Bà bầu ăn cá chép

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bà bầu ăn cá chép

18/04/2015 10:41 AM
2,061
Giá trị dinh dưỡng của cá chép:

Người Trung Quốc cổ đại từng liệt "Ðuôi cá chép" vào một trong "bát trân" (8 cái quý) ngang với chân gấu. Trong Kinh Thi đã có bài thơ vịnh "Khởi kỳ thực ngư, tất hà chi" (Muốn ăn cá, tất phải ăn cá chép ở sông). Nhà y học thời Hậu Lương - Ðào Hoàng Cảnh (Trung Quốc) đã gọi cá chép là "Chư ngư chi trưởng, vi thực phẩm thưởng vị" (Cá chép đứng đầu các loại cá, là loại thực phẩm đứng đầu vị).

Cá chép thịt dày và béo, ít xương dăm, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm ngon. Không những là món ăn ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng chữa trị bệnh tốt, đặc biệt là các bệnh phụ nữ. Trong Cương mục y học Trung Quốc thời lý có ghi: "Cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng tiểu tiện, cho nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh, nướng lên thì hỏa hóa, có phát phong hàn, bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy".

Cá chép trong dân gian Trung Quốc thường được gọi là "Ích mẫu hà tiêu" (Thuốc tiên chữa bệnh phụ khoa) vì nó có tác dụng nổi bật trong lĩnh vực này.

Tác dụng làm an thai: Phụ nữ mang thai dễ xuất hiện các triệu chứng khí huyết yếu kém, tâm tính không yên. Trong bài thuốc "Thánh Huệ", Thánh Huệ phương có ghi: Lấy một con cá chép nặng khoảng nửa cân, để cả vẩy, mổ bỏ tạp ruột, trộn thêm nửa lạng gạo nếp, rửa sạch, cho thêm ít vỏ quýt, gừng sống. Ðổ tất cả vào nồi ninh chín, cho thêm ít muối, ăn 5-7 lần sẽ có hiệu quả rất nhanh.

Chữa nôn mửa: Phụ nữ thời kỳ đầu mang thai thường xuất hiện các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt... Y học cổ truyền gọi là "Nhiên thần ác trở" (Triệu chứng xấu khi mang thai). Nguyên nhân do tỳ vị suy yếu, mạch đập mạnh... gây nên. Lấy một con cá chép nặng khoảng 250g đánh vẩy, mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, cho thêm 6g sa sâm đập nhỏ, 10g gừng tươi thái mỏng. Bỏ cả hai thứ vào trong bụng cá hầm chín, ăn trong ngày, có công hiệu kiện tỳ hòa vị, giảm thổn thức, tiêu trừ nôn mửa.

Chữa bệnh phù thũng: Sau khi mang thai 5-6 tháng, phụ nữ thường hay có chứng sưng mặt, chân tay phù thũng, tiểu tiện ít. Có thể dùng một con cá chép nặng 500g, 120g đậu đỏ (loại hạt nhỏ), cho thêm ít gừng, hành, bỏ vào nấu chín, ăn nhạt (chú ý không nêm mặn). Ðây là bài thuốc rất công hiệu.

Giúp làm tăng lượng sữa: Sau khi sinh, phụ nữ có người không có sữa hoặc ít sữa, có thể dùng một con cá chép nặng khoảng 2 lạng rưỡi (1/4kg), một chân giò lợn (loại bé), 3g thông thảo. Hầm thật nhừ, ăn dần 1-2 ngày sẽ có nhiều sữa và sữa rất mát tốt cho trẻ.

Chữa bệnh ứ huyết: Phụ nữ sau khi sinh có thể bị chứng khí huyết ứ trễ, đau bụng dưới, máu xấu không kịp bài tiết ra ngoài... Nghiền, tán nhỏ vẩy cá chép, cho vào từ 3-5g nước đun sôi. Uống với ít rượu nếp có công hiệu làm tan huyết, thông huyết, chữa trị được chứng ứ huyết.

Làm tăng công năng dạ dày: Dạ dày của phụ nữ sau khi sinh có thể thay đổi cường độ co bóp. Dùng một con cá chép nặng nửa cân, làm sạch vẩy và ruột, cho vào nồi nấu canh. Khi cá chín nhừ cho thêm ít gia vị, hồ tiêu, muối. Ăn cả nước và cái, có tác dụng bổ tỳ vị, trị bệnh hư hàn.

Cá chép có trong danh mục thực phẩm tốt cho bà bầu:

Cá và các loại hải sản:

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn cần ít nhất 300gr hải sản mỗi tuần. Tuy nhiên, đối với cá ngừ có hàm lượng thủy ngân cao, bạn không nên ăn quá 150gr mỗi tuần.
Những loại cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá mòi và cá thu đều rất giàu chất béo omega 3. Đây là dưỡng chất cơ bản và rất cần thiết cho quá trình phát triển của bé. Trong đó, đặc biệt DHA được biết đến như một yếu tố hỗ trợ cho sự phát triển trí não trong suốt giai đoạn thai kỳ.

Thủy sản nước ngọt bạn có thể chọn cá chép để nấu cháo hoặc chế biến theo các bài thuốc Đông y

Sữa:
Đây là nguồn cung cấp canxi, photpho, vitamin A, B, đặc biệt là vitamin D (giúp xương chắc khỏe) cho bạn và bé yêu. Trong suốt thời gian mang thai, bạn nên bổ sung cho cơ thể 1–2 cốc sữa tươi mỗi ngày.
Bên cạnh sữa, các sản phẩm được làm từ sữa tiệt trùng như sữa chua cũng rất tốt với các bà bầu. Sữa chua không chỉ tốt cho tiêu hóa của bạn mà còn có chứa rất nhiều canxi, vitamin B và kẽm.

Trứng:
Trong trứng có chứa một hàm lượng lớn protein cung cấp những amino axit cần thiết cho cả bạn và bé. Trong các loại trứng gia cầm, trứng gà chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt nhất cho bạn, đặc biệt là chứa nhiều vitamin A - rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm trứng vịt, trứng ngỗng…

Thịt:
Các loại thịt đỏ nạc, đặc biệt là thịt bò là nguồn cung cấp protein và sắt cho cơ thể bạn. Trong thịt bò có chứa một lượng lớn chất sắt, protein, B6, B12, kẽm, colin rất cần thiết cho sự phát triển cho bé, đặc biệt là quá trình phát triển của não bộ. Thịt gia cầm như thịt gà, vịt… cũng là nguồn protein, sắt cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều thịt để tránh tình trạng dư thừa lượng cholesterol trong máu. Ngoài thịt, để đảm bảo đủ lượng đạm cho cơ thể, bạn có thể ăn thêm các loại cá, trứng, sữa…

Các loại rau củ:

Bông cải xanh (súp lơ): giúp cung cấp folate (axit folic), chất xơ, canxi, lutin, kẽm, vitamin A cho cơ thể.

Bắp cải: hay bắp cải tím cũng là nguồn cung cấp vitamin B9 (axit folic) giúp phát triển hoàn thiện hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, các loại rau lá có màu xanh đậm cũng có chứa rất nhiều vitamin C, sắt và axit folic.

Carrot: Trong carrot có chứa tất cả các loại vitamin, trong đó quan trọng nhất là beta carotin có tác dụng điều phối vitamin A, giúp tuyến mồ hôi và nước bọt hoạt động tốt. Ngoài cà rốt, bạn cũng có thêm ăn thêm các loại quả màu vàng khác như bí đỏ, ớt vàng…

Khoai lang: giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng táo bón trong thai kỳ. Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa vitamin C, folate, photpho cần thiết cho cả bạn và bé.

Các món ngon từ cá chép dành cho bà bầu này:

Cháo cá chép: Cá chép một con 250 g, gừng một lát, gạo nếp 200 g. Cá luộc chín tẩm rượu rồi cho cùng gừng vào cháo nhừ. Cháo này có tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợi sữa.

Canh cá chép với táo: Kiện tỳ, dưỡng huyết, trợ thai sinh trưởng. Cá chép một con 500 g, đại táo 40 g. Cá làm sạch cho táo, cho ít muối vào nấu chín. Ăn cả và uống dần nước canh. Ăn tuần một lần, liên tục 2-3 lần.

Cá chép nấu canh đậu đỏ (hạt nhỏ): An thai bổ máu, lợi tiểu tiêu thũng. Cá chép để nguyên vảy một con 500 g, nấu cùng 150 g đậu đỏ cho nhừ để ăn cái và nước.

Cháo cá chép đậu xị: Có tác dụng an thai, lợi tiểu, kiện tỳ, dưỡng vị. Cá chép một con 500 g, đậu xị 10 g, hành 2 cây, gạo nếp 200 g. Luộc cá lấy nước, cá bỏ xương, nấu cháo. Cháo nhừ cho đậu xị, hành, nấu sôi lại, chia 2 lần để ăn.

Cháo cá chép, rễ gai: Có tác dụng an thai chữa mỏi lưng, phù thũng: Cá chép tươi một con (400-500 g), rễ cây gai 15 g, gạo nếp 100 g, cá chép làm sạch nấu lấy nước bỏ xương. Rễ gai sắc lấy nước bỏ bã. Lấy nước cá, nước rễ gai nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, một liệu trình 3-5 ngày.

Cháo cá chép, hành, nghệ: Có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, lợi sữa: Cá chép một con 500 g, gạo tẻ 100 g, 2 cây hành, bột nghệ, rượu vang, gia vị. Cá chép làm sạch ướp rượu, bột nghệ, rồi luộc chín lóc bỏ xương lấy nạc và nước. Nấu cháo nhừ mới cho nước luộc cá, hành, gia vị vào, nấu sôi lại. Ăn vào buổi sáng và tối (trong Bản thảo cương mục không dùng nghệ mà lại dùng gừng và trần bì).

Canh cá chép, đẳng sâm, hoàng kỳ: Bổ tỳ, kiện vị, lợi tiểu, tiêu phù, an thai, lợi sữa. Cá chép một con 500 g làm sạch, đẳng sâm 15 g, hoàng kỳ 50 g, cho vào túi rồi cùng cá nấu canh (để lửa nhỏ, lâu cho nhừ).

Canh cá chép, bạch truật: Kiện tỳ, lợi thủy, dưỡng huyết, an thai. Cá chép một con 500 g, bạch truật 15 g, phục linh 15 g, đương quy, bạch thược, gừng tươi mỗi thứ 10 g. Cá chép đánh vảy bỏ ruột, mang. Các vị thuốc bỏ vào túi vải, cùng nước 1.500 ml, cá nấu chín. Ăn cá uống canh.

Canh cá chép đen: Kiện tỳ, thảm thấp, lợi tiểu, hết phù, an thai. Cá chép đen một con khoảng 500 g, xích tiểu đậu 100 g, bạch truật 20 g, tang bạch bì 15 g, trần bì 10 g, hành hoa 3 cây. Cá chép làm sạch. Trước hết nấu xích tiểu đậu với 2 lít nước cho nở. Các vị thuốc khác cho vào túi vải rồi cho cá cùng vào nồi có đậu, ninh đến khi đậu nhừ thì cho hành, không cho muối. Ăn cá trước rồi ăn đậu, sau uống canh, ngày 3 lần thì hết.

Canh cá chép đỗ trọng: Ôn dương, bổ thận, lợi tiểu, tiêu thũng, chữa phù, đau lưng. Đuôi cá chép to 500 g, đỗ trọng 30 g, câu kỷ tử 30 g, can khương (gừng khô) 10 g. Cá chép làm sạch nấu chung với túi bỏ 3 vị thuốc. Hầm một giờ chia 2 lần ăn trong ngày cả cá và nước (bỏ bã thuốc), cũng có thể ăn hằng ngày hoặc cách ngày. Ăn 5-7 lần liền, nghỉ một thời gian rồi dùng tiếp.

Cá chép, a giao chữa động thai: Cá chép một con 500 g, a giao (sao) 20 g, gạo nếp 100 g, nước vừa đủ, nấu cháo gần chín cho gừng, vỏ quýt, muối. Ăn liền một tuần thì khỏi.


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Chao ca chep bo rau thi la Co hai Cho ba bau ko
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý