Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng đốt điện. Những phương pháp chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung hiệu quả nhất. Những hiểu biết chung về điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bàng phương phap đốt điện.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung:
Viêm cổ tử cung lộ tuyến: là giai đoạn tiến triển của viêm cổ tử cung nếu không được điều trị tích cực. Lộ tuyến (hay lộn tuyến) là các tổn thương ở cổ tử cung do các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung phát triển ra ngoài, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung. Do các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo, dễ dẫn đến viêm nhiễm (khi đó gọi là lộ tuyến viêm).
Nguyên nhân:
Nguyên nhân gây lộ tuyến chưa được biết rõ, nhưng bệnh thường gặp hơn ở những phụ nữ đã sinh nở, trong thời kỳ buồng trứng còn hoạt động mạnh. Vì thế, ở người đã mãn kinh, lộ tuyến thường không tồn tại nữa. Đôi khi bệnh cũng xuất hiện ở trẻ em (bẩm sinh).
Bản thân lộ tuyến là một tổn thương lành tính. Nhưng trong quá trình chúng xâm lấn ra, các tế bào lát bên ngoài cổ tử cung sẽ phản ứng tăng sinh nhằm đẩy lùi sự xâm lấn, có khi làm xuất hiện những tổn thương bị nghi ngờ là có thể dẫn đến ung thư.
Không chữa trị dứt điểm, viêm lộ tuyến tử cung có thể gây vô sinh. Ảnh Internet
Theo chuyên gia tư vấn Mai Anh (Tổng đài tư vấn Ánh Dương) đã từng tư vấn thì viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể đẩy nhanh sự phát triển của nhiễm khuẩn ở cổ tử cung vì đây là nơi "ưa thích" của các vi khuẩn gây bệnh như chlamydia, vi khuẩn lậu, vi rút gây mụn rộp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục... Với những nguy cơ như thế nên lộ tuyến có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và việc điều trị sớm lộ tuyến là cần thiết.
Điều trị viêm lọ tuyến cổ tử cung bằng phương pháp đốt
Nếu lộ tuyến kèm theo viêm nhiễm thì phải dùng thuốc điều trị chống viêm. Tuy vậy, thuốc chống viêm không chữa khỏi lộ tuyến. Muốn chữa hết lộ tuyến thì phải dùng các biện pháp diệt tuyến (nghĩa là phải đốt chúng bằng điện, lazer, áp lạnh hay bằng hóa chất). Việc đốt tuyến cũng chỉ được thực hiện sau khi đã chữa khỏi viêm. Trước khi đốt phải soi cổ tử cung hoặc làm phiến đồ âm đạo để phát hiện những bất thường của tế bào cổ tử cung.
Khi đốt diệt tuyến ở cổ tử cung, nếu đốt quá sâu, cổ tử cung sẽ có sẹo xơ cứng, lỗ cổ tử cung bị chít hẹp, gây ứ đọng máu kinh, đau và có thể cản trở sự thụ thai. Đến khi chuyển dạ đẻ, sẹo xơ cứng ở cổ tử cung sau đốt có thể làm tử cung khó mở để đẩy thai ra ngoài. Lộ tuyến cổ tử cung (nhất là lộ tuyến viêm) có thể hạn chế thụ thai, gây vô sinh. Tuy nhiên nhiều trường hợp vô sinh kèm theo lộ tuyến đã có thai được sau khi đốt điện.
Thực ra trong thời gian bị bệnh không nên quan hệ hoặc chỉ có quan hệ nhẹ nhàng và ít vì nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Ngoài ra cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, đặc biệt vào nhưng ngày có kinh. Thuốc Đông y có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ sức khỏe, giúp cân bằng hệ nội tiết, bạn có thể uống sau khi đã điều trị khỏi viêm cổ tử cung lộ tuyến bằng Tây y.
Sẹo xơ cứng do viêm lộ tuyến gây khó thụ thai
Bác sĩ sản khoa Nguyễn Thị Tình (Bệnh viện đa khoa 16A, Hà Đông, Hà Nội) cho biết: Viêm cổ tử cung lộ tuyến là giai đoạn tiến triển của viêm cổ tử cung nếu không được điều trị tích cực.
Lộ tuyến là các tổn thương ở cổ tử cung do các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung phát triển ra ngoài, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung. Do các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo, dễ dẫn đến viêm nhiễm.
Thông thường, khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, các bác sĩ chỉ định thuốc chống viêm tại chỗ để lộ tuyến hết viêm, đôi khi kết hợp cả thuốc uống. Sau khi điều trị hết viêm, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp như đốt điện, đông lạnh, lazer để diệt tuyến.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng đốt điện cổ tử cung có thể gặp biến chứng nếu đốt quá sâu, đầu tiên là ra máu, thậm chí là mất nhiều máu. Trường hợp chị Thùy Dương là một điển hình, bị trợt khiến âm đạo ra máu dài ngày không khỏi, thậm chí mất máu.
Hơn nữa, dù liệu trình thực hiện tốt thì đốt điện cổ tử cung vẫn để lại sẹo xơ cứng, lỗ cổ tử cung bị chít hẹp, chị em có thể gặp phải một số vấn đề như ứ đọng máu kinh, đau và có thể cản trở sự thụ thai. Đến khi chuyển dạ đẻ, sẹo xơ cứng ở cổ tử cung sau đốt có thể làm tử cung khó mở để đẩy thai ra ngoài.
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung có hoặc không kèm viêm nhiễm phụ khoa khác, đã được điều trị bằng thuốc đặt và thuốc uống, nhưng vẫn bị tái phát hoặc tái nhiễm nhiều lần. Kể cả các phương pháp diệt tuyến hiện đại như các biện pháp đốt điện, đốt lazer, đông lạnh cũng không giúp bệnh nhân khỏi hẳn bệnh.
Sản dịch sau khi sinh có mùi hôi
Bệnh đường sinh dục nữ
Trị nấm âm đạo bằng sữa chua
Dịch âm đạo thế nào là bình thường
Sa tử cung
Lạc nội mạc tử cung
Ung thư tử cung
Vỡ tử cung khi mang thai