sinh môn (âm hộ) hoặc trực tràng.

Khả năng điều tiết tiểu tiện và đại tiện trở lại bình thường.

Bạn có thểcảm thấy một chút lo lắng để trở lại làm việc bình thường, thấy nhớ bạn bè và công việc.

Thật khó cho bạn để trở lại làm việc bình thường và không thể lúc nào cũng ỏ bên bé.

Hãy lên kế hoạch phòng tránh thai sau khi sinh. Lựa chọn một phương pháp tránh thai nào đó và hãy bắt đầu thực hiện.

Tình trạng suy nhược sau khi sinh được cải thiện hơn rất nhiều, mặc dù có thể chưa biến mất hoàn toàn.

Bạn có thể cảm thấy một chút hồi hộp khi trở lại làm việc.

Quần áo trước khi mang thai có thể rộng nhưng lúc nãy vẫn còn chật.

Hãy tự nhủ mình rằng phải mất hơn 9 tháng mới sinh đạt được trọng lượng đã tăng. Vì thế cũng phải mất một thời gian mới trở lại trọng lượng như trước khi mang thai.

Để trở lại làm việc bạn cần lên kế hoạch. Hãy thực hiện ngay tứ bây giờ để đưa kế hoạch bào thực thế.

Lên kế hoạch cho việc trông nom, chăm sóc con ban ngày và các việc khác cần phải nhanh chóng được sắp xếp. Gia đình bạn bè sẽ là những chỗ dựa quan trọng cho bạn.

Tuần thứ 6tại nhà.

Kiểm tra xương chậu tại lần khám sau 6 tuần sau khi sau thường cho kết quả không tồi so với bạn suy nghĩ.

Trong vòng 6 tuần sau khi sinh, tử cung đã biến đổi từ kích thước ở một quả dưa hấu trở về kích thước bằng nắm tay.

Ở lần khám bác sĩ sau 6 tuần sau khi sinh, hãy lên kế hoạch trao đổi với bác sĩ một số vấn đề quan trọng như tránh thai, mức độ những hạn chế hoạt động hiện tại cần thiết và những vấn đề cho lần mang thai sắp tới.

Các hộ lý hoặc y tá trong phòng khám của bạn có thể giúp được nhiều cho bạn. Hãy cảm ơn bạn và đề nghị được nhờ họ giúp đỡ nếu có vấn đề sau nay.

Nếu hội chứng suy nhược sau khi sinh vẫn chưa biến mất, hãy gọicho bác sĩ.

Nếu bị chảy máu âm đạo hoặc ra khí hư có mùi hôi, hãy gọi cho bác sĩ.

Nếu bị đau hoặc sưng phù chân hoặc bầu vú đỏ hoặc mềm, hãy trao đổi với bác sĩ trong những lần đến khám.

Hãy liệt kê các câu hỏi cần hỏi và hỏi bác sĩ. Các câu hỏi quan trọng như:

Tôi có thể lựa chọn các phương pháp tránh thai nào?

Tôi có phải hạn chết những hoạt động gì hoặc phải hạn chế quan hệ tình dục?

Tôi có thể rút ra nhưng kinh nghiệm gì từ lần mang thai và sinh đẻ này cho những lần mang thai sau này?

Nếu bạn bế theo con mình đến khám lần này, hãy mang sẵn nhiều thứ phục vụcho bé vì rất có thể bạn sẽ phải mất thời gian đợi đến lượt khám.

Nếu bạn nhanh chóng quay lại với công việc trước đây, hãy kiểm tra lại kế hoạch chăm sóc.

Tiếp tục nhờ đến sự giúp đỡ của chồng bạn nếu có thể.

Hãy tiếp tục ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc cưa bạn vào cuốn nhật ký.

Sau 3 tháng.

Khi vận động viên tập thể dục có thể đau cơ, đau hơn một chút so với cách đây một tháng trước nhưng bạn có thể thoải mái tập bất kỳ bài tập nào bạn muốn mà không gặp bất kỳ vấn đề gì.

Kỳ kinh nguyệt đầu tiên kể từ sau khi sinh có thể xuất hiện vào thời gian nay. Kinh có thể ra nhiều hơn, lâu hơn và khác với những lần trước khi mang thai.

Nếu bạn vẫn chưa thực hiện bất kỳ biện pháp tránh thai nào, bây giờ hãy bắt đầu thực hiện (trừ khi bạn muốn mang thai 2 lần trong một năm).

Cứ đẻ bé khóc nếu nó hơi quấy và cần làm dịu chính nó.

Kích thước và trọng lượng cơ thể bạn vẫn chứ giảm tới mức bạn mong muốn. Hãy tiếp tục ăn uống đủ chất và tập thể dục đều đặn, bạn sẽ đạt điều bạn mong muốn.

Ghi lại những bước ngoặt trong quá trình phát triển của bé trong một cuốn sách giành riêng cho cho bé hoặc trong cuốn nhật ký hàng ngày của bạn.

Nếu bạn cai sữa cho con, hãy để chồng bạn cho con bú bằng bình sữa.

Sau 6 tháng.

Nỗ lực giảm cân có thể khiến bạn nản lòng. Nhưng đừng buông xuôi. Hãy tiếp tục tâp thể dục chăm chỉ và ăn uống đủ chất.

Nếu bạn đang cho con bú, kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh có thể xuất hiện vào thời gian nay. Kinh có thể ra nhiều hơn, kéo dài hơn và khác với những lần trước khi mang thai.

Đừng cố tự mình làm tất cả mọi việc, hãy để chồng bận hoặc những người khác giúp bạn.

Chế độ chăm sóc về dinh dưỡng cho con bạnphải được thiết lập ngay từ bây giờ.

Danh thời gian cho bản thân.

Sắp xếp thời gian tham gai thường xuyên hoạt động khác như tập thể dục thể thao, tổ chức cấc nhóm sinh hoạt cho trẻ và gặp gỡ với các bà mẹ mới sinh khác.

Bạn bắt đầu mặc dù trở lại các bộ quần áo đã mặc trước khi mang thai.

Hãy chia sẻ những khoảnh khắc đặc biệt của con trẻ với chồng bạn.

Ghi lại tiếng và chụp những bức ảnh của con. Băng cát sét hoặc băng video là những công cụ tuyệt vời nhất trong việc này.

Hãy kết bạn với một người sinh con nào đó, tìm hiểu về các chi phí chăm sóc trẻ. Đó là cách tốt cho bạn để tiết kiệm thời gian cho những công việc khác của mình.

Sau 1 năm.

Tất cả mọi thứ đã trở lại bình thường. Bạn phải mất thời gian, công sức và nỗ lực rất nhiều những lúc này, cuộc sống của bạn đang rất êm đềm.

Con bạn lúc này đã hoạt động theo nhịp sinh học đều đặn hơn. Nó hầu như ngủ suốt đêm.

Đừng quên khám dịch tiết ra từ đầu vú hàng năm.

Cơ thể bạn đang dần lấy lại vóc dáng như trước khi mang thai.Bạn sụt hầu hết số cân đã tăng trong thời gian mang thai và bạn cảm thấy thật tuyệt vời.

Tiếp tục chăm chút cho bản thân. Duy trì tập thể dục đều đặn, nghỉ ngơi đầy đủ và ăn đủ chất.

Ghi lại những cảm xúc của bạn về khoảng thời gian này trong cuộc đời.

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con có thể là cách tốt để phát triển tính tập thể cho bé. Tiếp xúc với những đứa trẻ khác rất tốt cho sự phát triển của bé.

Sinh nhật 1 tuổi của bé đã sắp đến. Hãy chuẩn bị tổ chức.

Tận hưởng những tiếng nói đầu đời, những bước đi đầu tiên và tất cả những gì khởi đầu của bé.

Hãy tiếp tục chụp những bức ảnh của bé.

Bạn cũng có thể tính đến việc mang thai đứa con tiếp theo.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Toi da den ngay sinh ma van chua chuyen da va dau hieu nao bac si bao phai vao nhap vien vay khi vao vien toi phai lam gi de sinh be ra doi va bac si phai lam bang cach nao de toi sinh duoc
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý