Ăn gì để trẻ cao hơn?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Ăn gì để trẻ cao hơn?

18/04/2015 03:47 PM
764
Làm gì để trẻ tăng chiều cao cho con? Trẻ ăn gì cho nhanh cao và khỏe mạnh? Ccác thức ăn giúp sự phát triển chiều cao của trẻ?

Làm gì để tăng chiều cao cho con
Con "mau con chóng lớn" là nguyện vọng của tất cả cha mẹ.
Con trẻ "hay ăn chóng lớn", đây cũng là nguyện vọng thiết tha của các bậc cha mẹ. Vậy "bí quyết" nào giúp nâng cao tầm vóc cho trẻ?

Các giai đoạn phát triển chiều cao của cơ thể

Có 3 giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao:

- Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt tăng từ 10 - 20kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50cm lúc chào đời và nặng từ 3kg trở lên.

- Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: 12 tháng đầu trẻ tăng 25cm; 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10cm nếu được nuôi dưỡng tốt.

- Giai đoạn dậy thì: bình thường con gái từ 10 - 16 tuổi và con trai từ 12 - 18 tuổi. Trong thời gian dậy thì sẽ có 1 - 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 - 12cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể biết chính xác năm đó là năm nào nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ suốt trong thời gian dậy thì để trẻ phát triển. Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.

Người ta thường ước tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành sẽ gấp đôi chiều cao lúc 2 tuổi (chẳng hạn lúc 2 tuổi trẻ cao 82cm, thì khi lớn sẽ cao 1,64m). Hoặc chiều cao lúc trưởng thành bằng chiều cao lúc 10 tuổi nhân với 1,25 (ví dụ khi 10 tuổi trẻ cao 1,4m thì lúc trưởng thành trẻ sẽ cao 1,75m).

Qua đó chúng ta thấy sự chăm sóc nuôi dưỡng trong các giai đoạn mang thai, 3 năm đầu và giai đoạn dậy thì là rất quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ.

Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển tốt.

Các biện pháp chăm sóc nhằm tăng trưởng chiều cao của trẻ

Một số nghiên cứu cho thấy: chiều cao của con người ảnh hưởng bởi các yếu tố: dinh dưỡng (32%); di truyền (23%); rèn luyện thể lực (20%), môi trường sống, ánh nắng, bệnh tật, giấc ngủ... Đặc biệt nếu được nuôi dưỡng tốt, trong cùng một gia đình, thế hệ sau luôn luôn có chiều cao vượt hơn thế hệ trước. Dưới đây chúng tôi giới thiệu một số biện pháp giúp con bạn phát triển chiều cao:

- Biện pháp dinh dưỡng: có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển chiều cao, thể chất và trí tuệ của trẻ. Phụ nữ khi mang thai cần hiểu rõ là bạn ăn cho mình và cho con. Vì vậy ngoài việc bạn ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng còn phải chú trọng việc ăn uống bổ sung các loại vitamin để giúp thai nhi phát triển tốt. Các loại vitamin có nhiều trong rau xanh, trái cây chín, thịt, cá, trứng, sữa... khi cần bạn nên đi khám để được bác sĩ chỉ định cho dùng thêm các loại vitamin và khoáng chất tổng hợp như vitamin A, D, C, nhóm B, canxi, magiê, sắt...

Bạn cần nuôi dưỡng trẻ với một chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn đủ năng lượng để giúp cơ thể khoẻ mạnh và tăng trưởng liên tục. Một ngày cho trẻ ăn 3 bữa ăn chính vào sáng, trưa, tối và thêm 2-3 bữa phụ vào giữa buổi sáng và sau giấc ngủ trưa để giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao hàng tháng đúng tiêu chuẩn. Thức ăn cần đủ 4 nhóm chất là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất, đồng thời phải phong phú chủng loại  thực phẩm, tốt nhất nên có trên 20 loại thức ăn mỗi ngày.

Ngoài ra còn các chất có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao như: sắt, kẽm, iod. Thức ăn nhiều sắt: gan, huyết, trứng, thịt, cá, đậu đỗ, rau dền, sữa có bổ sung sắt. Thức ăn nhiều kẽm là hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành. Thức ăn nhiều iod: muối iod, phomai, trứng gà, sữa, cá biển, rau câu, tảo.

- Biện pháp rèn luyện thể lực: sự vận động cơ bắp sẽ  kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể, tăng cường lượng  canxi vào mô xương giúp xương vững chắc hơn và phát triển ttốt hơn. Vì lợi ích như vậy, bạn cần hướng dẫn và tạo cho con thói quen tập thể dục hàng ngày với những bài thể dục vừa sức, phù hợp với độ tuổi của con bạn. Bạn có thể tham khảo các bài thể dục hướng dẫn trên truyền hình, trong sách vở và bài thể dục của cháu ở trường để dạy  con luyện tập.

- Đảm bảo giấc ngủ ngon cho trẻ: ngủ ngon, ngủ sâu giúp cơ thể tiết hormon tăng trưởng, giúp tăng hấp thu canxi, kích thích xương dài ra và phát triển thể chất toàn diện. Số giờ ngủ tuỳ nhu cầu của mỗi lứa tuổi, song nhìn chung trẻ cần ngủ trên 8 giờ một ngày. Bạn nên tạo cho trẻ được ngủ trong phòng rộng rãi, sạch sẽ, thoáng khí, với một không gian yên tĩnh, đông ấm, hè mát, chăn ấm, đệm êm để con bạn có giấc ngủ sâu và ngủ ngon, bạn sẽ thấy con lớn lên sau mỗi giấc ngủ.

- Chăm sóc y t��: Bạn cần cho con tiêm phòng đầy đủ theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng để con bạn được bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm. Việc giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp con bạn ít bị các bệnh nhiễm khuẩn, ngộ độc, nhờ đó mà con bạn có điều kiện lớn nhanh hơn.

Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển tốt

Các chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng chiều cao gồm: chất đạm (protein) rất cần để cơ thể tăng trưởng và phát triển. Nếu trẻ ăn không đủ protein sẽ ngưng tăng trưởng, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, dễ mắc bệnh và hậu quả là chậm phát triển chiều cao. Thức ăn chứa nhiều đạm là thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đậu nành.

Canxi là một khoáng chất quan trọng trong cấu trúc xương (chiếm 99%), làm cho xương vững chắc và giúp trẻ phát triển chiều cao. Nhu cầu canxi thay đổi theo tuổi, trung bình trẻ từ 6 tháng - 18 tuổi cần khoảng 400- 700mg Ca/ngày, muốn vậy bạn cần cho con uống từ 500 - 750ml sữa mỗi ngày.

Thức ăn có nhiều canxi gồm: sữa, cá, tép, tôm, cua, nghêu sò, ốc hến, đậu hũ, các loại rau.

Vitamin A: rất cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ, giúp hình thành khung xương... Thiếu vitamin A trẻ bị quáng gà, chậm lớn và không cao.

Thức ăn nhiều vitamin A là gan các động vật: cá, bò, lợn, dê, sữa, lòng đỏ trứng, rau lá xanh đậm, củ quả chín có màu đỏ, vàng như cà rốt, gấc, đu đủ, xoài chín, cam, đào...

Vitamin D: giúp cơ thể hấp thu canxi, giúp tăng tổng hợp chất protein chuyên chở canxi trong máu. Cơ thể hấp thu vitamin D từ thức ăn như dầu gan cá thu, sữa, bơ, phomai, trứng, gan, tôm... và da tự tổng hợp vitamin D dưới tác dụng của ánh sáng.

Vì vậy ngoài việc cho con ăn thức ăn có nhiều vitamin D, bạn cần cho con "tắm nắng" buổi sáng từ 15-30 phút mỗi ngày, cường độ ánh nắng nhẹ và diện tích da bộc lộ càng lớn càng tốt.

Chế độ ăn giúp trẻ phát triển chiều cao


Để đầu tư chiều cao cho trẻ, không những cần tác động vào giai đoạn bé đã ra đời mà phải chuẩn bị ngay từ khi người phụ nữ sắp mang thai, thậm chí từ khi bé gái chưa đến tuổi dậy thì. Khi mang thai, bà mẹ cần ăn uống đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm, không kiêng khem để đảm bảo tăng cân đủ 10-12 kg trong 9 tháng.Một bé khỏe mạnh sinh ra dài hơn 50 cm, đây là một khởi đầu tốt để phát triển. Trong 2 năm đầu đời, bé tăng trưởng về chiều cao rất nhanh, thêm khoảng 25 cm. Trẻ cao hay thấp là do di truyền, nhưng chế độ ăn cũng có thể làm thay đổi đáng kể.

Tròn 1 năm tuổi, trung bình bé trai cao khoảng 76 cm, còn bé gái khoảng 75 cm. Khi được 2 tuổi, bé sẽ cao khoảng 85 cm. Người ta ước tính tầm vóc của người trưởng thành sẽ 2 lần chiều cao lúc 2 tuổi. Và giai đoạn cuối cùng để cải thiện tầm vóc là tuổi dậy thì: bé gái 10-16 tuổi, bé trai 12-18 tuổi. Ở giai đoạn này, bé sẽ tăng 8-10 cm/năm.

Trong giai đoạn trẻ còn có thể tăng chiều cao, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Năng lượng cung cấp phải đủ, phù hợp với lứa tuổi, không quá dư vì dễ dẫn tới béo phì, cũng không quá ít vì dễ đưa đến suy dinh dưỡng. Bữa ăn của trẻ bao giờ cũng phải đầy đủ 4 nhóm: đạm - bột - béo - rau. Chất đạm nên chiếm khoảng 10-15% tổng năng lượng nói chung, tinh bột chiếm 60-65% và chất béo 10%. Nên cho trẻ ăn đa dạng không kiêng khem, không ăn uống thiên lệch.

Vitamin và khoáng chất cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Canxi có nhiều trong sữa, cua, ốc, tôm, tép, đậu nành và các loại rau. Trong đó, sữa là quan trọng nhất. Canxi trong sữa dễ hấp thu do có vitamin D và phospho với tỷ lệ hợp lý. Ngoài ra, sữa còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và nguồn đạm có giá trị sinh học cao, chứa đủ các acid amin thiết yếu.
Để canxi được hấp thu tốt hơn, da cần tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng để tổng hợp vitamin D. Vì vậy, nên dành cho con bạn 20 phút tắm nắng mỗi ngày.

Vitamin A vừa giúp phòng chống khô mắt, tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng, vừa góp phần trong việc phát triển chiều cao. Các thức ăn giàu vitamin A là sữa, trứng, cá, gan, thịt...

Sắt, kẽm cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chiều cao. Sắt có nhiều trong thức ăn động vật như gan, huyết, thịt, cá... và các loại đậu đỗ, rau dền. Kẽm có trong con hàu, gan heo, thịt bò, sữa, lòng đỏ trứng, sữa đậu nành...

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, cần khuyến khích trẻ có lối sống năng động, tập thể dục thể thao thường xuyên. Ngủ đủ, ngủ sâu cũng làm hoóc môn tăng trưởng tiết ra nhiều, kích thích xương dài hơn.

Cách đo chiều cao cho trẻ

Đối với trẻ dưới 24 tháng, để trẻ nằm ngửa trên một thước đo gỗ, đầu chạm sát một cạnh của thước đo. Một người giữ đầu trẻ thẳng, mắt nhìn lên trần nhà, một người giữ 2 đầu gối trẻ thẳng và đưa mảnh gỗ áp sát 2 gót bàn chân, bàn chân thẳng đứng. Đọc kết quả và ghi số cm.

Đối với trẻ trên 24 tháng, để trẻ đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường; đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát tường. Mắt nhìn thẳng ra phía trước, 2 tay xuôi theo thân mình. Dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo. Chiều cao đứng và nằm có thể chênh nhau 1-2 cm.

Cách tính chiều cao đơn giản cho trẻ 2 -12 tuổi: Chiều cao (cm) = tuổi (năm) x 6 + 77.

Để trẻ cao hơn: Không chỉ cần uống sữa
 
Có bà mẹ tâm sự: “Em và bố cháu đều thấp, nên cho con uống cả chục ký sữa, toàn loại đắt tiền, thế mà chẳng thấy cháu cao thêm gì cả”. Vậy cao thấp tuỳ thuộc sữa, di truyền hay yếu tố nào khác?

Thăm khám cho trẻ hàng ngày, tôi thường được các ông bố bà mẹ hỏi nhiều câu kiểu như: “Bác sĩ ơi, uống loại sữa nào thì con tôi mau cao?”, “Em nghe tivi quảng cáo uống sữa đó thì trẻ sẽ cao như người mẫu, đúng không?”…

Có tăng cân mới tăng cao

Chiều cao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống, tình trạng bệnh tật và hoạt động thể dục thể thao. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng với sự phát triển chiều cao của trẻ. Một điều chúng ta dễ nhận thấy là ở nước ta hiện nay, trẻ em thành phố cao hơn trẻ nông thôn – đó là do trẻ thành phố được chăm sóc tốt hơn, có chế độ ăn uống đầy đủ hơn.
 


Để có sự tăng trưởng chiều cao liên tục, cơ thể trẻ cần được nhận đầy đủ năng lượng cần thiết hàng ngày, trẻ có tăng cân tốt thì mới tăng chiều cao được. Ngoài vấn đề năng lượng thì nhiều vi chất dinh dưỡng đã được các nhà khoa học chứng minh có liên quan đến tăng trưởng chiều cao, đó là vitamin A, D, lysin, canxi, sắt, kẽm, iốt…

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong chuyển hoá canxi và phốtpho – hai khoáng chất quan trọng để phát triển xương. Nếu thiếu vitamin D, ruột không thể hấp thu được canxi và phốtpho dẫn đến trẻ bị còi xương. Vitamin D có rất ít trong thức ăn, nguồn vitamin D chủ yếu là da tự tổng hợp khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Vậy nên dù trẻ có uống nhiều sữa nhưng suốt ngày bị nhốt trong nhà, không được tắm nắng để tổng hợp vitamin D thì cũng không thể hấp thu canxi được, mà canxi là yếu tố quan trọng để phát triển chiều cao. Vitamin A cũng giúp cho sự tăng trưởng của xương, giúp tăng cường miễn dịch. Trẻ ít bị ốm đau sẽ có cơ hội cao lớn hơn.

Một khoáng chất rất quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ là kẽm. Kẽm tham gia vào thành phần nhiều enzyme trong cơ thể giúp tăng tổng hợp protein, phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng. Trẻ em thiếu kẽm thường biếng ăn, còi cọc và chậm lớn… Còn iốt là thành phần của nội tiết tố tuyến giáp, có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể; khi thiếu iốt trẻ sẽ bị thiểu năng tuyến giáp, có thể bị lùn do suy giáp trạng.

Vậy muốn trẻ phát triển chiều cao tốt, các bậc cha mẹ cần phải giúp trẻ có một chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn đủ năng lượng, cân đối thành phần dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất. Ăn đủ bữa theo lứa tuổi, bú mẹ hoặc ăn sữa bột công thức theo đúng tháng tuổi, khi cai sữa mẹ vẫn duy trì uống 500 – 600ml sữa/ngày. Sử dụng muối iốt khi nấu ăn cho trẻ, ăn đa dạng các loại thực phẩm để nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng có liên quan đến tăng trưởng. Cho trẻ tắm nắng hàng ngày.

Ngủ đủ giấc, vận động hợp lý

Ngoài dinh dưỡng đầy đủ, trẻ muốn cao lớn còn phải được ngủ đủ giấc, nhất là giấc ngủ đêm. Hormone tăng trưởng do tuyến yên tiết ra cao nhất là vào khoảng 11-12 giờ đêm khi trẻ đã ngủ say, không nên cho trẻ em ngủ quá muộn, ngủ nhiều ban ngày thì lượng hormone tiết ra rất ít khiến trẻ chậm lớn, chậm phát triển chiều cao. Vì vậy, trẻ cần được ngủ đủ giấc vào ban đêm, không để trẻ ngủ muộn sau 10 giờ đêm.

Một số yếu tố khác cũng liên quan đến phát triển chiều cao là môi trường sống, bệnh tật và đặc biệt là vấn đề vận động thể lực. Một đứa trẻ không thể cao lớn được trong môi trường sống ô nhiễm (khói thuốc lá, khói than tổ ong, khói xe, bụi…), thường xuyên bị bệnh tật ốm đau, và suốt ngày bị nhốt trong nhà.

Mặt khác, trong tiến trình tăng trưởng chiều cao của trẻ, có ba giai đoạn quan trọng: giai đoạn trong bào thai, giai đoạn dưới hai tuổi và giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì (trẻ trai: 13 – 16 tuổi, trẻ gái 10 – 13 tuổi). Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, sinh ra nhẹ cân, thiếu chiều cao thì sau này cũng khó mà cao được. Hoặc dưới hai tuổi trẻ bị suy dinh dưỡng, nhất là suy dinh dưỡng thể thấp còi thì nguy cơ “thiếu thước tấc” lúc trưởng thành là rất lớn (vì chiều cao của trẻ lúc hai tuổi bằng nửa chiều cao lúc trưởng thành). Và giai đoạn dậy thì cũng rất quan trọng: ở giai đoạn này trẻ có thể tăng 10 – 15cm/năm. Nếu trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt và tập thể dục thể thao như chạy, bơi lội, tập xà… thì có thể cải thiện tốt chiều cao.

Như vậy, có rất nhiều yếu tố liên quan đến sự phát triển chiều cao của trẻ, và sữa mặc dù là thực phẩm chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển chiều cao, nhưng nếu chỉ quan tâm cho trẻ uống nhiều sữa mà bỏ qua điều kiện môi trường sống, giấc ngủ, vận động thể lực… thì chưa đủ, và còn có thể gây ra những hệ luỵ xấu cho sự tăng trưởng của trẻ.
(st)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Bé 10 tuổi nhà tôi 1m46 46kg có dư cân không?
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Hơi nặng đó bạn, nhưng bé đang lớn cũng không cần lo lắng lắm. Đừng để bé ăn bừa bãi là được
Bé nhà 1m46 có cao quá không
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Trời ui. Cao là đẹp quá còn gì. Mà bạn không nói bé trai hay gái, bao nhiêu tuổi, nặng bao nhiêu thì góp ý sao nổi
con em 14 tuổi con trai cao 1m 30 có lùn quá k
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
toi 36 tuổi cao1m54 nặng 55 cân thì cần giảm mấy cân nữa là được so với chiều cao
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Ăn gì để giảm cân nhanh mà không cần thuốc và không nhịn ăn
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý