Hiện nay vẫn ít người quan tâm đến tinh dầu, vì nó lạ và có phần hơi đắt. Tuy nhiên tác dụng của nó thì quá to lớn. Nên ai đã dùng đều mê ngay.
Một số loại tinh dầu rất đáng tham khảo
Tinh dầu sả: Có tác dụng sát khuẩn trong bệnh viện, tẩy uế nơi ô nhiễm, làm thuốc kích thích tiêu hóa ăn ngon miệng. Ngoài ra, tinh dầu sả còn dùng để đuổi muỗi, làm nước hoa, xà-phòng thơm và dầu gội đầu.
Tinh dầu quế: Tác dụng kích thích tuần hoàn máu tăng lên, hô hấp mạnh lên, kích thích tăng bài tiết, tăng cường co bóp tử cung, tăng nhu động ruột. Tinh dầu quế còn dùng xoa bóp vùng đau, bầm tím do chấn thương, dùng đánh gió khi bị cảm mạo.
Tinh dầu bạc hà: Dùng làm thuốc sát khuẩn xoa bóp nơi sưng, đau như các khớp, đau đầu do cảm nắng, chữa đầy bụng khó tiêu. Tinh dầu bạc hà bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ. Kẹo bạc hà dùng điều trị ho, điều trị đau dây thần kinh ngoại biên. Không dùng tinh dầu này để nhỏ mũi và bôi họng, dễ gây hiện tượng ức chế, có thể ngừng thở, ngừng tim đột ngột.
Tinh dầu vỏ bưởi: giúp thư giãn giảm stress, giảm béo, cân bằng các yếu tố dinh dưỡng cho da, chống lại sự lão hoá.
dùng để trị các chứng đau đầu do phong, viêm khớp; chống viêm, có tác dụng giải rượu và làm tóc mọc nhanh. giải cảm, Làm giảm cholesterol, Chống cao huyết áp, giảm tai biến tim mạch, Phòng chống ung thư.
Tinh dầu tràm: Có tính sát trùng, được dùng chữa ho, kích thích tiêu hóa, đặc biệt là có công dụng rõ rệt trong việc chữa ho, long đờm. dùng làm thuốc cao để xoa bóp, chữa đau nhức, cảm mạo, tiêu đờm, chứng tê thấp. Tinh dầu tràm là một trong các thành phần quan trọng của dầu cao Sao Vàng phổ biến. Ngoài ra do tính sát trùng của nó nên tinh dầu tràm giúp tiêu diệt virus cúm H1N1 trong không khí.
Tinh dầu oải hương: được sử dụng rộng rãi, nó cũng được xem là loại tinh dầu nhiều công dụng nhất, và rẻ nhất có khả năng chữa trị mụn, chứng bội nhiễm, dị ứng, vảy nến, vết thâm tím, cháy năng, hen suyễn, viêm phế quản, chứng đau nửa đầu và đau cả đầu, nửa đầu, chứng mất ngủ…
Tinh dầu cam: Làm dầu tắm thư giãn cơ thể, trị lạnh bụng, tiêu chảy, đầy bụng, sát khuẩn.
Tinh dầu hồi: Làm gia vị, hỗ trợ điều trị viêm phế quản, hen suyễn, chữa đau bụng, tiêu chảy.
Ngoài ra tất cả các loại tinh dầu trên đều có thể dùng làm dầu tắm, xông phòng, pha chế nước hoa theo sở thích, hoặc massage thư giãn cơ thể.
Công dụng của tinh dầu hoa oải hương
Tinh dầu hoa oải hương đã được sử dụng rộng rãi, nó cũng được xem là loại tinh dầu nhiều công dụng nhất, và rẻ nhất có khả năng chữa trị mụn, chứng bội nhiễm, dị ứng, vảy nến, vết thâm tím, cháy năng, hen suyễn, viêm phế quản, chứng đau nửa đầu và đau cả đầu, chứng mất ngủ…
Hoa oải hương có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải nhưng giờ đây nó đã có mặt phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Tinh dầu oải hương cũng là một trong số ít loại tinh dầu có thể sử dụng trực tiếp trên da, rất an toàn hoặc làm dịu các vết da cháy nắng. Nếu da bị mụn và đỏ, tinh dầu oải hương có thể làm dịu da, giảm tình trạng mụn và làm mịn da. Ngoài ra, tinh dầu hoa oải hương còn được sử dụng rộng rãi trong các phương pháp trị liệu bằng hương thơm.
Cái tên “lavender – oải hương” có thể xuất phát từ “Lavare” trong tiếng La tinh, có nghĩa là “rửa sạch”. Người Roma cổ đại thích rửa sạch và cũng đánh giá rất cao lợi ích từ loài hoa quý này.
Mật và oải hương
Hoa oải hương rất nhiều mật, vì vậy, người ta có thể chiết xuất được mật hoa oải hương.
Oải hương có đặc điểm kháng viêm, khử trùng, giảm đau và làm dịu.
- Một phương pháp hữu hiệu để điều trị vết phỏng, cháy nắng, làm vết thương mau lành và ngăn ngừa sẹo.
- Nguyên liệu thiên nhiên có tác dụng kháng sinh, chống nấm được dùng để chăm sóc da bị nhiễm trùng và da mụn.
- Lợi ích kháng viêm từ hoa oải hương có thể dùng để điều trị bội nhiễm, làm dịu chứng thấp khớp, vết thâm tím, bong gân và tình trạng viêm nhiễm da.
- Hương thơm từ hoa oải hương có thể làm dịu tinh thần, tránh tình trạng mất ngủ, lo lắng quá mức và shock tinh thần.
- Oải hương còn có tác dụng làm dịu chấn thương trong các hoạt động thường ngày và hoạt động thể thao.
Nguyên liệu cần có 1 tách sữa tươi, 5 giọt tinh dầu oải hương. Cho sữa vào bồn tắm trong khi mở vòi nước chảy vào bồn, thêm vào 5 giọt tinh dầu oải hương và khuấy đều nước trong bồn trước khi ngâm mình vào bồn. Phương pháp này sẽ đem lại cho bạn cảm tháy thư giãn và thanh thản hoàn toàn.
Xông hơi với hoa oải hương
Có thể nói rằng một trong những lợi ích tốt nhất của oải hương đối với da chính là việc loại trừ mụn và xóa mờ các vùng da sạm màu, da có vết thâm, sẹo… nhờ vào khả năng kháng viêm và kháng khuẩn của mình.
Bạn cần có 1 chiếc tô sạch, 1 chiếc khăn tắm, một ít tinh dầu oải hương và nước nóng. Rửa sạch mặt trước khi xông hơi, cho nước nóng vào tô, nhỏ một ít tinh dầu vào nước nóng, ngồi úp mặt vào tô nước nóng, phủ kín khăn qua đầu, để trong khoảng 10 phút. Ngoài những lợi ích đối với da, hương thơm từ hoa oải hương còn giúp bạn thư giãn tình thần.
Nước hoa hồng dưỡng ẩm từ hoa oải hương dành cho da dầu
Đây là loại nước hoa hồng có dạng nhẹ, dường như chỉ ở dạng lỏng bình thường, thích hợp cho da dầu hơn là loại sản phẩm giữ ẩm dạng kem.
Nguyên liệu cần có: 1 muỗng thuốc mỡ dạng sữa, 1 muỗng dầu hạnh nhân, 125ml nước tinh khiết, ½ muỗng borac, 1 muỗng dầu cây phỉ, 1 muỗng dầu nước ép oải hương hoặc 3-4 giọt tinh dầu oải hương.
Cho thuốc mỡ và dầu hạnh nhân vào 1 chiếc tô, thêm nước và borac, dùng máy đánh trứng cỡ nhỏ đánh đều hỗn hợp cho đến khi tinh dầu hạnh nhân và borac quyện hết vào nhau. Để hỗn hợp nguội trở lại, thêm vào tinh dậu cây phỉ, cuối cùng thêm vào tinh dầu oải hương, đánh mịn hỗn hợp để tất cả các thành phần trộn đều vào nhau, đun nóng hỗn hợp trong khoảng 5 phút rồi để nguội. Bảo quản hỗn hợp trong lọ sạch và dùng dần trong khoảng 2-3 tháng.
Làm dịu da cháy nắng với dầu oải hương
Nếu da bị cháy nắng, bạn không nên ngâm mình trong bồn nước nóng – nhiệt nóng chỉ làm cho lớp biểu bì bên ngoài mềm và bong ra. Bạn có thể thử một công thức khác để làm dịu da cháy nắng:
10ml tinh dầu oải lương loãng, 2 giọt tinh dầu oải hương đậm đặc, 1 giọt tinh dầu hoa cúc đậm đặc. Cho hỗn hợp vào bồn tắm có nước ấm và ngâm mình để làm dịu da.
Bạn thường nghe nói trong thành phần mỹ phẩm hoặc dầu dưỡng da làm đẹp có tinh dầu oải hương phải không? Nhưng còn nhiều tác dụng của oải hương mà ta chưa biết đến đấy. Nào hãy cùng khám phá loại cây đặc biệt này nhé.
Oải hương thường được chiết xuất lấy tinh dầu để sử dụng làm kem dưỡng, nước hoa. Nhưng trên thực tế, oải hương còn có tác dụng làm giảm đau và được làm thuốc chống đau, tẩy trùng. Theo phương pháp truyền thống thì oải hương sử dụng để chăm sóc da khi bị viêm, chữa mụn trứng cá, côn trúng cắn, vết bỏng, rám nắng hoặc vết chàm.
Loại cây này có nguồn gốc từ Pháp, được cất tinh dầu từ nhiều loại cây oải hương khác nhau và đều được tiêu chuẩn hoá.
Đa phần oải hương dùng để làm nước hoa vì chúng có mùi thơm rất dễ chịu và nó được pha chế cùng với nhiều loại tinh dầu khác như tinh dầu bạc hà, tinh dầu hương thảo, tinh dầu chanh hoặc các loại tinh dầu thuộc họ cam quýt. Nó cũng được kết hợp với cây đinh hương, gỗ cây tuyết tùng, cây xô thơm, cây phong lữ, cây hoắc hương…
Không dừng lại trên thị trường mỹ phẩm, oải hương còn “lấn sân” sang thị trường dược phẩm làm thuốc. Trong tinh dầu oải hương có chứa các thành phần làm giảm đau, chống lại chứng co giật, chữa bệnh thấp khớp, khử trùng, khử mùi hôi, chống co thắt, tiêu độc, giúp đóng sẹo và lên da non. Nó còn có tác dụng kích thích tim, lợi tiểu, sử dụng làm thuốc điều kinh, giảm huyết áp, thuốc bổ thần kinh, làm thoát mồ hôi, tăng sức khoẻ, làm thuốc tẩy giun và chữa các vết thương…
Nhờ giúp đóng sẹo và lên da non, tăng thoát mồ hôi, chữa lành vết thương nên hoa oải hương còn được thêm vào trong sữa tắm xà phòng tạo ra sữa tắm Lavender. Khi tắm sẽ kích thích tế bào da phát triển, tăng thoát mồ hôi nên có tác dụng chống mụn, mang đi những tế bào chết làm da sạch mịn màng
Tác dụng của tinh dầu hoa se
Công dụng của cây oải hương
Cách làm tinh dầu hoa hồng an toàn
Ý nghĩa của hoa lavender
Cách làm tinh dầu gừng tuyệt đối an toàn
(st)