Viêm lộ tuyến cổ tử cung điều trị áp lạnh. Những phương pháp điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Hiểu biết chung về điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng điều trị áp lạnh.
Hiểu biết chung về viêm lộ tuyến cổ tử cung:
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một trong những viêm nhiễm phụ khoa thường gặp nhất ở nữ giới, bệnh có liên quan nhiều đến các bệnh viêm nhiễm thông thường.
Ở điều kiện sinh lý bình thường, trước tuổi dậy thì, mặt ngoài cổ tử cung được che phủ bởi lớp tế bào biểu mô lát, trong lòng cổ tử cung được phủ bởi biểu mô tuyến. Đến sau dậy thì, lớp biểu mô trụ bị đẩy ra ngoài và nằm một phần ở mặt ngoài cổ tử cung, đối diện với âm đạo và mô ống tuyến cổ tử cung nằm quanh lỗ ngoài cổ tử cung.
Trong đó, khi các tổn thương ở cổ tử cung do các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung; và gây tiết dịch dẫn đến viêm nhiễm, các biểu hiện này gọi là viêm cổ tử cung lộ tuyến.
Hình ảnh viêm lộ tuyến (ảnh minh họa)
|
1. Nguyên nhân dẫn đến viêm lộ tuyến cổ tử cung
Về nguyên nhân, hiện tại vẫn chưa biết rõ, nhưng các nhà khoa học thấy bệnh có liên quan nhiều đến nữ giới đang ở thời kỳ sinh nở, trong thời gian buồng trứng hoạt động mạnh; liên quan nhiều đến các bệnh viêm nhiễm thông thường, từ các vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, gardnerella vaginalis, trichomonas, nấm candida ablicans, virút herpes…
Ngoài ra, viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể do nhiều nguyên nhân khác, như lộ tuyến bẩm sinh ở các em bé gái, mới sinh do mẹ dùng nhiều estrogen lúc mang thai; do cơ thể bị cường estrogen hoặc có sự thay đổi pH âm đạo làm cho các mô tuyến ở lòng cổ tử cung phát triển; do biểu mô lát tầng bị bị tổn thương sau sảy thai, sau sinh, sau nạo thai và các thủ thuật ở cổ tử cung.
2. Triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung
Về triệu chứng, thường ít biểu hiện triệu chứng gì đặc biệt, ngoài các khí hư do các tác nhân gây viêm âm đạo như do nhiễm vi nấm hạt men (candida albicans); huyết trắng có màu trắng đục, dính từng mảng, có lúc có mùi hôi; khí hư do nhiễm trichomonas vaginalis, có màu vàngxanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều; khí hư do tạp trùng, thường liên quan đến gardnerella vaginalis, vi khuẩn yếm khí, mycoplasma… có màu vàng hoặc xám, loãng, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi.
Trường hợp viêm lộ tuyến nặng, có thể xuất huyết nhẹ sau giao hợp. Từ những triệu chứng không gì đặc biệt để người bệnh phát hiện, nên viêm lộ tuyến cổ tử cung, được phát hiện bởi thầy thuốc, khi quan sát bằng mắt thường sẽ thấy phần lộ tuyến đỏ, sần sùi, nếu kiểm tra bằng máy nội soi cổ tử cung sẽ thấy lớp biểu mô lộ ra ở lỗ trong cổ tử cung, nhưng đã lan ra ngoài che phủ một phần cổ tử cung, ở dưới là lớp đệm có nhiều mạch máu tạo ra hình ảnh một tổn thương có màu đỏ và sần sùi giống như mô hạt.
Mức độ viêm lộ tuyến nặng hay nhẹ được đánh giá thông qua sự tổn thương của tế bào ở mức độ nông hay sâu. Lộ tuyến nông là vùng tổn thương có thể xuất hiện trên diện rộng nhưng lớp tế bào liên kết ở bề mặt chưa hết hẳn. Lộ tuyến sâu là khi các lớp tế bào đã mất hết, lớp đệm phía dưới lộ hẳn lên bề mặt. Để đánh giá chính xác mức độ tổn thương, cần phải khám và làm xét nghiệm tế bào.
3. Cách điều trị viêm lộ tuyến
Về điều trị, thông thường, các bác sĩ chỉ định thuốc chống viêm tại chỗ để lộ tuyến hết viêm, đôi khi kết hợp cả thuốc uống nếu lộ tuyến do viêm nhiễm nặng hoặc nhiễm các tác nhân lây qua đường tình dục. Sau khi điều trị hết viêm, các biện pháp như đốt điện, đông lạnh, laser CO2 sẽ được áp dụng để diệt lộ tuyến, trước khi đốt, các bác sĩ cũng sẽ soi cổ tử cung hoặc làm phết tế bào âm đạo để loại trừ ung thư cổ cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một trong những viêm nhiễm phụ khoa thường gặp nhất ở nữ giới. Bệnh có liên quan nhiều đến các bệnh viêm nhiễm thông thường, đặc biệt trong trường hợp bị nhiễm Human papilloma virút, còn gọi là mào gà sinh dục, thì có nguy cơ biến đổi nghịch sản, trở thành các sang thương tiền xâm lấn và ung thư cổ tử cung; cho nên tránh để bị viêm nhiễm ở vùng âm đạo kéo dài, cần điều trị tích cực, dứt điểm cho bệnh khỏi hoàn toàn.
Theo BS.CKI. Trần Quốc Long
SK&ĐS
Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng phương pháp áp lạnh:
Áp lạnh là phương pháp sử dụng chất nitơ lỏng, bay hơi ở nhiệt độ cực thấp, được dẫn qua một dụng cụ bằng kim loại chuyên biệt có thể áp sát vào tổn thương lộ tuyến trên bề mặt cổ tử cung.
Nhiệt độ tại nơi dụng cụ chứa nitơ lỏng áp vào có thể ở mức -50 độ C. Với độ lạnh như vậy, các chất hữu cơ của tế bào bị áp lạnh sẽ đông lại và làm tế bào chết đi, tiêu diệt tế bào gây lộ tuyến. Thời gian áp lạnh tại chỗ lâu chừng 1-2 phút (tùy theo thương tổn) và chỉ tác động tại chỗ có tổn thương nên không gây nguy hiểm gì cho người bệnh và không gây đau đớn.
Trạng thái cực lạnh cũng làm cho các mô bệnh ở cổ tử cung dính chặt vào bộ phận kim loại tiếp xúc với nó, vì thế sau khi ngừng thủ thuật phải chờ ít nhất 30 giây để tan băng rô mới được rút dụng cụ ra. Các tế bào bị diệt sẽ tự bong ra sau một số ngày và người bệnh thường thấy chảy ra một chất dịch hơi vàng trong khoảng 2 tuần.
Sau khi làm áp lạnh, cần tránh quan hệ tình dục ít nhất nửa tháng. Tại nơi thương tổn, cùng với hiện tượng tế bào chết bong ra, tổn thương sẽ "liền sẹo" dần, các tế bào lát ở ngoài lỗ tử cung sẽ bò vào che phủ, làm cho cổ tử cung trở lại bình thường như trước khi có bệnh.
Ưu điểm của phương pháp áp lạnh là dễ thực hiện, không gây đau đớn và cũng không gây nguy hiểm gì lớn cho sức khỏe người bệnh. Khi thủ thuật được thực hiện, thầy thuốc cũng như người bệnh không phải nghe thấy tiếng xì xoẹt của các tia lửa điện hay tia laser và cũng không phải ngửi mùi khét của các tế bào bệnh bị đốt cháy như khi tiến hành các phương pháp đốt khác. Kết quả điều trị so sánh với các phương pháp đốt điện hay đốt bằng laser cũng không có gì khác biệt. Tuy nhiên phương pháp áp lạnh đòi hỏi phải có dụng cụ chuyên biệt và có nguồn cung cấp nitơ lỏng.
Chỉ dùng áp lạnh khi xác định người bệnh không có viêm nhiễm kèm theo và đặc biệt là phải xác định chắc chắn ngoài tổn thương lộ tuyến (lành tính) ra không có tổn thương nào khác (ví dụ có thể là tổn thương ác tính).
Mọi viêm nhiễm ở âm đạo, cổ tử cung, tử cung hay các phần khác của bộ phận sinh dục như ống dẫn trứng, buồng trứng (phần phụ) hay viêm tiểu khung đều làm giảm khả năng thụ thai và có thể làm vô sinh do di chứng của viêm nhiễm làm tắc ống dẫn trứng hay viêm dính tử cung. Khi viêm âm đạo, lộ tuyến được điều trị khỏi, người phụ nữ có thể có thai như bình thường.
Sau khi điều trị bạn nên thường xuyên tái khám để đảm bảo điều trị triệt để, tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Chúc bạn sức khoẻ!
Bs.Thuocbietduoc
Vỡ tử cung khi mang thai
Thai ngoài tử cung
Viêm nội mạc tử cung là gì
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Bệnh u xơ tử cung
Chích ngừa ung thư cổ tử cung