Roi vọt không phải là cách giúp trẻ tập trung học tập. Treo thưởng cũng không thể là biện pháp khuyến khích con ham học hơn. Trẻ thích học hay không lại phụ thuộc vào phương thức giáo dục khéo léo của cha mẹ.
Cha mẹ cần nhẹ nhàng
Cái cách cha mẹ giục dã, thôi thúc con học tối ngày chỉ khiến trẻ sợ học, chán học. Trẻ, lớn hay nhỏ đều không thích người lớn can thiệp thái quá vào cuộc sống của mình. Chúng muốn được tự thực kiện kế hoạch của mình, bởi thế, việc con học vào giờ nào, học ra sao, cha mẹ chỉ nên giúp trẻ lập kế hoạch, dần dần thành lập cho trẻ thói quen độc lập trong học tập. Đặt ra thời gian biểu, yêu cầu trẻ thực hiện theo thời gian biểu đó để xây dựng tinh thần trách nhiệm cho trẻ chứ không nên thúc ép, bắt buộc trẻ học một cách khiên cưỡng.
Ban ngày thời gian trẻ học ở trường tương đối dài, đầu óc cũng đã mệt mỏi. Do vậy khi trẻ về nhà bạn không nên ép trẻ làm bài tập ở nhà ngay, hãy để trẻ nghỉ ngơi thư giãn vui đùa thoải mái, như vậy thể lực của trẻ sẽ nhanh chóng được phục hồi từ đó nâng cao hiệu suất học tập của trẻ.
Nên tìm hiểu tính cách, cá tính của con, nếu trẻ có phương pháp học tập của riêng mình bạn cũng nên tôn trọng. Thỉnh thoảng cũng nên để trẻ tích lũy kinh nghiệm trong thất bại để rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại trong khó khăn.
Bạn cũng có thể mua thêm sách tham khảo, mời gia sư bổ sung kiến thức cho trẻ để nâng cao thành tích học tập, tạo nên động cơ và hứng thú học tập đúng đắn tích cực cho trẻ.
Học không chỉ là tiếp thu kiến thức trong nhà trường, trên sách vở. Con bạn hoàn toàn có thể học từ chính những trò chơi mà bé thích, nạp thêm kiến thức từ những buổi picnic với gia đình, bạn bè, hoặc ham muốn được khám phá nhờ những câu chuyện của mẹ, của bà trước giờ đi ngủ. Việc học mà chơi, chơi mà học đó khiến đời sống của trẻ thêm phong phú, cá tính của trẻ được bồi đắp mà ham muốn học hỏi cũng nhờ đó mà được tăng cường.
Đừng lấy cớ bận việc mà quên mất chuyện giúp con học hành, kiểm tra việc học tập của con ở trường cũng như ở nhà. Hãy ngồi cùng con giải một bài tập khó, ở bên cạnh khi con cần sự giải đáp cho một vấn đề khoa học khó hiểu. Nhưng tất cả những việc đó không đồng nghĩa với việc viết hộ con bài văn, làm giúp con bài toán khó. Càng không có nghĩa là bạn có quyền quát nạt, bực tức mà bạt tại hay đét đít con khi thấy mình giảng giải mãi mà nó vẫn không hiểu. Việc con bạn học tốt, và ham học hay không một phần nhờ chính sự kiên nhẫn và thái độ thân thiện của bạn trong quá trình giúp con học bài.
Nhiều bậc cha mẹ sốt ruột cho con đi học sớm so với tuổi quy định mà không biết rằng trẻ chưa chuẩn bị kĩ về tâm lí học tập nên ép uổng chỉ làm giảm khả năng học tập của trẻ. Việc cha mẹ tối ngày chăm chăm chú ý đến điểm số cao trong học tập của con cũng gây áp lực khiến trẻ sợ học. Để trẻ có cách học tập tự chủ, giáo viên và phụ huynh nên tạo cho trẻ động cơ hứng thú học tập tích cực đồng thời tìm cách để trẻ duy trì động cơ đó, như vậy mới có lợi cho việc học tập sau này của trẻ.
Một sức khỏe tốt tự nhiên sẽ giúp trẻ có khả năng học tập tốt hơn. Chính vì vậy, cha mẹ cần hình thành cho trẻ thói quen sinh hoạt quy củ, học tập nghỉ ngơi có giờ giấc, đi học đúng giờ, hoàn thành bài tập đúng thời gian, cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, để trẻ vận động tập thể dục thường xuyên đồng thời uốn nắn những thói quen không tốt cho con.
Không phải cứ cho con đến trường thì trách nhiệm giáo dục thuộc về nhà trường và thầy cô giáo. Con bạn học thế nào, chơi ra sao, quan hệ với bạn bè ở trường như thế nào, bạn nhất thiết phải biết. Muốn có được cái nhìn toàn cảnh về năng lực, về tình hình học tập của con, bạn không nên bỏ qua những buổi họp phụ huynh, cũng nên thường xuyên hỏi han cô giáo chủ nhiệm về trẻ. Cách quan tâm này sẽ giúp bạn kịp thời phối hợp với nhà trường để uốn nắn, khuyến khích con khi trẻ gặp rắc rối hoặc đạt thành tích cao trong học tập.
Con cái sẽ khó có thể yêu thích việc đọc sách nếu cha mẹ chúng chẳng mấy khi đọc báo trước mặt chúng, cũng không mua sách truyện cho con bao giờ. Muốn con ham hiểu biết, cha mẹ cũng cần không ngừng học hỏi, tìm hiểu kiến thức mới để truyền thêm cho trẻ. Tốt nhất nên hình thành thói quen đọc sách cho cả nhà vào một giờ cố định nào đó trong ngày hoặc trong tuần để xây dựng được hứng thú đọc sách cho trẻ, lâu dần trẻ sẽ hình thói quen tự giác trong học tập.
Đừng bỏ mặc trẻ, hãy dành cho trẻ tình yêu thương thực sự, đó chính là sự quan tâm chăm sóc, sự an ủi động viên kịp thời. Thực tế đã chứng minh rằng sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ vô cùng có lợi cho việc học tập của trẻ, nó giúp trẻ hình thành thái độ học tập tích cực. Nhà tâm lý học của Nhật kể rằng, mỗi lần ông có thành tích học tập không tốt, bố mẹ ông đều nói rằng: "bố mẹ biết khả năng của con không phải chỉ như vậy chỉ có điều nó chưa được phát huy thôi, con hãy cố gắng lên", và cuối cùng ông đã trở thành một học sinh xuất sắc với thành tích học tập luôn đứng đầu lớp.
Các phương án khác:
Đã đến lúc các bậc phụ huynh cần thúc đẩy quá trình học hỏi thực tiễn của trẻ, đặc biệt là khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo.
Cha mẹ có thể bắt đầu bằng cách hỏi trẻ những câu hỏi đơn giản khi bé đã từ trường về nhà như: Hôm nay con đã làm gì ở trường, lớp? Nếu con bạn nhún vai, không trả lời hoặc bỏ qua câu hỏi của bạn, hãy thử hỏi cách khác như: Hôm nay ở lớp con có điều gì thú vị không?
Những câu hỏi nghiêng về sự yêu thích của trẻ ở trường học sẽ là những câu hỏi có thể mở ra được một số cơ hội hội thoại giữa trẻ và bạn đấy.
2. Giúp con học tập
Bất cứ khi nào con của bạn mang bài tập về nhà hoặc một cuốn sách nhờ bạn trợ giúp thì bạn hãy cố gắng đọc, giảng giải cho trẻ hiểu. Điều này có nghĩa là bạn không chỉ đang dạy chúng những kỹ năng có giá trị mà còn thúc đẩy mối quan hệ của bạn với trẻ.
Trong khi giúp đỡ trẻ, hãy đặt câu hỏi đơn giản như: "Con đang được thưởng thức chủ đề gì thế?” Từ đó, bạn cố gắng giúp trẻ làm quen dần với chủ đề này và yêu cầu trẻ chú ý trong lớp học hơn nữa.
3. Chỉ cho con những gì ngoài bài học
Trường học là nơi giúp trẻ học tập và xây dựng những kỹ năng sống cần thiết. Nó cũng là một nơi để trẻ có thêm những người bạn mới, hoặc giúp trẻ thêm sáng tạo và cải thiện kỹ năng xã hội.
Hãy dạy bảo con những gì có thể được sử dụng tại trường, phải tôn trọng quy tắc học ở trường, ở nhà và tôn trọng tài sản của trường, luôn giữ sách vở, bàn ghế sạch sẽ....
4. Nói chuyện với giáo viên
Luôn nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm của lớp trẻ để biết những gì bạn có thể làm giúp đỡ con bạn khi ở nhà và bạn cần quan tâm tới trẻ ở góc độ nào nữa.
Ngoài ra, hãy để cho giáo viên biết rằng bạn đánh giá cao những nỗ lực của họ trong việc nuôi dạy con bạn và những em bé khác khi ở trường học.
5. Đi học cùng trẻ khi bạn có thể
Nếu như lớp học của trẻ có những buổi hội thảo, hoặc các buổi làm tình nguyện viên trong lớp học, bạn nên tham dự tất cả các buổi hội thảo tại trường và lớp học của trẻ nếu có thể. Điều này sẽ khiến con bạn biết rằng trường, lớp học là rất quan trọng.
Lời khuyên
- Tạo cho trẻ một thói quen học tập tốt. Trẻ phải bắt đầu tự giác muốn làm bài tập khi đến giờ học ở nhà.
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ bằng việc cung cấp nhiều omega-3. Điều này rất tốt cho việc thúc đẩy não bộ của trẻ phát triển. Hãy chắc chắn trẻ ăn nhiều trái cây, rau quả, protein và chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày để trẻ ngày một lớn lên và hoàn thiện về trí não.
Làm gì khi con lười học
Cách học bài nhanh thuộc
Trẻ chán học là do đâu và khắc phục như thế nào
10 cách để trở thành người cha tốt
Chọn nhà trẻ cho
Làm gì khi con bị điểm kém
Cách massage cho bé để bạn biết cách chăm sóc con tốt nhất
(ST).