Để con ăn ngoan, bí kíp của mình gói gọn trong 3 từ: Ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng. Các mẹ nên chú ý bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống của trẻ. Các loại thực phẩm giàu kẽm như gan, thịt nạc, lòng đỏ trứng, hàu… Bổ sung thức ăn giàu kẽm tốt không chỉ dễ tiêu và hấp thụ mà còn tăng cường sự thèm ăn của trẻ.
Bổ sung kẽm:
Mùa hè đến, cha mẹ không phải sợ con của mình ăn lạnh nữa nhưng lại nảy sinh một nỗi lo lắng khác đó là các bé rất có thể mất cảm giác ngon miệng hay tiêu chảy bất ngờ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho những ông bố bà mẹ một "vũ khí" hỗ trợ giúp họ biết cách làm thế nào để con trẻ có được một mùa hè an toàn, lành mạnh. Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con mình mất cảm giác ngon miệng hoặc chán ăn, nhức đầu, mệt mỏi vào mùa hè thường đổ lỗi: - Do nhiệt độ mùa hè, mồ hôi tiết ra nhiều để làm mát cơ thể khiến lưu lượng máu đường tiêu hóa giảm tương đối, nước bài tiết của hệ tiêu hóa cũng ít đi, nên sự thèm ăn tự nhiên cũng thấp hơn. - Các em bé hoạt động nhiều, đổ mồ hôi nên uống rất nhiều nước khiến dịch vị dạ dày bị loãng, tiếp tục làm giảm sự thèm ăn của bé. - Mùa hè là mùa cao điểm trẻ em dễ bị thiếu kẽm, kẽm trong cơ thể lại tiếp tục cùng với mồ hôi liên tục bị mất. Trong khi đó kẽm là yếu tố đóng vai trò quan trọng tạo nên hương vị vị giác. Thiếu kẽm, các tế bào niêm mạc miệng hypoplasia rất khó cảm nhận sự kích thích của thức ăn, dẫn đến giảm sự nhạy cảm hương vị, mất cảm giác ngon miệng. Vậy làm thế nào để cải thiện cảm giác ngon miệng cho bé trong mùa hè? - Trước hết, cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ. Mùa hè là mùa phong phú các loại trái cây và rau củ như dưa chuột, cà chua, rau diếp… vốn là các loại rau quả rất giàu vitamin C, carotene, các muối vô cơ và các chất khác. Các loại rau không chỉ làm mới đường ruột, ngon miệng, kích thích sự thèm ăn mà còn hiệu quả trong công tác phòng chống bệnh đường ruột truyền nhiễm. Không sử dụng phương pháp nấu ăn nhiều dầu mỡ như chiên, rán… bởi vì thực phẩm có dầu mỡ quá nhiều, sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày của bé, dễ dẫn đến mất cảm giác ngon miệng. Vì vậy, mùa này các mẹ nên tăng cường phương pháp hấp, luộc, salad, cách thủy và phương pháp nấu ăn lành mạnh khi chế biến thức ăn cho các bé và cả gia đình nhé! - Thứ hai, thay thế đồ uống bằng trái cây. Mùa hè, nước giải khát hấp dẫn các em bé nhưng nếu chúng uống nhiều sẽ gây kích ứng dạ dày, dẫn đến mất cảm giác ngon miệng, nôn mửa, tiêu chảy. Các ông bố bà mẹ nên kiểm soát số lượng và tần số ăn uống thức ăn lạnh của bé. Ngoài ra, chú ý đến thông gió và làm mát trong nhà, để tạo ra một môi trường tốt cho em bé. Những phương pháp này tuy đơn giản nhưng có thể cải thiện đáng kể sự ngon miệng của các bé trong mùa hè. - Thứ ba, các mẹ nên chú ý bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống của trẻ. Các loại thực phẩm giàu kẽm như gan, thịt nạc, lòng đỏ trứng, hàu… Bổ sung thức ăn giàu kẽm tốt không chỉ dễ tiêu và hấp thụ mà còn tăng cường sự thèm ăn của trẻ. - Thứ tư, bổ sung kali cũng rất quan trọng. Nhiệt độ mùa hè cao khiến các bé đổ mồ hôi nhiều hơn, dễ dàng mất nước và một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như natri, kali, kẽm, canxi, đặc biệt là sự thiếu hụt kali sẽ làm cho em bé của bạn giảm sút tinh thần một cách đáng kể. Hứng thú ăn uống vì thế cũng bị kéo theo. Vì thế các mẹ nên cho bé ăn nhiều trái cây tươi và rau, đặc biệt là các loại trái cây (như chuối, cam, dâu tây, mơ, vải, đào, mận… ) và rau (bắp cải, cần tây, đậu Hà Lan, nấm, khoai tây, …) giàu kali. - Thứ năm, bổ sung lượng nước đầy đủ, tốt nhất là đun sôi nước. Bạn cũng có thể cho bé uống một số nước khoáng nhưng dù loại nước nào cũng không thể thay thế được nước uống tinh khiết các mẹ ạ. Ngoài ra, đồ uống có ga cũng nên hạn chế, nếu không nó sẽ làm tăng tổn thất canxi. - Thứ sáu, không nên bỏ qua việc cung cấp protein. Mùa hè các bé hoạt động nhiều, thời gian ngủ ít hơn tương ứng với năng lượng tiêu thụ nhiều hơn. Để đáp ứng sự tăng trưởng và nhu cầu phát triển của trẻ em, thì các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý không bỏ qua việc cung cấp thêm nhiều protein chất lượng cao cho cơ thể của trẻ. Các thực phẩm giàu protein như sữa, trứng, các sản phẩm đậu nành, thịt… Các loại này cũng rất giàu kẽm và canxi. Lưa chọn khoai lang vàng:
Thấy các mẹ thích món khoai lang, bé nhà tớ cũng khoái món này lắm, tớ hay nấu kiểu thế này, giơ lên cho các bé cùng thử nhé.
1. Súp khoai lang
KHoai lang hấp chín, nghiền nát
Bí ngồi hấp chín, nghiền nát
Thịt gà băm nhỏ/xay nhỏ đun lên, cho nhiều nước vào để đánh tan với khoai lang và bí ngồi
Rắc phomai bào lên hoặc rót kem tươi vô là được món súp ngon lành cho con.
2. Khoai lang trộn khoai tây nghiền
Khoai lang hấp chín
Khoai tây hấp chín
Trộn đều vào nhau
Hành tây với cần tây thái nhỏ xào với dầu oliu, trộn vào.
Hoặc là cho thêm sữa tươi hoặc là nước dùng gà...hoặc là nước lã vô đun sôi là xong.
3. Khoai lang kho gà
Món này nếu bé nào con bé thì làm nghiền, bé nào lớn thì thái miếng
KHoai lang
Thịt gà
Chút xì dầu đun chín lên.
4. KHoai lang với apple sauce
KHoai lang nghiền
táo thái miếng bé đun chín lên, rẩy thêm đường trong lúc đun táo. Đến khi táo chín mềm, sền sệt, rắc chút bột quế lên cho thơm
Trộn vào với khoai lang.
Món này là món ăn chơi, món tráng miệng, nên tớ cho con ăn sau bữa cơm.
Nhưng vì khoai lang có tinh bột rồi, nên bữa đó tớ giảm lượng cơm hoặc mì của con đi một nửa.
Các cách khác:
Khi bé ăn không ngon miệng, biếng ăn, mỗi bữa cơm của con trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi của mẹ.
Biếng ăn là vấn đề đau đầu mà bà mẹ nào cũng gặp phải trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua giai đoạn biếng ăn một cách dễ dàng nhất để trẻ luôn phát triển khỏe mạnh về cả thể chất và trí tuệ? Hãy cùng xem một vài mẹo nhỏ của các bà mẹ sau đây đã cùng con vượt qua chứng biếng ăn như thế nào nhé.
“Thay đổi món để con ăn ngon hơn”
2 tháng trước cả nhà tôi gần như mất ăn mất ngủ vì nhóc tì tự nhiên chán ăn. Mỗi buổi ăn, tôi mở hết kênh truyền hình hoạt họa rồi đến ca hát thiếu nhi cho con xem nhưng hễ đưa muỗng thứ 3 là con lại bắt đầu nhè ra, đẩy tay làm thức ăn văng tung tóe, có khi vung đổ cả chén cháo ngon lành mà tôi đã cất công hết cả buổi nấu cho con ăn. Tôi cũng đã thử đưa bé đi dạo vòng quanh khu phố, vừa đi vừa cho ăn hoặc đứng cùng với một vài mẹ đang cho con ăn để bé bắt chước bạn nhưng cũng không có kết quả. Thậm chí có lần bé còn giận dữ và khóc lóc. Bé sụt cân nhanh chóng. Thấy tình hình không ổn, tôi bèn mày mò sách vở, tìm hiểu trên mạng thì thấy mọi người bảo không nên cho bé ăn hoài một món ăn quen thuộc, phải thay đổi để bé cảm thấy lạ miệng và muốn ăn hơn. Vậy là tôi bắt tay vào soạn một thức đơn mới lạ cho bé mỗi ngày. Thấy món ăn mới, màu sắc hấp dẫn nên bé bắt đầu ăn được nhiều hơn. Bên cạnh đó, giữa buổi tôi thường cho con dùng thêm nước cam, nước nho ép, trái cây tươi như chuối, dâu,… hoặc yaourt để bổ sung thêm vitamin cho bé phát triển tốt hơn.
Hãy thay đổi thực đơn cho bé mỗi ngày (Hình minh họa)
“Ngon mắt – Ngon mũi – Ngon miệng”
Tuyệt chiêu của mình gói gọn trong 3 từ: Ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng. Khi thấy Nhím từ chối những món ăn mà xưa nay cô nàng “chén” rất “cừ”, thay vì thúc ép con ăn, mình đã làm cho món ăn thêm sinh động, ngộ nghĩnh, mới lạ và ưa nhìn để kích thích sự thèm ăn của con. Ví dụ như món bánh ngọt mình thái lát tròn, phết ít socola làm mắt, mũi, miệng cười, cắt hai miếng nhỏ làm tai. Nhím thích thú rồi ăn ngon lành. “Ngon mắt” không chỉ ở trang trí món ăn đẹp mà còn là cách thay đổi thực đơn hằng ngày, mỗi bữa với những món ăn khác nhau, vừa đủ chất dinh dưỡng lại không gây nhàm chán cho trẻ. Thức ăn đẹp mắt mà còn dậy mùi thơm nữa thì thật tuyệt. Khi thị giác và khứu giác của bé bị kích thích thì bé sẽ ăn nhiều và ngon miệng hơn.
“Phải cứng rắn khi cho con ăn”
Trước đây mẹ chồng tôi cưng cháu lắm, thấy cháu lười ăn một chút, quấy khóc trong bữa ăn thì mẹ cũng không la mà lại chiều theo ý bé. Chúng tôi cũng có góp ý nhưng bà nói cháu còn nhỏ, khi nào đói thì sẽ chịu ăn thôi, không phải lo. Thấy bé càng lúc càng gầy đi tôi phải vận động chồng thuyết phục mẹ mãi bà mới chịu bớt cưng chiều cháu một chút và phối hợp với hai vợ chồng tôi trị bé. Cả nhà đến giờ ăn thì cùng ngồi ăn với cháu để cháu làm theo, không cho cháu chạy đầu này, đầu kia lấy đồ chơi nữa. Mẹ chồng tôi cũng bắt đầu cứng hơn với cháu, đến bữa là bắt bé ngồi vào bàn ăn đàng hoàng, không cho cháu ăn linh tinh trước bữa ăn. Chính chúng tôi cũng dần thay đổi thói quen ăn uống, cả nhà tập trung ăn vào một giờ để bé quen dần, không như lúc trước hay ăn tự do. Mỗi khi cháu ăn tốt, cả nhà thay nhau khen ngợi bằng cách vỗ tay, trẻ con mà được khen thì thích lắm. Giờ thì bé thấy dọn cơm là tự động bỏ đồ chơi xuống, lại bàn ngồi ngoan ngoãn.
Hãy khen ngợi khi bé ăn giỏi (Hình minh họa)
“Đừng tạo áp lực cho bé khi ăn”
Con tôi năm nay gần 4 tuổi. Có một thời gian tôi bận việc nên nhờ bà nội lên chơi và tiện thể trong cháu luôn trong dịp hè. Đây cũng là thời gian mà bỗng nhiên cháu trở nên biếng ăn một cách bất ngờ. Bà nội là người tương đối khó tính nên trong thời gian ở nhà với bà, mọi sinh hoạt ăn uống, ngủ nghỉ của cháu đều do bà đảm nhiệm. Bà thường bắt cháu ngồi yên một chỗ trong suốt bữa ăn, và bắt cháu ăn nhanh mà phải hết phần cơm bà thường chuẩn bị riêng cho cháu. Thời gian đó tôi đi về muộn nên đã không thể tự tay chăm sóc nhiều cho cháu. Bà thường kể cháu dạo này lười ăn lắm, có hôm vùng vằng khó chịu và không chịu ăn. Việc này xảy ra trong vòng một tháng. Tôi bắt đầu tìm hiểu cách con ăn, cách bà cho ăn như thế nào và nhận thấy việc ép buộc cháu sẽ gây tâm lý không tốt cho cháu. Tôi góp ý với bà và cũng giảm bớt thời gian ở công ty để gần gũi với cháu hơn. Bây giờ cháu đã chịu ăn khi được ăn theo cách của mình và rất thích được khen mỗi khi ăn hết.
“Đừng để con câu giờ”
Bé nhà mình 5 tuổi mà mỗi lần ăn là cả nhà vật vã với con. Bữa nào cũng mất cả tiếng đồng hồ, có khi gần 2 tiếng mới ăn xong chén cơm. Vừa ngồi vào bàn là mẹ ơi, con đi lấy đồ chơi nhá mẹ. Vừa ăn được một muỗng là mẹ ơi, tivi quảng cáo kìa, con đi xem 1 xíu nhá mẹ. Xong là bắt đầu quá trình ngậm cơm, vừa ngậm vừa cầm đủ các thể loại đồ chơi. Thấy tình hình này mà kéo dài là không ổn nên mình bàn với chồng là sẽ “dữ” lên với con. Đến giờ ăn là cả nhà cùng ngồi vào bàn ăn, bé bắt đầu đòi chạy đi lấy đồ chơi là chồng mình nói liền “con ăn hết đi rồi mới được chơi. Con thấy ba mẹ đâu có lấy đồ chơi lúc đang ăn phải không?”. Chuyển qua trị bệnh ngậm cơm, mình vừa ăn vừa chỉ cho bé là “khi ăn cơm, con phải nhai kỹ sau đó mới nuốt, chứ không được ngậm cơm trong miệng, như vậy sẽ không tốt cho bụng, bụng con bị đau là mẹ phải cho con đi bác sĩ để tiêm thuốc cho bụng đấy”. Lúc đầu y như rằng bé khóc như mưa, nhưng hai vợ chồng cứ mặc kệ, không dỗ, không chiều nữa. Nhờ vậy mà dần dần bé quen với nếp này, đến bữa là ngồi ăn ngoan ngoãn, kể chuyện các bạn trên trường, rồi hôm nay cô dạy bài gì. Bữa ăn bây giờ chỉ nửa tiếng là bé ăn xong.
Trẻ ăn dặm đúng cách
Cho trẻ ăn váng sữa có tốt không?
Làm thế nào để trẻ ăn ngon miệng
Để trẻ ăn ngon miệng và tăng cân đều
Khi nào nên cho trẻ ăn sữa chu
Cho trẻ ăn dặm khi nào, và như thế nà
Khi nào cho trẻ ăn cơm thì thích hợp
(ST).