Nguyên nhân gây bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Biến chứng của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung như thế nào.
Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung:
Lộ tuyến cổ tử cung
Tuyến cổ tử cung là những tuyến nằm dưới lớp mạc của tử cung, có nhiệm vụ tiết những dịch nhờn bôi trơn. Lộ tuyến cổ tử cung (còn gọi là lạc chỗ hay lộn niêm mạc) thực chất là phần biểu mô tiết ra niêm dịch bên trong cổ tử cung bị lộn ra ngoài (các tuyến bị bộc lộ ra bên ngoài lớp mạc tử cung), cũng có khi là sự phát triển lớp biểu mô mỏng chưa hoàn thiện và không bình thường ở cổ tử cung.
Nguyên nhân lộ tuyến: Cho đến nay, người ta vẫn chữa rõ nguyên nhân nào gây ra hiện tượng lộ tuyến, nhưng lộ tuyến thường gặp ở những phụ nữ có:
- Thay đổi môi trường kiềm-axit của âm đạo
- Cường estrogen làm tăng sinh các tế bào
- Hoạt động tình dục mạnh bạo
- Dùng thuốc ngừa thai có nhiều estrogen
- Sinh đẻ nhiều
- Tổn thương đến niêm mạc tử cung, như do nạo hút thai, sảy thai,….
Lộ tuyến cổ tử cung thường gặp hơn ở những phụ nữ đã sinh nở, đang có sinh hoạt tình dục, trong thời kỳ buồng trứng còn hoạt động mạnh, cũng rất hay gặp ở những người hay nạo hút hoặc sảy thai. Vì thế, ở người đã mãn kinh, lộ tuyến thường không tồn tại nữa. Đôi khi bệnh cũng xuất hiện ở trẻ em (bẩm sinh).
Lộ tuyến cổ tử cung rất hay gặp, chiếm tỷ lệ 85 - 90% các tổn thương ở cổ tử cung.
Bản thân lộ tuyến là một tổn thương lành tính. Nhưng trong quá trình chúng xâm lấn ra, các tế bào lát bên ngoài cổ tử cung sẽ phản ứng tăng sinh nhằm đẩy lùi sự xâm lấn, có khi làm xuất hiện những tổn thương bị nghi ngờ là có thể dẫn đến ung thư.
Bởi vì các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi bị lộ tuyến là người phụ nữ sẽ thấy khí hư ra nhiều hơn bình thường, gây ẩm ướt, khó chịu. Diện lộ tuyến càng rộng thì khí hư ra càng nhiều nhưng thường trong, không mùi. Người bị lộ tuyến thường có nhiều chất dịch ở âm đạo hơn bình thường và do đó dễ bị viêm âm đạo hơn do vi khuẩn có hại có điều kiện thuận lợi để phát triển. Nếu khí hư ra nhiều có màu vàng, mùi hôi, kèm theo ngứa âm đạo thì đó là dấu hiệu lộ tuyến đã bị bội nhiễm nấm hoặc vi khuẩn, và khi đó được gọi là viêm lộ tuyến.
Không chữa trị dứt điểm, viêm lộ tuyến tử cung có thể gây vô sinh. Ảnh Internet
Theo chuyên gia tư vấn Mai Anh (Tổng đài tư vấn Ánh Dương) đã từng tư vấn thì viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể đẩy nhanh sự phát triển của nhiễm khuẩn ở cổ tử cung vì đây là nơi "ưa thích" của các vi khuẩn gây bệnh như chlamydia, vi khuẩn lậu, vi rút gây mụn rộp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục... Với những nguy cơ như thế nên lộ tuyến có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và việc điều trị sớm lộ tuyến là cần thiết.
Về điều trị, thông thường, các bác sĩ chỉ định thuốc chống viêm tại chỗ để lộ tuyến hết viêm, đôi khi kết hợp cả thuốc uống nếu lộ tuyến do viêm nhiễm nặng hoặc nhiễm các tác nhân lây qua đường tình dục. Sau khi điều trị hết viêm, các biện pháp như đốt điện, đông lạnh, laser CO2 sẽ được áp dụng để diệt lộ tuyến, trước khi đốt, các bác sĩ cũng sẽ soi cổ tử cung hoặc làm phết tế bào âm đạo để loại trừ ung thư cổ cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một trong những viêm nhiễm phụ khoa thường gặp nhất ở nữ giới. Bệnh có liên quan nhiều đến các bệnh viêm nhiễm thông thường, đặc biệt trong trường hợp bị nhiễm Human papilloma virút, còn gọi là mào gà sinh dục, thì có nguy cơ biến đổi nghịch sản, trở thành các sang thương tiền xâm lấn và ung thư cổ tử cung; cho nên tránh để bị viêm nhiễm ở vùng âm đạo kéo dài, cần điều trị tích cực, dứt điểm cho bệnh khỏi hoàn toàn.
Chăm sóc âm đạo sau sinh
Huyết trắng có màu vàng
Sản dịch sau khi sinh có mùi hôi
Bệnh đường sinh dục nữ
Trị nấm âm đạo bằng sữa chua
Sa tử cung
Lạc nội mạc tử cung
Ung thư tử cung