Viêm lộ tuyến cổ tử cung bẩm sinh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Viêm lộ tuyến cổ tử cung bẩm sinh

18/04/2015 10:54 PM
1,359

Viêm lộ tuyến cổ tử cung bẩm sinh. Hiểu biết chung về viêm lộ tuyến cổ tử cung và cách điều trị.



Viêm lộ tuyến cổ tử cung và viêm lộ tuyến cổ tử cung bẩm sinh:


Ở điều kiện sinh lý bình thường, trước tuổi dậy thì, mặt ngoài cổ tử cung được che phủ bởi lớp tế bào biểu mô lát, trong lòng cổ tử cung được phủ bởi biểu mô tuyến. Đến sau dậy thì, lớp biểu mô trụ bị đẩy ra ngoài và nằm một phần ở mặt ngoài cổ tử cung, đối diện với âm đạo và mô ống tuyến cổ tử cung nằm quanh lỗ ngoài cổ tử cung.Trong đó, khi các tổn thương ở cổ tử cung do các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung; và gây tiết dịch dẫn đến viêm nhiễm, các biểu hiện này gọi là viêm cổ tử cung lộ tuyến.





Về nguyên nhân, hiện tại vẫn chưa biết rõ, nhưng các nhà khoa học thấy bệnh có liên quan nhiều đến nữ giới đang ở thời kỳ sinh nở, trong thời gian buồng trứng hoạt động mạnh; liên quan nhiều đến các bệnh viêm nhiễm thông thường, từ các vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, gardnerella vaginalis, trichomonas, nấm candida ablicans, virút herpes… Ngoài ra, viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể do nhiều nguyên nhân khác, như lộ tuyến bẩm sinh ở các em bé gái, mới sinh do mẹ dùng nhiều estrogen lúc mang thai; do cơ thể bị cường estrogen hoặc có sự thay đổi pH âm đạo làm cho các mô tuyến ở lòng cổ tử cung phát triển; do biểu mô lát tầng bị bị tổn thương sau sảy thai, sau sinh, sau nạo thai và các thủ thuật ở cổ tử cung.


Về triệu chứng, thường ít biểu hiện triệu chứng gì đặc biệt, ngoài các khí hư do các tác nhân gây viêm âm đạo như do nhiễm vi nấm hạt men (candida albicans); huyết trắng có màu trắng đục, dính từng mảng, có lúc có mùi hôi; khí hư do nhiễm trichomonas vaginalis, có màu vàngxanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều; khí hư do tạp trùng, thường liên quan đến gardnerella vaginalis, vi khuẩn yếm khí, mycoplasma… có màu vàng hoặc xám, loãng, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi. Trường hợp viêm lộ tuyến nặng, có thể xuất huyết nhẹ sau giao hợp. Từ những triệu chứng không gì đặc biệt để người bệnh phát hiện, nên viêm lộ tuyến cổ tử cung, được phát hiện bởi thầy thuốc, khi quan sát bằng mắt thường sẽ thấy phần lộ tuyến đỏ, sần sùi, nếu kiểm tra bằng máy nội soi cổ tử cung sẽ thấy lớp biểu mô lộ ra ở lỗ trong cổ tử cung, nhưng đã lan ra ngoài che phủ một phần cổ tử cung, ở dưới là lớp đệm có nhiều mạch máu tạo ra hình ảnh một tổn thương có màu đỏ và sần sùi giống như mô hạt.


Mức độ viêm lộ tuyến nặng hay nhẹ được đánh giá thông qua sự tổn thương của tế bào ở mức độ nông hay sâu. Lộ tuyến nông là vùng tổn thương có thể xuất hiện trên diện rộng nhưng lớp tế bào liên kết ở bề mặt chưa hết hẳn. Lộ tuyến sâu là khi các lớp tế bào đã mất hết, lớp đệm phía dưới lộ hẳn lên bề mặt. Để đánh giá chính xác mức độ tổn thương, cần phải khám và làm xét nghiệm tế bào.


Về điều trị, thông thường, các bác sĩ chỉ định thuốc chống viêm tại chỗ để lộ tuyến hết viêm, đôi khi kết hợp cả thuốc uống nếu lộ tuyến do viêm nhiễm nặng hoặc nhiễm các tác nhân lây qua đường tình dục. Sau khi điều trị hết viêm, các biện pháp như đốt điện, đông lạnh, laser CO2 sẽ được áp dụng để diệt lộ tuyến, trước khi đốt, các bác sĩ cũng sẽ soi cổ tử cung hoặc làm phết tế bào âm đạo để loại trừ ung thư cổ cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một trong những viêm nhiễm phụ khoa thường gặp nhất ở nữ giới. Bệnh có liên quan nhiều đến các bệnh viêm nhiễm thông thường, đặc biệt trong trường hợp bị nhiễm Human papilloma virút, còn gọi là mào gà sinh dục, thì có nguy cơ biến đổi nghịch sản, trở thành các sang thương tiền xâm lấn và ung thư cổ tử cung; cho nên tránh để bị viêm nhiễm ở vùng âm đạo kéo dài, cần điều trị tích cực, dứt điểm cho bệnh khỏi hoàn toàn.



Bệnh khó điều trị dứt điểm


Thấy "chỗ ấy" luôn trong tình trạng ngứa ngáy, ẩm ướt và "bốc mùi", chị Hoàng Lan (Long Biên, Hà Nội) cho rằng mình bị nấm âm đạo. Không đi khám, chị Lan đến thẳng cửa hàng thuốc gần nhà để hỏi về cách chữa trị. Với các triệu chứng điển hình như vậy, dược sĩ tư vấn chị đặt thuốc viêm âm đạo là ổn. Tuy nhiên, sau nửa tháng đặt thuốc, "vùng tam giác vàng" của chị càng khó chịu hơn.


Khi đến viện Phụ sản để khám thì chị mới biết mình bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, ngoài việc đặt thuốc cần kết hợp uống thuốc kháng sinh. Mặc dù bác sĩ đã dặn uống hết thuốc phải tái khám, điều trị khỏi hẳn mới ngừng nhưng dùng thuốc được ít ngày, thấy các biểu hiện khó chịu kia biến mất, chị Lan cũng dừng thuốc luôn.

Không lâu sau, bệnh tái phát, chị chủ động mua thuốc theo đơn cũ để dùng nhưng mãi không thấy bệnh thuyên giảm, thậm chí còn nặng hơn.
 
Lúc này đi khám, chị bị bác sĩ mắng vì “tội” để bệnh chuyển sang giai đoạn khá nặng, vi khuẩn xâm lấn đến cổ tử cung, rất khó điều trị dứt điểm. Thậm chí bác sĩ cũng khẳng định khả năng thụ thai là rất khó, nếu để chậm nữa có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.


Không riêng chị Lan, nhiều chị em khác cũng rơi vào tình trạng tương tự, có người không chịu đi khám mà tự ý dùng thuốc, có người chỉ dùng thuốc nửa chừng…



Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Dễ vô sinh, Sức khỏe đời sống, Viem lo tuyen tu cung, benh viem nhiem phu khoa, thu thai, ung thu co tu cung, nam am dao, benh vung kin, thuoc khang sinh, thu thai, benh vo sinh, ung thu co tu cung, suc khoe, bao.


Không chữa trị dứt điểm, viêm lộ tuyến tử cung có thể gây vô sinh. (Ảnh minh họa)



Trên thực tế, rất nhiều trường hợp mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung được điều trị bằng thuốc đặt và kháng sinh đã tạm ổn nhưng do không chữa dứt điểm nên vẫn bị tái phát lại nhiều lần. Đến lúc này thì các phương pháp diệt tuyến hiện đại như đốt điện, đốt lazer, đông lạnh cũng không giúp bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn.


Hậu quả khôn lường của viêm lộ tuyến tử cung


Lộ tuyến là một tổn thương lành tính ở cổ tử cung hay gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, không điều trị dứt điểm có thể gây một số bệnh nguy hiểm như vô sinh, ung thư cổ tử cung.


Mức độ viêm lộ tuyến nặng hay nhẹ được đánh giá thông qua sự tổn thương của tế bào ở mức độ nông hay sâu. Lộ tuyến nông là vùng tổn thương có thể xuất hiện trên diện rộng ở ngay bề mặt tế bào tuyến. Còn lộ tuyến sâu là khi các lớp tế bào đã mất hết, lớp đệm phía dưới lộ hẳn lên bề mặt.

Sự nguy hại của viêm lộ tuyến là có thể đẩy nhanh sự phát triển của nhiễm khuẩn ở cổ tử cung vì đây là vị trí mà vi khuẩn dễ dàng tấn công nhất.
 
Các tác nhân này đều là nguyên nhân chính gây viêm cổ tử cung, sau đó viêm ngược dòng lên gây viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm tiểu khung…

Ngoài ra, lộ tuyến làm cho lượng dịch trong âm đạo nhiều hơn bình thường gây cản trở tinh trùng đi vào gặp trứng, đồng thời dễ làm cho độ PH âm đạo thay đổi khiến tinh trùng khó sống khi vừa vào đến âm đạo. Với những nguy cơ như thế nên viêm lộ tuyến có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và gây vô sinh.


Theo bác sĩ chuyên khoa sản Lê Thị Kim Dung, trưởng phòng khám sản khoa, Trung tâm y tế lao động Thái Hà thì lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các tế bào tuyến bình thường nằm trong ống cổ tử cung phía dưới lớp tế bào lát đã phát triển, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung.



 Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Dễ vô sinh, Sức khỏe đời sống, Viem lo tuyen tu cung, benh viem nhiem phu khoa, thu thai, ung thu co tu cung, nam am dao, benh vung kin, thuoc khang sinh, thu thai, benh vo sinh, ung thu co tu cung, suc khoe, bao.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là căn bệnh phụ khoa phổ biến chủ yếu xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.



Bản chất là bệnh lành tính, chỉ là các tế bào tuyến xâm lấn ra ngoài. Nhưng vì các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như những tế bào ở tử cung khác nên rất dễ dẫn đến viêm nhiễm.


Một điều tai hại là hầu hết chị em lại không hay biết mình mắc bệnh và khi chữa thì không dứt điểm để bệnh tái đi phát lại sẽ gây ra những tác hại rất nguy hiểm.

Vêm lộ tuyến cổ tử cung có thể đẩy nhanh sự phát triển của nhiễm khuẩn ở cổ tử cung vì đây là nơi "ưa thích" của các vi khuẩn gây bệnh như chlamydia, vi khuẩn lậu, vi rút gây mụn rộp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục... Với những nguy cơ như thế nên lộ tuyến có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và việc điều trị sớm lộ tuyến là cần thiết.


Sau khi chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh thích hợp, người bệnh cần đốt điện, đông lạnh hay tia lade để phá hủy nơi lộ tuyến để cổ tử cung chóng lành sẹo. Khi đang điều trị nên kiêng có quan hệ tình dục (tối thiểu khoảng 2 tuần).


Điều trị

Thông thường, khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, các bác sĩ chỉ định thuốc chống viêm tại chỗ để lộ tuyến hết viêm, đôi khi kết hợp cả thuốc uống nếu lộ tuyến bị viêm nhiễm nặng hoặc nhiễm các tác nhân lây qua đường tình dục.



Lộ tuyến cổ tử cung nếu nhỏ hơn 0,5 cm có thể hy vọng tự khỏi, còn lộ tuyến rộng hơn thì không có thuốc gì chữa khỏi. Chỉ có thể hủy lộ tuyến bằng các phương pháp như đốt điện, laze, điện đông, áp lạnh.


Sau khi điều trị hết viêm, các biện pháp như đốt điện, đông lạnh, lazer sẽ được áp dụng để diệt lộ tuyến. Trước khi đốt, các bác sĩ cũng sẽ soi cổ tử cung hoặc làm phiến đồ âm đạo để phát hiện những bất thường của tế bào tử cung.

Khi điều trị bằng phương pháp diệt tuyến, sẽ tác động sâu xuống các lớp niêm mạc nhạy cảm bên dưới, gây biến chứng như xơ hóa, dính tử cung và các tổn thương sâu, lỗ cổ tử cung có thể bị chít hẹp, cổ tử cung sẽ có sẹo cứng nên việc thụ thai có thể bị ảnh hưởng.

Đồng thời, đến khi chuyển dạ đẻ, sẹo xơ cứng ở cổ tử cung sau đốt có thể làm tử cung khó mở để đẩy thai ra ngoài.

Nhìn chung, điều trị tập trung vào tình trạng viêm nhiễm cấp tính vì khả năng nhiễm trùng có nguy cơ lan ngược lên tử cung và vòi trứng, và có thể gây nhiễm trùng huyết.

Đối với viêm nhiễm mãn tính, việc điều trị khó khăn vì tác nhân thường không xác định, nhưng vấn đề quan trọng là theo dõi khả năng biến đổi bất thường tế bào của cổ tử cung nếu có nhiễm Human papilloma virus.

Đối với nhiễm Human papilloma virus, hiện tại chưa có thuốc điều trị, chỉ mới có vắc xin ngừa Human papilloma virus (đang khuyến cáo chích cho bé gái từ 13 tuổi).

Để giúp phát hiện sớm các tổn thương bất thường của cổ tử cung, chúng ta nên khám phụ khoa định kỳ, làm xét nghiệm phết mỏng cổ tử cung.

Nếu nghi ngờ nhiễm Human papilloma virus, xét nghiệm thử xem nhiễm nhóm nào để có kế hoạch kiểm tra thường xuyên hơn.


Lạc nội mạc tử cung

Ung thư tử cung

Vỡ tử cung khi mang thai

Thai ngoài tử cung

Viêm nội mạc tử cung là gì

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Bệnh u xơ tử cung

Chích ngừa ung thư cổ tử cung


(St)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Tôi bị viêm lộ tuyến thep bac sĩ là nguyen nhân bẩm sinh cứ tái đi tái lại, ko trị dứt, tôi đang muốn có bé nhưng rất khó, trước đây đã từng đốt laze 3 lần nhưng vì nghe nói ảnh hưởng đến việc có con nên ngưng, tôi thường xuyên đi khám phụ khoa ở các bệnh viện uy tín, bác sĩ chỉ cho thuốc uống và thuốc đặt. Sau một thời gian bệnh lại tái phát, nhờ bác sĩ tư vấn dùm, t muốn trị dứ điểm bệnh, nhưng cũng muốn có con, năm nay tôi 29 t, xin cám ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Thực sự khi chị bị mắc căn bệnh này sẽ rất khó trị khỏi dứt điểm,đúng là cuộc sống thì không như mình mong muốn, kẻ thì 5 lần 7 lượt phá thai người thì chỉ mong có con lấy 1 lần.Tôi khuyên chị hãy đến bệnh viện, bày tỏ tâm tình để các bác sĩ sẽ tư vấn cho chị cách tốt nhất để có em bé dù chị vẫn có bệnh.Nói thật là gặp những hoàn cảnh như chị chúng tôi rất thông cảm.Vì chỉ là phương diện tư vấn, nên rất khó can thiệp nhiều.Hi vọng ông trời sẽ mang đến cho chị niềm vui nhé
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý